Trang 1 trong 4 1234 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 66

Ðề tài: Mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết đi

  1. #1

    Mặc định Mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết đi

    Mình mới biết mẹo dân gian này hay lắm, để mình phổ biến cho các mẹ chưa biết nhé.

    Cún nhà mình hơn 13 tháng mà chưa biết đi, đứng cũng run run, mà cô nàng còn lười tập nữa chứ. Mới đứng được khoảng một phút là ngồi phịch xuống, còn lúc nào cần đến chỗ nào đó là bò chứ chưa bao giờ cố tập đi cả. Cả nhà mình, ai cũng sốt ruột. Cũng biết là trước sau gì nó cũng biết đi thôi nhưng lâu quá thì cũng lo lo.

    Bà nội bảo hôm nào sẽ dùng mẹo dân gian là mua con cá chuối, lấy đuôi đập đập vào chân Cún để cho Cún chóng biết đi. Em chẳng tin vì không thấy... "cơ sở khoa học kỹ thuật" gì cả. Tuy nhiên, em cũng không phản đối vì thấy nó cũng chẳng hại gì. Bà thích thì cứ để bà làm thôi.

    Hôm Chủ Nhật, bà mua một con cá chuối về để "làm phép" cho Cún. (Hôm đó bố mẹ cháu được "ăn sái" bữa canh chua ). Sau đó thì mình cũng chẳng để ý nữa.

    Nhưng hôm qua đi làm về. Các mẹ có được tin không? Cún "khật khưỡng" đi ra đón mẹ Mình sợ hết hồn cứ sợ con ngã nhưng nó cứ từ từ đi từng bước một đến chỗ mẹ. Mừng quá. Mình lại có cảm giác khi nó lẫy lần đầu tiên. Khi nào con làm được thêm gì là mình mừng lắm lắm.

    Các mẹ thử xem nhé. Không hại gì mà có khi lại có "niềm vui bất ngờ" như mình đấy.
    Đối với con trai thì đập 7 cái , với con gái thì 9 cái
    Dragonle sưu tầm
    __________________
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  2. #2

    Mặc định Đối với trẻ chậm biết nói

    Theo như các cụ xưa , với những đúa trẻ chậm biết nói thì ta làm mẹo như sau : khi bạn vô tình thấy ai đó ăn xôi thì bất ngờ cướp lấy (giật lấy ) một miếng chạy về đút cho trẻ ăn ! ăn nhiều ăn ít cũng được !
    Làm vài lần như vậy là trẻ sẽ bi bô ngay !

    dragonle sưu tầm
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  3. #3

    Mặc định Mẹo nhỏ trị chứng mồ hôi tay

    Ra mồ hôi tay tuy không phải là một loại bệnh, nhưng rõ ràng là không dễ chịu chút nào nếu thường xuyên phải chịu đựng cảm giác ẩm ướt ở tay. Hãy tuân thủ theo những tiêu chí sau để có thể mau chóng cải thiện tình hình.



    - Nên tránh những loại thực phẩm sau: Để hạn chế bị ra mồ hôi tay, bạn nên hạn chế ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều thành phần hóa học lot. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn nên tránh ăn những loại rau như bông cải xanh (súp lơ), măng tây, hành trắng. Có thể ăn thịt nhưng ngoại trừ thịt bò, gan và gà tây.



    - Mẹo nhỏ: Dùng bông gòn thấm cồn để lau sạch tay, điều này có thể giúp thu nhỏ lỗ chân lông, hạn chế việc tiết mồ hôi. Ngoài ra, cũng có thể dử dụng dung dịch nhôm cholorhydrate để thay cho cồn.



    Cũng nên nhớ rằng, không nên sử chất khử mùi hay phấn thơm để khắc phục tình hình.



    Ngoài ra, các bác sĩ da liễu cũng khuyên nên đun sôi 1 lít nước với 5 túi trà. Sau đó để nguội và ngâm tay vào trong vòng 30 phút. Chất tanin trong trà có tác dụng làm se bề mặt da tay và được xem như là chất chống mồ hôi hữu hiệu.



    Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng túi trà để nắm trong tay khoảng từ 10 đến 15 phút, cách làm này cũng rất công hiệu.



    Thu Hà

    Theo OO
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  4. #4

    Mặc định 20 bài thuốc chữa đau lưng

    Tác giả : BS. QUÁCH TUẤN VINH
    Ðau lưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường được chia làm hai loại: Ðau lưng cấp tính và đau lưng mãn tính.

    Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc đơn giản, dễ tìm có thể chữa được bệnh đau lưng mãn tính.

    Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.

    Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.

    Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.

    Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.

    Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp.

    Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

    Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.

    Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

    Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

    Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

    Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

    Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

    Bài 13: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

    Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

    Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.

    Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.

    Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

    Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống.

    Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

    Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  5. #5

    Mặc định Mẹo chữa loét miệng

    Loét miệng tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng rõ ràng khi bị loét miệng thì thật chẳng dễ chịu chút nào.
    Những kiến thức cơ bản và những mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn xử lý nhanh chóng căn bệnh này.

    Loét miệng là một bệnh lý thuộc về răng miệng thường gây ra cảm giác đau đớn nhất là khi bạn

    há miệng hay khi nhai.


    Loét miệng xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong má. Thường thì loét miệng có thể nổi những nốt mụn đơn lẻ hay mọc thành từng đám. Nó thường có màu trắng hay vàng được bao quanh bằng quầng màu đỏ.

    Nếu không điều trị loét miệng thường tự khỏi sau từ 7 đến 10 ngày.

    Nguyên nhân thường thấy

    - Do sự thiếu hụt những chất như sắt, vitamin, đặc biệt là vitamin B12 và vitamin C.

    - Do việc vệ sinh răng miệng không đạt hiệu quả.

    - Do dị ứng thức ăn.

    - Do stress.

    - Do bị viêm nhiễm vùng khoang miệng.

    - Thiếu cân bằng hàm lượng hormon.

    - Do bệnh đường ruột.

    - Do da


    Mẹo nhỏ


    1. Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

    2. Cầm một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh sẵn trên tay. Dùng hai cốc nước đó để súc miệng, lần lượt súc từ nước nóng đến nước lạnh.

    3. Đun sôi 2 cốc nước lạnh, sau đó thêm vào 1 cốc lá cỏ cà ri. Bắc xuống khỏi bếp và vớt lá ra, để nguội dùng nước đó để súc miệng từ 2 đến 3 lần/ngày.

    4. Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.

    5. Nhai 5 đến 6 lá rau húng nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày 5-6 lần.

    6. Nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần.

    Theo VTC
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  6. #6

    Mặc định Mẹo hay chữa bệnh

    Thư giãn - Để làm dịu đi vết phồng rộp do cháy nắng, bạn nhúng khăn vào cốc trà đặc có đá rồi đắp từ 30 phút đến 1 tiếng. Axit tanic có trong trà sẽ làm da bạn dịu lại.

    Sau đây là những cách chữa chữa bệnh thông thường khác, rất đơn giản nhưng hiệu quả:

    Đau đầu: Dùng một túi đá đặt lên trán hoặc cổ, tắm nước nóng. Một lượng caffeine trong một tách cà phê hoặc lon cola làm cho cơn đau đầu giảm dần. Thậm chí tập những bài tập mạnh một vài phút cũng có thể xóa đi cơn đau. Khi nào tất cả các giải pháp trên không hiệu quả thì bạn hãy dùng thuốc giảm nhức đầu.


    Nóng bụng: Nếu bạn thấy đầy bụng, khó tiêu, thử uống hỗn hợp gồm soda và nước với tỷ lệ bằng nhau, hay một thìa canh mật ong để tránh hình thành axit. Có thể đặt một chai nước nóng lên lá gan (vị trí phía trên ngay bên phải bụng dưới) để giúp gan và túi mật tiêu hóa tốt hơn những gì bạn đã ăn. Cuối cùng, để chữa ợ chua, bạn hãy ăn một quả chuối.

    Bị bỏng: Bạn bị mỡ bắn hay bị phồng rộp da tay khi cố gắng nhấc nồi xuống bếp bằng tay? Có nhiều cách giúp bạn khỏi bị phồng rộp và mau lành vết bỏng: Thoa một ít sữa lạnh lên chỗ bỏng, hoặc ngâm tay trong nước đá. Để giảm đau và nhanh liền vết thương, bạn có thể bôi thêm một lớp kem vitamin E thật mỏng.

    Đứt tay: Trong khi vội vàng, bạn đã làm đứt tay. Đừng coi thường những vết thương hở này vì hằng ngày tay bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn, rất dễ gây nhiễm trùng. Bạn nên lấy chất nhờn từ nha đam (lô hội) để bôi lên chỗ trầy xước hay chỗ đứt tay.

    Nghẹt mũi: Bạn có thể thông mũi bằng cách cho nước nóng và xông hơi bằng bạc hà. Cho vài giọt tinh dầu bạc hà cay vào trong chậu nước; nhúng khăn vào chậu, trùm khăn kín đầu và hít thở thật sâu bằng mũi hoặc miệng. Nếu bạn đủ can đảm, hít nước pha một chút muối tinh vào trong mũi để làm sạch đường thông khí.

    Viêm họng: Súc miệng với nước ấm thêm một chút muối. Một thìa cà phê mật o¬ng nguyên chất cũng làm mát họng hơn. Bạn cũng có thể lấy giá đậu rửa sạch, giã nhỏ, trộn với một chút muối tinh, rồi ngậm trong họng. Bạn đừng để cho chỗ viêm họng lan rộng vì đến lúc đó bạn sẽ ăn không thấy ngon và rất dễ bị mất tiếng.

    Hoặc pha trộn hỗn hợp nước chanh cùng nước trà theo tỷ lệ 50:50, sau đó làm nóng hỗn hợp này bằng lò vi sóng. Pha thêm một chút mật ong vào đó. Vậy là bạn đã có một bài thuốc để giảm đau và rát họng.

    Đau và mỏi chân: Bạn có một ngày shopping thú vị, nhưng đôi chân đau nhừ. Hãy ngâm chân vào nước muối ấm và thư giãn. Sau đó, để khô chân và bôi kem dưỡng. Nếu bạn sẽ phải đi bộ nhiều, nên mang theo thuốc xịt làm mát chân. Nếu bị bong gân, bạn cho đá vào khăn và đắp lên vết thương cho đến khi đỡ đau hơn. Hãy kiên nhẫn, bong gân cần nhiều thời gian để phục hồi hơn là bạn nghĩ.

    Đau bụng kinh: Tránh ăn những thực phẩm nhiều đường, muối, chất béo và caffeine. Cá hồi, vitamin E, gừng, trà hoa cúc và việc chườm nước ấm có thể làm bạn thấy thoải mái hơn. Một chế độ ăn kiêng hợp lý với không quá nhiều sản phẩm từ sữa, thịt tươi, hoặc chất béo bão hòa có thể giúp cơ thể giảm bớt lượng oestrongen trong giai đoạn này. Oestrongen chính là nhân tố làm cơ thể mệt mỏi.

    Đau lưng: Đau lưng không chỉ xảy ra với phụ nữ mang thai mà còn với cả người già. Đây là chứng bệnh một phần là do lười vận động. Để thoát khỏi chứng đau lưng, bạn chỉ cần đắp lên đó gừng đã được nghiền nát hoặc xoa bóp bằng dầu khuynh diệp. Một cách chữa nữa là lấy dầu từ tỏi được cắt nhỏ trộn với dầu vừng, đun nhỏ lửa khoảng 5 phút, đợi đến khi hơi nguội thì đặt lên chỗ đau.

    Chữa nấc: Hiện tượng nấc xảy ra khi cơ hoành vận động do một kích thích nào đó, gây ra những cơn co thắt mà ta gọi là nấc.

    Bằng cách nín thở. Nín thở sẽ làm lượng cacbon đioxít ở trong máu tăng cao. Điều này sẽ làm giảm độ nhạy của dây thần kinh phế vị trung tâm ở não khiến việc truyền thông tin về nấc bị ngừng lại. Nếu bạn bị nấc hãy thử nín thở trong khoảng 30 giây, cơn nấc của bạn sẽ tan biến ngay thôi.

    Mỗi ngày một củ hành

    Theo một cuộc nghiên cứu gần đây nhất về một loại vi khuẩn có lợi cho sức khỏe gọi là bifido, các nhà khoa học khẳng định rằng tăng cường ăn hành sẽ làm sức khỏe của bạn được cải thiện.


    Bifido có trong hành sẽ nuôi dưỡng và phát triển các mô vô cơ hay còn gọi là ligosacarit, giúp tăng cường sức khỏe.

    Ngoài hành thông thường bạn có thể dùng thay thế những thực phẩm khác như hành tây, tỏi tây, măng tây hay cây rau diếp xoăn và cây atiso.

    Tỏi cũng là một loại thực phẩm giàu oligosacarit nhưng nó lại không được sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày để phát huy tối đa công dụng của mình. Lúa mỳ tuy chứa ít oligosacarit hơn nhưng nó được sử dụng nhiều hơn tỏi vì vậy nó rất có ích cho sức khỏe của bạn.

    Bifido trong những thực phẩm này tạo ra một loại chất có thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong cơ thể, chúng đồng thời giúp chúng ta ngăn chặn các độc tố hấp thu từ đường ruột giúp cơ thể có khả năng chống trọi với bệnh nhiễm trùng.
    Hồng Anh - tổng hợp
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  7. #7

    Mặc định Cách xử trí khi say tàu xe

    Triệu chứng say tàu xe thường đi kèm các cảm giác buồn nôn, hoa mắt rất khó chịu. Một số lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn xử trí khi gặp tình huống này.

    Nguyên nhân

    Khi ta đi lại trên một phương tiện di chuyển như ô tô, tàu thuyền, máy bay gây cho ta một cảm giác khó chịu gọi là say tàu xe. Nguyên nhân của triệu chứng này là do sự thay đổi và tăng tiết chất dịch ở tai trong khi di chuyển trên các phương tiện chuyển động, từ đó gây ra một kích thích có cảm giác khó chịu, đặc biệt là ở dạ dày.



    Biểu hiện lâm sàng

    Tùy theo mức độ nhạy cảm từng người mà triệu chứng say xe xuất hiện sớm hay muộn, nặng hay nhẹ. Tuy nhiên triệu chứng thường biểu hiện chung nhất là:

    - Đầu tiên người bệnh cảm thấy khó chịu, nôn nao, choáng váng. Nếu nhẹ thì thường triệu chứng này sẽ thoáng qua, người bệnh thích nghi dần và hết hoàn toàn khi phương tiện ngừng di chuyển.

    - Nếu nặng hơn thì người bệnh: Tiết nhiều nước bọt ở miệng. Bao tử cồn cào. Buồn nôn và nôn. Da tái nhợt, đau đầu, choáng váng. Thở nhanh, vã mồ hôi.

    Cách xử trí

    Nên uống thuốc chống say tàu xe trước khi đi 15 đến 20 phút. Hãy chọn loại thuốc phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình, có thể tham khảo ý kiến của các bác sỹ, dược sỹ. Tránh dùng chung thuốc với rượu.



    Các biện pháp hỗ trợ như:

    - Nằm nghỉ ngơi, ngả người trên ghế tối đa ra phía sau.

    - Đắp khăn lạnh trên trán và cổ.

    - Không nhìn các phương tiện di chuyển bên ngoài.

    - Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá...

    - Không đọc sách báo

    - Có thể nhai kẹo cao su, hay nhấp nước lọc.

    Theo Ykhoanet
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  8. #8

    Mặc định Mẹo nhỏ chữa tè dầm

    Tè dầm được coi là hiện tượng bình thường đối với những trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Nhưng nếu trên 5 tuổi, trẻ vẫn bị tè dầm lại là hiện tượng bất thường, cần nhanh chóng chữa trị.

    Nguyên nhân dẫn tới chứng tè dầm ở trẻ là do sự điều khiển kém của hệ thần kinh; do kích cỡ cửa bọng đái nhỏ; do gặp phải những rắc rối hay khiếm khuyết trong đường tiết niệu, hay đơn giản là do ngủ quá say...



    Để chữa trị, trước khi trẻ đi ngủ, hãy cho uống khoảng 160 gam nước ép quả việt quất, 02 thìa nước quả óc chó và 01 thìa nước nho khô; để đèn ngủ trong phòng để trẻ có thể đi tè vào ban đêm; mát xa kỹ bắp đùi của trẻ bằng dầu thảo dược.

    Cần lưu ý là không nên cho trẻ uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ và phải chắc rằng trước khi đi ngủ bé đã được đi tiểu.

    Bên cạnh những mẹo nhỏ trên, để khắc phục chứng đái dầm, bạn cũng cần quan tâm tới chế độ ăn uống của trẻ.



    Theo các chuyên gia, để phòng ngừa chứng đái dầm bạn nên cho trẻ ăn nhiều mùi tây và vỏ quế, hay đồ ăn có sử dụng vỏ quế làm gia vị. Ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là loại rau có màu xanh thẫm như súp lơ rất tốt cho việc chữa trị chứng đái dầm của trẻ. Ngoài ra, cần bổ sung thêm ngũ cốc, thay vì ăn những loại ngũ cốc thông thường, có thể dùng gạo cẩm để thay thế.


    Táo bón cũng là một trong số những thủ phạm gây nên chứng tè dầm, chính vì thế trong chế độ ăn uống bạn nên tăng cường chất xơ từ các loại rau, củ, quả. Nên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều canxi, silica và magiê. Những chất đó thường tập trung chủ yếu trong các loại thực phẩm như sữa, chuối, vừng.

    Đồng thời, nên tránh cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, socola, thịt. Hạn chế các loại thức ăn như ngô, đậu tươmg, bột mỳ, cà chua, trứng vì chúng rất dễ gây dị ứng.

    Theo VTC
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  9. #9

    Mặc định Mẹo nhỏ chữa bong gân

    Bong gân nghĩa là bong các tổ chức bám quanh khớp sau một chấn động quá mức, là tai biến dễ gặp ở mắt cá chân, bàn chân, khớp gối.

    Thường do những nguyên nhân sau gây nên:

    - Do bị trượt chân khi chạy hay đi.

    - Do đeo giày cao gót.



    - Do dây chằng bị kéo căng

    - Khi bị ngã

    - Khi nâng, nhấc một vật nặng

    - Do tai nạn

    Khi bị bong gân có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ sau đây:

    - Thái hành khô và bọc lại trong một miếng gạc, sau đó đắp lên vùng bị bong gân.

    - Tạo dung dịch bột nhão từ lá chanh và bơ, đắp trực tiếp lên vùng bị đau.

    - Trộn một thìa dầu quả hạnh và một thìa dầu tỏi, bôi lên vết thương.

    - Trộn 1 thìa bột lá chanh với 1 thìa mật ong, đắp lên vùng bị bong gân.

    - Hơ nóng lá bắp cải, nhưng nhớ đó là những lá già ở bên ngoài, sau đó nhanh chóng dùng dây buộc xung quanh vết thương.

    Để đề phòng bong gân, nên mang bao khớp gối, bao cổ chân trong hoạt động thể thao. Bình thường, nên thực hiện các bài tập làm tăng trương lực các cơ quanh khớp cổ chân, khớp gối.

    Lưu ý:

    - Những cách làm trên chỉ áp dụng với những trường hợp bị bong gân nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn hoặc bị đứt không hoàn toàn, chấn thương chỉ gây ra những rối loạn sinh lý, khớp vẫn vững chứ không bị lỏng lẻo.

    - Còn đối với những trường hợp bong gân nặng, làm dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn hoặc bị bong điểm bám làm cho khớp lỏng lẻo kéo theo nhiều biến chứng, không được tự ý chữa trị mà hãy chuyển ngay tới các cơ sở y tế.

    Theo Tìm nhanh
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  10. #10

    Mặc định Làm gì khi bị nghẹn?

    3/5/2008

    Đề phòng bị nghẹn (nhất là đối với người cao tuổi) cách tốt nhất là tạo ra bầu không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn. Nên ăn thong thả, nhai kỹ, không nên nói chuyện nhiều khi ăn.
    Nghẹn là hiện tượng rối loạn nhu động của thực quản. Nhưng nghẹn cũng có thể là triệu chứng sớm, rất quan trọng gợi ý cho ta nghĩ đến những căn bệnh như loét thực quản, hẹp thực quản, các khối u (lành hay độc) của thực quản, viêm loét hay các khối u ở tâm vị (phần đầu của dạ

    dày) hoặc xa hơn là các khối u vùng trung thất (vùng giữa lồng ngực), bướu giáp trạng...


    Nếu nghẹn do rối loạn nhu động của thực quản ta thấy các dấu hiệu sau: thường do ăn uống vội hoặc nuốt những miếng thức ăn quá to làm cho nhu động của thực quản bị rối loạn, thức ăn không thể đẩy xuống dạ dày được, gây đau tức vùng xương ức. Nếu đau nhiều làm bệnh nhân ứa nước mắt, nước mũi... Tuy chỉ là rối loạn nhu động, nhưng thi thoảng vẫn gây ngừng đập tim.

    Cách xử lý: khi bị nghẹn nên ngừng ăn ngay, những người cùng ngồi ăn nên giúp bệnh nhân bằng cách vỗ nhẹ phía sau lưng (tương ứng với vùng xương ức), cho bệnh nhân uống từng hớp nước nhỏ (10-20 ml/lần), cho đến khi thức ăn trôi xuống dạ dày. Khi hết nghẹn nên nghỉ chừng 5-7 phút rồi hãy ăn tiếp, vì nếu ăn ngay rất có thể tiếp tục bị lại.

    Đề phòng bị nghẹn (nhất là đối với người cao tuổi) cách tốt nhất là tạo ra bầu không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn. Nên ăn thong thả, nhai kỹ, không nên nói chuyện nhiều khi ăn.


    Nếu bữa ăn nào cũng bị nghẹn và mật độ ngày càng nhiều dù đã nhai chậm, kỹ hoặc uống nước, ăn thức ăn lỏng dễ bị nghẹn hơn thức ăn đặc... thì đó là một trong những triệu chứng của một trong các bệnh sau: hẹp thực quản, loét thực quản, u thực quản... Bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được khám xác định bệnh và điều trị kịp thời. Càng được chẩn đoán và điều trị sớm thì kết quả càng cao, càng có lợi cho người bệnh.

    Theo Thanh niên
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  11. #11

    Mặc định Món canh... điều hòa kinh nguyệt

    Một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng tìm tới phòng kế hoạch hóa gia đình là “đèn đỏ” của các bà vợ phập phù khiến vợ chồng họ bị “vỡ kế hoạch”.





    Nếu cứ tìm đến bác sĩ sản khoa nhiều để “giải quyết”, sức khỏe của phụ nữ sẽ giảm kéo theo ham muốn gần chồng cũng mất dần. Vậy thì phải làm như thế nào? Ngoài việc uống thuốc, ăn uống cũng có thể giúp kinh nguyệt của bạn điều hòa và như thế, tình trạng “vỡ kế hoạch” cũng không xảy ra. Hãy tham khảo và áp dụng một trong các món canh dưới đây:

    Canh thịt lợn nấu ngó sen: Thịt nạc thăn 200g, ngón sen 300g, nước, gia vị đủ dùng. Thịt lợn, ngó sen rửa sạch, thái miếng. Phi thơm hành mỡ rồi đổ thịt nạc vào xào qua, sau đó cho ngó sen vào rồi đổ nước sâm sấp đun chín nhừ, nêm gia vị, bột ngọt ăn ngày 1 lần, ăn liên tục trong vòng 1 tuần. Món canh này có tác dụng cầm máu, bổ huyết. Những người có hành kinh dài ngày nên sử dụng món ăn này.



    Canh thịt dê nấu với câu kỷ tử, đương quy: Thịt dê 200g; câu kỷ tử, đương quy 20g; gia vị, nước đủ dùng. Thịt dê rửa sạch, thái miếng, câu kỷ tử, đương quy rửa sạch. Cho cả 3 thứ trên vào nồi nấu chín nhừ, nêm gia vị, ăn cả nước lẫn cái, ăn liên tục trong 7 ngày, mỗi ngày một lần. Món canh này có tác dụng điều kinh, chữa kinh nguyệt không đều.

    Canh mộc nhĩ nấu đường đỏ: Mộc nhĩ 20g, đường đỏ 40g, nước đủ dùng. Mộc nhĩ ngâm cho nở rồi rửa sạch, thái nhỏ. Cho mộc nhĩ, đường đỏ vào nồi, đổ nước, đun 20 phút là dùng được, ăn cả nước và cái, liên tục trong vòng 7 ngày, mỗi ngày 1 lần.

    Mộc nhĩ vị ngọt, tính bình có tác dụng nhuận phế, bổ não và thần kinh, hoạt huyết. Chữa các bệnh ra khí hư, tăng huyết áp... Đường đỏ vị ngọt tính ôn, có tác dụng bổ tỳ dưỡng gan, bổ huyết hoạt huyết. Chữa các bệnh ho, đau bụng sau sinh, thống kinh, bế kinh.

    Theo SKĐS
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  12. #12

    Mặc định Mồng tơi: Rau ăn, vị thuốc

    Rau mồng tơi dân dã được ưa chuộng không chỉ ngon mà còn là một vị thuốc.
    Xưa kia, mồng tơi được xem như rau của nhà nghèo bởi dễ nấu, nấu với gì cũng đặng, vài con

    cua đồng, giã lọc lấy nước đã có bát canh, vừa mát ruột vừa dinh dưỡng.


    Nay rau mồng tơi ngự trị trong các nhà hàng với đủ các kiểu lẩu. Và lẩu nào đi với mồng tơi cũng ngon, nom lá của nó xanh rờn mát cả mắt.

    Tính thảo dược

    Nói về công dụng “thảo dược”, có lẽ mồng tơi chiếm vị trí khá trang trọng trong sách vở và trong các bài thuốc truyền miệng của người xưa. Theo sách thuốc của Tuệ Tĩnh, mồng tơi còn được gọi là tầm tơi, có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc.

    Dùng chữa các bệnh táo bón, tiểu dắt, kiết lỵ, tức ngực, chữa bỏng, xuất huyết (bị chảy máu cam, giã rau mồng tơi lấy bông gòn thấm nước cốt nhét vào mũi thật công hiệu)…

    Hột mồng tơi tán thành bột mịn trộn với phấn trị được rôm sảy… Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ…

    Trước kia, rau mồng tơi chủ yếu mọc theo hàng rào, phiến lá nhỏ, màu xanh nhạt, thân mảnh, trái màu tím. Ngày nay rau mồng tơi trồng thành luống như các loại rau cải khác, phiến lá to, dày, màu xanh đậm, thân cây to mập, ít nhớt…


    Nấu với gì cũng thú vị


    Canh mồng tơi cua đồng, thật ra cần được hỗ trợ thêm vài thứ nữa mới đặng ngon. Cua rửa sạch giã, lọc lấy nước (có thể xay bằng cối xay thịt). Mồng tơi, mướp, đậu bắp, thêm ít rau dền, rau ngót, rau nhớt… (thường gọi là rau tập tàng). Cái hay của món canh này là nếu lượng mồng tơi ít thì sẽ là món canh tập tàng, nếu lượng rau nhớt nhiều lên thì gọi là canh rau đay.

    Trong quá trình nấu, thịt cua sẽ tự động kết thành tảng và nổi lên mặt, cho sôi một dạo, vớt hết bọt, bỏ rau vào. Hai thứ cho vào sau cùng là mướp và đậu bắp. Món canh này ăn kèm cà pháo, mắm tôm, thêm món kho và xào nữa là có một mâm cơm ngon, đơn giản, đủ chất dinh dưỡng. Và nó cũng là món của mùa hè, giải nhiệt…

    Thật ra, nấu canh mồng tơi không cần cầu kỳ, nấu với tôm hay thịt cũng đã ngon. Ở vùng biển, người ta còn nấu với cá; thậm chí, ở một số vùng quê miền Trung, người ta nấu với mắm cái (hay còn gọi là mắm nêm). Bắc nồi nước sôi, múc muỗng mắm cái đổ vào, rồi bỏ rau mồng tơi (hay rau tập tàng) vào là có tô canh ngon ngọt.

    Mồng tơi xào lại ngon kiểu khác. Mồng tơi để nguyên lá, có người chần qua nước sôi rồi mới xào với tỏi, có người xào trực tiếp. Tính chất của mồng tơi là bám dầu mỡ nên rau ăn vừa ngọt, vừa béo, thêm vị thơm của tỏi, có thể có phần trội hơn rau muống xào tỏi. Món này giờ không chỉ có ở bếp ăn gia đình mà đã nằm trong thực đơn các nhà hàng. Đơn giản hơn, mồng tơi luộc chấm xì dầu, mắm nêm, mắm ruốc đều ngon cả và ăn không thấy ngán.


    Mồng tơi với các kiểu lẩu


    Ở Đại Lãnh (dưới chân đèo Cả), Vạn Ninh (Khánh Hoà) nổi tiếng có món lẩu mực với rau mồng tơi. Vào mùa mực cơm, con trung trung, don don, không lớn quá, mình tròn, thật tươi mới ngọt. Nếu ngày trước người ta nấu theo kiểu nấu ngọt ăn với bún, rau sống thì nay đã được thay thế bằng mồng tơi và cải xanh.

    Nước vừa sôi, cho rau mồng tơi hay cải xanh vào đảo một vòng rồi gắp ra ăn ngay, ngon đậm đà. Chén nước mắm nguyên chất vàng rơm thơm phức, giằm vài trái ớt xiêm xanh. Vị ngọt của mực tươi lẫn vị mặn cay của mắm ớt, làm cho món lẩu mực ngon khó chê được. Và phải húp chút nước lèo, thêm gắp rau mồng tơi mới nghe hết hương vị của cái lẩu mực.

    Trong món bao tử nấu tiêu, bắp bò nấu tiêu xanh hay rắn hầm sả thì rau mồng tơi làm chủ lực. Hầm cho bao tử, bắp bò mềm, nêm nếm vừa ăn rồi đập dập tiêu xanh bỏ vào. Mồng tơi để sống ăn theo kiểu lẩu, nước sôi, bỏ rau, đảo một vòng rồi dùng ngay.

    Ngoài ra, còn lẩu chim bồ câu chỉ ăn với rau mồng tơi mới đúng điệu, mới đậm đà. Thịt bồ câu bằm nhuyễn, vê viên, nấu nước lèo với các gia vị lẩu. Nước sôi cho rau mồng tơi vào. Ăn nóng với bún hay với mì sợi. Cái ngon của rau mồng tơi là dù ở dạng chín tái (giòn giòn, sừn sựt) hay chín mềm đều đạt.


    Đơn giản nhất và chóng vánh thì mua lẩu đông lạnh trong siêu thị (lẩu chua, lẩu hải sản…) về nấu, ăn với rau mồng tơi (không cần rau sống). Một cái lẩu ba người ăn, phải đến hai hay ba bó rau mồng tơi mới đủ.

    Theo Tin tức Online
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  13. #13

    Mặc định “Mãnh hổ” chốn khuê phòng

    Trong quan hệ vợ chồng, không có ông chồng nào nhận mình “yếu”, nhưng trong “sâu thẳm” họ vẫn có đôi chút tự ti vì cái bụng bia nặng nề, đôi chân gầy như que tăm của mình.



    Năng lực hoạt động tình dục của nam giới phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức khỏe và sự mềm dẻo của xương sống. Bụng thon nhỏ, mông rắn chắc, đôi chân cứng cáp với những cơ bắp khỏe mạnh cũng giúp các quý ông trở thành người hùng thực thụ. Đó chính là nguyên nhân vì sao các bài tập yoga dành cho nam giới lại chú trọng nhiều đến các động tác giúp cho vai, tay, cơ lưng, cơ mông rắn chắc nhưng cũng rất mềm dẻo.

    Xin giới thiệu 3 động tác (ĐT) có thể giúp các quý ông thành “Mãnh hổ chốn khuê phòng”.

    ĐT1: Cây nến

    Nằm ngửa trên sàn, từ từ nâng dần chân và thân mình lên cao, hai tay chống vào hai bên hông làm trụ cho cơ thể; từ khuỷu tay đến bả vai tỳ xuống đất. Cuối cùng nâng toàn bộ cơ thể lên, từ chân tới vai tạo thành một đường thẳng. Cằm tỳ vào ngực tạo nên một sức ép vào vị trí của tuyến giáp và tuyến cận giáp. Nhắm mắt lại, điều khiển nhịp thở sâu đều. Tập trung vào động tác đang thực hiện, vào những năng lượng để đẩy lùi sự lão hóa, vào việc lưu giữ và tăng cường những nguồn năng lượng khiến con người đầy sức sống. Giữ tư thế đó tới mức có thể, sau đó dần dần đưa hai chân lên phía trên đầu sao cho ngón chân chạm xuống nền. Cùng lúc đó hai tay duỗi thẳng, úp lòng bàn tay xuống tạo thành tư thế cái cày. Thả lỏng người để trọng lượng cơ thể đè lên vai và đầu. Giữ như thế khoảng 30 giây, sau đó nâng dần hai chân lên, từ từ hạ xuống đất và thả lỏng toàn bộ cơ thể để lấy lại trạng thái cân bằng.

    Đây là một trong những tư thế quan trọng của yoga. Nó giúp các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến giáp và tuyến cận giáp hoạt động mạnh mẽ và đầy sinh lực. Chống lại sự suy nhược về ham muốn tình dục. Tư thế này cải thiện tình trạng liệt dương, xuất tinh sớm. Nó cũng giúp giải quyết ổn thỏa các căn bệnh kinh niên như trĩ, táo bón...

    ĐT2: Rắn hổ mang

    Nằm sấp xuống sàn, hai tay đặt úp xuống đất ngang ngực, chân duỗi thẳng, mu bàn chân úp xuống. Hít vào, đồng thời đẩy cơ thể lên sao cho bụng trên, ngực và đầu nhấc khỏi mặt đất. Vươn cổ hết sức và đẩy dần về phía sau, hai tay giữ nguyên như tư thế ban đầu; phần xương mu vẫn chạm đất. Giữ nguyên tư thế đó khoảng 30 giây thì thở ra và trở về tư thế ban đầu. Lặp lại 10 lần. Chú ý: các vận động phải chậm rãi, từ tốn.

    Động tác này giúp cột sống mềm mại, cơ lưng rắn chắc, tăng cường sự lưu thông máu tới hệ sinh dục, điều hòa hoạt động của tuyến thượng thận.

    ĐT3: Châu chấu

    Nằm sấp xuống sàn, mặt nghiêng sang một bên; chân duỗi thẳng, mu bàn chân úp xuống đất; tay duỗi thẳng theo thân, hai bàn tay nắm lại để phía ngón cái xuống đất. Hít sâu vào và nâng dần cả hai chân lên cao, trong khi hai bàn chân vẫn chạm nhau. Giữ nguyên tư thế đó khoảng 30 giây thì thở ra và từ từ hạ chân xuống như tư thế ban đầu. Lặp lại 10 lần.

    Động tác này tác động rất tốt đến tuyến thượng thận và hoạt động của thận. Nó cũng giúp cho cột sống mềm mại, cơ lưng rắn chắc. Giúp cải thiện hoạt động của hệ sinh dục và lấy sự ham muốn tình dục.

    Theo Sức khoẻ & đời sống
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  14. #14

    Mặc định Mẹo nhỏ chữa bong gân

    Bong gân nghĩa là bong các tổ chức bám quanh khớp sau một chấn động quá mức, là tai biến dễ gặp ở mắt cá chân, bàn chân, khớp gối.

    Thường do những nguyên nhân sau gây nên:

    - Do bị trượt chân khi chạy hay đi.

    - Do đeo giày cao gót.



    - Do dây chằng bị kéo căng

    - Khi bị ngã

    - Khi nâng, nhấc một vật nặng

    - Do tai nạn

    Khi bị bong gân có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ sau đây:

    - Thái hành khô và bọc lại trong một miếng gạc, sau đó đắp lên vùng bị bong gân.

    - Tạo dung dịch bột nhão từ lá chanh và bơ, đắp trực tiếp lên vùng bị đau.

    - Trộn một thìa dầu quả hạnh và một thìa dầu tỏi, bôi lên vết thương.

    - Trộn 1 thìa bột lá chanh với 1 thìa mật ong, đắp lên vùng bị bong gân.

    - Hơ nóng lá bắp cải, nhưng nhớ đó là những lá già ở bên ngoài, sau đó nhanh chóng dùng dây buộc xung quanh vết thương.

    Để đề phòng bong gân, nên mang bao khớp gối, bao cổ chân trong hoạt động thể thao. Bình thường, nên thực hiện các bài tập làm tăng trương lực các cơ quanh khớp cổ chân, khớp gối.



    Lưu ý:

    - Những cách làm trên chỉ áp dụng với những trường hợp bị bong gân nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn hoặc bị đứt không hoàn toàn, chấn thương chỉ gây ra những rối loạn sinh lý, khớp vẫn vững chứ không bị lỏng lẻo.

    - Còn đối với những trường hợp bong gân nặng, làm dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn hoặc bị bong điểm bám làm cho khớp lỏng lẻo kéo theo nhiều biến chứng, không được tự ý chữa trị mà hãy chuyển ngay tới các cơ sở y tế.

    Theo Tìm nhanh
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  15. #15

    Mặc định Cần tây - thuốc quý chữa tăng huyết áp

    Rau cần có 2 loại cần tây và cần ta, đều rất quen thuộc với dân ta trong bữa ăn hằng ngày.
    - Cần tây còn gọi cần cạn (trồng đất), cần lá to, cần thơm, cần đáng, cần thuốc. Đông y gọi dược cần (cần làm thuốc), dương khổ thái. Tên khoa học Apium gaveolens.

    - Cần ta còn gọi cần nước, cần lá nhỏ, cần cơm, cần canh. Tên khoa học Oenanthe stolonifera.

    Từ xưa người Hy Lạp dùng cần tây làm thuốc lợi tiểu, người Ai Cập dùng cần tây chữa bệnh

    tim. Hyppocrate đã hướng dẫn dùng chữa rối loạn thần kinh.


    Thành phần hóa học của cần có protid, đường, béo, các vitamin A, B, C, P, các chất khoáng Mg, Mn, Fe, Cu, Ca, P, K, Na... và glucozit, cumarin... Chất xơ trong rau cần gia tăng tính mẫn cảm của insulin làm hạ đường huyết, bảo vệ tuyến tụy, ngừa xơ cứng mạch, tinh dầu có tính kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa.

    Cần tây được dùng “lọc” máu có mỡ máu cao, chữa tăng huyết áp, giảm béo, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, lợi tiểu, thông mật, chống hoại huyết (chảy máu), kháng khuẩn, lành vết thương, chữa thấp khớp kể cả thống phong (gút), sỏi tiết niệu, các bệnh phổi, viêm miệng họng. Dùng ngoài ngâm chân, chữa nứt nẻ, gội đầu sạch gầu.

    Theo Đông y, cần vị ngọt đắng, the mát (có tài liệu nói lạnh), có công dụng dưỡng huyết mạch, lợi tỳ ích khí, thanh nhiệt, hạ hỏa, lợi đại tiểu tiện, tiểu đường, giảm ho và các triệu chứng quy về huyễn vựng (ngày nay thấy tương ứng chứng tăng huyết áp), khử phong thấp, vết máu bầm, tan hạch ở cổ...

    Một số cách dùng cần tây

    Chữa tăng huyết áp: Rau cần tây (RCT) cả cây 50g-60g sắc lấy nước uống hằng ngày (chia 3 lần) uống đến khi thấy huyết áp ổn định thì thôi.

    Chữa phong thấp: RCT 1kg toàn cây, phơi khô mỗi lần dùng 150g sắc còn 3 bát còn 1 bát chia 3 lần uống trong ngày. Uống nóng. Trong khi dùng bài này không nên ăn thức ăn sống, lạnh (dưa chuột, giá).

    Bí tiểu tiện: RCT 50g rửa sạch, vò nát, hãm trong ấm tích hoặc phích nước. Uống dần trong ngày cho ra mồ hôi và thông tiện. Kỵ trường hợp huyết áp thấp.


    Chữa chứng khó tiêu, biếng ăn: RCT sống ăn hằng ngày khoảng 20-30g kèm thức ăn khác với cơm.

    Chứng viêm miệng, họng: RCT tươi 40-50g rửa sạch giã nát, vắt lấy nước cốt súc miệng (thêm ít muối) viêm họng ngậm, hoặc nuốt dần.

    Chứng da lở loét: Lá RCT 30g rửa sạch, giã kỹ, đắp lên vết lở loét. Khi vết thương đã khô, lấy

    nước cốt RCT thoa lên thường xuyên sẽ chóng lên da non, sẹo đẹp.


    Chứng nội nhiệt, phục nhiệt trong máu (sau sốt viêm nhiệt, trẻ sau sởi, sau viêm phổi...) RCT giã nước cốt nấu sôi, uống nóng hoặc dùng rau cần ăn hằng ngày.

    Chảy máu mũi, chân răng, đại tiểu tiện ra máu: RCT tươi, giã lấy nước uống. Hoặc RCT thêm củ sen, để giã lấy nước, đun sôi rồi uống. Trường hợp chảy máu nặng như nôn ra máu, ho ra máu... phải điều trị tích cực theo tây y, vẫn có thể dùng 2 bài trên hoặc ăn RCT tươi.

    Tiểu đường (kèm bệnh tim mạch) RCT tươi 500g, giã vắt lấy nước uống ngày 2 lần liên tục nhiều ngày.

    Tiểu đường (kèm mất ngủ) rễ rau cần tây 90g, toan táo nhân 10g. Nấu nước uống.

    Mỡ trong máu cao, tăng huyết áp, RCT 500g, táo đen (bỏ hạt) 250g. Nấu chín, uống nước, ăn cái.

    Món cần tỏi tây xào thịt bò rất quen thuộc nhưng phải hạn chế thịt bò. Nếu nấu lại có cả mỳ sợi, thì người tăng huyết áp không nên lạm dụng.

    Chữa vàng da (dương hoàng): RCT 150g, dạ dày lợn 15g xào ăn. Ăn liên tục 7-10 ngày.

    Chữa thận dương hư, tăng huyết áp: RCT 100g, củ năng 20g, đỗ trọng 10g, thịt bò tươi 200g, các vị thái nhỏ, canh gà 300ml. Phi thơm hành dầu, cho các vị vào đảo, rồi cho nước canh gà. Đun nhỏ lửa 25-30 phút. Chia 2-3 lần ăn trong ngày, ăn nóng.

    Bổ thận hạ huyết áp: RCT 100g, dâu 100g, nấm hương 30g, thịt nạc heo 100g, gừng 5g, hành 10g, muối 5g, dầu 30g. Chảo nóng cho dầu, dầu nóng phi thơm gia vị rồi cho các vị còn lại cùng nước canh gà 300ml. Đun nhỏ lửa 25-30 phút chia 2-3 lần ăn trong ngày.


    Bổ can thận, hạ huyết áp: Cần tây 200g, táo bỏ hạt 10g, đỗ trọng (bột) 15g, gừng 5g, hành 10g, muối 5g, dầu 30g. Nồi nóng đổ dầu phi thơm gia vị. Đổ 600ml nước đun sôi rồi bỏ cần, táo, đỗ trọng, nêm gia vị, đun thêm 20-30 phút.

    Chữa tăng huyết áp: RCT 100g, cải 50g, gừng 5g, hành 10g, canh gà 300g. Nấu như trên.


    Bổ can thận, hạ huyết áp: RCT 200g, mộc nhĩ 30g, đỗ trọng (bột) 10g, tỏi 15g, gừng 5g, gia vị, dầu vừa đủ. Rau cần tây bỏ sau cùng xào đến tái là được.

    Chú ý: Rau cần có furocoumarin nếu để lâu quá 3 tuần trong tủ lạnh chất này sẽ tăng gấp 2,5 lần, nếu ăn sẽ bị độc. Do đó chỉ nên để rau cần tây trong tủ lạnh vài ngày đến 1 tuần để được an toàn trong sử dụng.

    Theo Sức khỏe và Đời sống
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  16. #16

    Mặc định “Lên dây cót” bằng thức ăn

    Không phải lúc nào bạn cũng tràn đầy sức sống và có những lúc tâm trạng của bạn không được vui vẻ...
    Nhưng chỉ cần điều chỉnh thực đơn hàng ngày của mình, bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái cho dù đó là một trong những ngày rất khó khăn đối với bạn.

    Hãy cùng khám phá những loại thức ăn kỳ diệu này để vượt qua những lúc xuống sức và tận hưởng cuộc sống một cách tối đa.

    Những chú cá giúp lên tinh thần

    Những loại cá như cá hồi, cá thu, cá sardine rất giàu axit béo omega-3. Các nghiên cứu cho thấy chất béo omega-3 có tác dụng rất hiệu quả trong việc "lên tinh thần" và thậm chí còn giúp

    bạn chiến thắng trong trận đấu chống lại sự chán nản.


    Hãy ăn cá hai lần một tuần để có được hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn không thích hương vị của các loại cá, bạn cũng có thể tìm thấy chất béo omega-3 trong dầu canola, hạt quả hạnh và quả óc chó, hoặc ngay trong món trứng ốp lết bạn ăn mỗi sáng.

    Vitamin B đem đến niềm vui

    Có rất nhiều vitamins B có tác dụng cải thiện tâm trạng là vitamin B12 và folate. Một số nghiên cứu cho thấy sự liên hệ giữa tỉ lệ những vitamin này thấp với việc dễ rơi vào tình trạng chán nản. Do đó bạn nên tăng cường đậu, yến mạch, ngũ cốc, thịt lợn và các sản phẩm sữa ít béo. Hoa quả và rau tươi là những nguồn vitamin B quan trọng mà bạn cần phải ăn hàng ngày.

    Vitamin "ánh nắng"

    Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao tâm trạng dễ nóng nảy khi mây mù kéo đến. Câu trả lời nằm ở nhân tố vitamin D. Đây là dưỡng chất tăng cường serotonin trong cơ thể và có ảnh hưởng đến tâm trạng. Serotonin là một chất truyền dẫn thần kinh liên quan đến khả năng kiểm soát giấc ngủ, sự thèm ăn, sự bình tĩnh, sự vận chuyển của máu.

    Trứng, sữa ít béo và cá có xương là nguồn vitamin D dồi dào. Bạn có thể hỏi thêm bác sĩ về việc uống bổ sung vitamin D. Ngoài ra hãy tắm mình dưới nắng càng lâu càng tốt với điều kiện làn da đã được bảo vệ.


    Lượng đường trong máu thất thường

    Nếu lượng đường trong máu của bạn thay đổi thất thường, tâm trạng của bạn cũng dễ bị biến đổi. Giải pháp là bạn nên ăn một số thực phẩm có lượng đường thích hợp như hoa quả, ngũ cốc và rau.

    Những món bánh socola sẽ khiến bạn rất hưng phấn nhưng sau đó bạn sẽ thấy mặt trái của nó khi lượng đường trong máu giảm xuống.


    Hết mệt mỏi với thịt đỏ


    Việc thiếu sắt gây nên sự mệt mỏi và xuống sức khiến bạn trở nên chán nản. Nguồn sắt dồi dào có trong các loại thịt đỏ.

    Đồng thời nó cũng có trong các loại đậu xanh, rau bina và cám gạo. Để tăng cường sự hấp thu sắt, hãy ăn các thức ăn giàu sắt với các thức ăn hoặc thức uống chứa vitamin C như cam, kiwi, cà chua và ớt.

    Caffeine điều độ

    Bạn muốn có một cốc cà phê bắt đầu mỗi ngày. Đúng là cà phê có thể tăng sự tỉnh táo và năng lượng, chúng cũng giúp cải thiện khả năng tập trung, tăng năng suất làm việc của bạn. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra nhiều tác dụng sau đó.

    Nếu bạn sử dụng quá nhiều caffein sẽ tăng sự lo lắng và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ khiến bạn mệt mỏi và uể oải trong ngày tiếp theo. Do đó chỉ nên uống tối đa 4 cốc cà phê một ngày.


    Theo Thế giới Tiêu dùng
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  17. #17

    Mặc định Ăn gì bớt nóng?

    Từ thời xa xưa, những người bà, người mẹ trong gia đình đã biết nấu món chè hạt sen, đậu đen hay tô cháo đậu xanh ăn giải nhiệt vào những ngày trời nóng bức.
    Việc chọn lựa và chế biến thực phẩm đúng cách có thể giúp cơ thể hạ nhiệt.

    Hạ nhiệt không phải là làm giảm thân nhiệt, mà chủ yếu là làm giảm sự chuyển hóa của cơ thể, giảm sự tạo ra nhiệt bên trong cơ thể, hoặc giúp thải bỏ nhanh các chất chuyển hóa khỏi cơ thể. Những chất dinh dưỡng có tác dụng làm gia tăng chuyển hóa bao gồm chất béo, chất đạm từ thịt đỏ, các loại gia vị có nhiều flavonoid, cafein, chất cồn... Vì vậy, cần giảm tối đa các thực

    phẩm nhiều dầu mỡ, da, lòng, nước cốt dừa... trong những ngày trời nóng bức.


    Những loại thực phẩm ngọt như bánh kẹo, nước giải khát có đường, chè... hoặc các loại bột tinh chế làm gia tăng chuyển hóa, tăng hoạt động của các tuyến dưới da và có thể dẫn đến tăng nguy cơ mụn nhọt trong những ngày nắng nóng. Lượng thực phẩm giàu đạm vẫn duy trì ở mức 150g mỗi ngày. Ưu tiên các loại thịt trắng như cá, đậu hũ, thịt gà, vịt... hơn, so với thịt đỏ như bò, heo, dê, cừu, tôm, cua...

    Các món ăn không nên chế biến bằng cách chiên trong dầu mỡ, nướng, quay... mà nên chọn cách chế biến đơn giản với nhiệt độ thấp như hấp, luộc, xào nhanh... Khi chế biến nên giảm bớt các gia vị có tính cay nóng có nhiều thành phần flavonoid như hành , tỏi, riềng, tiêu, ớt...

    Rau xanh và trái cây tươi là những thực phẩm rất tốt trong mùa nóng, không chỉ vì cung cấp các loại vitamine, chất khoáng và chất xơ mà còn chứa các thành phần chống oxy hóa và giúp tăng sức đề kháng. Trung bình mỗi ngày một người ít nhất 200g trái cây và 300g rau xanh các loại.

    Rau trái ăn dưới dạng tươi sống và ăn luôn cả xác sẽ tốt hơn ép lấy nước uống. Các loại trái cây nhiều nước và ít ngọt như thanh long, bưởi, thơm, cam, quýt, dưa gang... sẽ giúp hạ nhiệt tốt hơn các loại trái cây ngọt như chuối, mít, nhãn...


    Các thực phẩm có tác dụng an thần như hạt sen, củ sen, cũng giúp làm dịu các kích thích thần kinh nên giảm sự tạo thành nhiệt lượng trong cơ thể. Ngoài ra, các loại ngũ cốc thô như đậu xanh, đậu đen, bo bo (ý dĩ)... ăn cả vỏ cũng là những thực phẩm giải nhiệt tốt, do cung cấp các vitamine nhóm B, E... và chất xơ làm thông thoáng hệ tiêu hóa. Nhiều loại rau quả có tác dụng lợi tiểu nhẹ như rau má, lô hội, phổ tai... cũng có tác dụng làm mát cơ thể, nhưng đừng quên uống bù đủ lượng nước sau khi đi tiểu để tránh tình trạng mất nước.

    Theo Phụ nữ
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  18. #18

    Mặc định Thảo dược trong bếp

    Người Trung Hoa có một lịch sử dài 5.000 năm dùng cây cỏ làm thuốc trị bệnh, thuốc bổ.

    Có những loại cây cỏ quí hiếm khó tìm như nhân sâm, nhưng cũng có những dược thảo ở ngay bên cạnh cuộc sống hàng ngày của chúng ta- những loại cây dùng để ăn hàng ngày như một thứ gia vị.



    Điều quan trọng là nó thực sự dễ kiếm, rất rẻ tiền nhưng khá hiệu quả.



    1. Củ gừng:




    Một trong những thảo dược phổ biến nhất trong nhóm dược liệu lưu truyền trong dân gian là củ gừng. Gừng có thể chữa đau dạ dày và đau lúc hành kinh đối với phụ nữ.

    Trong trường hợp bạn bị đau dạ dày các loại như: Rối loạn tiêu hoá, dư dịch vị...bạn thử đun 3/4 cốc sữa tươi cho ấm rồi cho vào đó một muỗng cà phê gừng khô đã say nhuyễn, để uống như uống cà phê. Mỗi ngày một lần như vậy, trong vòng vài tuần là thấy kết quả ngay.


    Đốí với chị em phụ nữ lúc hành kinh bị đau bụng, sẽ làm dịu cơn đau nếu dùng gừng khô bỏ vào một bát nước với đường phèn đun cạn còn 1/3 bát và uống mỗi ngày một lần như vậy, trong suốt thời kỳ hành kinh.



    2. Tỏi:


    Bên cạnh gừng là tỏi. Tỏi được xem là món ăn thần hiệu để trị bệnh mà ít người để ý. Ăn ba tép tỏi lớn chấm nước tương, là có thể cắt được cơn ho do cảm.

    Tỏi còn trị được cơn đau bụng dưới của chị em phụ nữ lúc bình thường. Tỏi ngâm dấm thường xuyên còn ngăn ngừa được cảm cúm và đặc biệt nếu ăn liên tục trong một tháng ( mỗi ngày một tép tỏi chua) thì bạn sẽ chặn đứng được chứng hôi nách.



    Nhưng xin lưu ý, chứng hôi nách đã hết thì bạn vẫn phải duy trì việc ăn tỏi thường xuyên với số lượng ít hơn, bởi nếu ngưng ăn chứng hôi sẽ trở lại. Ăn tỏi sống hàng ngày sẽ làm giảm nguy cơ tăng huyết áp và cả chứng đi tiêu.

    Ăn tỏi lúc đói sẽ trị được chứng kiết lị do nhiễm giun sán. Cắt một tép tỏi sống chà sát ngoài da, chỗ bị sâu bọ hay ong đốt, sẽ làm giảm ngay cơn đau nhức

    3. Hành:

    Đối với củ hành tím hoặc gốc hành cọng già trị bệnh mất ngủ rất thần hiệu. Bạn có thể nghiền nát củ hành, cho vào một cái bình nhỏ có chứa nước nóng, sau đó bạn hãy xông vào mũi , hít chừng 1 phút. Sau 15 phút, giấc ngủ sẽ nhẹ nhàng đến với bạn.



    4. Quả mơ:



    Chỉ với hai quả mơ, gần 50% nhu cầu hàng ngày về vitamin A đã được thoả mãn vitamin A làm da tươi mát.




    5. Mật ong:

    Mật ong thơm, ngon, ngọt là thức uống giải khát và là loại thuốc uống đa năng. Bạn bị khan cổ, tắt tiếng thì cho mỗi muỗng cà phê mật ong vào một ly nước nóng, vừa thổi vừa uống từ từ, uống ba giờ sau mỗi bữa ăn trong ba lần một ngày liên tiếp trong một tuần liền.



    Ngoài ra, người ta còn dùng mật ong để chữa bệnh đau dạ dày. Mỗi sáng bạn dùng mật ong rưới lên bánh mì để ăn điểm tâm hay pha với nước ấm uống lúc sáng sớm trị được chứng táo bón.



    6. Đỗ đen:


    Bạn hay bị say xỉn, chất rươụ cồn sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của bạn nếu bạn không biết cách hoá giải những độc tố còn lại trong cơ thể.

    Vậy bạn hãy dùng đậu đen nguyên hạt nấu sôi và chỉ uống nước, không ăn cái. Uống như uống nước, sau cơn say, cho đến khi nào chất men trong người đã hết.



    7. Chanh:

    Ngoài vitamin C, quả chanh mang đến cơ thể nhiều muối khoáng, trong đó có calcium và phosphore.

    Chanh còn có đặc tính sát trùng, kích thích chức năng của gan giúp những lá gan mệt mỏi được phục hồi.

    Theo Lao động Thủ đô
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  19. #19

    Mặc định Tác dụng của trà dược

    Hiện nay, trên thị trường Hà Nội, trong các siêu thị, xuất hiện nhiều loại trà dược. Ngoài các loại trà để giải khát, trà dược nói chung còn dùng để chữa một số chứng bệnh. Nhiều người đã dùng và thấy có hiệu quả. Xin giới thiệu với bạn đọc một số loại trà dược, được đăng ký sản xuất theo quy định hiện hành.
    Trà hoà tan Tam thất

    Trà Tam thất được chế biến từ hoạt chất Tam thất (Radix Pseudogineng). Có tác dụng bổ huyết, chữa kiết lỵ ra máu, chảy máu cam, ứ trệ, sưng tấy.

    Dùng cho phụ nữ sau khi đẻ, điều trị thổ huyết, băng huyết, rong kinh, chân tay tê dại, tăng sức đề kháng của cơ thể; chống lại tác động bất lợi của ngoại cảnh và chứng xuất tiết ở đáy mắt gây mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu ít ngủ.



    Gần đây Tam thất được sử dụng nhiều cho bệnh nhân ung thư do có khả năng tiêu u và cho những người già phòng và điều trị chứng chảy máu nội tạng. Hiện Công ty Traphaco bào chế dạng trà hoà tan Tam thất, nâng cấp chất lượng sản phẩm, giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn. Hoà mỗi gói với tách 40ml nước nóng.
    Trà hoà tan Hà thủ ô

    Thời xưa, danh y xếp Hà thủ ô là âm dược chữa can thận âm hư, tóc sớm bạc, mỏi gối lưng đau, di tinh, băng huyết, đại tiện ra máu, suy nhược thần kinh…



    Hà thủ ô sau khi được chế biến công phu với Đậu đen, điều hoà sự co bóp của ruột, kích thích tiêu hoá. Công ty Traphaco đã chế biến thành trà hoà tan Hà thủ ô. Dùng Hà thủ ô thường xuyên làm tăng sinh lực, trí lực, giữ làn da hồng hào, tóc đen, giúp cơ thể trẻ mãi. Hoà một gói với tách 40ml nước nóng.
    Trà Gừng

    Dùng trong các trường hợp cảm lạnh, nhức đầu, cảm cúm, lạnh bụng, ho do lạnh, chân tay lạnh, cơ thể đau mỏi, sau khi tắm, các trường hợp đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hoá, thổ tả, dùng lâu dài ổn định huyết áp, chống choáng, chống say nôn khi đi tàu xe; trợ tim đối với những người yếu tim, chống buồn nôn khi mang thai.





    Hoà một gói với tách 40ml nước nóng.
    Trà Khổ qua

    Trà Khổ qua được chế biến từ quả Mướp đắng nguyên chất, có tác dụng chữa bệnh mất ngủ, nhuận tràng, mát gan, giải nhiệt, gii độc, lợi tiểu, phòng cảm cúm, giảm chất béo trong cơ thể, phòng ngừa bệnh tiểu đường, bệnh sỏi thận. Nước xanh, vị đắng, có thể pha thêm bột Cỏ ngọt hoà tan.



    Đựng trong túi lọc hoặc cắt lát phơi khô, pha với nước sôi trong khong 4 - 5 phút.
    Trà Actiso

    Được chế biến từ rễ, thân và lá cây Actiso Sapa và Cam thảo, là trà giải khát, nhuận tràng, mát gan.



    Trà đựng trong túi lọc, nhúng túi lọc vào ly nước sôi, sau 3 phút.
    Trà đắng

    Trà đắng có giá trị dược liệu cao, vừa được dùng làm chè uống, vừa dùng làm thuốc, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, giải độc, gii nhiệt, điều hoà huyết áp, giảm tỷ lệ tăng mỡ trong máu, chống phóng xạ, chống bệnh đục thuỷ tinh thể; chữa cảm nắng, giã rượu, kích thích tiêu hoá, ngủ tốt, uống thường xuyên làm tăng tuổi thọ.



    Nước xanh, vị đắng, đựng trong túi lọc (có thể pha thêm bột Cỏ ngọt hoà tan), pha với nước sôi khoảng 3 - 5 phút, có thể thêm nước sôi 2 - 3 lần.
    Trà dây

    Sản xuất từ nguyên liệu cây Chè dây leo, mọc tự nhiên trong rừng Hà Giang.

    Chè có tác dụng đối với tim mạch, chống các bệnh viêm loét dạ dày, đường ruột. Có tính mát, giúp tiêu hoá tốt, chống mất ngủ, điều hoà huyết áp. Trà đựng trong túi lọc, pha với nước sôi trong 3 - 5 phút.



    Ảnh chỉ có tính chất minh họa
    Trà Hibiscus
    Được chế biến từ đài hoa Hibiscus (đài hoa cây Bụt giấm - hoặc Bụp giấm) phơi khô, có tác dụng chống mệt mỏi, an thần, điều hoà huyết áp, lợi tiểu, ngăn cản sự tạo sỏi ở thận, giảm béo phì do tích mỡ, giảm Cholesterol trong máu, kháng nấm, kháng khuẩn, chống già hoá cơ thể, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và ung thư.
    Trà hoa Cúc

    Được chế biến từ hoa cây Chrysantherum. Loại hoa Cúc vàng có vị ngọt, hơi đắng và cay. Loại hoa Cúc trắng có vị ngọt đắng và mát. Hoa Cúc đi vào kinh phế, can thận.


    Hoa Cúc dùng trị mọi chứng nhiệt, dẹp tạng can, làm sinh thuỷ và giáng ho, giải cảm nhiệt, nhức đầu, hoa mắt, giải rượu, trị cao huyết áp và bệnh đái tháo đường.
    Trà Sâm
    Được chế biến từ Đẳng sâm nguyên chất, bổ trung ích khí, kích thích tiêu hoá, giảm chứng biếng ăn, tứ chi mỏi mệt, tinh thần uể oải, miệng khô lưỡi đắng, phổi yếu, ho khan. Trà túi lọc, pha với nước sôi trong 5 phút.
    Trà Cỏ ngọt

    Được chế biến từ cây Cỏ ngọt nguyên chất, có tác dụng lợi tiểu, an thần, giảm cholesterol trong máu, hạ huyết áp, dùng tốt cho người tiểu đường và mập phì, trà túi lọc, pha với nước sôi trong 5 phút.
    Trà Trái nhàu

    Được chế biến từ Trái nhàu, có tác dụng đối với người bị sỏi thận, cao huyết áp, tiểu đường, ho cảm, trị đau lưng, thấp khớp, nhuận tràng. Trà túi lọc pha với nước sôi trong 5 phút, có thể pha thêm trà Cỏ ngọt.
    Trà Trinh nữ hoàng cung

    Được chế biến từ cây Trinh nữ Mimosa pudica. Chủ trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản mạn, thấp khớp, nhức xương, mỏi lưng, huyết áp cao, có tác dụng đối với người bị u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến. Trà túi lọc, pha với 100ml nước sôi trong 10 phút.

    Theo Sức khỏe và Đời sống
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  20. #20

    Mặc định Những mẹo vặt y học theo kiểu dân gian Phương Tây!

    Trong cuộc sống chúng ta thường gặp những rắc rối gây khó chịu. Song chỉ cần biết một số mẹo vặt dễ làm, bạn sẽ xoá bỏ được những khó chịu ấy.
    1. Mắt có nọng phía dưới ( bọng mắt): Dùng hai bịch trà lipton nhúng vào nước ấm, nằm xuống giường và đặt lên chỗ nọng ở mắt
    2. Sốt lạnh: Ăn xúp gà gồm thịt gà quay nấu với 3 cây cần tây, 2 lá nguyệt quế , một củ hành tây và muối. Buổi tối nhấp một tách nước ấm có pha một muỗng nước cốt chanh, một lát tỏi cắt nhỏ, tiêu và bột vitamine C
    3. Táo bón: Cắt 6 thân cây địa hoàng thành miếng dài 5 cm, nấu trên lửa liu riu với nước xâm xấp từ 10 đến 15 phút cho đến khi mềm. Nếu muốn, bạn có thể thêm một tách rưỡi trái dâu lạnh trong khi lửa đang sôi.
    4. Nhức đầu: Đắp khăn nóng phía sau cổ, khăn lạnh ở trán. Nằm xuống, nhắm mắt và tưởng tượng sóng biển đang lăn tăn.
    5. Cảm thấy khó chịu khi có kinh: Nấu sôi một tách nước với gừng nghiền cho một bịch trà lipton vào và uống chầm chậm.
    6. Nấc cục :
    - Để một tờ giấy màu sẫm lên mũi miệng và thở bình thường.
    - Để chiếc muỗng kim loại vào ly nước và uống.
    - ép chiếc muỗng lên thái dương.
    7. Nhọt: Đắp cà rốt nấu nhừ hay bột nhão có tỏi sống nghiền.
    8. Viêm họng:
    - Nuốt một muỗng mật ong
    - Nhấp một ly nước táo mỗi ngày 2 giờ;
    - Hoà tan một muỗng muối trong ly nước ấm rồi súc miệng mỗi giờ.
    9. Dầu bầm xanh đen: Nghiền nát khoai tây sống rồi đắp lên vết bầm, cột hờ lớp vải bên ngoài, để yên 2-3 giờ.
    10. Rát da: Trộn mật và táo đập nát với tỷ lệ bằng nhau rồi đắp lên chỗ rát

    ganet
    Dragonle sưu tầm
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •