kết quả từ 1 tới 10 trên 10

Ðề tài: Đại nguyên soái minh vương

  1. #1

    Mặc định Đại nguyên soái minh vương

    XVI. ĐỨC ĐẠI NGUYÊN-SUÝ MINH-VƯƠNG
    Đức Thánh-tôn này còn có tên là Đại Nguyên Minh-vương. Tên chữ Phạn của Ngài là Atavika ‘A-ta-bà-câu’ hoặc ‘A-tra-bạc-câu’, dịch là Lâm-Dã Khoáng-Dã quỷ-thần, hoặc Vô-Tỷ Lực, v.v… Ngài là tổng soái của bộ Minh-vương. Bản-tánh của Ngài rất quả-cảm, dũng-mãnh. Bổn thể của Ngài, theo truyền thuyết, là hợp thể chính yếu của chư Phật và Bồ-tát, như Ngài Đại-Nhật, Thích-Ca, Quán-Âm, Vô-Tận-Ý và Hư-Không Tạng, v.v…Uy-lực của Ngài rất lớn, không lấy gì so- sánh được.

    Hình tượng của Ngài rất nhiều loại. Có tượng một mặt bốn tay, có tượng bốn mặt tám tay, có tượng sáu mặt tám tay, v.v… Tượng rất dũng-mãnh, kỳ-quái là tượng có 18 mặt và 36 tay. Ai nhìn thấy tượng ấy cũng đều có cảm-giác sợ hãi.

    Theo A-ta-bạc-câu Nguyên Súy Nghi Quỹ ghi chép thì “lúc Phật nhập-diệt, có một đại tướng-quân tên là A-ta-bạc-câu Nguyên-soái phát tâm giận dữ, cùng với chư Thiên, Long, A-tu-la, tám bộ quỷ thần, bốn đại Thiên-vương, 28 bộ Dược-xoa đại tướng, và 42 bộ La-sát vương, cử Mãn-Thiện làm đầu, lập lời thề ‘môt lòng hiệp sức nhau bảo toàn pháp-tạng của Phật, và che chở cho tất chúng sanh, trừ các mối buồn thảm, để cho ngày đêm họ được yên ổn.” Vì lý do này mà Ngài được gọi là vị tổng-soái của tất cả chư Thiên, Long, Quỷ-thần, Dược-xoa các loại, v.v…

    Tượng bốn mặt tám tay của Ngài, trong Đại Nguyên-Soái Đà-la-ni Nghi Quỹ có nói rằng: “A-ta-bạc-câu Nguyên-soái thân dài tám thước, có bốn mặt: mặt trước là mặt Phật. Mặt bên trái có ba con mắt đỏ như máu, có răng cọp bặm cứng vào nhau. Mặt bên phải là mặt Thần có ba mắt, tướng giận dữ, có răng cọp cũng bậm cứng. Trên đầu có thêm một mặt nữa hình tướng ác, cũng có ba mắt đỏ như máu, răng cọp cũng bặm cứng. Trên đầu trên cùng, có chùm tóc rồng đỏ quấn quanh. Trên đó còn có ánh lửa liên-tục bốc lên cao vút.

    Thân đeo các con rắn, có tám cánh tay. Bên trái, tay trên cầm bánh xe, tay kế tiếp cầm giáo dài, tay thứ ba hợp lại với tay thứ ba bên phải, bắt ấn cúng dường, tay thứ tư bắt ấn. Bên phải, tay trên cầm chày kim-cang, tay thứ hai cầm gậy, tay dưới cùng cầm đao. Trên các cánh tay đều có rắn quấn. Mình mặc áo giáp gắn bảy món báu, vắt quấn quanh thân. Trên các bắp tay đều có rồng.”

    Do đó, ta có thể biết hình tượng của đức Minh-vương này thật đáng sợ. Hình phẫn nộ của chư tôn khác không vị nào có thể sánh kịp Ngài. Dùng đức Minh-vương này làm chủ-thể gọi là tu thờ Đại Nguyên-pháp, cũng gọi là “Đại Nguyên Súy Ngự Tu pháp”. Pháp này là một đại pháp dùng để trấn giữ nước nhà tức để cầu mưa, làm cho giặc hàng phục, thắng địch; hoặc có lúc để được miễn trừ thiên-tai. Theo lời mà phụng tu pháp này thì mọi nguyện được vẹn thành.

  2. #2

    Mặc định

    XVII. ĐỨC NGŨ ĐẠI-LỰC HỐNG MINH-VƯƠNG
    Ngũ Đại-lực Hống là: Vô-Lượng Lực hống. Long-Vương hống, Vô-Uý Lực hống, Lôi-Điển hống và Kim-Cang hống. Lúc năm vị Minh-vương này thành một thể thì làm chủ-thể của Nhân-vương Kinh. Đó là thân phẫn nộ của Kim-Cang Thủ Bồ-tát ở phương đông, Kim-Cang Bửu Bồ-tát ở phương nam, Kim-Cang Lợi Bồ-tát ở phương tây, Kim-Cang Dạ-Xoa Bồ-tát ở phương bắc, Kim-Cang Ba-la-mật Bồ-tát ở trung-ương; cũng giống như năm đại Minh-vương là thân biến hóa của năm đức Phật: Đại-Nhật, A-Súc, Bửu-Sanh, Vô-Lượng Thọ và Bất-Không Thành-Tựu.

    Nhân-vương Kinh thuộc về một bí-pháp của Đông-Mật. Mục-đích của sự tu pháp này là để diệt-trừ bảy nạn, cho quốc thái dân an. Trong Nhân Vương Hộ-pháp Quốc Bát-nhã Ba-la-Mật-đa Kinh có một đoạn nói như sau: “Lúc bấy giờ đức Thế-Tôn dạy vua Ba-tư-nặc rằng: Đại Quốc-vương, các ông hãy lắng nghe, lắng nghe! Ta vì các ông mà nói pháp hộ-quốc. Tất cả các quốc-độ, lúc gặp hoạn nạn, có các tai-ương, giặc đến phá-hoại thì các vị vua như các ông nên thọ trì đọc tụng Kinh Bát-Nhã Ba-la-mật-đa, nghiêm sức đạo-tràng, đặt 100 tượng Phật, 100 Bồ-tát, 100 tòa sư-tử, thỉnh 100 vị pháp-sư để giảng-giải kinh đó. Tại trước các tòa ấy, hãy đốt các thứ lửa, hương, dâng hiến các loại hoa, như pháp tu-hành, các nạn liền bị diệt.

    Trong quốc-độ của các đại-vương, có vô-lượng quỷ thần, mỗi vị đều có vô-lượng quyến thuộc, nếu họ nghe Kinh nầy, họ sẽ ủng-hộ quốc-độ của các ông. Nếu lúc nước loạn thì quỷ thần loạn trước; quỷ thần loạn ắt muôn dân loạn. Có giặc sắp khởi thì trăm họ thất-tán; quốc-vương, thái tử, vương tử, bá quan tranh phải trái với nhau. Trời đất biến điều quái-dị, mặt trời, mặt trăng, các vì sao thất thời, thất độ; các nạn cháy to, nước cao, gió lớn… đều khởi. Do đó, ta có thể biết rằng mục- đích của Nhân-vương Kinh có công-năng diệt trừ các tai-nạn ấy rất diệu dụng.
    Last edited by khoatin; 05-11-2011 at 03:11 PM.

  3. #3

    Mặc định

    VIII. ĐỨC CÂU-LỢI CA-LA MINH-VƯƠNG
    Vị Minh-vương này nguyên tên là Câu-lợi Ca-la Bất-động Minh-vương cho nên dùng tượng một con rồng đen quấn quanh cây kiếm bén. Cây kiếm này là của Bất-động Minh-vương cầm ở tay phải, còn con rồng đen là tượng trưng cho lưới tơ Bất-động Minh-vương cầm nơi tay trái. Ngài dùng hai loại linh-bửu này để biểu thị cái trí-huệ cố hữu của Bất-Động Minh-vương thành hai phần công-đức.

    Trong Câu-Lợi Ca-la-đà-la-ni Kinh có nói: “Từ trước, lúc Bất-động Minh-vương và đại Ma-vương đấu pháp, thì Bất-động Minh-vương tự hoá làm một con rồng đen để quấn quanh cây kiếm bén của đại Ma-vương đang cầm.” Do thuyết đó mà thành-hình tượng của Minh-vương này. “Nếu muốn sai khiến được Câu-lợi Ca-la thì nên theo mẫu vẽ trên vách một cây kiếm rồi vẽ Câu-lợi ca-la Long-vương quấn quanh trên kiếm ấy: long-vương thì vẽ hình rắn, trên cây kiếm thì ghi một chữ A. Trong tâm mình cũng tự quán cây kiếm ấy và chữ đó sao cho rõ ràng minh-bạch, và nhớ đừng để tâm dao-động. Tụng 108 biến, một ngày ba thời trong sáu tháng, hay tụng nhiều hơn nữa thì càng có lợi. Sau kỳ hạn ấy thì Câu-lợi Ca-la long-vương hiện hình thành người đi theo hành-giả, nhận sự sai khiến để thi-hành.” Điều ghi trên đây là để chứng-minh rằng vị long-vương này có công-lực, phương tiện chẳng khá nghĩ bàn. Điều này cũng có ghi chép trong kinh Đà-la-ni Bí-Biệt đã nói trước đây.

    Hình tượng của Minh-vương này trong Long-Vương Tượng Pháp cũng có nói như sau: “Hình Ngài như rắn, có quyền lực làm sấm chớp. Thân màu vàng ròng, mang báu như-ý, khởi ánh lửa tam-muội, bốn chân hình chạm hút, sau lưng bày ra bảy cây kim bén bằng kim-cương. Trên trán có sừng ngọc một nhánh, quấn quanh trên cây kiếm trên đó có chữ A, cũng dùng để quán tâm, rất rõ ràng. Nếu làm tướng người thì khắp thân mặc giáp trụ, sắc mặt vui giận, như Tỳ-lỗ-bác-xoa. Tay trái chống nạnh cầm dây tơ, cánh tay phải giơ khuỷu lên, cầm kiếm. Trên đỉnh đầu đặt thân long-vương cuộn khúc, đứng trên núi Kim-cang.”

    Do hai loại pháp nói trên, ta có thể biết hình tượng của Ngài thật là kỳ diệu, lạ lùng. Hình tượng thường thấy phần nhiều là thân rồng quấn trên kiếm, phát ra ánh sáng rực-rỡ.
    Last edited by khoatin; 05-11-2011 at 03:12 PM.

  4. #4

    Mặc định

    câu lợi ca la minh vương
    Thần chú của ngài là
    Nẵng mồ tất để tất để tô tất để tất để già la la gia cu diễm sam ma ma tất lị a xà ma tất để sờ quà hà ( 21 lần )
    Last edited by khoatin; 05-11-2011 at 03:14 PM.

  5. #5

    Mặc định

    Tôi ko post thần chú của a trà bà câu , vì lúc trước tôi có post lên bị tai nạn rất nhiều nên sợ, nếu ai có duyên sẽ gặp thần chú của người, cũng lưu ý nếu có gặp thì phải là người đã phát tâm bồ đề , tâm ý điều nhu, hiền thiện thì mới có thể trì , vị minh vương này ghét nhất là người ác , người tham lam.... nếu những người đó mà trì thì sẽ bị gặp tai nạn rất lớn

  6. #6

    Mặc định

    VI. ĐỨC Ô-SÔ-SA-MA MINH-VƯƠNG
    Vị Minh-vương này là một trong số năm đại Minh-vương trong Đài mật. Tên chữ Phạn của Ngài là Ucchusma ‘Ô-xu-sắt-ma’ hoặc ‘Ô-xu-sa-ma’. Biệt danh của Ngài là Hoả-đầu Kim-cang, Uế-tích Kim-cang, Bất-hoại Kim-Cang, Bất-tịnh Kim-cang, hoặc Thọ-xúc Kim-cang, v.v…

    Bổn-thệ của Ngài là ăn hết tất cả các vật bất-tịnh. Từ xưa đến nay, trong dân gian, Ngài được xem là một vị thần để tảo-trừ những gì bất-tịnh, đã từng có người cung phụng Ngài làm vị thủ hộ nhà xí. Theo các điều nói trong Uế-Tích Kim-Cang Kinh tức biết đại lược sự lợi ích của mục này như sau: “...từ tâm bên trái hoá sanh Bất-hoại Kim-cang khởi ngồi nơi giữa đại chúng. Ngài nói với đại chúng rằng: ta có đại thần- chú có thể bắt giữ Phạm-vương, làm chấn-động khắp mọi nơi. Lúc ấy cung trời, cung rồng, cung các quỷ thần; tất cả đều gãy đổ. Tức thì thắng thân của Ngài đến chỗ Phạm-vương. Lúc Ngài dùng ngón tay chỉ các uế-vật thì chúng nó đều biến thành đại địa. Khi ấy, Ngài Kim-Cang đến đó và nói: “Ngươi thật đại ngu si. Ta Như-lai thích nhập Niết-bàn, sao Ngươi chẳng đi?” Tức thì Ngài dùng sức vi diệu của Kim-cang bất hoại, khiến Phạm-vương phát tâm đến chỗ của Như-Lai.

    Những ai trì tụng thần chú của Minh-vương này có thể được công-đức rất lớn, chẳng những được các lợi-ích như: trừ được các bệnh tật, được Người kính yêu, được thoát nạn, được phước, kẻ thù tùng phục, v.v… mà còn có thể chống ngăn cây khô thành tinh, ác quỷ, các thứ rắn độc, các chướng-ngaị. Ngoài ra, còn có một loại công-đức đặc biệt, có thể làm chuyển biến nữ thai thành nam thai bằng một pháp gọi là “Ô-sô-sa-ma Minh-vương nam tử biến pháp”.

    Truyền thuyết nói rằng tại nước Nhật, trong thời bình- yên, chẳng luận đế-vương hay quý-tộc đều phụng thờ, tu tập rất đông theo pháp này của Ngài; nhất là vào dịp sanh-nhật của Nhật-hoàng thì đặc biệt có lệnh khiến phường tăng Nam-thắng chính thức và nghiêm trang theo pháp ấy.

    Trong kinh Lăng-Nghiêm, quyển năm có nói: “ Ô-xu-sa-ma quỳ trước Như-Lai, chắp tay đảnh lễ hai chân Phật và bạch Phật rằng: “Con thường nghĩ tưởng kiếp trước lâu xa, tánh nhiều tham-dục, có vị Phật ra đời tên là Không-vương. Ngài nói: người đa-dâm thành nhóm lửa mạnh. Ngài dạy con quán khắp tứ chi 100 hài cốt, các hơi ấm lạnh, khiến cho ánh sáng tinh thần nhóm vào một chỗ bên trong đổi tâm đa-dâm thành lửa trí-tuệ. Vì vậy mà chư Phật đều gọi con là ‘Hoả đầu’. Con nhờ sức của hỏa-quang tam-muội mà được thành A-la-hán, phát tâm đại nguyện. Khi chư Phật thành đạo thì con làm lực-sĩ hầu cận để hàng phục ma oán.”

    Hình tướng của đức Minh-vương này có nhiều loại: tượng hai tay, tượng bốn tay, sáu tay và tượng tám tay, v.v… Nhưng phổ thông nhất đều dùng tượng bốn tay là tối đa.
    Trong kinh Ô-sô-sa-ma Minh-vương có nói: “Đại Uy-lực Ô-sô-sa-ma Minh-vương hình đại phẫn nộ, mắt màu đỏ. Toàn thân màu xanh đen, phát ra ánh lửa sáng có bốn tay. Bên phải tay trên cầm kiếm, tay thứ hai cầm lưới tơ. Bên trái tay trên cầm gậy đánh xe, tay thứ hai cầm xoa ba chấu. Trên các khí-tượng cũng phát ra ánh lửa.
    Last edited by khoatin; 05-11-2011 at 03:12 PM.

  7. #7

    Mặc định

    ô sô sa ma minh vương cũng còn được gọi là uế tích kim cang
    Bản dịch đầy đủ thần chú của ngài là
    Úm bút quát hốt lốt, ma ha bát ra ngân na, ngái vẫn trấp vẫn, hê ma ni, vĩ hiệt vĩ ma na thê
    Úm chước cấp na, ô thâm mộ hốt lốt, hùm hùm hùm, phát phát phát phát phát sờ quà hà

    Các bản kinh nói về ngài phần thần chú thường bị dịch thiếu đi mười chữ, vì sao , vì vào đời vua nhà Đường , Lý thế dân, thấy dân chúng trì tụng linh nghiệm quá, vua mới thâu hồi các bản kinh này, bỏ bớt mười chữ để giảm bớt công dụng

    vị minh vương này rất linh nghiệm, tịnh bất tịnh, ăn chay ăn mặn kể cả ngũ vị tân vẫn trì được bình thường, đặc biệt ngài có bài chú giải uế rất hay
    Trước khi tụng chú nào , nếu ta còn uế trược sẽ khiến bị tội khổ, và nổi ung nhọt
    Nên phải trì tụng 7 biến chú giải uế của ngài, những nơi ô uế phụ nữ sinh sản, hoặc đám ma đám giỗ, những tai nạn khủng khiếp, nếu chúng ta lỡ nhìn, về nhà nhìn trẻ nhỏ, đứa trẻ lập tức bị bệnh ngay, nên nếu lỡ gặp các việc trên thì nên tụng chú giải uế của uế tích kim cương 7 biến hoặc để chắc ăn thì 21 biến, chú vào nước sạch rửa mắt sẽ tiêu trừ quái khí
    Chú là
    Om_ ture mare_ mamare mare_ tutumare sờ quà hà

  8. #8

    Mặc định

    Huynh phoquang hay cac huynh ty o dien dan oi, ai co tam chu cua ngu dai luc hong minh vuong khong, cho de xin voi, nguong mo ngai lam ma tim hoai khong ra tam chu cua ngai

  9. #9
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,577

    Mặc định

    NN thật sự không hiểu bạn hỏi về Ngũ Đại Lực Hồng Minh Vương? Hay là Ngũ Đại Minh Vương rất nổi tiếng trong Thai Tạng Giới? Bạn không để dấu trong khi viết nên NN đọc không rõ bạn muốn hỏi gì.

    Ngũ Đại Minh Vương trong Thai Tạng Giới thì được chia ra như sau:

    Bất Động Minh Vương, (Trung Ương)
    HảngTam Thế Minh Vương, (Hướng Đông)
    Quân Đồ Lợi Minh Vương, (Hướng Nam)
    Đại Uy Đức Minh Vương, (Hướng Tây)
    Kim Cang Dọa Xoa Minh Vương, (Hướng Bắc)

    Ở bên Nhật Bản thì NN thấy tụi Yakuza Nhật thường hay xâm trên người Ngài Bất Động Minh Vương lắm.

    Thân
    NN
    To You With Love

  10. #10

    Mặc định

    De mun tim ngu dai luc hong minh vuong tam chu chu khong phai 5 vi dai minh vuong tren

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. TRÍCH THIÊN TỦY-BẢN GIẢN LƯỢC
    By thaiduong162 in forum Tử Bình, Tướng, Số, Khác...
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 10-09-2012, 06:48 PM
  2. Giác Minh Diệu hạnh Bồ tát khuyến phát niệm Phật
    By Nothing_To_Lose in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 09-09-2011, 11:28 AM
  3. Đại thừa trang nghiêm kinh quyển bốn
    By khoatin in forum Mật Tông
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 05-09-2011, 04:50 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •