kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Ðề tài: Niệm Phật nghe rõ là công phu

  1. #1

    Mặc định Niệm Phật nghe rõ là công phu

    Niệm phật nghe rõ là công phu....

    Bạn niệm phật nghe rõ câu phật hiệu mình niệm, thì đó gọi là công phu hành trì, nếu niệm mà chẳng nghe rõ A Di Đà Phật....thì dù hằng ngày bạn niệm trăm ngàn chuỗi, cũng gọi là không có công phu...vì sao vậy?? vì lúc đó bạn đang mê, không có giác, niệm mà không biết mình niệm ai??
    Nghe rõ là định, nghe càng rõ...càng nhiếp tâm, nghe như vậy hoài...thì tâm bạn tự nhiếp, càng tu càng an lạc, mà tu thì rất là vui, cái vui này là niềm vui của hoan hỷ an lạc,... khi đó thị phi, nhân ngã bạn không màng nữa....ai chửi mình cũng A Di Đà Phật, khen mình mình cũng A Di Đà Phật,...
    Tổ Ấn Quang dạy dù bạn niệm cách nào: mặc niệm, kim cang, cao thanh,....quan trọng là nghe rõ câu A Di Đà Phật, bạn niệm thầm cũng có tướng của cái tiếng A Di Đà Phật trong ấy ( trong tâm trí của bạn, bạn có thể la làng trong ấy, mà người kế bên đâu có biết, nói như ngày nay cho dễ hiểu là bạn là những gì bạn nghĩ, vậy cớ sao bạn không nghĩ về A Di Đà Phật)
    ...nghe A Di Đà Phật vậy... lâu ngày thì nhất định tâm sẽ nhiếp, Tổ nói nhất định tâm sẽ nhiếp,...mà phải nghe rõ mới được, không nghe rõ thì vọng niệm rất dễ xen vào, Hòa thượng Tịnh Không nói đây chính là : "Một niệm bất giác (không có tuệ giác) tức đồng vô minh (mê mờ chẳng biết)...
    Trong vũ trụ, năm đường phân minh, thiện ác báo ứng họa phước đành rành, thân tự chịu lấy không ai thay được. Người thiện làm lành thì từ cảnh sướng đến cõi sướng, từ sáng vào sáng. Người ác làm ác từ cảnh khổ vào cõi khổ, từ tối vào chỗ tối.

  2. #2

    Mặc định

    Niệm Phật cần chú tâm , không cần phải thành tiếng thật to vì âm thanh thoát ra ngoài càng lớn, thì khí lực thoát ra càng nhiều, niệm Phật, trì chú với âm thanh mạnh, nhưng càng hướng vào trong thân, càng trầm càng tốt, vì rung động của các ngũ hành trong thân của chúng ta rất chậm, do đó tần số âm thanh phát ra càng thấp, thì càng dễ cộng hưởng với sự rung động của các vật chất nầy , kể cả sự xoay của các nguồn năng lực cũng chậm như vậy.
    Kể cả khi mặc niệm không nghe âm thanh hay không mặc niệm để tâm trống không , tất cả đều có công đức, vì tại thời điểm đó thân khẩu ý đồng quy, thân đang niệm , biết mình đang niệm, hay biết mình đang tập trung ngừng mọi suy nghĩ , tức thân không làm điều ác không gây hại cho chúng sanh tức ta đã gieo hạt giống thiện,Khẩu đang niệm Phật hay không niệm tức đã gieo thiện căn, ý không có tạp niệm xen vào tức đã gieo hạt giống lành, như vậy thân khẩu ý đều gieo giống thiện và đều thanh tịnh, có nghĩa là đã có công đức.
    Nếu chỉ niệm Phật là có công đức, vậy các thiền sư đã đạt tới đại định , họ không dụng công niệm Phật há không có công đức hay sao?
    Nếu chấp vào niệm Phật phải "nghe" âm thanh thật rõ, vậy khi mặc niệm không có âm thanh ta nghe bằng gì?
    Vấn đề chính là giữ thân khẩu ý thanh tịnh tức thì giác ngộ, bất chấp trì chú , niệm Phật hay thiền hay dụng các pháp nào mà giữ được thân khẩu ý thanh tịnh,huân tập được mọi lúc thân khẩu ý đều thanh tịnh ví như người gieo hạt giống thanh tịnh trên ruộng hoang của mình, dần dần ruộng hoang càng ngày càng có nhiều hạt giống thanh tịch lo gì quả bồ đề.
    Last edited by linh_tinh_85; 02-06-2011 at 12:13 PM.

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi linh_tinh_85 Xem Bài Gởi
    Niệm Phật cần chú tâm , không cần phải thành tiếng thật to vì âm thanh thoát ra ngoài càng lớn, thì khí lực thoát ra càng nhiều, niệm Phật, trì chú với âm thanh mạnh, nhưng càng hướng vào trong thân, càng trầm càng tốt, vì rung động của các ngũ hành trong thân của chúng ta rất chậm, do đó tần số âm thanh phát ra càng thấp, thì càng dễ cộng hưởng với sự rung động của các vật chất nầy , kể cả sự xoay của các nguồn năng lực cũng chậm như vậy.
    Kể cả khi mặc niệm không nghe âm thanh hay không mặc niệm để tâm trống không , tất cả đều có công đức, vì tại thời điểm đó thân khẩu ý đồng quy, thân đang niệm , biết mình đang niệm, hay biết mình đang tập trung ngừng mọi suy nghĩ , tức thân không làm điều ác không gây hại cho chúng sanh tức ta đã gieo hạt giống thiện,Khẩu đang niệm Phật hay không niệm tức đã gieo thiện căn, ý không có tạp niệm xen vào tức đã gieo hạt giống lành, như vậy thân khẩu ý đều gieo giống thiện và đều thanh tịnh, có nghĩa là đã có công đức.
    Nếu chỉ niệm Phật là có công đức, vậy các thiền sư đã đạt tới đại định , họ không dụng công niệm Phật há không có công đức hay sao?
    Nếu chấp vào niệm Phật phải "nghe" âm thanh thật rõ, vậy khi mặc niệm không có âm thanh ta nghe bằng gì?
    Vấn đề chính là giữ thân khẩu ý thanh tịnh tức thì giác ngộ, bất chấp trì chú , niệm Phật hay thiền hay dụng các pháp nào mà giữ được thân khẩu ý thanh tịnh,huân tập được mọi lúc thân khẩu ý đều thanh tịnh ví như người gieo hạt giống thanh tịnh trên ruộng hoang của mình, dần dần ruộng hoang càng ngày càng có nhiều hạt giống thanh tịch lo gì quả bồ đề.
    Thiền sư đạt đại định mới thật biết rõ pháp này chẳng phải chỉ dành cho phàm phu. Hám Sơn Đại sư, Hư Vân, Quảng Khâm Hòa Thượng...là những bậc đã đạt định lực, há đâu không biết lý này? Nếu bạn từng xem hình của Hòa thượng thì sẽ thấy tay không lìa chuỗi, miệng không rời câu A Di Đà Phật..chúng ta phàm phu trong vòng sanh tử, biết được pháp này mà còn chẳng cố nỗ lực thế thì bạn....còn muốn tu pháp nào dễ hơn được nữa? Mặc niệm, kim cang, cao thinh, chúng ta trì thì đều có tiếng...luôn cả mặc niệm vẫn có tướng của cái tiếng trong tâm,...Phàm phu nghiệp ác dẫy đầy huân tập quen thành thói, nếu chẳng chịu huân tập để miệng luôn nói lời lành, mà cứ mãi mặc niệm thế thì rất dễ hôn trầm, làm quen thành thói khi phút lâm chung vẫn cứ hôn trầm như vậy....có phải là uổn cả một đời chăng? đây là lời cho người sơ cơ và căn tánh yếu kém như Liencu chứ chẳng phải là lời dạy cho Bồ tát nên
    Hòa Thượng Trí Tịnh dạy: Nam Mô A Di Đà Phật!
    Không gấp cũng không hườn
    Tâm tiếng hiệp khắn nhau
    Thường niệm cho rành rõ
    .....Bây giờ có sức khỏe lại e ngại miệng chẳng chịu dùng miệng xưng tán để khẩu nghiệp dần thanh tịnh, thế chúng ta còn đợi đến lúc nào nữa?...Nhân quả chẳng lầm, cái gì cũng có nghiệp báo của nó: "nhân quả nghiệp báu một tơ hào cũng chẳng sai"...
    ..Nếu cao thinh mà nhọc sức thì mặc niệm, mặc niệm mà hôn trầm thì cao thinh,..làm việc thì cứ kim cang trì,..nhẫn tới giờ giờ khắc khắc thảy đều là công phu, giờ nào bạn cũng có thể A Di Đà Phật, chẳng có chướng ngại, chúng ta là tại gia đệ tử chẳng phải là bậc xuất gia có thời gian tịnh niệm nhiều, nếu không biết kiệm chút thời gian công phu thì chẳng phải là uổn một đời sao?...
    Thiện Đạo đại sư hóa thân của A Di Đà vẫn dùng miệng mà lớn tiếng xưng danh...Thế Tôn Như Lai dạy trong kinh Ðại Tập rằng: “Ðời Mạt Pháp ức ức người tu hành, nhưng hiếm có ai đắc đạo. Chỉ có ai nương vào pháp Niệm Phật thì đều được độ thoát”. chúng ta phận làm đệ tử, chỉ hỏi một câu ta có có tin hay không?? nếu như thật tin thì Thiện Tài, Thế Chí, Quán Âm, Phổ Hiền thảy đều là bạn lữ,..biết thế sao còn chẳng chịu niệm Phật? còn như đã chẳng tin thì còn gì để nói...Lời trên: niệm phật nghe rõ là công phu, vốn là lời của Ấn Quang Đại sư kết tập trong văn sao, kẻ hèn chỉ nói rộng nếu như đồng tu đã chẳng nghe thì chớ nên bàn ra vào,..khẩu nghiệp phải khéo giữ gìn..
    A Di Đà Phật....vài dòng thiển ý mong hoan hỷ đồng tu hoan hỷ....
    Trong vũ trụ, năm đường phân minh, thiện ác báo ứng họa phước đành rành, thân tự chịu lấy không ai thay được. Người thiện làm lành thì từ cảnh sướng đến cõi sướng, từ sáng vào sáng. Người ác làm ác từ cảnh khổ vào cõi khổ, từ tối vào chỗ tối.

  4. #4

    Mặc định

    Niệm lớn tiếng có mục đích là gọi cái tâm mình chú ý tiếng niệm tránh hôn trầm, khi miệng niệm phát ra tiếng , tai ta nghe tiếng niệm tức thì ý phải nghĩ tới Phật, phải tưởng tới Phật đó là khẩu và ý đồng thanh tương ứng, còn thân lúc đó thì nghiêm trang lần chuổi hay đang lễ lạy Phật , đó là tam mật tương ưng.
    Mặc niệm là không ra tiếng dù khẩu không khai nhưng vẫn tưởng có âm vang vào tai và nghe thấy , như vậy cũng có thể nói là khẩu ý tương đồng cùng lúc niệm-nghe Phật hiệu, còn thân thì uy nghi nghiêm chỉnh lần chuổi hay đảnh lễ chư Phật.
    Cả hai pháp trên đều giúp chúng ta đạt tới nhất tâm, và sẽ đi tới vô biệt niệm. Vô biệt niệm có nghĩa là mình niệm mà không biết mình đã bắt đầu niệm từ lúc nào. Kể cả khi ngủ , chợt giật mình thức mình vẫn thấy đang niệm, đó là nhất tâm.
    Vấn đề chính yếu của niệm Phật là đi tới tam mật tương ưng đồng tùy hướng Phật , tức thân khẩu ý đều niệm -tưởng- đảnh lễ tới Phật, thân - khẩu -ý đồng hướng Phật .
    Nếu ở một mình ta có thể niệm ra tiếng, ở chổ đông người thì mặc niệm, ta niệm ta nghe , Phật tánh trong ta nghe. Chẳng cốt niệm cho người ta thấy mình đang niệm Phật , nhiều khi họ thấy mình tự nói một mình rồi cho là người tự kỵ .
    Last edited by linh_tinh_85; 02-06-2011 at 06:04 PM.

  5. #5

    Mặc định

    Chủ đề hấp dẫn.
    :thumbs_up:the
    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT :not_worthy::not_worthy:!!!Nguyện sinh tây phương tịnh độ trung, cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu, hoa khai kiến Phật ngộ vô sinh bất thối chuyển Bồ Tátwellcome1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. BỬU SƠN KỲ HƯƠNG - TÁC GIẢ VƯƠNG KIM
    By vankhuc in forum Bửu Sơn Kỳ Hương
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 22-07-2012, 04:47 PM
  2. TỬ BÌNH CHÂN THUYÊN
    By thaiduong162 in forum Tử Bình, Tướng, Số, Khác...
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 20-04-2011, 11:29 AM
  3. Đạo gì?
    By phúc minh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 20-04-2011, 10:42 AM
  4. Truyền thọ tam quy
    By phúc minh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 21-03-2011, 06:28 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •