Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 27

Ðề tài: Tiếng chửi là vô ngã

  1. #1

    Mặc định Tiếng chửi là vô ngã

    Sư Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh):

    ''Mình nghe một tiếng chửi là mình thấy rõ ràng vô thường, vô ngã. Một âm thanh đó. Âm thanh đi qua vô thường. Nó có bản chất đâu, nó có thực thể đâu, nó có tự tính đâu, nó vô ngã mà. Một cảm giác tới rồi đi qua. Vô thường, vô ngã là chân lý, là sự thật.....

    Còn nếu mình không thấy bản chất của vô thường, vô ngã nên mình khổ. Tau giận quá, tau tức quá tau muốn giết mi. Luôn luôn có một cái ngã hiện ra đó để mà tạo tác tất cả các khổ đau cho mình.''


    Nghe tiếp ở đường link này: http://www.youtube.com/watch?v=C7-w6XjGkjo
    Last edited by delightdhamma; 14-09-2011 at 12:52 AM.
    "Đừng tìm lỗi người. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế. Ajahn Chah"

  2. #2

    Mặc định

    Kính huynh delightdhamma !
    Không những câu chửi mà bài nhạc, bài thơ, bài văn và phim ảnh cùng đồng như vậy không khác. Dưới cái nhìn Minh Sát chỉ 1 chuỗi các hiện tượng lần lượt xuất hiện và đi qua - Nó rời rạc không liên tục. Do tốc độ xuất hiện nhanh nên hành giả nhận không ra từ đó phát sinh các hệ quả kéo theo : a có do b có...
    Minh họa có thể thấy rõ nhất là chuyện 24 hình/ giây. Nếu tốc độ chiếu 24 hình/ giây Ta sẽ thấy hình ảnh liên tục - nhưng tốc độ chậm lại thì khoảng cách của các hình sẽ giãn ra - Và hành giả sẽ thấy rất rõ cái không tương tục của dòng pháp...
    Vài hàng trao đổi thực nghiệm.
    Kính chúc Huynh an khang.

  3. #3

    Mặc định

    Để em trình bày thử cách hiểu của em ...... Ví như có người chửi mình : " Bạn vô duyên quá " , thì lập tức mình buồn .... Tại sao , trước hết là vì ta tiếp nhận thông tin " Vô duyên " qua nhĩ, từ đó lại tiếp tục tác động đến ý của mình , mà trong ý thức của mình , " Vô duyên " được xếp vào không tốt , không hay ======> từ đó làm mình khởi tâm buồn .... Nếu mình có thể xếp " Vô duyên " vào cái hay, tốt đẹp =====> mình sẽ thấy vui ...... Tóm lại là do có phân ra xấu tốt , hay đẹp mà mình có phản ứng tương đương ..... Bây giờ mình thử dung nạp tất cả vào 1 bên tốt đẹp ko , thì dù gặp trường hợp nào cũng thấy tốt đẹp .... Xa hơn nữa thì không phân biệt nữa, sẽ đạt dc " sắc tức thị không, không tức thị sắc " .....

    Cách hiểu của em như vậy có đúng không, mong các a chị hướng dẫn giúp em ....

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi thanhmai08 Xem Bài Gởi
    Kính huynh delightdhamma !
    Không những câu chửi mà bài nhạc, bài thơ, bài văn và phim ảnh cùng đồng như vậy không khác. Dưới cái nhìn Minh Sát chỉ 1 chuỗi các hiện tượng lần lượt xuất hiện và đi qua - Nó rời rạc không liên tục. Do tốc độ xuất hiện nhanh nên hành giả nhận không ra từ đó phát sinh các hệ quả kéo theo : a có do b có...
    Minh họa có thể thấy rõ nhất là chuyện 24 hình/ giây. Nếu tốc độ chiếu 24 hình/ giây Ta sẽ thấy hình ảnh liên tục - nhưng tốc độ chậm lại thì khoảng cách của các hình sẽ giãn ra - Và hành giả sẽ thấy rất rõ cái không tương tục của dòng pháp...
    Vài hàng trao đổi thực nghiệm.
    Kính chúc Huynh an khang.
    Ok , huynh TM. Thật sự thì các pháp là vô ngã mà. Nhưng hầu hết chúng ta chỉ thấy trên văn tự. Khi bị chửi vẫn thấy tức như thường. Thấy mình bực tức là có ngã. Biết ngã là không thật mà vẫn tức, đó là nghiệp nhiều đời chi phối mình.

    Thực hành Minh Sát Tuệ không đơn giản như thế đâu huynh. Điều kiện cần để thực hành thiền Minh Sát Tuệ là phải đắc Định từ Sơ thiền trở lên. Các hành giả đi qua Định rồi mới vào Tuệ Minh Sát gọi là ''chỉ quán hành giả''. Tức là tâm đã thoát khỏi tâm cõi Dục giới và ở trong tâm cõi Sắc giới. Quả từ Sơ thiền đến Tứ thiền cho hành giả tái sinh vào Sắc giới. Với tâm Sắc giới (ra khỏi Dục giới) thì mới thực hành Minh Sát Tuệ được.

    Tuy nhiên, hiện nay có phong trào học Thiền Minh Sát Tuệ bỏ Định (bỏ chứng Sơ thiền đến Tứ thiền) mà đi hành Tuệ Minh Sát là rất khó giống như kiếm một ông Huệ Năng tái sinh vậy. Loại này gọi là ''khô quán hành giả''. Loại này khi đắc quả Tuệ Minh Sát vào 1 trong 4 Thánh quả thấp nhất là Dự Lưu (Tu Đà Hoàn) thì đống với chứng Sơ thiền gọi là pháp đồng sinh. Thiền Định cho 4 quả từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền. Thiền Minh Sát Tuê cho 4 quả Thánh (Tu Đà Hoàn đến A La Hán). Người tại gia sau khi đắc Định (từ Sơ Thiền trở lên) hành Minh Sát mà đắc A La Hán thì phải xuất gia ngay. Nếu không xuất gia thì sẽ nhập Niết Bàn ngay (xả thân mạng) vì đời sống tại gia không đảm bảo cho việc các Dục lậu không sinh khởi. Mà với 1 vị A La hán thì các dục lậu đã tận diệt, kiếp này là kiếp cuối cùng. Vài dòng hý luận với huynh.

    Kính chúc huynh an lạc, thành tựu.
    Last edited by delightdhamma; 15-09-2011 at 12:07 AM.
    "Đừng tìm lỗi người. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế. Ajahn Chah"

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi cloudstrife Xem Bài Gởi
    Để em trình bày thử cách hiểu của em ...... Ví như có người chửi mình : " Bạn vô duyên quá " , thì lập tức mình buồn .... Tại sao , trước hết là vì ta tiếp nhận thông tin " Vô duyên " qua nhĩ, từ đó lại tiếp tục tác động đến ý của mình , mà trong ý thức của mình , " Vô duyên " được xếp vào không tốt , không hay ======> từ đó làm mình khởi tâm buồn .... Nếu mình có thể xếp " Vô duyên " vào cái hay, tốt đẹp =====> mình sẽ thấy vui ...... Tóm lại là do có phân ra xấu tốt , hay đẹp mà mình có phản ứng tương đương ..... Bây giờ mình thử dung nạp tất cả vào 1 bên tốt đẹp ko , thì dù gặp trường hợp nào cũng thấy tốt đẹp .... Xa hơn nữa thì không phân biệt nữa, sẽ đạt dc " sắc tức thị không, không tức thị sắc " .....

    Cách hiểu của em như vậy có đúng không, mong các a chị hướng dẫn giúp em ....
    Câu ''Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc''. Câu này chỉ thực chứng được khi chúng ta thực hành theo ''Bồ tát quán tự tại hành thâm bát nhã ba la mật đa''' thôi. Hầu hết mọi người sài lại cái kết quả mà khi ngài Bồ tát Quán Tự Tại sau khi hành thâm bát nhã nói ra chứ chẳng tự mình có hay sống như thật với nó được. Và sau đo thế nào là ''hành thâm bát nhã ba la mật đa'' thì ngài Bồ tát Quán Tự Tại lại không nói. Nên người đời sau khi phân tích, lý giải, đưa ra các khái niệm như người mù rờ voi, đầu lại thêm đầu.

    Trở lại con đường Trung Đạo mà Đức Phật nói trong 5 bộ kinh Pali. Ngài nói ngũ uẩn (sắc, thọ, tương, hành, thức) là chúng sinh, chúng sinh là ngũ uẩn. Chỉ có thực hành Thiền Định và Thiền Tuệ mới là pháp Trung Đạo xa lìa hai khái niệm đối đãi như tốt - xấu, yêu - ghét. Pháp học gọi là Ái và Phi Hữu Ái. Yêu hay tốt thuộc về Tham. Xấu hay ghét thuộc về Sân.

    Ví dụ khi ta khát nước thộc về Tham (vơ vào cái ta). Uống nước xong rồi, vài tiếng sau buồn tiều, chỉ mong đẩy nước ra khỏi người gọi là Sân. Trong 4 oai nghi, đi, đứng, năm, ngồi ta luôn bị Tham, Sân chi phối. Khi ta đờ đẫn không tập trung vào việc gì thì gọi là Si (hôn trầm, thụy miên) hay vội vàng là việc gì cũng thuộc vì Si (trạo cứ, hối quá). Tham, Sân, Trảo Cử-Hối Quá, Hôn Trầm-Thụy Miên, và Nghi Ngờ gọi là 5 triền cái, tức là các chướng ngại của Tâm Thanh Tịnh hay nói cách khác chính là Tham, Sân, Si hay còn gọi là Phiền Não hay Nhiệt Não

    Quả của thiền Định (Sơ Thiền đến Tứ Thiền) cho phép đè nén 5 triền cái, gọi là mát lạnh hay Đức Phật nói là ''hiện tại lạc trú''.

    Quả của Thiền Tuệ ( từ Dự Lưu đến A la hán) cho phép nhổ sạch 5 triền cái chấm dứt sự nhiệt não (5 triền cái) quay trở lại.

    Dùng lý luận học Phật pháp dù có 3 bằng tiến sĩ Phật học cũng rơi vào Thức để đi tái sinh. Có Sắc nên có Thọ, có Thọ nên có Tưởng, có Tưởng nên có Hành, có Hành nên có Thức. Ví dụ khi nói về từ Phật thì hình ảnh (Sắc) ông Phật trong mỗi người mỗi khác do nghiệp mỗi người chi phối. Cùng 1 câu kinh nghe thấy hay đọc được (thuốc về Sắc) thì khởi lên Tưởng khác nhau do nghiệp mỗi người khác nhau, thầy có nghiệp thầy, trò có nghiệp trò. Cứ như vậy Nhân và Duyên trung diệp tích tụ các Thọ, Tưởng, Hành rồi ra Nghiệp Thức đi tái sinh tương ưng.

    Chỉ có thực hành Tứ Niệm Xứ (thiền Định, thiền Tuệ) mới là con đường Trung Đạo mà Đức Phật gọi đã nói : '' Đây là con đường duy nhất đạt tới Chánh Trí, chứng ngộ Niết Bàn.''. Ngoài ra là sa vào Tưởng, Hành, Thức bị chi phối bởi Thọ và Ái (Ái và Phi Hữu Ái).

    Kinh Tứ Niệm Xứ cho thấy không có thần linh, không có ai ngoài mỗi người phải tự mình nỗ lực thực hành các pháp Thiền Quán trên Thân, trên Thọ, trên Tâm, trên Pháp để tự mình chứng ngộ Chánh Trí, Niết bàn. Đây là lời tuyên bố Phật giáo không phải là tôn giáo, không phải là thần giáo, không có giáo chủ vì ai cũng có thể đạt tới chỗ vị đạo sư đã chỉ dạy bằng nỗ lực Thiền Định, Thiền Tuệ của bản thân.
    Last edited by delightdhamma; 14-09-2011 at 11:44 PM.
    "Đừng tìm lỗi người. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế. Ajahn Chah"

  6. #6

    Mặc định

    Tu không lo tu, suốt ngày lý với sự
    Tôi là ai?
    Là ai...là ai... mà yêu quá đời này

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi delightdhamma Xem Bài Gởi
    Câu ''Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc''. Câu này chỉ thực chứng được khi chúng ta thực hành theo ''Bồ tát quán tự tại hành thâm bát nhã ba la mật đa''' thôi. Hầu hết mọi người sài lại cái kết quả mà khi ngài Bồ tát Quán Tự Tại sau khi hành thâm bát nhã nói ra chứ chẳng tự mình có hay sống như thật với nó được. Và sau đo thế nào là ''hành thâm bát nhã ba la mật đa'' thì ngài Bồ tát Quán Tự Tại lại không nói. Nên người đời sau khi phân tích, lý giải, đưa ra các khái niệm như người mù rờ voi, đầu lại thêm đầu.

    Trở lại con đường Trung Đạo mà Đức Phật nói trong 5 bộ kinh Pali. Ngài nói ngũ uẩn (sắc, thọ, tương, hành, thức) là chúng sinh, chúng sinh là ngũ uẩn. Chỉ có thực hành Thiền Định và Thiền Tuệ mới là pháp Trung Đạo xa lìa hai khái niệm đối đãi như tốt - xấu, yêu - ghét. Pháp học gọi là Ái và Phi Hữu Ái. Yêu hay tốt thuộc về Tham. Xấu hay ghét thuộc về Sân.

    Ví dụ khi ta khát nước thộc về Tham (vơ vào cái ta). Uống nước xong rồi, vài tiếng sau buồn tiều, chỉ mong đẩy nước ra khỏi người gọi là Sân. Trong 4 oai nghi, đi, đứng, năm, ngồi ta luôn bị Tham, Sân chi phối. Khi ta đờ đẫn không tập trung vào việc gì thì gọi là Si (hôn trầm, thụy miên) hay vội vàng là việc gì cũng thuộc vì Si (trạo cứ, hối quá). Tham, Sân, Trảo Cử-Hối Quá, Hôn Trầm-Thụy Miên, và Nghi Ngờ gọi là 5 triền cái, tức là các chướng ngại của Tâm Thanh Tịnh hay nói cách khác chính là Tham, Sân, Si hay còn gọi là Phiền Não hay Nhiệt Não

    Quả của thiền Định (Sơ Thiền đến Tứ Thiền) cho phép đè nén 5 triền cái, gọi là mát lạnh hay Đức Phật nói là ''hiện tại lạc trú''.

    Quả của Thiền Tuệ ( từ Dự Lưu đến A la hán) cho phép nhổ sạch 5 triền cái chấm dứt sự nhiệt não (5 triền cái) quay trở lại.

    Dùng lý luận học Phật pháp dù có 3 bằng tiến sĩ Phật học cũng rơi vào Thức để đi tái sinh. Có Sắc nên có Thọ, có Thọ nên có Tưởng, có Tưởng nên có Hành, có Hành nên có Thức. Ví dụ khi nói về từ Phật thì hình ảnh (Sắc) ông Phật trong mỗi người mỗi khác do nghiệp mỗi người chi phối. Cùng 1 câu kinh nghe thấy hay đọc được (thuốc về Sắc) thì khởi lên Tưởng khác nhau do nghiệp mỗi người khác nhau, thầy có nghiệp thầy, trò có nghiệp trò. Cứ như vậy Nhân và Duyên trung diệp tích tụ các Thọ, Tưởng, Hành rồi ra Nghiệp Thức đi tái sinh tương ưng.

    Chỉ có thực hành Tứ Niệm Xứ (thiền Định, thiền Tuệ) mới là con đường Trung Đạo mà Đức Phật gọi đã nói : '' Đây là con đường duy nhất đạt tới Chánh Trí, chứng ngộ Niết Bàn.''. Ngoài ra là sa vào Tưởng, Hành, Thức bị chi phối bởi Thọ và Ái (Ái và Phi Hữu Ái).

    Kinh Tứ Niệm Xứ cho thấy không có thần linh, không có ai ngoài mỗi người phải tự mình nỗ lực thực hành các pháp Thiền Quán trên Thân, trên Thọ, trên Tâm, trên Pháp để tự mình chứng ngộ Chánh Trí, Niết bàn. Đây là lời tuyên bố Phật giáo không phải là tôn giáo, không phải là thần giáo, không có giáo chủ vì ai cũng có thể đạt tới chỗ vị đạo sư đã chỉ dạy bằng nỗ lực Thiền Định, Thiền Tuệ của bản thân.

    Trích dẫn Nguyên văn bởi delightdhamma Xem Bài Gởi
    Ok , huynh TM. Thật sự thì các pháp là vô ngã mà. Nhưng hầu hết chúng ta chỉ thấy trên văn tự. Khi bị chửi vẫn thấy tức như thường. Thấy mình bực tức là có ngã. Biết ngã là không thật mà vẫn tức, đó là nghiệp nhiều đời chi phối mình.

    kiến thức của huynh thật sâu rộng , có những khái niệm Đệ lần đầu mới được nghe thấy , có lẽ phải đọc thêm nhiều nữa .....


    huynh cho đệ hỏi , đệ mới bước đầu học Phật thì nên đọc những Kinh sách nào thì dễ hiểu , dễ thấm ạ ( đệ hơi kém trí ạ) .....
    Nhân thế không biết nghĩ, Chẳng thèm lấy làm gương; Chỉ lo tích tiền bạc, Chế nhạo kẻ hiền lương; Đâu biết giàu đến mấy, Cũng vào cõi vô thường ...

  8. #8

    Mặc định

    Bước đầu học Phật nên biết kiến thức là cái vay mượn, vay mượn càng nhiều thì càng khó tu.
    Tôi là ai?
    Là ai...là ai... mà yêu quá đời này

  9. #9

    Mặc định

    vậy theo compassion phải làm thế nào :) .... có thể chỉ mình được ko ?
    Nhân thế không biết nghĩ, Chẳng thèm lấy làm gương; Chỉ lo tích tiền bạc, Chế nhạo kẻ hiền lương; Đâu biết giàu đến mấy, Cũng vào cõi vô thường ...

  10. #10

    Mặc định

    Bạn tập quên đi
    Tập quên để mà nhớ,
    nhớ gì?
    Nhớ mình là ai
    Là ai? Là ai... là ai mà yêu quá đời này
    Tôi là ai?
    Là ai...là ai... mà yêu quá đời này

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi compassion Xem Bài Gởi
    Bước đầu học Phật nên biết kiến thức là cái vay mượn, vay mượn càng nhiều thì càng khó tu.
    Nhưng không vay mượn cái này thì chẳng biết đường nào mà tu. Khi đó thấy bảo tu rượu, tu bia đạt quả niết bàn có khi cũng tu ấy chứ nhỉ.

    Vậy nên nói kiến thức là vay mượn thì hỏng. Kiến thức là cần thiết để định được đường đi. Nó là do mình tìm hiểu, do nhân duyên đưa đến mình đọc cái này, cái khác mà thành. Trong quá trình tu thì lại còn phải vừa tu vừa điều chỉnh. Vậy biết thế nào mà điều chỉnh. Từ kinh điển, từ kiến thức mà ra. Vậy nên con đường tu thì phải
    Đọc, học để có kiến thức - tu để có nhận thức - đọc tiếp, học tiếp để điều chỉnh nhận thức - tiếp tục tu.
    Trong quá trình đó phải có những trao đổi về thành quả với các bậc trưởng thượng đã có chứng đắc các thành quả nếu có thể.

  12. #12

    Mặc định

    Không cần học vì "chân tâm vốn đã có đủ" Câu này của Lục tổ Huệ Năng
    Không cần tu hành chi cả vì "Chân tâm vốn đã thanh tịnh - Cũng của Lục tổ luôn

    Quý vị sẽ bảo rằng đấy là Lục tổ đã chứng ngộ nến mới thế, ta còn mê nên ta phải học phải tu khà khà.

    Vậy xin quý vị trả lời giúp tại hạ: Chân tâm vốn thanh tịnh rỗng rang, bao trùm khắp 10 phương pháp giới, không đến không đi, trí tuệ sáng suốt thấu rõ quá - hiện - vị lai. Vậy vì đâu mà chân tâm lại nhiễm ô?
    Tôi là ai?
    Là ai...là ai... mà yêu quá đời này

  13. #13

    Mặc định

    Chân tâm nhiễm ô từ thuở hồng hoang khi con người phân chia thiện ác âm dương. Chân tâm vốn thanh tịnh và có đủ nhưng để lộ được cái chân tâm thanh tịnh đấy ra thì phải tu. Muốn tu phải biết đường. Muốn nhìn vào trong cũng phải biết cách nhìn. Còn nếu ngồi tưởng tượng mấy câu của lục tổ Huệ Năng thì chắc giống con vẹt quá.

  14. #14

    Mặc định

    Lục tổ thì cũng phải học từ ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Tuy cũng có những chứng ngộ từ câu "Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" nhưng đó cũng chỉ là cái ngộ của thấy cái gì hay hay cần tìm hiểu tiếp chứ còn thực sự chứng ngộ và đạt đạo thì cũng phải qua sự dạy dỗ của Hoằng Nhẫn Đại Sư. Như vậy để thấy kiến thức cũng thực là quan trọng vậy.

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi quangcom Xem Bài Gởi
    Chân tâm nhiễm ô từ thuở hồng hoang khi con người phân chia thiện ác âm dương. Chân tâm vốn thanh tịnh và có đủ nhưng để lộ được cái chân tâm thanh tịnh đấy ra thì phải tu. Muốn tu phải biết đường. Muốn nhìn vào trong cũng phải biết cách nhìn. Còn nếu ngồi tưởng tượng mấy câu của lục tổ Huệ Năng thì chắc giống con vẹt quá.
    Khà khà
    "Chân tâm vốn thanh tịnh rỗng rang, bao trùm khắp 10 phương pháp giới, không đến không đi, trí tuệ sáng suốt thấu rõ quá - hiện - vị lai", mà thuở hồng hoang tự dưng lại phân chia Thiện ác âm dương, bạn nói mà không thấy vô lý sao.
    Tôi là ai?
    Là ai...là ai... mà yêu quá đời này

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi quangcom Xem Bài Gởi
    Lục tổ thì cũng phải học từ ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Tuy cũng có những chứng ngộ từ câu "Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" nhưng đó cũng chỉ là cái ngộ của thấy cái gì hay hay cần tìm hiểu tiếp chứ còn thực sự chứng ngộ và đạt đạo thì cũng phải qua sự dạy dỗ của Hoằng Nhẫn Đại Sư. Như vậy để thấy kiến thức cũng thực là quan trọng vậy.
    Chẹp
    Trước khi Lục tổ đến với Ngũ tổ thì người đã ngộ đạo rồi, có lẽ bạn chưa tìm hiểu qua Pháp Bảo Đàn Kinh.

    Thời gian Lục tổ ở với Ngũ tổ ngài chưa hề học thêm một câu kinh bài kệ nào, chỉ có giã gạo và giã gạo, để lọc lại những gì tinh tuý nhất của hạt gạo truyền lại cho hậu thế.

    Muốn truyền pháp đốn ngộ chẳng phải cũng cần một thân phận đó sao
    Tôi là ai?
    Là ai...là ai... mà yêu quá đời này

  17. #17

    Mặc định

    Kiến thức không phải là xấu, nhưng biết dùng nó thì tốt, để nó làm ông chủ thì chẳng ra làm sao.
    Các bạn tu Phật chắc đều biết Phật nói đến 3 chướng, mà hàng ngày các bạn vẫn nguyện rằng "Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não"
    Vâng tam chướng đó là: Sở hữu chướng, Sở tri chướng và nghiệp chướng"
    Sở hữu chướng thì các bạn biết rồi: Đó là chấp vào những cái hình sắc bên ngoài làm cái của mình như nhà của tôi, tài sản của tôi, vật chất của tôi...
    Còn sở tri chướng có lẽ ít ai để ý: Đó là chấp vào những kiến thức, những hiểu biết vay mượn từ người khác làm cái của mình: Ví dụ như bạn đọc một lời kinh văn hay, bạn nhớ nó, bạn hiểu nó trên bình diện lý thuyết rồi bạn đem ra bàn cãi tranh luận như là của bạn vậy. Nhiều lắm....

    Từ 2 chướng ban đầu mới sinh ra cái thứ 3 là nghiệp chướng, bởi chấp vào những thứ vay mượn giả tạo nên con người làm mọi cách để bảo vệ cái tôi vay mượn ấy, không từ một thủ đoạn nào, kể cả hại người giết vật. Gây oán chuốc thù... Nghiệp chướng từ đó mà sinh ra

    Vậy bạn nói xem kiến thức là tốt hay là xấu?
    Với mình, kiến thức không xấu, mình học được kiến thức rồi mình hành, từ hiểu dẫn đến biết, rồi chẳng mấy chốc mà ngộ. Bởi ngộ là kết quả của cả hiểu và biết (hiểu tức là bạn chỉ nắm qua lý thuyết thôi, còn biết là bạn đã nắm được vấn đề qua thực hành rồi)

    Người tu hành hiện tại, tiếng là tu hành nhưng nhiều người chỉ học thôi chứ không có hành, hoặc là hành qua loa đại khái. Với những người này kiến thức lại là xấu, họ học càng nhiều thì cái sở tri chướng càng lớn.

    Vậy nên tốt hay xấu cũng là do dụng tâm mà ra bạn ạ

    Thương mến!
    Last edited by compassion; 03-10-2011 at 11:38 PM.
    Tôi là ai?
    Là ai...là ai... mà yêu quá đời này

  18. #18
    Nhị Đẳng Avatar của vietnamese
    Gia nhập
    Nov 2010
    Nơi cư ngụ
    Hư Không
    Bài gởi
    2,258

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi boy93 Xem Bài Gởi
    Vô ngã nghĩa là sao mấy bác? Em nhớ hình như có dc nghe nghĩa của từ này rồi mà quên mất, là vô nghĩa à?

    Vô ngã là không có thật.
    A Di Đà Phật.
    Mắt trông thấy sắc rồi thôi
    Tai nghe thấy tiếng nghe rồi thời không
    Trơ trơ lẳng lặng cõi lòng
    Ung dung ta bước ra vòng trần ai.

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi compassion Xem Bài Gởi
    Chẹp
    Trước khi Lục tổ đến với Ngũ tổ thì người đã ngộ đạo rồi, có lẽ bạn chưa tìm hiểu qua Pháp Bảo Đàn Kinh.

    Thời gian Lục tổ ở với Ngũ tổ ngài chưa hề học thêm một câu kinh bài kệ nào, chỉ có giã gạo và giã gạo, để lọc lại những gì tinh tuý nhất của hạt gạo truyền lại cho hậu thế.

    Muốn truyền pháp đốn ngộ chẳng phải cũng cần một thân phận đó sao
    Lục tổ có 2 lần ngộ đạo. Lần đầu tiên là ngộ khi gánh củi và tình cờ nghe kinh. Lần thứ hai là được ngũ tổ truyền nói kinh Kim Cang và đại ngộ ở câu "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" vào canh ba. Trong thiền tông thì người ta có vài lần ngộ là chuyện bình thường. Tiểu ngộ có vài chục lần, đại ngộ có vài lần. Quá trình tu học mới có được nhận thức đó chứ đâu có tự được đâu.
    Đọc Pháp bảo đàn kinh mà chỉ thích thú khi thấy Lục tổ ngộ đạo ngay không cần học hỏi gì thì chỉ là nhìn bề ngoài đọc phần 1. Đọc những phần sau sẽ thấy ngay rằng việc đạt được điều gì đó đâu có đơn giản thế đâu. Thế giới đâu có phải toàn lục tổ Huệ Năng đâu.

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vietnamese Xem Bài Gởi

    Vô ngã là không có thật.
    A Di Đà Phật.
    Vô ngã là không có bản thân, không có mình. Không có mình nên không bị ngã.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Mật tông vấn đáp
    By ductri16580 in forum Mật Tông
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 05-09-2014, 11:53 AM
  2. Đối thoại với thương đế
    By Itdepx in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 22
    Bài mới gởi: 27-01-2012, 05:37 PM
  3. Thượng đế là ai ?
    By kiennguyen in forum Đạo Cao Đài
    Trả lời: 371
    Bài mới gởi: 09-01-2012, 09:31 PM
  4. TỬ BÌNH CHÂN THUYÊN
    By thaiduong162 in forum Tử Bình, Tướng, Số, Khác...
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 20-04-2011, 11:29 AM
  5. Truyền thọ tam quy
    By phúc minh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 21-03-2011, 06:28 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •