kết quả từ 1 tới 19 trên 19

Ðề tài: TRẦM HƯƠNG - Người Khăn Trắng

  1. #1
    Lục Đẳng Avatar của splen
    Gia nhập
    Nov 2009
    Nơi cư ngụ
    Trung Sơn
    Bài gởi
    8,027

    Mặc định TRẦM HƯƠNG - Người Khăn Trắng

    Trước khi ra khỏi nhà trọ, Lê Thanh còn nghe lão già cụt chân nhắc lại:
    - Cậu hãy nhìn cái chân chỉ còn một cọng như cái chân tôi đây để mà tính con đường tương lai của mình. Nên nhớ nằm lòng đều này: “Không ai được cái gì vô điều kiện từ mẹ rừng cả. Mà vàng, trầm đều là sản phẩm của rừng không thể tự tiện lấy đi mà được yên lành hoàn toàn đâu…”.
    Đi đã xa trên con đường rừng rồi mà Thanh vẫn còn nghe vang vọng trong đầu câu nói ấy. Anh còn nhớ như in chuyện về cái chân bị mất của lão già. Chính một lần đi lấy trầm hương ở cánh rừng này lão đã bị hổ vồ và may mắn thoát được sau khi mất một chân trong miệng hổ đói, nhờ đã nhanh trí dùng con dao trên tay mình chặt đứt cẳng chân con hổ đang ngoạm.
    Đâu phải ai tìm được trầm đều phải hy sinh thân thể. Đã có khối người làm giàu nhờ tìm được kỳ nam, trầm hương. Họ có sao đâu ngoài sự giàu sang và đổi đời?
    Vả lại, với Thanh chuyện tìm trầm để làm giàu không phải là mục đích chính. Mà mục đích quan trọng hơn của anh là thực hiện lời nguyền của người cha quá cố. Trước khi nhắm mắt, ông đã gọi Lê Thanh đến bên và dặn chỉ một mình anh nghe thôi: “Con phải nhớ, cả đời ba đã tiêu tốn bao công sức chỉ cho mỗi mục đích là tìm cho ra một miếng trầm mà như lời ông nội con miêu tả lại, ông nội con đã để vuột mất nó chỉ trong nháy mắt chỉ vì một mỹ nhân xuất hiện bất ngờ khi ông con vừa tìm thấy trầm! Chính ba cũng vậy, sau hơn ba tháng canh chừng gian khổ, ba sắp lấy được nó thì cũng bỗng bị hoa mắt ngã té từ trên cây xuống gộp đá sâu, may mà không chết, chỉ bị hôn mê và sau đó bị bại liệt luôn, không còn khả năng trở lại rừng nữa... Nhưng ba quyết phải thành công. Đời ba làm chưa được thì tới phiên con. Con phải hứa với ba, phải tiếp tục con đường của ba, nếu không thì ba sẽ mãi mãi làm oan hồn, không thể siêu thoát...”.
    Lê Thanh lao vào cái nghiệp đi tìm trầm không phải vì để làm giàu, mà vì chính lời ước nguyện của cha. Vả lại, chẳng biết phải do ám ảnh lời ước nguyện hay nguyên do nào khác, mà những lúc gần đây Thanh lại nghe niềm đam mê đi tìm trầm trong người cháy bỏng lên hơn bao giờ hết. Anh đã thề với lòng rằng phải tìm cho bằng được trầm hương mà không phải đánh đổi bất cứ thứ gì!
    Soát lại túi thức ăn mang theo, Thanh khá yên tâm, bởi với lượng thức ăn này một mình anh thừa khả năng sống hơn một tuần giữa rừng. Cũng giống như lần trước, Lê Thanh không cần sự trợ giúp của ai, sẽ một mình lặng lẽ tìm kiếm và nhận mọi nguy hiểm chỉ với đôi tay và ý chí của mình. Anh nhớ lời cha anh đã nói lúc ông còn làm nghề đi rừng: “Tìm trầm hương là thử thách cái cơ duyên của mỗi người. Vậy đi tìm trầm thì tốt nhất là đi một mình. Có duyên thì vận may sẽ tới...”.
    Đã sống qua một tuần trong chốn thâm u này mà cơ may chưa tới, nên hôm nay bắt đầu tuần thứ hai Thanh có vẻ tự tinh hơn, anh vừa tìm chỗ mắc võng nghỉ chân vừa lâm râm khấn vái vong hồn cha: “Con sẽ thực hiện được ước nguyện của cha, cha yên tâm đi. Trước sau gì con cũng thành công!”.
    Những lời khấn vái như thế này đồng thời là những lời tự động viên của Thanh. Anh luôn muốn làm như vậy mỗi khi mệt mỏi, chán nản...
    - Chào người anh em trẻ!
    Câu chào của ai đó làm cho Lê Thanh giật mình quay lại. Một lão già người thượng quẩy chiếc gùi trên lưng, đang đi từ một con đường nhỏ băng ra. Họ chẳng quen nhau, nhưng thường người đi hay chào hỏi nhau nếu bất chợt gặp nhau giữa rừng.
    - Dạ, chào già... ông cũng đi săn?
    Ông lão cười nhe ra hai cái răng còn lại chổng trơ trên hàng nướu thâm xì:
    - Anh trẻ đi săn gì? Có giống già đi tìm con tra trả hay không?
    (Thanh đã có nghe về con chim gọi là tra trả này, nó là loài chim chuyên bám theo các loại thú dữ như cọp, beo để kêu lên mỗi khi loài ác thú xuất hiện. Người đi rừng thường bảo loài chim đó giống như loài chim báo bão ngoài biển khơi. Nó là loài cứu tinh của con người!)
    Anh hỏi thăm:
    - Rừng này có ông hổ nào có loài chim đó?
    Lão già vẻ sợ hãi:
    - Đây là hang ổ của chúng, sao lại không có! Mà sao anh trẻ đi một mình và không mang theo cái cây bùm bùm?
    Biết ông già hỏi đến súng, Thanh cười đáp:
    - Cháu không đi tìm ông hổ thì đem súng theo làm gì già ơi! Hổ sẽ không hại người khi người không tìm đến chúng phải không?
    Lão già thượng rùn vai:
    - Người ta nói vậy, chớ ở đây người đi rẫy, lên nương bị “ông” hạ hoài. Phải nói là không có ý săn hổ, nhưng có tiền kiếp thâm thù với hổ, thì cũng bị “ông” sát khi gặp mặt.
    - Vậy già đi tìm chim tra trả để làm gì?
    - À, già tìm cho Thần Hương. Thần ra lệnh đi tìm, bảo chim mau về đây, mang ông hổ cùng về, để giúp thần đuổi bọn xấu đi!
    Lê Thanh ngạc nhiên:
    - Thần Hương là ai? Có phải là Thần Trầm hay không?
    Nghe Thanh nói, già thượng hoảng hốt:
    - Đừng nói tên đó ra!
    - Tên nào?
    Lão hạ thấp giọng như sợ có người nghe:
    - Ở đây không ai gọi là trầm hương cả, mà phải gọi là Thần Hương!
    Lê Thanh càng tò mò thêm:
    - Sao lại có Thần Hương?
    Thấy anh chàng quá lờ mờ, già thượng phải nói rõ hơn:
    - Lâu nay nhiều người đổ xô về đi tìm trầm, họ tận dụng chặt phá không chừa cây già đến cây con. Chỉ có những loài trầm hóa kiếp rồi mới thoát nạn, nhưng các vị ấy đã nổi giận!
    Chạm vào đúng mục đích của mình, Thanh hỏi tới:
    - Sao lại gọi là trầm đã hóa kiếp?
    - Thì… trầm đã hiển linh, đã không còn là trầm mà bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy.
    - Thì ra là thế!
    Lê Thanh nhớ lại những chi tiết về cái chết của ông nội, rồi tai nạn của cha, anh liên tưởng đến điều mà già thượng vừa kể. Anh hỏi lại:
    - Trầm đó có lấy được không?
    - Trầm nào?
    - Trầm hiển linh ấy!
    Lão già nhẹ lắc đầu:
    - Đừng hòng.
    Ông ta đáp xong đưa mắt nhìn Lê Thanh ra vẻ ái ngại. Rồi lặng lẽ bỏ đi mà chẳng nói thêm một lời nào...
    Anh chàng định gọi lại, nhưng nghĩ sao lại thôi. Đợi lão kia đi xa rồi Thanh mới rẽ về một hướng khác, nơi mà hôm trước anh đã từng đi qua, mà cũng là địa điểm mà theo lời chỉ dẫn của cha, ông đã từng ở đó lâu ngày và đã tìm được dấu vết của trầm hương.
    Đến xế chiều hôm đó, chợt có một cơn mưa lớn. Lê Thanh đã thủ sẵn mọi thứ, nên chỉ trong vòng 5 phút anh đã mắc được chiếc võng treo lơ lửng giữa hai nhánh cây và có cả tấm bạt che mưa.
    Mưa ở rừng có khi kéo dài cả ngày, nhưng cũng có những cơn mưa chỉ ồ lên một chút rồi ngừng, như cơn mưa hôm nay. Mưa tạnh, nhìn đồng hồ thì đã quá giờ, nên Lê Thanh quyết định ngủ lại, sáng mai sẽ đi tiếp. Theo anh nhẩm tính thì đã sắp đến địa điểm có ghi dấu của cha và ông nội, Thanh yên tâm chờ đêm xuống...

    Giật mình tỉnh giấc bởi mùi hương nức mũi, Lê Thanh nhìn xung quanh một lượt, nhận ra mình vẫn nằm yên trên võng treo giữa hai thân cây. Ánh trăng trên đỉnh đầu sáng trong tỏa khắp khu rừng, mà bằng mắt thường cũng nhìn thấy vạn vật như đang lay động theo từng cơn gió. Đêm rừng đẹp lạ thường!
    Và còn đẹp hơn khi Thanh chợt nhìn xuống gốc cây và bắt gặp một người con gái đang đứng co ro, mái tóc xõa tung bay theo gió...
    - Cô là…?
    Thanh hỏi rất khẽ, nhưng cô gái đứng dưới vẫn nghe, cô không nhìn lên, thốt lời:
    - Thật vô tình, mình nằm ngủ ấm áp như thế, để người khác lạnh cóng cả người…
    Trước hoàn cảnh bất ngờ, Lê Thanh lúng túng:
    - Cô là… là ai vậy? Tại sao nửa đêm lại ở đây? Cô là…
    - Hỏi gì mà lắm thế? Không kịp để cho người ta trả lời!
    - Nhưng... cô là...
    - Là người thiếu lịch sự, ngồi trên cao nói chuyện với một người đang sắp chết vì lạnh dưới này, coi được lắm sao!
    Bây giờ Lê Thanh mới nhớ ra, anh chuẩn bị bước xuống thì đã nghe nàng ta cười khúc khích:
    - Thôi, để người ta lên!
    Nói xong, cô này thoăn thoắt leo lên, còn giỏi hơn là Thanh lúc leo lên ban chiều.
    - Cô biết leo cây?
    - Nếu không tập leo thì đã bị hổ ăn thịt từ đầu hôm rồi. Vừa rồi... chỉ vì ngại nên... người ta mới còn đứng đây, chớ còn mùi hổ đang rất gần đây.
    Vừa lúc ấy Thanh nghe tiếng chim tra trả kêu lên liên hồi. Dấu hiệu có hổ đến gần!
    Không còn kịp suy nghĩ, Thanh đưa tay kéo cô nàng lạ mặt lên ngay cùng chung võng với mình. Cũng may dây võng khá chắc nên hai người ngồi vẫn an toàn. Tuy vậy Thanh vẫn nói:
    - Hay để tôi qua cành cây ngồi, cô nằm nghỉ...
    Cô gái liếc nhìn rất sắc:
    - Lịch sự có thừa, đúng là người thành phố!
    Bây giờ Thanh mới kịp nhìn kỹ cô gái, bất chợt anh giật mình, bởi sắc đẹp lạ thường của cô nàng!
    - Cô là...
    - Lại hỏi nữa! Hay Ià không muốn cho người ta chung võng?
    - À không, tôi chỉ...
    Có thể thông cảm cho sự lúng túng của anh chàng, nên nàng ta nói, giọng khác hẳn nãy giờ:
    - Em theo đoàn đi săn hổ, bị hổ rượt nên lạc đường.
    - À, thì ra...
    - Còn anh, sao lại chọn rừng già đầy hiểm nguy này nằm ngủ, hay là muốn làm bạn với thú dữ?
    - Cô hiểu như thế cũng không sai.
    Bây giờ đã xác định hương thơm lừng nãy giờ là do từ thân thể cô gái phát ra, Thanh đột ngột đưa mũi dí sát vào mái tóc nàng ta và hỏi:
    - Có phải cô ướp hương trầm?
    Cô gái nhìn sâu vào mắt Thanh:
    - Anh không thích?
    Lê Thanh hít một hơi dài:
    - Chỉ vì mùi hương này mà tôi nguyện gắn cuộc đời mình với chốn này.
    Nàng chau mày:
    - Anh đi tìm trầm?
    Thanh không giấu:
    - Tôi không chuyên nghiệp, nhưng vẫn là người tìm trầm hương. Mà như vậy thì có gì không nên chăng? Nàng nhẹ lắc đầu:
    - Đâu có sao. Miễn là...
    Nàng có vẻ như muốn tránh không muốn nói chuyện đó, nên lảng sang chuyện khác:
    - Anh có biết là vùng này có hổ?
    - Có. Tôi có nghe ông già thượng nói lúc chiều. Cô cũng biết?
    - Không, em bị lạc đường... cũng may có anh. Anh là...?
    Lê Thanh chợt nhớ ra:
    - Nãy giờ quên không giới thiệu, tôi là Lê Thanh. Còn cô?
    - Lệ Hương.
    Lúc ấy chợt có một tiếng gầm thật lớn. Có lẽ lũ hổ đang đến gần.
    Lệ Hương vội ôm chặt lấy Thanh, người run run lên nhè nhẹ. Mặc dù cũng sợ, nhưng có hơi ấm của cô nàng, đồng thời hương thơm lạ thường cứ phả vào mũi, đã làm cho anh như ngất ngây, quên cả loài mãnh thú đang rình rập dưới kia.
    Một con hổ thật to đi thẳng về chỗ hai người. Cách khoảng hơn chục bước chân, bỗng nó dừng lại, nghểnh cổ lên nhìn và rõ ràng hai cánh mũi nó phập phồng như ngửi hương thơm kỳ lạ đó vào buồng phổi. Vài mươi giây trôi qua, rồi bỗng dưng con hổ quỳ phục xuống như một người đang quỳ gối! Mắt nó hướng chỗ hai người như chờ đợi...
    Lê Thanh muốn tiếp tục theo dõi động tĩnh của con hổ, nhưng vòng tay của cô nàng ghì chặt cổ anh xuống. Giọng cô thật khẽ:
    - Em sợ... hãy ôm chặt vào... nữa... vào nữa...
    Trời đất như quay cuồng, đảo lộn... Lê Thanh dần dần có cảm giác như toàn thân mình nóng ran lên, đôi mắt muốn mở ra mà sao không tài nào mở được.
    Chừng như có bàn tay ai đó lùa vào ngực anh và vuốt nhẹ xuống. Cái vuốt tay đến đâu người anh run lên đến đó...
    - Nè, cái anh trẻ ơi! Làm gì mà giờ này còn nằm trên võng vậy?
    Lão già thượng gọi ba bốn lần vẫn chẳng thấy động đậy, nên lầu bầu:
    - Mặt trời đã đứng bóng rồi, sao vẫn còn ngủ...
    Linh tính như báo điều chẳng lành, lão đặt gùi xuống rồi leo lên cây. Phát hiện Lê Thanh đang nằm bất động hai mắt nhắm nghiền, lão kêu lên:
    - Anh trẻ sao vậy?
    Vẫn không có phản ứng, lão đưa tay sờ lên trán rồi lên mũi và hoảng hốt:
    - Không xong rồi! Trúng gió rừng rồi!
    Khó khăn lắm lão mới mở được võng đưa Thanh xuống. Anh chàng đã ngất lịm từ lúc nào rồi, người lạnh như băng. Có điều lạ là dù không biết gì, nhưng hai bàn tay anh chàng vẫn ôm ghì lấy khúc gỗ được đẽo gọt giống như một hình nhân, một mỹ nữ! Lạ hơn nữa, hương thơm phát ra từ khúc gỗ đẽo làm cho lão thượng phải ngẩn ngơ. Lão lẩm bẩm:
    - Trầm hương! Thần hương!
    Lão chợt nhìn ra sau, thấy con hổ vẫn quỳ ở đó, thì thật nhanh, lão chấp tay lại, đọc lầm thầm gì đó trong miệng.
    Con hổ hiền khô, nó từ từ đứng lên rồi đi biến vào rừng cây.
    Cất tiếng hú mấy hồi dài... lát sau người làng của lão thượng tới bốn, năm người nữa. Lão bảo họ khiêng Thanh về bản. Để mọi người không nhìn thấy, lão khéo léo lấy áo choàng của Thanh quấn chặt anh lại, nhét pho tượng vào trong đó.
    Lão tỏ ra vô cùng cung kính khúc gỗ trầm. Gần như không dám chạm mạnh vào.
    Về đến bản, nhờ có thuốc gia truyền, đồng thời chừng như đoán được căn bệnh của Thanh, nên đến tối hôm đó thì Thanh tỉnh lại.
    Vừa tỉnh, anh đã bật dậy hỏi ngay:
    - Nàng đâu?
    Lão già thượng ngạc nhiên:
    - Nàng nào?
    Chợt nhận ra trong tay mình có pho tượng gỗ trầm, đến phiên Thanh ngơ ngác:
    - Cái này... ở đâu vậy?
    - Thì của cậu. Lúc tôi leo lên võng thì thấy cậu bị ngất mà trong tay vẫn còn ôm chặt lấy pho tượng này. Chẳng của cậu thì của ai?
    Lê Thanh nhớ lại chuyện hôm qua. Anh lẩm bẩm:
    - Thì ra...
    - Cậu nói gì?
    - À, không. Cháu chỉ...
    Thanh săm soi pho tượng thật kỹ, hương thơm từ đó phát ra nức mũi, chẳng khác mùi hương của cô gái lạ đêm qua.
    - Hay là…?
    Anh quay sang lão thượng, hỏi:
    - Có một đoàn đi săn ở gần đây phải không?
    Lão già lắc đầu:
    - Đây là vùng cấm săn bắn, mà cũng đã lâu chẳng hề nghe thấy cuộc đi săn nào.
    Thanh muốn kể lại chuyện cô gái, nhưng lưỡng lự một lúc rồi thôi. Anh chỉ nói:
    - Cháu muốn nghỉ nhờ ở đây đến sáng mai.
    Lão già thượng thật lòng:
    - Anh trẻ muốn ở bao lâu cũng được. Bởi vì già này có hứa với Thần Hương hễ ai là bạn thì sẽ bảo vệ tới cùng.
    - Nhưng cháu đâu phải là bạn?
    Chỉ pho tượng gỗ, lão nói:
    - Pho tượng này theo lão biết thì đã ở trong hang gió từ mấy chục năm rồi, không một ai lấy được. Theo truyền thuyết thì tượng này do một người đi tìm trầm, khi bị kẹt dưới hang không lên được, đã bỏ ra mấy tháng trời mới tạc xong pho tượng này bằng chính khúc gỗ trầm do mình tìm được. Tạc xong tượng thì ông ta chết. Hiện nay xương cốt trong Hang Gió. Hang quá hiểm trở, không một ai xuống đó được. Vậy anh trẻ có được pho tượng này chắc là… có điều gì đó thiêng lắm…
    Thanh nhớ lại có lần cha mình đã muốn kể rõ về cái chết của ông nội đi lấy được trầm thì bị rơi xuống vực. Rồi thôi, không kể nữa… có thể xác chết trong hang Gió đúng là ông nội của anh? Ông đã chết thảm và đầy bí ẩn như thế, chớ không như lời kể của cha. Giờ đây kết nối câu chuyện của ông già thượng, Thanh bắt đầu hiểu ra…
    Nhưng tại sao anh có được pho tượng này, nếu không do cô gái lạ hồi đêm? Thanh khẩn thiết van nài lão già:
    - Cháu có liên quan đến người bỏ xác trong hang Gió mà lão vừa nhắc tới đó. Cháu muốn biết có phải lúc sáng lão nói về cây trầm hương hiển linh có liên quan đến tượng này?
    Có lẽ muốn giấu, nhưng thấy thái độ thành khẩn của Thanh, nhất là khi nghe anh nói mình là cháu của bộ hài cốt trong hang, lão trầm ngâm một lúc rồi nhẹ giọng kể:
    - Chuyện này già đã thề dưới hang Gió là không nói cho ai biết. Nhưng đến nay có lẽ già cũng phải phá lệ thôi. Hồi đó, có lẽ cũng ngót 20 năm rồi, già mạo hiểm đuổi theo một con chồn bị thương chạy vào hang Gió và bị lọt xuống hang, ở đó già tình cờ gặp một bộ xương tay còn ôm pho tượng trầm tỏa hương này. Trên vách hang có mấy hàng chữ viết bằng máu đã sẫm màu, ghi lại ý nguyện của người đó trước khi chết...
    Không đợi lão kể hết, Thanh chen ngang:
    - Viết gì vậy?
    Lão kể tiếp:
    - Người ấy dặn con cháu không nên tìm lấy trầm hương nơi này nữa, bởi đây là trầm thiêng. Bởi nó quá thiêng nên ai tìm thấy nó đều chịu nhiều bất trắc. Cũng như người đó, tiết lộ rằng trong lúc đốn trầm đã vô tình gây thương tích và để lại máu thấm vào thân trầm hương. Mà dân rừng ở đây ai cũng đều biết, một khi máu người thắm vào trầm thì khúc trầm đó sẽ... thành tinh!
    Lão kể tới đây thì lạc hẳn giọng, liếc nhìn pho tượng gỗ trầm, lộ vẻ sợ sệt…
    Lê Thanh xiết chặt pho tượng vào lòng, anh quay qua chỗ khác, nói chỉ mình nghe:
    - Đúng cô nàng ấy là...
    Lão già thượng hỏi:
    - Cậu nói gì?
    - Dạ... không có gì.

    Lê Thanh về thành phố mang theo cả pho tượng trầm hương. Về nhà, anh lục tìm trong tủ sách cha để lại, thật bất ngờ, anh bắt gặp một quyển sổ tay mà trong đó có những dòng mà do chính tay cha anh ghi lại:
    “Tôi hai lần trở lại chỗ Hang Gió, cố tìm cách thâm nhập vào hang để đưa xác cha về, nhưng lần nào cũng thất bại. Tôi đã giấu không kể hết sự thật về cái chết của ông nội thằng Lê Thanh cho nó nghe, chỉ sợ nó sau này lặp lại điều mà ông nội nó phạm phải. Kể cả tôi, suốt gần mười năm tìm trầm chưa bao giờ tôi dám nghĩ chuyện trở lại Hang Gió lần nữa, mặc dù cho đến hôm nay hài cốt cha tôi vẫn chưa đem về được...”.
    Thế là rõ, những gì ở Hang Gió có liên hệ trực tiếp tới nhà anh. Đặc biệt là pho tượng gỗ trầm này…
    Kể từ hôm trở về nhà Thanh đặt pho tượng lên trên đầu tủ ngay trong phòng mình. Nhưng ngay đêm đầu tiên, giữa giấc ngủ, anh phải giật mình bật dậy nhiều lần, bởi cứ khi nào nhắm mắt là y như rằng có một thứ ánh sáng xanh kỳ lạ phát ra từ pho tuợng!
    Cứ ngỡ là do mình đi xa mới về còn mệt nên bị tình trạng như vậy. Nhưng đến đêm thứ hai, thứ ba vẫn xảy những chuyện giống như thế. Điều này đã làm cho Thanh bắt đầu lo ngại.
    Tới ngày thứ năm Thanh chuyển bức tượng ra phòng khách, nơi có tủ thờ ông nội và cha. Tượng được để trang trọng trong một hộp kính, đặt trên một tủ thờ riêng.
    Đêm đó quả nhiên những cơn ác mộng không xảy ra nữa. Lê Thanh ngủ yên tới sáng.
    Nhưng có một điều lạ thường đã xảy ra vào sáng sớm hôm đó! Vừa bước ra phòng khách, Thanh đã sững sờ trước một bộ hài cốt đặt ngay dưới chân bàn thờ.
    Trong nhà chỉ một mình Lê Thanh sống, lúc ngủ cửa nẻo đều đóng kín, khóa chặt. Như vậy nhất khoát không phải do ai mang bộ xương vào nhà...
    Lúc xem kỹ lại bộ hài cốt, Thanh phát hiện ở xương cổ còn có một thẻ bài bằng kim loại, trên đó ghi rõ danh tính là Lê Văn Hạo. Đó chính là ông nội của Lê Thanh!

    Lê Thanh sống yên ổn với bức tượng gỗ trong nhà. Còn hài cốt ông nội thì anh mai táng ngay vườn sau nhà.
    Cuối năm đó Thanh có ý định lấy vợ. Cô gái anh dự tính lấy tuy không phải do mối tình lãng mạn, nồng thắm... Tuy nhiên, do có người mai mối, đồng thời Thanh cũng muốn có người tiếp tay lo chuyện nhà nên Thanh đồng ý, chuẩn bị chọn ngày làm lễ hỏi.
    Nhưng thật lạ lùng, nửa đêm hôm đó bỗng nhiên những bát nhang đặt trên bàn thờ bốc cháy dữ dội. Khi Thanh phát hiện chạy ra thì lạ hơn nữa, cái hộp kính bao pho tượng trầm bỗng nổ to và vỡ ra từng mảnh. Thứ ánh sáng xanh hôm trước lóe lên rất lâu!
    Như được báo trước một điều gì đó, tự nhiên Thanh đổi ý, hủy lễ hỏi sáng ngày mai. Dù bị khá nhiều rắc rối ngay sau đó, nhưng Thanh cam chịu, không hối tiếc điều gì…
    Và cũng lạ lùng hơn, kể từ hôm ấy, nếu Lê Thanh đóng cửa ở trong nhà thì không có việc gì, trái lại nếu anh ra đường và có quan hệ với ai là nữ giới, thì y như rằng bàn thờ tổ tiên nhà anh bốc cháy! Mỗi lần như vậy thì pho tượng cũng phát ra lửa xanh kỳ lạ, rồi tự nhiên mùi hương nức mũi cũng biến mất. Hiểu điều đó, nên kể từ đó Thanh chỉ đóng cửa và luôn nhang khói đều đặn cho cả pho tượng trầm hương.
    Về sau, người ta đồn rằng cậu Lê Thanh có quan hệ với hồn ma hay một người con gái nào đó trong nhà mình. Cô ta chỉ xuất hiện vào ban đêm và mỗi khi xuất hiện thì mùi hương lạ thường lan tỏa khắp xóm.
    Hư thực ra sao, chỉ có Lê Thanh mới biết...
    Chỉ có điều là hàng chục năm sau vẫn chẳng thấy anh chàng lấy vợ. Vậy mà ngôi nhà anh ta ở lúc nào cũng như tràn đầy hạnh phúc…

    Sưu tầm
    Cuộc Đời Cứ Thế Xoay Tròn – Người Người Vẫn Thế Mê Muội.

  2. #2

    Mặc định

    cám ơn huynh .truyện quá hay

  3. #3

    Mặc định

    nữa đi tưng
    ♥Chỉ cần buông chiếc lá cuối cùng
    Hoa sẽ nở trong những cành lá mới
    Chỉ cần xem nỗi buồn là hạt bụi
    Thì bụi buồn theo gió sẽ bay đi ♥

  4. #4

  5. #5
    Lục Đẳng Avatar của splen
    Gia nhập
    Nov 2009
    Nơi cư ngụ
    Trung Sơn
    Bài gởi
    8,027

    Mặc định Những Hồn Ma Ghê Rợn

    Ông Trùm Mày, nhà ở Nam Giao, Huế, chuyên nghề chạy xe kéo, loại xe này rất phổ biến khoảng thời gian 1939 đến 1945. Một đêm nọ, trời gần khuya, ông Trùm Mày định kéo xe về nghỉ nhưng tự nhiên thay vì kéo xe chạy về phía cầu Gia Hội để về Nam Giao (qua cầu Trường Tiền), ông ta lại kéo xe chạy theo đường Hàng Đường để về cống Kẻ Trài. Xe chạy một quảng, ông bỗng thấy một cô gái mặc bộ đồ trắng, đội nón lá vừa bước lên vừa đưa tay vẫy vẫy ra hiệu cho xe ngừng lại.


    Ông Trùm Mày vội vã ngừng xe, cô gái có vẻ hấp tấp vừa đi vừa chỉ về phía trước vừa nói - tiếng nói nhỏ như sợ có ai nghe: - Chở tôi về bến đò chợ Bao Vinh.

    Ông Trùm Mày cố định thần nhìn cho kỹ mặt cô gái nhưng vì tóc cô để xõa nên chẳng thấy rõ mặt mày. Điều ông làm lạ là cô gái mảnh mai quá nên nhẹ tênh, ông kéo xe mà cảm thấy như chạy xe không. Qua khỏi cống Kẻ Trài và chạy độ hai mươi phút nữa, ông nghe tiếng trống trời khuya vọng lại. Bất giác ông chạy chậm xe và ngoái cổ lại để hỏi chuyện cô gái, nhưng lạ lùng chưa, cô gái không còn nữa. Chỗ ngồi trên xe kéo trống không và yên lặng một cách dễ sợ. Ông Trùm Mày sợ quá đến nổi gai ốc toàn thân, ông cấm đầu chạy thục mạng về nhà.

    Sáng mai lại, ông đem chuyện lạ hồi hôm kể cho ông Lý Trưởng ở làng Bình An nghe. Người lão bộc trong nhà ông Lý Trưởng cho biết ở quảng đường gần cống Kẻ Trài đến bến đò Bao Vinh có một cái am nhỏ thờ cô gái bị chết trôi, trước đó độ năm năm, cô gái này bị chết nơi bến đò gần cống Kẻ Trài, xác nổi lên và tắp vào bờ, vướng vào gốc và rễ những cây sanh già cỗi nơi bến và nhiều đêm hay xuất hiện than khóc hay chận đường người qua lại để hỏi thăm, chuyện trò hoặc xin đi nhờ nếu gặp ai có phương tiện chuyên chở đi qua đó. Theo người lão bộc (ông Ngọng) thì có lần hai người kéo xe bò qua đó cũng đã gặp cô gái từ dưới bến sông (Đông Ba) đi lên xin đi nhờ một quãng đường. Khi xe đi được khoảng nửa tiếng, thì bỗng nhiên họ nghe một tiếng "Bõm" như có vật gì rơi xuống sông. Ngay lúc đó hai người đánh xe bò rởn tóc gáy vì cô gái trên xe đã biến mất tự bao giờ (lúc đó khoảng một giờ sáng).

    Ở Huế có một địa danh đặc biệt là Ô Hồ. Xóm Ô Hồ gần trường tiểu học Gia Hội (Huế). Anh Hinh trước ở làng Đại Lược sau lên thành phố Huế làm nghề đạp xích lộ Chuyện xảy ra vào mùa hè năm 1956. Ở Huế mùa hè rất nóng, anh Hinh thường đạp xe đến quá khuya mới trở về nhà. Đêm đó, theo lời anh kể hình như là đêm 13 âm lịch, trời đầy trăng sao. Lúc đó khoảng 12 giờ khuya, anh đang đạp xe đi từ từ qua khỏi trường tiểu học Gia Hội và định tới chỗ quẹo sẽ đạp xe về đường đi Mười Gian. Khi chiếc xe xích lô vừa đến ngã ba thì anh thấy một người đàn bà đứng ngay nơi chỗ quẹo và đưa tay vẫy vẫy xe anh. Anh Hinh vội vã dừng xe lại. Dưới ánh trăng, anh thấy rõ gương mặt người đàn bà, rõ đến độ anh thấy nổi bật những dấu sẹo do bệnh đậu mùa để lại trên gương mặt người đàn bà. Anh hỏi:

    - Chị về đâu?" Người đàn bà vừa trả lời vừa bước lên xe:

    - Cho tôi đến Chùa Bà.

    Khi xe sắp đến đường quẹo thì người đàn bà ra dấu ngừng xe và lấy trong ví ra hai tời giấy bạc trao cho anh Hinh rồi lầm lũi đi vào một khu vườn to lớn trồng toàn là nhãn và vải, anh Hing nhìn thấy hai tờ giấy loại 100 đồng và lấy làm lạ vì số tiền quá lớn cho một cuốc xe quá ngắn đường. Hay người đàn bà đã đưa nhầm, tưởng đó là giấy 10 đồng, nhưng 10 đồng bạc cũng vẫn lớn đối với thời đó. Vốn là người lương thiện, anh Hinh nghĩ bụng đêm quá khuya, khu vườn nhà quá rộng và sâu hun hút không tiện vào kêu cửa, chi bằng sáng mai đạp xe ngang nếu thuận tiện ghé lại xem thử ra sao. Thế rồi anh ta cất kỹ hai tờ giấy bạc loại 100 đồng vào cái bóp để trong túi áo. Trước khi đạp xe về nhà, anh còn nhìn kỹ lại địa điểm mà người đàn bà có gương mặt rỗ hoa đã bước suống xe để vào khu vườn sầm uất. Điều đáng nhớ là ngay tại chỗ đó có một cây vông đồng rất lớn.

    Sáng hôm sau, khoảng 10 giờ, anh Hinh đạp chiếc xích lô đến địa điểm hồi hôm. Anh dừng xe lại bên cạnh cây vông đồng. Khu vườn rộng âm u và yên tĩnh quá, anh đẩy xe vào vườn. Xa tít phía trong khu vườn là căn nhà xưa cổ, cửa đóng then gài. Có lẽ gia chủ đã đi vắng. Anh đẩy xe ra, quang cảnh yên lặng lạ thường, qua một giàn hoa lài rủ xuống thấp lè tè có một ngôi mộ. Ngôi mộ này được chôn trong vườn nhà. Trưa hôm đó, anh ghé lại cái quán cơm gần Ô Hồ để ăn trưa, khi mở cái bóp trả tiền anh ngạc nhiên không thấy hai tờ giấy bạc đâu cả. Tìm mãi cũng chỉ có những đồng bạc lẽ mà anh đã có từ trước. Nhưng trong ví lại có hai tờ giấy trắng dài bằng cỡ hai tờ giấy bạc.

    Anh ngẩn ngơ suy nghĩ. Bỗng nhiên một cảm giác lành lạnh chạy dọc theo đường xương sống... như có một linh tính vụt đến... anh hỏi ngay người bán quán về khu vườn nơi gốc cây vông đồng và ngôi mộ trong vườn thì người bán quán cho biết như sau:

    - Khu vườn đó là của ông Cả Đễ. Ông có một người vợ bé, bà này ở chung với bà vợ lớn và bị bà vợ lớn của ông Cả Đễ ganh ghét, hành hạ đủ điều. Cách đây hai năm, bà vợ bé bị bệnh đậu mùa, người trong nhà sợ bị lây bệnh tìm cách lánh xạ Sau đó bà vợ bé chết. Ông Cả Đễ thương tiếc vô cùng, chôn ngay trong vườn. Hiện nay trong ngôi nhà ấy chỉ có một mình ông Cả Đễ thui thủi sống qua ngày nhờ nhuận lợi thu hoạch trong vườn mà thôi. Bà vợ lớn thì đã bỏ vào Đà Nẵng lấy chồng khác. Ông Cả từ đó có vẻ tàng tàng và mất trí... " Anh Hinh nghe đến đó thì tự nhiên tay chân run rẩy, mặt mày tái mét. Lúc bấy giờ anh mới kể hết mọi sự cho người chủ quán nghe. Sau cùng người chủ quán nói:

    - Như vậy là anh đã gặp đúng người vợ bé của ông Cả Đễ rồi! Với lại gương mặt rỗ hoa thì chính là bà ấy rồi, nhưng lạy vong linh bà ấy, bà linh hiển quá, tuy rằng bà ấy trả cho anh hai tờ giấy bạc giả, nhưng theo ôn mệ (cha mẹ) tôi ngày trước thường kể thì những người đã giúp đỡ ma thường hay được phù trợ. Như anh đã có lần chở hồn ma bà vợ bé ông Cả, chắc anh cũng sẽ đắt khách cho coi... "
    Cuộc Đời Cứ Thế Xoay Tròn – Người Người Vẫn Thế Mê Muội.

  6. #6

    Mặc định

    định vô post chơi cùng kưng 1 truyện nhưng thôi dài quá...:nerd:
    ♥Chỉ cần buông chiếc lá cuối cùng
    Hoa sẽ nở trong những cành lá mới
    Chỉ cần xem nỗi buồn là hạt bụi
    Thì bụi buồn theo gió sẽ bay đi ♥

  7. #7
    Lục Đẳng Avatar của splen
    Gia nhập
    Nov 2009
    Nơi cư ngụ
    Trung Sơn
    Bài gởi
    8,027

    Mặc định Ánh Mắt Của Lưỡi Rìu

    Susan và Ned lái xe qua một khu rừng cây trên đường. Bầu trời đang rền vang bởi tiếng nổ của sấm chớp, cơn mưa như trút nước giữa màn đêm . . .

    Susan nói : “Chúng ta nên dừng xe lại !”.

    Ned gật đầu đồng ý. Anh nhấn chân phanh, nhưng đột nhiên chiếc xe bị trượt vì đường quá trơn. Chiếc xe lao ra khỏi đường, rầm . . . chiếc xe đã đụng vào một gốc cây và dừng lại.

    Khuôn mặt của họ nhợt nhạt và run rẩy. Ned quay sang nhìn xem Susan có bị làm sao hay không, cũng may cô ấy vẫn không sao. Ned nhìn ra khỏi cửa xe và ngoài trời thì vẫn đang mưa.

    Ned nói : “Anh sẽ ra ngoài xem sao !”, Ned mở cửa xe đi ra ngoài. Từ trong xe, Susan chợt nhìn thấy một bóng mờ ở phía trước chiếc xe . . . Ned đi xung quanh chiếc xe kiểm tra, một lúc sau Ned mở cửa xe và nói “Chiếc xe không hỏng nặng nhưng bánh sau đã bị ngập sâu trong sình bùn rồi.”

    Susan bắt đầu lo lắng. Ở một nơi hoang vắng thì gọi cho đội cứu hộ mất rất lâu họ mới đến được. Ned nói “Anh phải đi tìm người giúp đỡ, em hãy tắt đèn xe và khóa cửa xe lại cho đến khi anh quay lại.”

    Mặc dù Ned không nói ra, nhưng Susan biết tại sao Ned lại nói phải khóa cửa xe. Đây là nơi mà một người đàn ông đã cầm một chiếc rìu chém chết vợ mình vì ghen tuông và sau đó ông ta tự sát bằng cách thắt cổ tự tử trên một cành cây.

    Bên ngoài xe, một tiếng thét chói tai và cùng đó là những tiếng động lạ. Nhưng Susan không thể nhìn thấy gì đang xảy ra trong màn đêm rợn người kia.

    Quá sợ hãi, Susan tựa lưng vào ghế ngồi, cô ngồi trong im lặng một lúc và sau đó cô nghe thấy một tiếng động . . . bump . . . bump . . . bump . . . Đó là một tiếng động khó tả, giống như cái gì đó bị thổi bay bởi gió.

    Đột nhiên, chiếc xe bị chiếu sang bởi một ánh sáng chói lòa. Cô nghe một tiếng nói “Em hãy ra khỏi xe . . .”. Cô thầm nghĩ Ned đã tìm thấy người giúp đỡ rồi. Susan mở cửa xe và bước ra ngoài.

    Trước ánh sáng chói lòa, cô nhìn thấy Ned đang bị treo ngược trên một cành cây, cổ họng bị cắt máu rơi tý tách, gió thổi đong đưa xác của Ned đụng vào thân cây : bump . . . bump . . . bump . . .

    Susan hét lên và chạy về phía có ánh sáng. Khi cô đã chạy đến gần, cô nhận ra ánh sáng đó không phải từ một cái đèn pin. Đó là ánh sáng được phát ra từ một người đàn ông với một nụ cười ghê rợn trên khuôn mặt tái nhợt, trên cổ của người đàn ông đó vẫn còn in một vết lằn . . . Trên tay người đàn ông đó đang cầm một cái rìu lớn, bén sắc.

    “Cuộc chơi được bắt đầu khi ta quay trở lại . . .”, con ma thì thầm, vuốt ve lưỡi rìu sắc bén với ngón tay đầy máu của mình.

    Điều cuối cùng Susan nhìn thấy là ánh mắt của lưỡi rìu trong ánh sáng nóng kỳ lạ.

    Theo lời kể của S.E. Schlosser
    Người dịch :
    Splen
    Last edited by splen; 13-01-2011 at 11:00 AM.
    Cuộc Đời Cứ Thế Xoay Tròn – Người Người Vẫn Thế Mê Muội.

  8. #8

    Mặc định góp vui topic kưng

    OAN HỒN NGƯỜI VỢ TRẺ


    1


    Về đây đã hai ngày rồi mà Thiện vẫn chưa bước ra tới đầu ngõ. Suốt ngày anh chỉ quanh quẩn trong khuôn viên ngôi nhà mà người bạn đã có nhã ý cho mượn để Thiện ở trong hai tháng hầu hoàn thành luận án tiến sĩ mà anh sẽ trình trong tháng sau, có nghĩa là sau lễ cưới chưa đầy hai tuần.

    - Cậu gì ơi!

    Thiện quay lại đã thấy một ông lão đang vẫy tay về phía mình. Ngạc nhiên, nhưng Thiện vẫn bước ra cổng lễ phép hỏi:

    - Dạ, bác kêu cháu?

    - Phải. Thấy cậu là người lạ, hình như một tới nơi này sao chưa đi chơi quanh đây, cảnh ở đâu đẹp lắm.

    Thiện hơi bất ngờ về sự quan tâm của ông lão, tuy nhiên anh vẫn thấy thích thú bởi sự quan tâm này:

    - Dạ thưa bác, lúy nữa này cháu còn hơi mệt nên chưa ra ngoài. Có lẽ lát nữa cháu sẽ đi. Cháu cũng nghe nói nơi này cảnh quang đẹp lắm.

    - Nếu cậu có hứng thú thì đi theo lão, lão có biết một nơi lạ lắm, chắc là cậu sẽ thích!

    Tự dưng Thiện đâm ra tò mò và anh cũng bất ngờ với chính mình khi nhận lời:

    - Dạ, cháu sẽ đi với bác.

    Anh định thở vào lấy theo chiếc máy ảnh, nhưng như biết ý ông lão nói:

    - Cậu không nên chụp hình nơi nào mình thấy nó không thích hợp để chụp hình.

    Tuy thắc mắc, nhưng thấy chưa tiện hỏi nên Thiện im lặng đi theo. Chừng hơn mười lăm phút sau, Thiện đã phải ồ lên:

    - Đẹp quá!

    Ông lão cười hiền hòa:

    - Chỉ mới một phần thôi, cái bác này càng bước sâu vào bên trong càng đẹp. Cậu thích ở đây hay còn muốn tới chỗ kia, nơi có một hang động rất ngộ nghĩnh?

    Vừa nghe, Thiện đã thích thú nay:

    - Gần không bác?

    - Cách chỉ chưa đầy hai trăm mét. Nếu muốn cậu có thể theo tôi.

    - Dạ, bác cho cháu đi với!

    Thiện chạy theo được một đoạn thì lại phải reo lên:

    - Đẹp quá! Cái thác nước này quá đẹp nhưng chỉ tiếc là con người chưa biết khai thác nó. Ở Đà Lạt này người ta chưa biết tới nó, chỉ quanh quẩn nào Datanla, Cam Ly, Prenn, Gougah, Pongour. Nó bị bỏ quên cậu ơi!

    - Đây là thác Dambri, nó đẹp nhất trong cái thác ở vùng này vậy mà cho tới năm Tân Hợi này vẫn chưa ai nghĩ tới huyện khai thác nó. Đó, cậu thử nhìn xem.

    Thiện mải mê nhìn ngắm, khi quay lại thì chẳng còn thấy ông lão đâu.

    Anh kêu lên:

    - Bác ơi!

    Không nghe tiếng đáp, Thiện đành phải một mình bước tới. Nghĩ là ông lão ở trong động đá trước mặt, nên Thiện lại gọi:

    - Bác ơi!

    Lần này không có tiếng đáp cha ông cụ, mà chỉ có tiếng dội lại từ tiếng gọi của anh. Thiện bước vào hang động với đầu óc trống rỗng, cho đến khi anh giật mình bởi trước mắt là một tảng đá rất to, chứ chẳng còn lối đi nữa. Thì ra đây chỉ là một hang động rất nông, không thể gọi là một hang động như nhiều hang động sâu hun hút khác.

    Hơi thất vọng bởi lời giới thiệu về hang động của ông lão, anh vừa định quay ra thì chợt thoáng thấy có những dòng chữ trên vách đá chắn ngang.

    Những dòng chữ này lúc mới vào chưa quen nhìn trong bóng tối thì không thể nhìn thấy, còn bây giờ Thiện có thể đọc được từng chữ một... "Một thuở yêu người, ngàn năm không hết nhớ... Nửa tuần trăng mật, suốt kiếp khó phôi pha...".

    Bài thơ còn khá dài, nhưng trong bóng tối không thể đọc hết được một lúc, nên Thiện phải mò mẫm khá lâu...

    Cuối cùng anh phải ngừng lại vì ở đoạn sâu do màu đá sậm lên rất khó đọc. Tuy nhiên với hai câu trên Thiện cảm giác thích thú, anh cứ lẩm nhẩm đọc lại nhiều lần, đến thuộc lòng.

    Một thuở yêu người, ngàn năm không hết nhớ...
    Nửa tuần tăng mật, suốt kiếp khó phôi pha...

    Mải mê đọc thơ mà Thiện quên cả thời gian. Khi anh bước ra ngoài thấy mặt trời đã lên khỏi đỉnh đầu. Nhìn đồng đồ tay, Thiện giật mình:

    - Đã hơn ba giờ rồi!

    Thiện tìm ông lão một lần nữa nhưng cũng chẳng thấy đâu. Khi anh về nhà thì chị giúp việc đã đưa một cái túi bằng thổ cẩm và nói rất rõ ràng:

    - Của một cô gái lạ gửi cho cậu. Cô ấy nhắn rằng, cậu đừng mất công tìm hiểu xem cô ấy là ai, bởi rồi đây cô ấy sẽ trở lại gặp cậu.

    Đã nghe chị ấy nói như vậy thì Thiện còn hỏi gì nữa. Anh cầm cái túi định xem bên trong chứa vật gì, nhưng chỉ giúp việc đã nói:

    - Cô ấy dặn cậu chỉ được mở ra khi ờ phòng riêng.

    Thiện về phòng mở chiếc túi ra ngay và thật bất ngờ khi thấy có một bộ quần áo nữ bằng lụa rất đẹp trong đó. Lại là bộ đồ ngủ!

    Hầu như suốt từ đó đến tối Thiện không tài nào nghĩ ra người gửi giỏ đồ cho mình là ai. Có hỏi lại chị người làm Tư Thủy thì cũng chẳng hiểu thêm được thêm chút gì, nên Thiện chỉ biết mang thắc mắc đó cho đến lúc đi ngủ. Mà nào có dễ ngủ đâu, phải đến hơn mười hai giờ thì Thiện mới chợp mắt được...

    ° ° °
    ♥Chỉ cần buông chiếc lá cuối cùng
    Hoa sẽ nở trong những cành lá mới
    Chỉ cần xem nỗi buồn là hạt bụi
    Thì bụi buồn theo gió sẽ bay đi ♥

  9. #9

    Mặc định

    - Người gì mà ngủ như chết, khách vào nhà cũng không hay!

    Lúc đầu tuy có nghe giọng nói đó, nhưng Thiện cứ tưởng mình nằm mơ, nên anh vẫn nằm im. Sau nửa phút thì giọng ấy lại cất lên:

    - Giữ đồ của người ta mà không trả thì làm sao đây? Lạnh lắm!

    Thiện cảm giác như có ai đó chạm vào chân mình, rất nhột, nên phải bật dậy. Và một lần nữa giọng nói lại cất lên, lần này ngay sát tai anh:

    - Trả bộ đồ cho em!

    Thiện lạnh cả người, anh còn đang lúng túng thì bàn tay của một phụ nữ đã chạm vào tay mình, cùng với lời thúc giục:

    - Mau trả lại bộ đồ cho em, em lạnh lắm!

    - Cô... cô là...

    Câu nói của Thiện chưa dứt thì vô tình trong lúc sờ soạng anh đã chạm vào một tấm thân với quần áo đẫm nước, lạnh như băng!

    - Cô...

    Thiện chỉ nói được tới đó, rồi người như bất động, chỉ cử động được khi đã có sự tiếp sức của người con gái lúc ấy gần như đã ghì chặt lấy anh, đầu nàng ta gục vào cổ anh như đang hút máu! Trong khi Thiện như bị điện giật, máu trong người như buôn chảy ra không kiểm soát được thì giọng nàng thân thiết hơn:

    - Lát nữa em lấy lại bộ đồ đó nghe!

    Thiện cố nói cho rõ ràng, bởi lúc ấy anh hầu như không còn kiểm soát được mình:

    - Cô là người gửi tôi cái giỏ?

    - Chứ còn ai dám vào đây khi anh nợ em bộ đồ!

    - Nhưng... cô gửi, chứ nào tôi có ý lấy đâu?

    - Nhưng tại sao em lại gửi cho anh chứ không phải là ai khác?

    - Cái đó...

    Thiện ấp úng đến tội nghiệp, trong lúc cô nàng chủ động đẩy anh nằm xuống và nói một cách cương quyết:

    - Lát nữa chính anh phải mặc đồ lại cho em, nếu không thì em lại... tồng ngồng như lúc đến mà ra về đó.

    Thiện giật mình:

    - Cô tới đây mà không... mặc gì hết?

    Cô gái cười khúc khích:

    - Mặc, nhưng ướt hết rồi!

    - Nhưng... nhưng lỡ có ai thấy thì sao?

    Nàng đáp tỉnh khô:

    - Có người thấy rồi!

    Thiện hốt hoảng:

    - Trời ơi, người ta thấy thì...

    Nàng lại cười ngặt nghẽo:

    - Người duy nhất nếu có thấy thì là anh! Như bây giờ...

    Thiện thở phào:

    - Vậy mà cứ tưởng...

    Thiện không nói thêm được lời nào nữa và hầu như hoàn toàn bất động.

    Cô gái lại nói thì thầm bên tai anh:

    - Anh còn nợ em điều này nữa. Bài thơ mà anh thuộc lòng là của em.

    Thiện reo lên:

    - Em đã viết lên vách đá, thảo nào nét chữ bay bướm quá nhĩ!

    - Thuộc thơ của người ta vậy mà chẳng nghe đọc lại gì hết! Hay là đã quên ngay rồi?

    Thiện buột miệng đọc ngay hai câu thơ thuộc từ vách đá. Xong, anh đột ngột hỏi:

    - Cô là gái đã có chồng?

    Cô nàng chợt thở dài rồi im lặng, chứ không luôn miệng liến thoắng như lúc đầu. Thiện nghĩ có lẽ mình đã chạm vào tự ái cô ta nên lên tiếng:

    - Tôi xin lỗi...

    Anh muốn bật dậy nhưng lúc ấy tuy cô nàng không đè cắn cổ anh nữa, nhưng Thiện cũng không làm sao nhúc nhích được. Anh đành lặp lại câu nói:

    - Tôi xin lỗi...

    - Chỉ xin lỗi suông vậy thôi sao? Nợ người đến hai lần, mà bây giờ...

    - Thế cô muốn tôi phải làm sao nữa?

    - Anh phải cưới em!

    Câu nói đó khiến cho Thiện hốt hoảng:

    - Cô nói sao?

    - Anh phải cưới em để trả hết nợ!

    Nàng vừa nói xong thì nhảy xuống giường liền. Lúc này Thiện mới cử động được, anh nhảy theo. Nhưng thoắt một gái, nàng đã rất nhanh bước ra khỏi phòng. Lúc này Thiện mới hoàn hồn bước theo. Chẳng thấy bóng dáng nàng ta đâu...

    Chợt ngớ đến bộ quần áo trong giỏ xách, Thiện lấy và chạy theo ra tới vườn ngoài. Anh gọi lớn:

    - Cô... cô gì ơi!
    ♥Chỉ cần buông chiếc lá cuối cùng
    Hoa sẽ nở trong những cành lá mới
    Chỉ cần xem nỗi buồn là hạt bụi
    Thì bụi buồn theo gió sẽ bay đi ♥

  10. #10

    Mặc định

    Sáng hôm sau khi tỉnh dậy, Thiện nhìn thấy chiếc giỏ xách vẫn còn đó, nhưng khi xem lại thì bên trong không có bộ quần áo mà thay vào đó là một đôi dép nữ. Như vậy có nghĩa là lúc anh ngủ cô gái đã trở lại.

    - Cô gì ơi!

    Thiện gọi lần nữa nhưng cũng như lần trước, anh lại thất vọng. Đặt chân xuống giường, tính bước ra ngoài và Thiện phát hiện là toàn thân mình đau nhức như vừa trải qua cơn bạo bệnh.

    Phải đến hơn sáu giờ thì cơn choáng váng trong anh mới đỡ dần, Thiện lại gấp gáp trở ra thác nước. Dưới chân tảng đá bài thơ, có bộ quần áo vứt bừa ra đó, bên cạnh có một chiếc lá to nằm đè lên. Thiện định vứt chiếc lá đi để cầm bộ đồ lên xem thì chợt nhìn thấy trên lá có lòng chữ viết vội: "Giặt sạch rồi mắc trong phòng, em sẽ tới lấy! Cám ơn trước - Yến Vỹ". Thiện giật mình:

    - Cô nàng tên là Yến Vỹ?

    Nhìn kỹ lại bài thơ trên vách đá, bên dưới có hai chữ viết tắt YV.

    - Thơ của cô ấy!

    Thiện còn đang tần ngần thì chợt nghe có tiếng nói phía sau lưng:

    - Sao bây giờ cậu mới ra?

    Quay lại thì thấy ông lão hôm qua đang đứng nhìn mình chăm chú, Thiện reo lên:

    - Kìa bác, cháu đang muốn tìm...

    Ông lão vẫn nụ cười hiền hòa:

    - Bác biết. Nhưng phải để cho cậu gặp cô ấy đã...

    - Cô Yến Vỹ?

    Ông lão nhẹ gật đầu:

    - Phải.

    - Bác biết cô ấy?

    - Chẳng những biết mà còn thân nữa.

    - Bác và cô ấy có quan hệ thế nào? Tại sao...

    Giọng ông lão buồn buồn:

    - Ta chính là... ông ngoại của nó. Tội nghiệp con nhỏ, chỉ một ngần ấy tuổi đầu mà đã vướng bao nhiêu khổ đau cho đến lúc chết vẫn không yên thân!

    Câu nói của ông ta khiến Thiện giật mình:

    - Bác nói sao? Cô... cô ấy đã chết? Cô Yến Vỹ...

    Giọng ông gần như khóc:

    - Nó đã là người cõi âm rồi!

    Thiện nhớ lại cuộc gặp gỡ đêm qua mà bắt rùng mình. Giọng anh run run:

    - Vậy sao cháu và cô ấy mới gặp đêm qua? Cô ấy...

    Ông lão chợt nói:

    - Tốt hơn hết là cậu hãy chấm dứt quan hệ với nó...

    - Nhưng thưa bác, cháu muốn một lần nữa gặp để...

    Xua tay nhanh, ông lão nghiêm giọng:

    - Không nên! Một lần là quá đủ. Cậu đã giúp cháu nó như vậy là coi như cậu đã hy sinh rồi. Tôi không muốn lại có thêm một mạng người nữa...

    Thiện hốt hoảng:

    - Bác nói mạng người nào?

    Ông lão bỗng ôm mặt như đang ân hận điều gì, giọng ông trở nên khó nghe:

    - Tôi chẳng qua là... chiều lòng nó... nó bảo phải tìm cho ra người nhà họ Đoàn... mà cậu là người đầu tiên và chắc cũng là người duy nhất...

    Thiện quá đỗi ngạc nhiên:

    - Người họ Đoàn? Nhưng cháu đâu phải người họ ấy. Cháu họ Dương mà. Cháu là bạn của nhà ấy.

    Ông lão vụt ngẩng lên, sắc mặt biến đổi:

    - Cậu nói... cậu không phải họ Đoàn?

    - Dạ, hoàn toàn không. Cháu chỉ tới ở trọ trong nhà ấy một thời gian thôi. Nhưng có chuyện gì vậy bác?

    Ông lão kêu lên hai tiếng trời ơi, rồi lại ôm lấy đầu:

    - Tôi đã sai rồi! Tôi hại cậu rồi!

    Thiện ngơ ngác:

    - Chuyện gì vậy bác? Bác có làm gì cháu đâu?

    Ông già bất thần chụp tay Thiện, hỏi lớn:

    - Cháu và nó đã có... làm gì với nhau chưa?

    Thiện không định nói, nhưng sau khi nghe ông lặp lại lần thứ hai với vẻ mặt hốt hoảng, anh đành phải gật đầu:

    - Dạ có...

    Ông lão buông tay ra, thảng thốt:

    - Trời ơi!

    Ông như muốn bỏ chạy đi, cũng may là Thiện chụp lại kịp:

    - Bác nói rõ hơn cho cháu nghe. Hại là hại thế nào?

    Ông lão suy sụp hoàn toàn. Người ông co rúm lại, giọng trở nên thều thào:

    - Chỉ vì quá thương cháu, thấy nó chịu cảnh thảm thương đó nên ta mới đành lòng... chứ ta đâu có muốn thêm một mạng người nữa bị chết oan... Một mình nó là đủ rồi...

    - Bác nói gì cháu không hiểu?

    Bất chợt lão đưa tay chỉ vào Thiện và nói:

    - Cậu chính là... người tiếp theo!

    Thiện ngơ ngác:

    - Cháu! Nhưng tiếp theo để làm gì?

    - Để chết!

    Câu trả lời rất rõ ràng, nhưng Thiện cứ nghĩ mình nghe lầm:

    - Bác nói...

    Không để cho Thiện nói thêm, ông lão nói một hơi:

    - Con Yến Vỹ bị người ta hại phải chết oan, hồn phách nó lang thang không nơi nương tựa nên ta phải luôn theo nó, nuôi nó hết chốn này đến chốn khác, cũng chỉ muốn có có cái ăn, cái mặt để không phải làm con ma đói. Nhưng chính ta cũng không ngờ là sự lang thang của vong hồn nó là có ý đồ... Nó muốn tầm thù. Nó muốn trả thù nhà họ Đoàn!

    - Vậy cô ấy đã làm được chưa?

    Lại chỉ vào Thiện một lần nữa:

    - Gặp rồi, là cậu đó!

    Thiện trợn tròn mắt:

    - Sao lại là cháu?

    Ông già thở dài:

    - Có thể do lầm lẫn thôi. Con Yến Vỹ bảo ta đi tìm người nhà họ Đoàn, một nam nhân, khi thấy cậu xuất hiện trong ngôi nhà đó sau hơn hai chục năm không có ai ở, ta cứ tưởng đó chính là người mà cháu ta đang cần tìm, nên ta đã gặp cậu thuyết phác cậu tới nơi này để cho Yến Vỹ tiếp xúc và...

    Chợt hiểu ra, Thiện chép miệng:

    - Cháu bị hiểu lầm. Nhưng cháu nghĩ, rồi cô ấy sẽ nhớ ra, cô ấy đâu nỡ hại cháu!

    Ông lão lại thở dài:

    - Chậm mất rồi. Sau khi cậu và nó có quan hệ thân xác với nhau thì đã chậm quá rồi!

    Thiện giật mình:

    - Cháu đâu có ngờ... vả lại đó là cô ấy chủ động...

    Ông lão gật đầu:

    - Tất nhiên là do nó muốn rồi. Mà cậu có muốn biết tại sao nó lại làm vậy không?

    Ông ngừng một lúc rồi nói tiếp:

    - Vong hồn nó về báo cho ta biết rằng nó muốn được sớm đi đầu thai kiếp khác mà không được. Bởi ở cõi âm chỉ cho phép những người chết bình thường, chết do tuổi già hay đau bệnh được sớm tiêu diêu. Còn những người như nó thì phải kiếm người thế mạng mới được ra đi. Nó chọn nhà họ Đoàn, bởi nhà đó có mối hận thiên thu với nó. Chính họ đã cưỡng bức nó rồi giết chết, thả trôi theo dòng thác này. Chính nó...

    Ông lão hình như không còn sức để nói nữa... Rồi bất thần ông đứng lên, bước đi khập khiễng nhưng vẫn cố bước. Thiện lo sợ:

    - Vậy cháu phải làm sao đây bác?

    Ông nói vọng lại:

    - Để ta cố. Cậu gặp ta ở lầu... lầu...

    Chỉ nói được tới đó rồi ông ta gần như kiệt sức, ngã nằm dài trên đá.

    Thiện hốt hoảng chạy tới đỡ ông dậy:

    - Kìa bác, bác có sao không?

    Ông lão không động đậy nữa. Mắt ông ta nhắm nghiền chẳng khác người đã chết, Thiện hoảng quá, anh không kịp suy nghĩ thêm, đã bế xốc ông lên chạy bay về xóm dân cư gần đó. Đang chạy bỗng có người nhận ra, đã kêu lên:

    - Ông lão lang thang đây mà!

    Thiện dừng lại hỏi:

    - Chị biết ông lão này?

    Người phụ nữ kia đáp:

    - Biết chứ. Ông ấy là ông già cô đơn, không thân nhân, không biết nhà cửa ở đâu, nhưng về xóm này và cư ngụ trong ngôi nhà hoang gần nghĩa địa đằng kia. Ông lão bị sao vậy?

    - Ông bị ngất ở ngoài thác nước, tôi tình cờ...

    Chị nọ nói:

    - Cậu đã làm ơn thì làm ơn cho trót, đưa giùm ông ấy về nhà đi. Ngôi nhà hoang nó người ta hay gọi là lầu ma, gần nghĩa địa!

    Nói xong chị ta đi ngay. Thiện đành phải bế ông lão đi tiếp. Cũng may ngôi nhà gọi là lầu ma đó không xa, nên trước khi kiệt sức thì Thiện cũng đã đưa được ông lão vào nhà, sau khi một cậu bé đánh xe bò đi ngang qua đã xác định ông lão ngụ ở đây.

    Vừa ngẩng lên sau khi đặt ông lão xuống chiếc chõng tre, Thiện đã giật mình kêu lên:

    - Cô nàng?

    Anh thấy ở góc nhà có một chiếc bàn thờ, trên đó có một khung ảnh bán thân của một cô gái mà vừa chợt nhìn thấy Thiện đã kêu lên:

    - Yến Vỹ!

    Tiếng kêu của Thiện rất khẽ, gần như là kêu chỉ mình anh nghe, nhưng chẳng hiểu sao lại làm cho khung ảnh rơi xuống đất và vỡ toang! Hốt hoảng, Thiện vội cúi xuống nhặt nó lên. Trong lúc chạp vội, một ngón tay của anh đã bị cứa đứt khá sâu. Thiện cố nén đau để cầm được bức ảnh lên. Lúc này một bên khung kính đã bị bể, lộ ra một góc ảnh đã bị một vết máu rơi làm nhòe đi. Bằng phản ứng tự nhiên, Thiện lại chạm tay vào đó như để chặn vết máu loang nhiều hơn lên ảnh. Nhưng hành động của Thiện lại khiến cho vết máu loang ra rộng hơn, phút chốc nó loang tới trán và mắt. Chẳng hiểu sao, tự dưng vết máu đó chảy xuôi theo hai khóe mắt cua tấm ảnh và... tạo thành hai giọt nước mắt màu đỏ như máu!

    - Trời ơi!.................
    ♥Chỉ cần buông chiếc lá cuối cùng
    Hoa sẽ nở trong những cành lá mới
    Chỉ cần xem nỗi buồn là hạt bụi
    Thì bụi buồn theo gió sẽ bay đi ♥

  11. #11

    Mặc định

    không biết Người Khăn Trắng là ai..mà..nghe tên thấy sợ sợ sao ak..:(..truyện thì rất hay ..

  12. #12
    Lục Đẳng Avatar của splen
    Gia nhập
    Nov 2009
    Nơi cư ngụ
    Trung Sơn
    Bài gởi
    8,027

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Tử Vy Xem Bài Gởi
    không biết Người Khăn Trắng là ai..mà..nghe tên thấy sợ sợ sao ak..:(..truyện thì rất hay ..
    Là bút danh của một tác giả truyện ma.
    Cuộc Đời Cứ Thế Xoay Tròn – Người Người Vẫn Thế Mê Muội.

  13. #13
    Lục Đẳng Avatar của kiếp mù lòa
    Gia nhập
    Oct 2010
    Nơi cư ngụ
    hoa quả sơn
    Bài gởi
    21,931

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Tử Vy Xem Bài Gởi
    không biết Người Khăn Trắng là ai..mà..nghe tên thấy sợ sợ sao ak..:(..truyện thì rất hay ..
    đặt cái pháp danh cho gớm gớm để câu khách thôi.
    haiz...........................

  14. #14

    Mặc định

    quynho đã đọc rất nhiều truyện của người khăn trắng , từ đó lại biết thêm được nhiều ma hơn : ma thần vòng , ma trành .....Không biết ông ấy lấy ý tưởng từ đâu ra mà viết được nhiều truyện ma thế nhỉ , mà đa số bối cảh trong truyện là trước năm 75 , và nhiều nhất là những năm Pháp thuộc !
    Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi !

  15. #15
    Lục Đẳng Avatar của kiếp mù lòa
    Gia nhập
    Oct 2010
    Nơi cư ngụ
    hoa quả sơn
    Bài gởi
    21,931

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi quynho Xem Bài Gởi
    quynho đã đọc rất nhiều truyện của người khăn trắng , từ đó lại biết thêm được nhiều ma hơn : ma thần vòng , ma trành .....Không biết ông ấy lấy ý tưởng từ đâu ra mà viết được nhiều truyện ma thế nhỉ , mà đa số bối cảh trong truyện là trước năm 75 , và nhiều nhất là những năm Pháp thuộc !
    ông ấy sống vào thời đó mà lão đại
    haiz...........................

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi kiếp mù lòa Xem Bài Gởi
    ông ấy sống vào thời đó mà lão đại
    gì mà lão đại chứ ? Thấy mà ghê :not_listening::not_listening::not_listening:
    Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi !

  17. #17
    Lục Đẳng Avatar của kiếp mù lòa
    Gia nhập
    Oct 2010
    Nơi cư ngụ
    hoa quả sơn
    Bài gởi
    21,931

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi quynho Xem Bài Gởi
    gì mà lão đại chứ ? Thấy mà ghê :not_listening::not_listening::not_listening:
    được thầy tôn lên hàng lão đại phải vui mừng mới phải,ai dè....
    haiz...........................

  18. #18
    Lục Đẳng Avatar của splen
    Gia nhập
    Nov 2009
    Nơi cư ngụ
    Trung Sơn
    Bài gởi
    8,027

    Mặc định Suối máu

    Người thứ nhất bước xuống xe và bước thẳng về con đường mòn dẫn xuống suối. Đó là một nam nhân bận trang phục màu xám sang trọng, đầu đội mũ phớt kiểu Châu Âu. Đặc biệt trên môi ông ta có ngậm chiếc tẩu thuốc đắt tiền đang phì phà khói.
    Người thứ hai cũng là nam nhân. Nhưng cách ăn mặc thì khác hẳn. Ông ta bận bộ y phục đặc trưng của người dân tộc thiểu số, với khố và áo bằng thổ cẩm, miệng cũng ngậm tẩu thuốc, nhưng là loại tẩu bằng thân tre dài hơn hai tấc. Loại tẩu thuốc của hầu hết người dân tộc vùng rừng núi hay dùng.
    Người thứ ba là một nữ nhân. Đúng hơn đó là một cô gái rất đẹp, mặc chiếc váy màu trắng tinh khiết, nổi bật giữa cây xanh đất đỏ vùng Tây nguyên này.
    Cả ba người cùng đi về một hướng, trước sau và chỉ thoáng chốc đã không còn thấy bóng. Bỏ lại sau lưng chiếc xe hơi bóng lộn. Người chứng kiến từ đầu sự việc là một cậu trai mười bảy tuổi tên gọi là A Miên. Cậu mê mẫn ngắm nhìn những người sang trọng kia, đặc biệt là với cô gái đi sau cùng. Đã từ lâu lắm rồi, A Miên chưa hề thấy người con gái thị thành nào đẹp như thế tới đây, nên mê nhìn mà quên cả giỏ cá vừa bắt được dưới suối, đang nhảy ra khỏi giỏ, biến vào bụi rậm!
    Chợt Miên kêu khẽ:
    - Cô ấy đánh rơi chiếc khăn tay!
    Anh chàng thiếu niên tốt bụng vội quên giỏ cá, chạy tới nhặt chiếc khăn lên nhìn ngắm, lạ lẫm…
    Chiếc khăn tay màu hồng nhạt thơm lừng mùi nước hoa khiến A Miên phải buột miệng:
    - Thơm quá!
    Trên một góc khăn có thêu hình đóa lan rừng và một con bướm, cả hai đều cùng một màu tím nhạt, cùng hai chữ L Đ lồng vào nhau, mềm mại, xinh xắn.
    Định chạy theo trả lại cho cô gái, nhưng vừa bước được hai bước thì tự dưng A Miên khựng lại. Hương thơm dịu từ chiếc khăn đang làm cho anh chàng chùn bước, lưỡng lự… Cuối cùng thay vì đem trả, Miên lại đút chiếc khăn vào túi áo rồi quay lại chỗ giỏ cá. Hai con cá vừa bắt được đã xổng mất, nhưng chưa kịp tìm thì A Miên đã giật mình khi nhìn lại không còn thấy chiếc xe hơi đâu nữa.
    - Mới đây mà?
    Lúc nãy A Miên đã quan sát kỹ, chính người đàn ông mặc âu phục màu xám lái xe, hai người kia ngồi, kẻ trước người sau, ngoài ra không còn ai, vậy ai lái xe đi chỉ trong nháy mắt?
    Nhìn xuống phía trước, nơi dẫn xuống vực sâu mà đã đôi lần A Miên nghe kể chuyện có vài chiếc xe đã tuột thắng lao xuống đó. Anh chàng còn đang ngẩn ngơ thì bỗng nghe một tiếng rầm vang lên từ phía vực!
    - Chiếc xe rơi xuống vực!
    Bỏ chiếc giỏ nằm lăn lóc đó, A Miên cắm đầu chạy về nhà. Vừa tới trước hàng rào cổng, cậu ta đã kêu to:
    - Tai nạn ba ơi!
    Ông A Mạn đang làm cỏ sau vườn, nghe kêu thì ngẩng lên hỏi:
    - Gì mà như ma đuổi vậy?
    A Miên lắp bắp:
    - Xe rơi xuống vực!
    Ông Mạn vừa rồi cũng đã nghe tiếng rầm vang lên nên không ngạc nhiên lắm!
    - Có ai việc gì không?
    A Miên đem mọi chuyện thuật lại và kết luận:
    - Cũng may cả ba người trong xe vừa rời khỏi xe đi về phía suối Máu.
    - Rồi họ đã biết xe bị tuột xuống vực chưa?
    A Miên lắc đầu:
    - Lúc con chạy về đây thì chưa thấy họ trở lên. Có cả một cô gái nữa.
    Nghe con kể không đầu đuôi thì ông Mạn lắc đầu:
    - Cái thằng, vẫn cái kiểu kể chuyện tào lao. Đang nói chuyện chiếc xe chưa xong, lại cô gái nào đó nữa…
    A Miên, chợt thọc tay vào túi rồi lôi ra chiếc khăn tay thơm phức. Vừa trông thấy, bỗng ông Mạn nhào tới chụp lấy xem ngay.
    - Cái… cái này… ở đâu con có?
    Miên định giấu, nhưng vốn tính thật thà, nên cậu ta đành nói ra:
    - Con nhặt được của một người.
    - Của ai?
    - Của cô gái đi trên chiếc xe vừa rơi xuống vực.
    Vừa rồi khi nghe con trai thuật chuyện có mấy người kinh đi trên xe đi về phía suối, ông Mạn chưa kịp hỏi, giờ ông hỏi kỹ hơn:
    - Họ là ai?
    Miên đáp:
    - Con cũng không biết. Lúc vừa ở suối lên thì con thấy có một người đàn ông bận âu phục, đầu đội mũ phớt, ngậm ống điếu kiểu Tây, một người dân tộc và một cô gái mặc váy đầm trắng. Cô ấy là chủ nhân chiếc khăn tay này.
    Bỗng dưng Miên thấy cha mình run rẩy, làm rơi chiếc rựa chặt cây trên tay xuống đất:
    - Cha bị sao vậy?
    Sắc mặt ông Mạn biến đổi xanh dờn. Ông nói mà như nói với ai đó trong cõi vô hình:
    - Không lẽ… họ về sao? Cả Hậu, già làng B’Râu và Tuyết Lan nữa? Họ đó sao?
    A Miên phải chụp tay cha, hỏi lại:
    - Cha nói ai vậy?
    Ông Mạn giờ mới bừng tỉnh, ông vẫn lảm nhảm:
    - Nếu thật là họ thì… trời ơi!
    Rồi bất thần ông vụt chạy ra cửa trước, nhắm hướng suối Máu mà lao tới. A Miên không hiểu chuyện gì cũng tức tốc chạy theo. Hai cha con kẻ trước người sau theo con đường cũ lúc nãy mà A Miên đã đi, chạy thật nhanh. Chỉ chưa đầy mười phút sau thì hai cha con tới bên dòng suối, nước đang chảy xiết, bốn bề im ắng, không một bóng người.
    Đang còn nhìn quanh, bỗng A Miên reo lên:
    - Có vật gì của ai kìa cha!
    Trước mặt họ, cách chừng chục bước chân, có một bộ áo váy trắng, một đôi giày Tây cao gót cũng màu trắng, nằm phơi trên cỏ.
    Lần này thì ông Mạn gào lên:
    - Tuyết Lan!
    Trên ngực chiếc váy có cài một đóa lan màu tím, mà nếu ai sành về lan ắt biết đó là lan Hồ Điệp. Hình như đây là một biểu tượng mà chỉ có ông Mạn mới biết. Cho nên, gần như ông đã khẳng định:
    - Chính là nàng ấy! Tuyết Lan ơi, em ở đâu?
    Ông Mạn gọi thật to, khiến tiếng ông vang vọng cả một vùng, trôi theo dòng suối nước đang cuồn cuộn chảy. Một lần… Hai lần… và đến cả chục lần như vậy, ông Mạn vẫn gọi đúng cái tên Tuyết Lan! Nhưng đáp lại lời ông chỉ có tiếng gió rừng và âm thanh róc rách của nước suối chảy.
    Thấy cha mình càng lúc càng bị kích động, A Miên phải gọi giật ngược:
    - Cha! Đâu có ai mà cha gọi hoài vậy?
    Bấy giờ ông Mạn mới ngừng gọi, cầm chặt chiếc váy trong tay, ông thảng thốt:
    - Nàng về đây rồi sao lại biến đi đâu! Dòng suối ư… lại dòng suối này ư?
    Lúc ấy Miên lại phát hiện thêm chiếc mũ phớt và đôi giày nam hai màu nâu và trắng, liền gọi cha:
    - Còn cái này nữa đây, cha!
    Ông Mạn nhìn thấy là nhận ra ngay:
    - Của thằng ấy. Thằng Hậu đây mà!
    Miên nhớ lại, lúc nãy nó thấy mấy người trên xe hơi mặc những quần áo này. Nó hiểu ra:
    - Ba đang nói tới mấy người lúc nãy!
    Quay sang chụp tay con, ông Mạn hỏi dồn:
    - Họ đâu rồi?
    A Miên lắc đầu:
    - Con đâu biết, có thể họ xuống suối tắm…
    Bỗng ông Mạn ôm đầu gục xuống, giọng ông thê lương đến lạ lùng:
    - Họ đã tắm suối gần chục năm rồi mà đâu có lên!
    Miên chẳng hiểu, hỏi lại:
    - Cha nói ai?
    Ông Mạn khóc nức nở, vai run lên từng hồi. Bỗng một cơn gió mạnh bất ngờ thổi xoáy ngay chỗ cha con ông đang đứng. Miên phải bám lấy cha mới giữ cho cả hai không bị cơn lốc xoáy xô đi. Nhưng những quần áo ông Mạn cầm trên tay và mấy món còn nằm trên cỏ đã theo gió bay tung theo gió, lùa ra giữa dòng suối!
    Ông Mạn hốt hoảng bất kể hiểm nguy, đã vùng tay ra khỏi con, lao về phía trước. A Miên bằng bản năng tự nhiên, chụp lấy áo cha, kéo lại nên giữ không để ông lao xuống suối. Mà cú lao đó đồng nghĩa với sự tự sát, bởi bên dưới là những tảng đá nhô lên chẳng khác gì cái bẫy giết người.
    Kéo cha mình ra bờ suối, Miên trấn an:
    - Có thể họ đã trở lên rồi.
    Nhưng ông Mạn hầu như không còn nghe con trai nói. Ông cứ nhìn ra giữa suối rồi lẩm bẩm:
    - Tuyết Lan, em nhẫn tâm với anh quá…!
    Chợt có tiếng ai đó phía sau lưng hai cha con:
    - Ông Mạn ơi, nhà có khách tìm!
    Quay lại thấy Liêng Lây, người hàng xóm, Miên hỏi:
    - Khách nào vậy?
    - Không biết. Có ba người khách sang trọng lắm. Họ đứng chờ nãy giờ. Về nhanh lên đi, hình như trong số họ có một cô gái đang bị té sông, đang mê man bất tỉnh.
    Nghe đến đó tự nhiên ông Mạn vụt đứng lên, hỏi dồn:
    - Họ còn ở đó không?
    Không đợi đáp, ông ta chạy trước, A Miên theo sau hỏi Liêng Lây:
    - Họ có nói tìm cha tui về chuyện gì không?
    Liêng Lây lắc đầu:
    - Tui hổng biết. Có một người B’Râu cùng đi, hình như biết cha Mạn của mày là thầy lang, họ muốn chữa trị cho người bệnh sao đó.
    Lúc họ về tới nơi thì chẳng có người khách nào.
    Liêng Lây quả quyết:
    - Mới rồi họ còn đứng đây. Họ có ba người, hai người đàn ông khiêng một cô gái mình mẩy ướt sũng nước.
    Chợt nhìn thấy chiếc váy trắng và đôi giày cao gót, Miên kêu lên:
    - Cái này mới hồi nãy đây…
    Ông Mạn ngồi sụp xuống ngay ngạch cửa, ông đã hiểu, nên bảo Liêng Lây:
    - Anh không phải nói gì về họ nữa, tôi biết họ rồi. Họ không còn ở đây nữa…
    A Miên cố hỏi, nhưng cha vẫn im thin thít. Khi Liêng Lây về rồi ông mới bảo con trai:
    - Con ở nhà, đừng đi theo cha. Để cha làm cho xong việc này đã…
    Ông bảo thêm A Miên:
    - Con đem cái áo, đôi giày này cất vào chỗ cha cất các giấy tờ, cả chiếc khăn tay nữa, đừng giữ trong mình.
    Nói xong ông đi nhanh ra ngoài. A Miên không dám đi theo, nhưng rất lo lắng, đứng ngồi không yên.
    Nghe lời cha, Miên đem cất các đồ vật. Nhưng khi cậu cầm đưa tới chỗ cất giữ thì đột nhiên tất cả biến mất! Duy chỉ có chiếc khăn tay thì còn lại, Miên sợ nó biến mất nên vội nhét vào túi áo. Điều làm cho cậu ngạc nhiên là hương thơm phát ra nhiều hơn, hình như không phải từ chiếc khăn tay. Miên có cảm giác như cô gái chủ nhân chiếc khăn tay đang hiện diện trong nhà, bởi hương thơm nức mũi ấy chỉ có thể phát ra từ chính thân thể cô ta?
    A Miên nhìn quanh và bỗng dưng rùng mình. Một cảm giác sợ hãi đang lan dần trong đầu của Miên. Và cũng lúc này anh nhớ những lời cha khi nhắc tới người nào đó tên là Tuyết Lan. Tuyết Lan là ai? Bỗng dưng Miên chợt hiểu, kêu lên:
    - Dòng suối máu!
    Một lần nữa Miên đuổi theo cha.

    A Miên đi dọc theo bờ suối một đoạn dài mà vẫn không thấy bóng dáng của cha nên lo lắng vô cùng. Lúc đi ngược trở lại, về hướng chỗ vực sâu, nơi chiếc xe rơi lúc nãy, thì phát hiện hương thơm càng lúc càng gần.
    Cuối cùng Miên lần xuống những bậc đá nhấp nhô, leo xuống vực sâu, nơi đã từ lâu Miên chưa một lần đặt chân tới.
    Trời chiều dần…
    Bất chợt Miên nhìn thấy một bóng người đang ngồi phục trước một mô đất giữa hai phiến đá to. Bước tới gần thì Miên hốt hoảng kêu lên:
    - Cha!
    Ông A Mạn hầu như không hay biết khi Miên bước tới gần. Ông vẫn ngồi bất động.
    - Cha!
    A Miên lay vai cha thì càng kinh hãi khi phát hiện ông đã ngất đi.
    - Cha!
    Ôm chầm lấy cha, nhận ra người còn nóng, nghe vẫn còn nhịp nhẹ, Miên định cõng cha lên lưng chạy về nhà.
    Nhưng vừa khi ấy anh nhận ra chiếc váy trắng và đôi giày cao gót đang nằm trước mô đất giống như ngôi mộ. Thì ra hương thơm phát ra từ chỗ này.
    Miên ngẩn người một lúc, nếu không phải vác cha trên vai thì chắc anh đã còn đứng đó thêm một lúc nữa.
    Cõng cha về tới nhà thì ông tỉnh lại. Câu đầu tiên ông thốt lên là hỏi:
    - Con thấy gì ở chỗ ấy?
    - Chỗ ngôi mộ?
    - Có phải chỗ nấm đất vừa rồi?
    Ông Mạn thở dài:
    - Là cô Tuyết Lan và hai người đàn ông?
    Ông Mạn gật đầu, giọng buồn bã:
    - Cả ba người họ ở trong đó. Mà đáng lý ra chính ta phải chôn họ tử tế, mỗi người một mộ mới phải…
    Biết con không hiểu, ông tiếp tục kể:
    - Ba người mà con nhìn thấy đi chung xe sáng nay chính là ba người nằm trong ngôi mộ đó!
    Miên giật nảy người:
    - Họ là… hồn ma?
    Ông Mạn gật đầu:
    - Những oan hồn về đòi mạng!
    Miên càng kinh ngạc hơn:
    - Đòi mạng… ai?
    - Ta!
    Ông Mạn đáp lạnh lùng. Rồi bất ngờ đứng lên đi thẳng vào trong. Từ bên trong ông hỏi vọng ra:
    - Chiếc áo và đôi giày đâu?
    - Đã biến mất ngay lúc cha vừa ra khỏi nhà. Mà vừa rồi con thấy chúng ở chỗ ngôi mộ.
    Ông Mạn nhẹ thở dài:
    - Ta quên khuấy mất.
    Rồi ông chợt nhớ ra:
    - Ta hiểu rồi! Sáng nay con nhìn thấy cảnh chiếc xe lao xuống vực là cách mà Tuyết Lan muốn con hiểu là có người chết bằng cách đó. Chiếc xe lúc sáng lao xuống là xe không, nhưng mười tám năm trước thì trong xe có đến ba người! Cả ba đều đã chết. Trong đó có Tuyết Lan.
    Miên thắc mắc:
    - Sao cha rành chuyện ấy?
    Giọng ông Mạn như tiếng kêu ai oán:
    - Bởi ta chính là người làm cho chiếc xe mất thắng, lao xuống vực, trong lúc họ vô tình không hay biết?
    Miên ngơ ngác:
    - Cha nói thế có nghĩa là… là…
    - Là kẻ giết người!
    A Miên lần đầu tiên nghe cách nói chuyện đầy xúc động của cha. Anh đưa mắt nhìn thẳng vào cha. Ông Mạn hạ thấp giọng hơn:
    - Mà kẻ giết người có dự mưu. Nạn nhân lại chính là người yêu của mình. Còn gì ác và đáng nguyền rủa hơn!
    Ông bất ngờ hỏi:
    - Chiếc khăn tay còn không?
    A Miên móc nó ra khỏi túi:
    - Còn đây, cha.
    Ông cầm lấy, mở rộng chiếc khăn ra, nhìn vào hình thêu, nấc lên:
    - Đóa lan Hồ Điệp là tên của nàng ấy, còn ba chính là con bướm này. Ba là Điệp chớ không phải A Mạn như con và mọi người biết giờ đây.
    Không để cho Miên hỏi lôi thôi, ông chủ động kể tiếp:
    - Mười tám năm trước, trên chiếc xe nhà của Tuyết Lan, trên đường đi Đà Lạt, có cả thảy bốn người: Cha, Tuyết Lan, Hậu và ông già B’Râu. Ông già B’Râu là quản gia đồn điền trà cho nhà Tuyết Lan, theo xe lên Đà Lạt tiếp quản công việc thay người quản gia cũ vừa nghỉ việc. Và đó là chuyến đi cuối cùng của ông ta…
    A Miên sốt ruột, chặn ngang lời cha:
    - Nhưng tại sao những người kia chết còn cha thì không?
    Ông Mạn hơi lưỡng lự, một lúc sau mới lấy từ trong áo ra một tập giấy đã nhàu nát qua thời gian, đưa cho con trai:
    - Cha viết ra kể hết mọi việc, đợi khi con đủ mười tám tuổi mới đưa con đọc. Bởi khi đó con mới đủ trưởng thành để tiếp quản cơ ngơi này của cha và cũng là thời điểm cha ra đi. Đi để đền tội… Tuy nhiên…
    Ông ngừng lại như để lấy can đảm:
    - Hiện nay phải còn gần một năm nữa con mới đủ tuổi. Nhưng không còn kịp nữa rồi, e rằng nếu cha không cho con biết thì cha sẽ không còn sống trên cõi đời này nữa. Cha muốn con hiểu hết mọi việc và lập tức rời khỏi nơi này. Con hãy đọc một mình. Còn cha, cha cần nghỉ ngơi một lát…
    Ông đi vào trong. A Miên cầm xấp giấy đã úa vàng, lòng bồn chồn không yên…

    …“Tuyết Lan rủ đi đồn điền chơi mấy hôm, mình nhận lời ngay. Bởi đây không phải lần đầu, mà đã vài lần rồi, Lan và mình thường lợi dụng những chuyến đi như thế này để hẹn hò và hưởng với nhau những giây phút tuyệt vời nhất của cuộc tình đã kéo dài ngót ba năm, dù cha mẹ Lan không đồng tình chuyện mình và Tuyết Lan yêu nhau, nhưng Lan thì không màng tới điều đó. Nàng thường nói với mình rằng khi yêu thì con tim có lý lẽ riêng của nó, không phải cha mẹ quyết định là được!
    Tuy nhiên, sáng nay khi Lan lái xe tới nhà đón mình đi thì con tim mình như vỡ tung ra, khi trên xe còn có một người con trai khác! Tuyết Lan vẫn hồn nhiên giới thiệu người đồng hành mà mình không mong đợi…
    - Đây là Hậu, người bạn thuở thơ ấu của Lan. Anh ấy du học ở Pháp vừa về. Hậu sẽ cùng chúng ta lên đồn điền…
    Trong suốt đường đi, khi Tuyết Lan lái xe, thỉnh thoảng Hậu lại quàng tay qua vai nàng, thân mật quá trớn ngay trước mặt mình. Vậy mà Lan chẳng có một phản ứng gì dứt khoát. Đôi lúc nàng lại lên tiếng:
    - Văn minh phương Tây thoải mái hơn tập quán cổ hủ của ta nhiều, phải không Điệp!
    Nàng còn cố ý chọc tức mình nữa! Mình đã bắt đầu nóng mặt. Nhưng cũng chưa lên đến đỉnh điểm, cho đến khi xe dừng lại uống nước ở một quán bên đường. Tuyết Lan đi nhà vệ sinh, anh chàng Hậu đi theo và mình có linh tính không hay nên cũng đứng lên theo sau họ. Và chuyện động trời đã xảy ra. Nó diễn ra ngay trước mắt mình: Mình bắt gặp hai người đang hôn nhau trước cửa phòng vệ sinh. Tuyết Lan hơi lúng túng, nhưng vẫn cười chống chế.
    - Tụi em vẫn hôn nhau từ nhỏ. Anh em, bạn bè mà!
    Mình tức đến nghẹn cả lồng ngực, nhưng cố làm ra vẻ bình tĩnh, mình cười gượng rồi đi nhanh lên xe ngồi ngay chỗ tay lái. Khi họ trở ra, mình đề nghị:
    - Ngồi không anh bức rứt quá, vậy em và anh Hậu ngồi băng sau, để anh lái cho.
    Mình vẫn lái xe của Lan, nên nàng đồng ý ngay. Tới Định Quán, Tuyết Lan bảo:
    - Anh ngừng lại đón ông già B’Râu, ba thuê ông ấy lên giữ đồn điền thay ông Muôn vừa nghỉ việc.
    Sau khi rước lão B’Râu lên xe, mình đề nghị:
    - Còn sớm vậy mình ghé suối Máu để thư giãn, đồng thời cho anh Hậu ngắm cảnh.
    Tuyết Lan từng cùng mình ghé qua thắng cảnh ấy, nên tán thành ngay:
    - Hay đấy!
    Lúc ghé Suối Máu, mình chủ động đề nghị:
    - Các bạn xuống ngắm cảnh, mình ở lại chỉnh lại cái thắng xe, hình như thắng không ăn.
    Thật ra mình đã xả bỏ thắng tay, chỉ chêm hờ một cục đá nhỏ dưới bánh xe trước. Sau hơn mười phút ngắm suối, khi họ trở lại xe, mình cố tình mở cửa chờ họ lên trước, tìm cách kéo Tuyết Lan lại. Nhưng Hậu đã giằng mạnh Lan ra, đẩy cô nàng lên xe, chừng như cố không để mình thân mật với Lan! Tuyết Lan hình như hiểu ý mình lúc đó, nên muốn dừng lại, nhưng không còn kịp nữa, nàng đã bị Hậu xô nhanh vào băng sau vừa cười hô hố!
    Vừa khi ấy chiếc xe đậu chỗ dốc lại không gài thắng tay, nên tuôn nhanh tới trước. Mình quýnh lên bởi có Lan trong xe, nên lao theo cố giữ chiếc xe lại. Nhưng đã quá trễ, chiếc xe đã lao nhanh xuống vực. Mình nghe những tiếng thét kinh hoàng của Tuyết Lan và cả Hậu nữa! Rầm một tiếng. Âm thanh ghê rợn đó có lẽ ám ảnh mình suốt đời!
    Hối hận, bàng hoàng! Mình đã ở lại suối Máu nhiều ngày, cố leo xuống vực sâu tìm thi thể họ, nhưng hoàn toàn vô vọng. Những người quanh vùng bảo rằng có thể cả chiếc xe và thi thể họ đã chìm dưới dòng suối sâu, mà đoạn suối chảy qua đó như một cái hố sâu, nghe đồn là ăn thông ra một nơi nào đó cách vài cây số!
    Vừa ăn năn, hối hận lại vừa sợ trách nhiệm, nên mình không trở về nhà. Trốn biệt ở vùng suối Máu này.
    Vừa hy vọng kiếm tìm tung tích Tuyết Lan, vừa tránh mọi người. Đó là lý do mình đổi tên thành một người thiểu số, từ nay mình là A Mạn.
    Vào một đêm, lúc giật mình tỉnh giấc mình nghe tiếng ai đó gọi vọng vào, bảo mình ra nhận con! Mình còn đang ngơ ngác thì đã nghe tiếng trẻ con khóc bên ngoài! Mình bước ra soi đèn thì bắt gặp một trẻ sơ sinh bọc trong một cái chăn bông ướt đẫm nước. Đứa bé nhìn vào mình và càng khóc lớn. Mình chưa biết phải làm gì thì nghe âm thanh giống như lúc nãy vọng lại:
    - Con anh sao còn chưa nhận? Nó bị rơi theo em dưới suối, em chết, nhưng số nó chưa tận, nên đủ ngày tháng em sanh nó ra, gởi lại cho anh nuôi!
    Nhớ trước lúc chết, Tuyết Lan từng báo tin là nàng có thai được hai tháng! Vậy ra…
    Mình bàng hoàng ôm đứa trẻ sơ sinh vào lòng thấy chung quanh nó ướt sũng, nhưng thân thể nó thì ấm, nên mình ẵm nó đưa ngay vào nhà. Từ hôm đó mình bỗng dưng có con! Để mọi người không dị nghị, mình nói dối rằng nhặt được nó trong rừng, thấy tội nghiệp nên đưa về nuôi. Mình đặt tên cho nó là A Miên.
    Tháng ngày trôi qua… chuyện cũ dần trôi vào quên lãng. Hồn phách Tuyết Lan cũng không ám mình nữa. Có lẽ nàng cảm thông và tha thứ cho mình, bởi mình đã cưu mang giọt máu còn lại khá chu đáo.
    Lúc A Miên lên mười tuổi thì mình nằm mộng thấy có một ông lão râu tóc bạc phơ, gọi đúng tên mình và bảo: Khi nào thằng bé A Miên sắp mười tám tuổi thì có chuyện xảy ra đấy! Coi chừng trong hai người, nhà ngươi và thằng bé, sẽ có người mẹ về bắt đi đấy!
    Ngày… tháng… năm…
    - …………”
    Những trang nhật ký viết đến đó thì dứt. Vừa đọc xong A Miên đã gọi lớn:
    - Cha ơi!
    Không nghe cha lên tiếng, Miên chạy thẳng vào giường. Không có ông A Mạn ở đó.
    Linh tính có điều chẳng lành, Miên lại chạy về hướng suối Máu. Leo xuống vực mất hơn hai chục phút và Miên đứng sựng lại vài giây rồi mới thét lên:
    - Cha!
    Ông A Mạn toàn thân đầy máu, đang nằm ngửa trên nấm đất hình ngôi mộ. Khi Miên tới xem thì biết chắc cha mình đã ngừng thở, cây rựa chặt cây của ông thường ngày đang cắm sâu vào bụng, mũi rựa xuyên thẳng xuống đất!
    - Cha ơi!
    Tiếng gọi của Miên nghe giống như tiếng của ông A Mạn khi gọi Tuyết Lan. Lần này âm thanh của Miên còn vang xa và vang rất lâu theo gió rừng.

    Thay vì chôn ngay xác cha mình, A Miên tự quyết định một mình đào nấm đất giống như ngôi mộ chỗ ông A Mạn nằm chết. Đào xuống không sâu lắm thì gặp ba bộ xương người còn nguyên vẹn, nằm tách biệt nhau. Có một bộ xương nhỏ hơn hai bộ kia, chừng như của người nữ. Miên nhặt được từ cổ của hài cốt một sợi dây chuyền có chiếc mặt ngọc màu xanh còn nguyên vẹn, chiếc mặt ngọc hình cánh hoa Lan Hồ Điệp!
    - Bà Tuyết Lan!
    Tự dưng có mùi hương thơm quen thuộc bay ra từ bộ xương ấy, khiến Miên buột miệng:
    - Chính bà ấy! Chính là… mẹ!
    Miên sụp xuống, chấp tay lạy liền mấy lạy, vừa kêu khẽ:
    - Mẹ!
    Rồi chẳng cần suy nghĩ, A Miên tách bộ xương của mẹ mình ra, đặt nằm cạnh thi thể của cha, chung trong mộ huyệt vừa mới đào. Anh khấn thành kính:
    - Con xin cha mẹ hãy ở bên nhau mãi! Con xin mẹ tha thứ cho cha, cha con khổ lắm rồi…
    Thế là ở mảnh đất nhỏ dưới vực sâu đó mọc lên hai nấm mộ. A Miên chỉ khắc lên mộ bia hình đóa hoa lan và con bướm, chớ không để tên. Anh nói như một lời thề:
    - Con sẽ mãi mãi ở bên cha mẹ!

    Một năm sau ngày A Mạn mất thì xóm suối máu hay tin A Miên lấy vợ: Cô dâu là người con gái lạ từ đâu tới chẳng ai biết. Chính A Miên cũng hết sức ngạc nhiên khi vào một đêm anh nghe có tiếng ai gọi tên mình ngoài cửa. Tiếng nghe rất quen:
    - Ra mà đón vợ con vào. Phải sống cho thật hạnh phúc, đừng bao giờ như cha mẹ!
    A Miên mở cửa ra thì bắt gặp một cô gái đang đứng co ro ngoài cổng. Mở cửa cho cô ta thì cô nàng rất tự nhiên nói:
    - Em là Dạ Lan. Em sẽ ở đây cùng anh!
    A Miên hỏi nàng quê quán, cha mẹ, thì Dạ Lan chỉ đáp mơ hồ:
    - Em cũng không nhớ mình ở đâu nữa. Khi sanh ra được mấy ngày thì em hôn mê cho đến đêm qua mới tỉnh lại, rồi chẳng biết ai đưa em tới đây, nói là về với chồng! Anh là A Miên?
    Chỉ cần bấy nhiêu đó thôi, đủ để hai người gắn bó với nhau. Trong thâm tâm họ hiểu là có một nguyên nhân sâu xa nào đó đã đưa họ đến và sẽ bên nhau dài lâu. Nhưng đâu nhất thiết phải hiểu thêm làm gì, khi đã là duyên nợ…
    Đôi vợ chồng trẻ sống gắn bó, yêu thương nhau chân thành. Họ thường xuyên ra thăm mộ cha mẹ. Cô con dâu Dạ Lan luôn quỳ trước mộ rất lâu và khấn vái những gì rất thành khẩn mà dù muốn biết, nhưng Miên không làm sao biết được.
    Dòng suối Máu vốn lâu đời có màu nước đỏ như máu và cũng chính vì thế nên có tên như vậy. Bỗng dưng nước không còn đỏ nữa. Màu nước trở nên trong xanh như bao dòng suối khác. Cũng chẳng hiểu tại sao…
    Cuộc Đời Cứ Thế Xoay Tròn – Người Người Vẫn Thế Mê Muội.

  19. #19

    Mặc định Đức Di Lạc ấn chứng thời hạ lai.

    TỪ ĐÂU TA ĐẾN
    THỊ HIỆN CƯ NHÂN
    DI TRUYỀN BẢO PHÁP
    LẠC QUỐC AN KHƯƠNG
    TÔN GIẢ CÚNG DƯỜNG
    PHẬT VƯƠNG MINH CHỨNG

    QUA BÀI THƠ NGÀI ĐÃ CHO TẤT CẢ NHÂN SINH BIẾT TỪ THỊ DI LẠC TÔN PHẬT ĐÃ GIÁNG LÂM THỊ HIỆN HẠ LAI Ở CÕI TA BÀ NÀY.

    Bây giờ thời khắc quá gần kề, không còn đủ thời giân để tranh cãi đàm luận nữa.
    Dù tu pháp môn gì đi nữa thì chủ yếu vẫn về tâm, mà CHƯA TỎ TÁNH THÌ ĐỪNG HÒNG MINH TÂM.Đó là lời khuyên chân thành theo pháp môn của ĐỨC DI LẠC TÔN PHẬT ĐÃ HẠ LAI ẤN TRUYỀN.
    Tu sữa tánh, TỰ TÁNH TỎ TÁNH, SANH TÂM TỎ TÁNH, TỎ TÁNH RỒI SẼ ĐƯỢC MINH TÂM.
    Nếu mãi chạy theo hình tướng sắc tướng thì muôn đời không nhận chân được chân lý,
    NGHE THẤT BIẾT LÀ VẠN PHÁP.vì vậy hàng ngày, tu trong từng cái nghe, cái thấy, cái biết, nhiếp thu để tận tường không chướng đối dần dần sẽ tỏ thông vạn pháp.
    Sữa tánh để tạo đạo đức làm nền tảng, giáo lý để hỗ trợ cho đường đi nước bước, tọa thiền để tâm trí được bình tĩnh để soi tánh đến tỏ thông pháp giới. Vậy nên:

    ĐẠO ĐỨC+ GIÁO LÝ+ TỌA THIỀN = TRI KIẾN GIẢI THOÁT

    Sắc thinh hương vị xúc pháp không nhiễm đích thị là pháp môn của ĐỨC DI LẠC HIỆN THÂN TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN KIẾP NÀY ĐÃ KHAI THỊ CỐT ĐƯA NHÂN SINH ĐẾN BỜ TRI KIẾN GIẢI THOÁT.
    Con chân tử Tâm Thế, học trò của Thầy DI NHƯ BỒ TÁT MA HA TÁT LÀ VỊ TỔ THỨ NHẤT CỦA LONG HOA HỘI THƯỢNG _ NHƯ LAI THIỀN PHÁP TẠNG , xin nương vào công đức Như Lai nói lên những điều chân thật làm lợi ích nhằm thức tỉnh chúng sanh, Con xin hồi hướng công đức cúng Dường Như Lai, báo ân Chư Phật.

    NHƯ LAI VÔ BIÊN THỀ NGUYỆN SỰ
    PHẬT PHÁP VÔ BIÊN THỀ NGUYỆN HỌC
    CHÚNG SANH VÔ BIÊN THỀ NGUYỆN ĐOẠN
    VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC THỀ NGUYỆN THÀNH

    NAM MÔ VÔ THƯỢNG DI LẠC TÔN PHẬT
    NAM MÔ ĐẠI HIẾU ĐẠI TRUNG MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT MA HA TÁT HẠ SANH ĐỒNG ĐỘ


    http://www.longhoahoithuong.org/
    http://vn.360plus.yahoo.com/winterwind2012/
    :prayingprayingprayingprayingprayingprayingpraying:2

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 162
    Bài mới gởi: 24-06-2012, 10:16 PM
  2. Tranh Nhân Quả
    By Bin571 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 8
    Bài mới gởi: 08-05-2012, 11:38 AM
  3. Dành cho người hữu duyên
    By nguoi_mu in forum Đạo Phật
    Trả lời: 101
    Bài mới gởi: 24-04-2011, 07:54 PM
  4. Kinh Thiện Ác Nhân Quả
    By 123456789 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 21-04-2011, 09:54 PM
  5. Người tình Hồi giáo có hương thơm kỳ dị của Hoàng đế Càn Long
    By Bin571 in forum Lịch sử, giai thoại, truyền thuyết của các nước khác
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 17-02-2011, 07:10 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •