Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 25

Ðề tài: NGUYÊN LÝ MẬT TÔNG

  1. #1

    Mặc định NGUYÊN LÝ MẬT TÔNG

    1. Mật Tông = Ấn Chú Bà la Môn (Ấn Độ Giáo) + Bồ Đề Tâm (phục vụ lợi ích chúng sinh). Nên tảng giáo pháp do ngài Long Thọ Bồ tát sáng lập trước sự đổi hỏi phải đổi mới Phật giáo ở Ấn Độ vào thế ký thứ 5.
    2. Mật Tông thuộc Đại Thừa, lấy Quả vị Bồ tát để tu (Mật Hạnh) để phục vụ lợi ích chúng sinh (không nhập Niết Bàn), phát đại nguyện TÁI SINH để ĐỘ chúng sinh (nên có truyền thừa)
    3. Vì lấy QUẢ Bồ tát để tu nên hành giả Mật Tông phải quán đảnh một hoặc nhiều phép quán đảnh của các vị Bồ Tát khác nhau như Quán Thế Âm, Dược Sư, A Di Đà,...dưới sự hướng dẫn của một vi đạo sư có TRUYỀN THỪA của dòng Mật Tông tu tập. Hình ảnh quán đảnh cũng như tu tập của các vị Phật và Bồ tát này là hình ảnh của Báo Thân nên các hình ảnh này khác với hình ảnh của các vị Phật và Bồ tát ở Ứng Thân (thuộc Hiển Giáo)
    4. Nền tảng bước đầu tu tập của Mật Tông là lễ lạy, quán tưởng, trì chú và cúng dường mạn-đà-la để tịnh hóa thân tâm hành giả, sau đó phát Bồ Đề Tâm dũng mãnh để biến thân sáu đại (đất, nước, gió, lửa, không, thức) thành hóa thân Bồ tát (lấy Quả trước, gieo Nhân sau) trên con đường hành đạo VÔ PHÂN BIỆT (không thấy có người độ và được độ). Tất cả các hành động và sự tu tập này chỉ hành giả và người thầy của hành giả biết nên gọi là Mật. Ví dụ hành giả tu tập theo phép quản đảnh Quán Thế Âm tu tập với Mật hạnh từ bi. Khi thấy người nhà bị bệnh thì trì chú, kết ấn, quán tưởng theo cách hành trì Mật Tông cho người nhà khỏi bệnh bằng phát nguyện bệnh tật của người nhà cũng như của toàn chúng sinh sẽ khỏi và bản thân hành giả cũng xin được chịu bệnh thay cho toàn thể chúng sinh. Nếu hành giả không có dòng truyền thừa nương tựa thì sẽ rất nguy hiểm cho hành giả, không khác nào hành giả tự gọi nghiệp chướng đến gây hệ lụy cho bản thân. Trong một số trường hợp, hành giả tu Mật vui sướng ban đầu khi thấy điều mình làm là linh nghiệm, nhưng nếu không tin tấn tu hành thì sẽ phải trả Nhân tương ứng sau này (vì đã nhận Quả trước rồi).

    * Ghi chú vài sai lầm đang diễn ra:
    1. Một số người tự thực hành Mật Tông hoặc thực hành dưới sự hướng dẫn của người thầy không có truyền thừa hoặc không được phép truyền thừa. Vì tu Mật Tông là tu lấy Quả trước, gieo Nhân sau nên hành giả giống như người không có vốn kinh doanh mà phải đi vay ngân hàng. Ngân hàng ở đây được hiểu là sự nương tựa vào đạo sư và có sự truyền thừa.
    2. Trước khi chưa tịnh hóa được thân tâm, nhưng hàng giả đã mong cầu chứng đắc và thực hành một số phương pháp chữa bệnh hoặc cầu mong các lợi ích thế gian và xuất thế gian. Việc này có thể đạt được ban đầu (vì là lấy Quả hưởng trước) nhưng sau này sẽ trả Nhân sau (mà khi trả thì phải trả cả vốn lẫn lãi)
    3. Việc hành giả Mật Tông chỉ cần nói rằng: ''tôi đang tu Mật Tông'' là đã phạm giới. Việc này giống như một người phát nguyện hành hạnh Bồ tát nhưng lại nói rằng: ''tôi đang làm việc của Bồ tát''. Người ngoài hay bất cứ ai có thể biết hay hiểu hành giả đang tu Mật Tông nhưng tự hành giả nói ra hay biểu hiện ra là chuyện khác.
    4. Không phải bất cứ ai dự lễ quán đảnh Mật Tông cũng là hành giả của Mật Tông. Cũng giống như người đi quy y thành Phật tử nhưng chưa chắc đã giữ được năm giới của cư sĩ. Hành giả Mật Tông cũng vậy. Nếu hành giả không giữ giới, hoặc khi phạm giới mà không thực hiện sám hối, lễ lạy, cúng dường trong Mật Tông thì hành giả không nên hành trì Mật Tông nữa. Cái mà hành giả đang làm là cái ''giả'' Mật Tông.
    * Với những nguyên lý chặt chẽ này mà Mật Tông vẫn được phát triển, truyền bá, được xưng tụng và ca ngợi bởi cách hành pháp của nó, chứ không phải bởi vì các đạo sư nổi tiếng như Dala Lama 14. Pháp môn Mật Tông sẽ vẫn giữ đầy đủ vẻ đẹp và tinh túy của nó với nhưng người có duyên trong hạnh nguyện phục vụ lợi ích chúng sinh.

  2. #2

    Mặc định

    Ăn trước trả sau , mới nghe có vẽ hay, nhưng về sau có nhiều biến chuyển, cũng nguy hiểm cho những ai tự coi mình là đắc thần thông rồi nhận quả và nghiệp theo sau đó.Nam mô a di đà phật, thiện tai , poong

    vltp

  3. #3

    Mặc định

    Huynh cho đệ hỏi chút, nếu cái quả mà huynh nói mình dùng nó vào việc tốt , đem lại hạnh phúc cho mọi người thì đệ nghĩ đó là việc tốt chứ ạ , sao một người làm một việc tốt mà lai bị tội hả huynh. Hơn nữa Mật Tông là một tông phái của Phật pháp , việc mình cứu dúp mọi người là đúng theo tôn chỉ của nhà Phật chứ ạ, sao lại bị tội hả huynh. Thật sự thì đệ thấy các lý do huynh đưa ra chưa thuyết phục mấy , huynh có thể nói rõ hơn không huynh. Các huynh tỉ khác cũng dúp đệ với, thực sự đệ không hiểu chỗ này.

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lehungvuong Xem Bài Gởi
    Huynh cho đệ hỏi chút, nếu cái quả mà huynh nói mình dùng nó vào việc tốt , đem lại hạnh phúc cho mọi người thì đệ nghĩ đó là việc tốt chứ ạ , sao một người làm một việc tốt mà lai bị tội hả huynh. Hơn nữa Mật Tông là một tông phái của Phật pháp , việc mình cứu dúp mọi người là đúng theo tôn chỉ của nhà Phật chứ ạ, sao lại bị tội hả huynh. Thật sự thì đệ thấy các lý do huynh đưa ra chưa thuyết phục mấy , huynh có thể nói rõ hơn không huynh. Các huynh tỉ khác cũng dúp đệ với, thực sự đệ không hiểu chỗ này.
    Vạn pháp không lìa quy luật Nhân Quả. Nghiệp ai làm người ấy chịu. Bây giờ người ấy được tiêu trừ nghiệp (nặng thành nhẹ) không bằng công sức của bản thân mà bằng năng lực của hành giả Mật Tông. Như vậy phần nghiệp tiêu trừ ấy đi đâu ? Lúc này nghiệp tiêu trừ ấy do hành giả Mật Tông gánh thêm vào bản thân hành giả. Nếu hành giả gánh được (do công phu tu tập và có truyền thừa) thì hành giả không gục ngã, còn nếu gánh nghiệp của người khác mà gánh không nổi, không tương xứng với công phu tu tập thì hành giả phải ráng chịu thôi.

  5. #5

    Mặc định

    Vâng , đệ cảm ơn huynh đã chỉ dạy, lời huynh nói thật đúng. Thảo nào đệ cứ chữa cho người khác thì người ấy khỏi nhưng đệ lại có cảm giác bị bệnh như họ vậy, cũng đau ở chỗ họ đau... Chắc từ mai đệ không dám chữa bệnh cho mọi người nữa quá. Nhưng thưa huynh , đệ còn thác mắc là mình gánh nghiệp cho người khác thì đó cũng là một công đức mà mình tạo ra chứ ạ, nếu không phân ra kẻ tốt người xấu làm gì, nếu không mình tu nhân tích đước làm gì . Đệ mong huynh chỉ dạy với ạ.

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lehungvuong Xem Bài Gởi
    Vâng , đệ cảm ơn huynh đã chỉ dạy, lời huynh nói thật đúng. Thảo nào đệ cứ chữa cho người khác thì người ấy khỏi nhưng đệ lại có cảm giác bị bệnh như họ vậy, cũng đau ở chỗ họ đau... Chắc từ mai đệ không dám chữa bệnh cho mọi người nữa quá. Nhưng thưa huynh , đệ còn thác mắc là mình gánh nghiệp cho người khác thì đó cũng là một công đức mà mình tạo ra chứ ạ, nếu không phân ra kẻ tốt người xấu làm gì, nếu không mình tu nhân tích đước làm gì . Đệ mong huynh chỉ dạy với ạ.
    Sinh hoạt trong diễn đàn, chúng ta nên ĐÀM ĐẠO với nhau. Không nên có suy nghĩ ai chỉ dạy cho ai. Ngay cả người đặt câu hỏi còn hay hơn cả người trả lời tùy theo sự lãnh hội ở mỗi người đọc.

    Bạn không hiểu rõ tu Mật Tông rồi. Xin nhấn mạnh lại tu Mật tông là lấy ngay quả để tu (giống như người đi vay ngân hàng để kinh doanh hoặc cho người khác vay lại). Tu Mật tông không được quan niệm là tích công đức khi cứu người, vì mình đang ''xài'' ngay cái công đức ấy trước khi mình có năng lực tạo cái công đức ấy. Sau này hành giả ra mới tinh tấn tu tập để bù vào nhân đã tạo ra công đức (giống như trả cả lãi lẫn tiền vay ngân hàng). Làm sao bạn ''cứu người'' được khi bạn không có sự gia trì Mật tông từ truyền thừa kết hợp với công phu tu tập của chính bạn. Bạn đang trên con đường hành đạo Bồ tát rồi, mà Bồ tát hành đạo thì đâu có ''cái tôi'' và ''của tôi'', lo cái việc ''tích công đức cho tôi''. Vì thấy có người cứu và người được cứu nên gọi là chúng sinh hành đạo. Vì chúng sinh hành đạo nên có vay có trả rõ ràng.

  7. #7

    Mặc định

    Làm mà không phải mình làm thì ra là vậy...
    http://duongsinh.net
    Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
    Aaa.... DiDiiiii.... Đà.aaaa... Phật...phậtttttttt

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi bienvasong Xem Bài Gởi
    Làm mà không phải mình làm thì ra là vậy...
    http://duongsinh.net
    Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
    Huynh chỉ rõ link ra được không huynh bienvasong. Đệ vào trang đó rồi nhưng chẳng biết vào mục nào nữa. Hay huynh nói ngay ra đây để đệ học hỏi với được không huynh.

  9. #9

    Mặc định

    Dạo này nhiều người am hiểu Mật tông quá ta, vậy cho đệ hỏi chưa thấy nhân làm sao mà ăn cái quả trước hả huynh, biết cái quả nào mà ăn, thường thường đệ nghe các thầy nói có nhân mới có quả, xin giải giúp dùm đệ với.
    om mani padme hum.

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lehungvuong Xem Bài Gởi
    Huynh chỉ rõ link ra được không huynh bienvasong. Đệ vào trang đó rồi nhưng chẳng biết vào mục nào nữa. Hay huynh nói ngay ra đây để đệ học hỏi với được không huynh.
    Chào bạn lehungvuong. bạn có thể tìm hiểu các bài tập căn bản tại http://duongsinh.net/blogs/khicong/a...27-9-2010.aspx
    Rồi bạn có thể đăng ký theo học các khóa ngắn hạn tại các CLB gần địa phương mình(hoàn toàn miễn phí). Nếu đủ duyên bạn có thể tiếp tục học lên nữa... Hoặc bạn có thể xem Khí công dưỡng sinh như một môn rèn luyện sức khỏe...
    Chúc bạn luôn an lạc, hạnh phúc.
    Aaa.... DiDiiiii.... Đà.aaaa... Phật...phậtttttttt

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi bienvasong Xem Bài Gởi
    Chào bạn lehungvuong. bạn có thể tìm hiểu các bài tập căn bản tại http://duongsinh.net/blogs/khicong/a...27-9-2010.aspx
    Rồi bạn có thể đăng ký theo học các khóa ngắn hạn tại các CLB gần địa phương mình(hoàn toàn miễn phí). Nếu đủ duyên bạn có thể tiếp tục học lên nữa... Hoặc bạn có thể xem Khí công dưỡng sinh như một môn rèn luyện sức khỏe...
    Chúc bạn luôn an lạc, hạnh phúc.
    Vâng đệ xin cảm ơn huynh đã quan tâm chỉ dạy đệ. Thưa huynh, hiện tại đệ đang tu tập theo pháp nhà Phật, vì thế đệ nghĩ đệ không tập theo một pháp môn nào nữa huynh ạ, dù sao đệ cũng cảm ơn huynh đã chỉ dạy đệ.
    Đệ chúc huynh sức khỏe , an lành , an lạc.
    Nhân đây huynh delightdhamma cho đệ hỏi là vậy đệ đang trên đường hành đạo Bồ tát thì đó là tốt hay xấu hả huynh, như thế đệ có phải trả cái nghiệp không huynh, có phải trả cái nhân không huynh, đệ nên tiếp tục hay dừng con đường đó lại hả huynh. Đệ cũng xin là đệ cũng đã được nhận quán đảnh và lá thiên thơ rồi ạ. Đệ mong huynh chỉ dạy và nếu được thì mong huynh cho đệ xin một lời khuyên ạ. Đệ cảm ơn huynh.

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lienhoa2006 Xem Bài Gởi
    Dạo này nhiều người am hiểu Mật tông quá ta, vậy cho đệ hỏi chưa thấy nhân làm sao mà ăn cái quả trước hả huynh, biết cái quả nào mà ăn, thường thường đệ nghe các thầy nói có nhân mới có quả, xin giải giúp dùm đệ với.
    om mani padme hum.
    Giống như người KHÔNG CÓ VỐN phải đi vay ngân hàng. Nếu dùng vốn vay để mua xe, mua tài sản thì rõ dàng là KHÔNG CÓ TIỀN mà vẫn mua được xe (có QUẢ) rồi sẽ trả lại vốn vay + lãi ( tạo NHÂN) sau cho ngân hàng.

    Nói thêm với bạn ở một khía cạnh khác là muốn đi VAY ngân hàng thì phải có thế chấp, đặt cọc, cầm cố, bảo lãnh và tín chấp. Trong đạo học thì chỉ có TÍN chấp. Tín chấp ở đây chính là GIỚI LUẬT. Giới luật chính là sự cam kết của hành giả để được phép tu tập trong GIỚI (đất Giới). Vì thế GIỚI là hàng đầu trong tất cả các đạo pháp, đặc biệt hơn nữa là Mật tông, vì Mật tông là dùng luôn Quả để tu.

    Nếu bạn bội tín với ngân hàng, đặc biệt là vay tín chấp thì bạn đã biết ngân hàng sẽ làm gì với bạn. Ngoài đời đã vậy, huống gì trong đạo. Bạn phạm Giới trong Mật tông thì Long thần, Hộ pháp sẽ không giúp, không bảo vệ bạn nữa. Các ác ma và dạ xoa, phi nhân sẽ tha hồ hỏi thăm bạn.

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lehungvuong Xem Bài Gởi
    Vâng đệ xin cảm ơn huynh đã quan tâm chỉ dạy đệ. Thưa huynh, hiện tại đệ đang tu tập theo pháp nhà Phật, vì thế đệ nghĩ đệ không tập theo một pháp môn nào nữa huynh ạ, dù sao đệ cũng cảm ơn huynh đã chỉ dạy đệ.
    Đệ chúc huynh sức khỏe , an lành , an lạc.
    Nhân đây huynh delightdhamma cho đệ hỏi là vậy đệ đang trên đường hành đạo Bồ tát thì đó là tốt hay xấu hả huynh, như thế đệ có phải trả cái nghiệp không huynh, có phải trả cái nhân không huynh, đệ nên tiếp tục hay dừng con đường đó lại hả huynh. Đệ cũng xin là đệ cũng đã được nhận quán đảnh và lá thiên thơ rồi ạ. Đệ mong huynh chỉ dạy và nếu được thì mong huynh cho đệ xin một lời khuyên ạ. Đệ cảm ơn huynh.
    Nếu phạm vào 4 điều sai lầm đang diễn ra như ở bài viết đầu thì bạn nên dừng lại. Nếu bạn không phạm vào 4 sai lầm đó thì bạn nên gặp vị thầy của bạn để hỏi xem bạn đủ căn cơ thực hành pháp của thầy hay không.

    Quả vị Bồ tát là quả vị XUẤT THẾ GIAN, là ước mơ của mọi chúng sinh. Nhưng không phải cứ ước mơ là làm được ngay. Gọi là XUẤT THẾ GIAN vì ở Quả vị này không còn Nhân, Ngã, Chúng sinh, Thọ giả. Nếu hành đạo Bồ tát mà còn chấp 4 tướng là Nhân, Ngã, Chúng sinh, Thọ giả thì không phải là Bồ tát hành đạo mà là chúng sinh hành đạo. Mà chúng sinh hành đạo thì Nhân, Quả, Nghiệp báo rõ ràng.

    Cũng cần nói thêm tại sao nói Mật tông tu 1 đời thành Phật ! Vì Bồ tát là Quả vị cuối cùng của Ngũ thừa Phật giáo (Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn-Duyên giác thừa, Bồ tát thừa, Phật thừa). Nhưng khó nhất là phải tu tập để vượt qua 4 tướng mới có thể hành đạo Bồ tát, hành đạo Mật tông được. Như trong kinh Kim Cương, Phật nói với Tu Bồ Đề: ''Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát tuy độ vô lượng vô số chúng sanh như vậy, nhưng không thấy có một chúng-sanh nào được độ. Tại sao vậy ? Nếu Bồ Tát còn thấy có mình độ và chúng sanh được độ, tức là Bồ Tát còn chấp bốn tướng (ngã tướng, tướng nhơn, tướng chúng sanh và tướng thọ giả) thì không phải là Bồ Tát''. Nên trong Mật tông, việc dự bị tu tập vô cùng quan trọng, đó là quá trịnh để tịnh hóa thân tâm hành giả và vượt qua 4 tướng chướng ngại, che khuất con đường hành đạo của hành giả. Trong Thiền Nguyên thủy gọi là Phá thân kiến (một trong 10 kiết sử để đắc quả A-la-hán)

    Ngài Long Thọ vô cùng Từ Bi khi ngài lập ra Pháp môn này. Ai cũng ao ước làm sao có pháp môn 1 đời thành Phật mà không phải tu trải qua ba a tăng kỳ kiếp. Đây là Pháp môn vô cùng thù thắng, chiến thắng các ngoại đạo thời đó (vào thế kỷ thứ 5) trong bối cảnh Phật giáo đang suy tàn. Vì luận chiến của ngoại đạo hồi đó nói rằng tu Phật giáo phải trải qua vô số kiếp mới thành đắc quả thành Phật, trong khi họ có pháp môn vi diệu chứng quả đạo của họ ngay trong đời. Bằng sự chứng đắc của một Tổ sư, trí tuệ của một ''vị Phật thứ hai'', ngài Long Thọ thiết lập Pháp môn Mật tông cho những hành giả có căn cơ mãnh liệt, tinh tấn, quyết chí tu 1 đời thành Phật với con đường lập tức trờ thành Bồ tát hành đạo độ khắp chúng sinh với HẠNH NGUYỆN BỒ TÁT, trong GIỚI LUẬT BỒ TÁT.
    Last edited by delightdhamma; 14-12-2010 at 11:36 PM.

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi delightdhamma Xem Bài Gởi
    Giống như người KHÔNG CÓ VỐN phải đi vay ngân hàng. Nếu dùng vốn vay để mua xe, mua tài sản thì rõ dàng là KHÔNG CÓ TIỀN mà vẫn mua được xe (có QUẢ) rồi sẽ trả lại vốn vay + lãi ( tạo NHÂN) sau cho ngân hàng.

    Nói thêm với bạn ở một khía cạnh khác là muốn đi VAY ngân hàng thì phải có thế chấp, đặt cọc, cầm cố, bảo lãnh và tín chấp. Trong đạo học thì chỉ có TÍN chấp. Tín chấp ở đây chính là GIỚI LUẬT. Giới luật chính là sự cam kết của hành giả để được phép tu tập trong GIỚI (đất Giới). Vì thế GIỚI là hàng đầu trong tất cả các đạo pháp, đặc biệt hơn nữa là Mật tông, vì Mật tông là dùng luôn Quả để tu.

    Nếu bạn bội tín với ngân hàng, đặc biệt là vay tín chấp thì bạn đã biết ngân hàng sẽ làm gì với bạn. Ngoài đời đã vậy, huống gì trong đạo. Bạn phạm Giới trong Mật tông thì Long thần, Hộ pháp sẽ không giúp, không bảo vệ bạn nữa. Các ác ma và dạ xoa, phi nhân sẽ tha hồ hỏi thăm bạn.

    Vậy ko lẽ tu hành chính là sự đi vay mượn, mua bán hay sao. Tín trong Phật pháp chính là niềm tin tuyệt đối vào Phật hay tức là bản tâm, còn giới luật thì tuỳ vào hoàn cảnh mà có Giới, hình như 2 việc khác nhau ko liên quan gì nhau, lúc mượn tiền ngân hàng để mua xe thì ta đã tạo cái nhân để sau này trả cái quả là tiền vốn cộng tiền lãi, muốn ăn cơm mà không nấu cơm thì đã cho là ăn rồi, muốn qua sông mà không có thuyền có cầu mà đã cho là qua rồi thì thật là vọng tưởng, điên đảo.
    om mani padme hum.

  15. #15

    Mặc định

    Tu mật vì sao phải cần tới dòng truyền thừa?
    Có cùng một tiêu chí , cùng nghi quỹ, cùng một phương pháp tu tập thì các thầy tổ quá cố nhiều đời, các đạo sư hiện tại, sẽ hộ niệm cho mình, như vậy cũng có vẽ là "ngã" chăng?
    Cũng có mà cũng không.
    Các vị theo cây phả hệ truyền thừa tập trung phổ độ cho các đệ tử để mau chóng thành đạo sư độ chúng sanh, tuy vậy , chính họ cũng vẫn thường xuyên lắng nghe chúng sinh và phổ độ cho họ.
    Nếu nói vì nhân duyên từ tiền kiếp mới gặp được pháp tu Mật tông, tỷ như lúc đầu gặp thầy nầy thuộc dòng Drukpa truyền pháp Quán âm tứ thủ, sau đó gặp thầy thuộc dòng Ningma truyền pháp A di đà, người tu mật có thể thọ hai pháp từ hai dòng truyền thừa khác nhau hay không?Nếu không có nhân duyên vì sao họ lại nhận tiếp pháp A di Đà?
    Phật pháp bao la , mười phương đều có Phật, thuận duyên thì hành, chỉ cần biết lợi lạc cho chúng sanh, cũng chẳng cầu đắc đạo, chẳng cầu đắc pháp chẳng sợ sệt hay ái ngại điều gì.Điều sợ duy nhất là sợ không thắng nổi mình, đó là chánh đạo.
    Còn việc vay quả trước trả sau thì có lẽ không có trong Phật pháp, Người tu Mật phải biết chuyển hóa phước tu của mình phải biến thành công đức và tu tập không tính nhất như ,nghĩa là tất cả công đức tích tụ đều hồi hướng cho chúng sanh, tức tương tức tương ưng với Tâm của chư Bồ Tát và chư Phật, lập tức sẽ được sự gia trì của chư Phật, và thánh chúng 10 phương, và mau chóng thanh trừ ác nghiệp, cái chướng nhiều đời của mình , tam mật tương ưng, mau chóng thành đạo sự phổ độ chúng sanh.
    Nếu mình đã thọ giới mà còn phạm giới , sẽ bị chư hộ pháp thị hiện và phạt rất nặng, hoặc phải sám hối dài dài....nếu không thì tu cái chi cũng chẳng thể đắc pháp....Do đó , có nhiều vị lúc đầu đắc pháp , thể hiện thần thông, sau khi phạm giới , liền mất pháp, nhưng vẫn cứ thể hiện....cuối cùng cũng rớt đài.
    Last edited by linh_tinh_85; 15-12-2010 at 10:10 AM.

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lienhoa2006 Xem Bài Gởi
    Vậy ko lẽ tu hành chính là sự đi vay mượn, mua bán hay sao. Tín trong Phật pháp chính là niềm tin tuyệt đối vào Phật hay tức là bản tâm, còn giới luật thì tuỳ vào hoàn cảnh mà có Giới, hình như 2 việc khác nhau ko liên quan gì nhau, lúc mượn tiền ngân hàng để mua xe thì ta đã tạo cái nhân để sau này trả cái quả là tiền vốn cộng tiền lãi, muốn ăn cơm mà không nấu cơm thì đã cho là ăn rồi, muốn qua sông mà không có thuyền có cầu mà đã cho là qua rồi thì thật là vọng tưởng, điên đảo.
    om mani padme hum.
    Vậy ko lẽ tu hành chính là sự đi vay mượn, mua bán hay sao.
    Vì nói đến NHÂN QUẢ, đặc biệt là lấy QUẢ trước trả NHÂN sau thì ví dụ gần gũi nhất là việc vay nợ ngân hàng, ai cũng hiểu ngay.

    Tín trong Phật pháp chính là niềm tin tuyệt đối vào Phật hay tức là bản tâm, còn giới luật thì tuỳ vào hoàn cảnh mà có Giới, hình như 2 việc khác nhau ko liên quan gì nhau
    TIN và TÍN là nghĩa khác nhau. Ví dụ A tin vào B, nhưng B đánh mất niềm tin nơi A thì B bị gọi là bất tín với A. Nếu B không làm mất niềm tin nơi A thì B gọi là có Tín với A. Hành giả thọ giới luật, cam kết thực hành giới luật với đạo sư, với dòng truyền thừa. Hành giả phá giới là hành giả bội tín với đạo sư, với dòng truyền thừa. Còn niềm tin của hành giả đối với đạo sư và dòng truyền thừa không liên quan gì đến sự phá giới này của hành giả.

    Trong kinh Thừa Tự Pháp (Kinh Trung Bộ) Thế Tôn nói tỳ kheo nào vì đói khát mà ăn miếng ăn thừa của Thế Tôn bỏ đi thì không xứng đáng là Thừa Tự pháp. Tỳ kheo nào sẵn sàng chết đói không ăn mới xứng đáng là kẻ Thừa Tự Pháp. Nếu giữ giới mà CÓ ĐIỀU KIỆN thì không cần thiết lập giới luật nữa. Các thánh đắc A la hán mặc dù đã phá bỏ được giới cấm thủ nhưng lại là những người giữ giới luật hàng đầu, thậm chí xả bỏ thân mạng để không phạm giới.

    lúc mượn tiền ngân hàng để mua xe thì ta đã tạo cái nhân để sau này trả cái quả là tiền vốn cộng tiền lãi,
    Khi vay ngân hàng lấy tiền xài thì tiền đó đâu phải của mình làm ra, nếu đó gọi là tạo nhân thì mình xài xong lại gọi ngân hàng trả quả cho mình là đưa tiền mình xài tiếp chứ mắc mớ chi phải mang trả vốn với lãi nữa. Ngược lại lúc này chính ngân hàng mới là người tạo Nhân và ngân hàng mới có quyền lấy Quả (vốn + lãi), chứ làm gì cùng lúc cả hai bên đều thọ Quả như nhau.

    muốn ăn cơm mà không nấu cơm thì đã cho là ăn rồi,
    Muốn ăn cơm mà không nấu thì phải đi vay cơm hoặc xin cơm ăn, vay cơm thì trả cơm, xin cơm thì chịu ơn trả ở sau đâu có liên quan đến việc ăn cơm.

    muốn qua sông mà không có thuyền có cầu mà đã cho là qua rồi
    Rõ ràng muốn sang sông thì cần có thuyền, có cầu chứ. Nhưng thuyền thì là thuyền đi mượn nên phải trả thuyền, trả tiền thuê thuyền người ta mới cho lên bờ. Muốn qua cầu thì phải mua vé, không có vè thì mua chịu, lần sau phải trả bù.

    thì thật là vọng tưởng, điên đảo.
    Muốn tu tập để tâm không vọng tưởng, điên đảo thì thực hành Tứ Niệm Xứ:
    Với tâm có tham, tuệ tri: "Tâm có tham"; hay với tâm không tham, tuệ tri: "Tâm không tham". Hay với tâm có sân, tuệ tri: "Tâm có sân"; hay với tâm không sân, tuệ tri: "Tâm không sân". Hay với tâm có si, tuệ tri: "Tâm có si"; hay với tâm không si, tuệ tri: "Tâm không si".
    (Trung Bộ Kinh)
    Last edited by delightdhamma; 15-12-2010 at 05:41 PM.
    "Đừng tìm lỗi người. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế. Ajahn Chah"

  17. #17

    Mặc định

    Đầu tiên đệ xin cảm ơn các huynh đã chỉ dạy, lời nói của các huynh làm cho đệ " ngộ" ra nhiều điều. Đệ là người mới tu tập , kinh sách đọc ít, kiến thức nông cạn , cái si còn nhiều không thể hiểu hết được lời các huynh nói .Bây giờ đệ chỉ biết nhất tâm hướng Phật , chịu khó tu tập, thế là đủ.
    Đệ nghĩ thế này không biết đúng không thưa các huynh tỉ, đệ mong các huynh tỉ chỉ dạy : trong cái mê cung này, Phật Pháp là lối ra.

  18. #18

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lehungvuong Xem Bài Gởi
    Vâng đệ xin cảm ơn huynh đã quan tâm chỉ dạy đệ. Thưa huynh, hiện tại đệ đang tu tập theo pháp nhà Phật, vì thế đệ nghĩ đệ không tập theo một pháp môn nào nữa huynh ạ, dù sao đệ cũng cảm ơn huynh đã chỉ dạy đệ.
    Đệ chúc huynh sức khỏe , an lành , an lạc.
    Nhân đây huynh delightdhamma cho đệ hỏi là vậy đệ đang trên đường hành đạo Bồ tát thì đó là tốt hay xấu hả huynh, như thế đệ có phải trả cái nghiệp không huynh, có phải trả cái nhân không huynh, đệ nên tiếp tục hay dừng con đường đó lại hả huynh. Đệ cũng xin là đệ cũng đã được nhận quán đảnh và lá thiên thơ rồi ạ. Đệ mong huynh chỉ dạy và nếu được thì mong huynh cho đệ xin một lời khuyên ạ. Đệ cảm ơn huynh.
    LHV đang hành đạo Bồ Tát nên đọc thêm kinh DUy MA Cật, nếu đã chọn con đường đi cho mình rồi còn đắn đo thì tu làm sao đc, niềm tin k tuyệt đối, đã đi rồi liệu sẽ quay trở lại chăng? quan trọng bạn cần có Minh sư chỉ dẫn. CÒn việc trả nghiệp hay nhân quả ... nhiều khi k phải do bạn muốn hay k muốn đâu.

    Còn về nhân quả mà huynnh D. đề cập tới, DN cũng 1 phần nào đồng tình... tùy căn cơ sẽ ngộ thôi, vì vậy LHV nên tìm Minh sư đi nhé.
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  19. #19

    Mặc định

    Cha nào muốn vay ngân hàng thì liên hệ với lão để được hưởng ưu đãi ODA, ko cần trả lãi. Chỉ cần dùng vốn vay đó lo làm ăn cho chân chính, và sau này khi phát triển giàu sang thì nhớ lo cho dân, cho nước đàng hoàng. Chớ có nên dùng vốn đó tiêu xài hoang phí, ko lo làm ăn như kiểu "dự án Đại Lộ Đông Tây" thì coi chừng mấy ông Ngưu Đầu Mã Diện đến chờ kế bên.

    he he... lão nói khùng điên, đời đạo lẫn lộn.

  20. #20

    Mặc định

    Tu mật rất khó, khó ở chổ ai tu cũng muốn tới đích, mà hễ muốn là còn ái dục rồi,còn mong cầu rồi, do đó các thầy tổ mới nói trại đi rằng hành giả chớ mong cầu cho mình mà phải nói như vầy:
    Con vì chúng sanh mà quyết tâm tu hành để chứng quả vô thượng bồ đề, chánh đẳng chánh giác, để vô biên chúng tánh thệ nguyện độ, hoằng pháp độ tha cho chúng sanh giác ngộ bể khổ trầm luân, thoát khỏi lục đạo luân hồi.Trở thành thân thánh giả. Có nghĩa là :vì chúng sanh nên con cầu tu để đạt tới Phật quả, để chi? để độ chúng.
    À cái nầy coi được à nhe!
    Nhưng vì cái lu của con nước đen ngòm , khi con phát nguyện như vậy rồi, chư bồ tát sẽ gia trì cho con , tức hộ niệm (giống như hộ niệm giúp người chết vãng sanh vậy), nhưng đây là vốn ODA của chư Bồ tát cho không mà không cần trả lại cho các Ngài, khi nào cái lu nước của con nó trong (do nước cam lồ của chư vị bồ tát đổ vào lu nước đục kia, khiến nó bớt đục dần, rồi tràn ra , nước trong lu từ từ loãng dần rồi trong)Khi đạt tới mức độ thân tâm thanh tịnh thì phải hoàng pháp và phổ độ chúng sinh, tức tương tức tương ưng với chư vị
    Nếu tu theo Mật tông thì ngoài các vị chư Bồ tát còn có các vị thầy tổ và cả dòng truyền thừa của mình hộ niệm, do đó người tu mau chóng đắc pháp và đạt quả vị Phật chỉ trong một kiếp.
    Theo ngu ý của tôi là vậy đó, hông biết ý của các huynh siu?
    Last edited by linh_tinh_85; 16-12-2010 at 07:03 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Thích Thông Lạc giảng Pháp mà phỉ bán Phật ?
    By lamquochung in forum Đạo Phật
    Trả lời: 70
    Bài mới gởi: 22-07-2011, 08:03 AM
  2. ĐÀMLUẬN CÁC VẤNĐỀ ĐÚNGSAI CHÁNHTÀ NGHIỆPQUẢ CỦAVIỆC LUYỆN THẦNTHÔNG....
    By ÁNH SÁNG -T2- ÚC CHÂU in forum Đạo Giáo ( Lão giáo, Khổng giáo, Nho giáo )
    Trả lời: 109
    Bài mới gởi: 01-04-2011, 05:53 PM
  3. Đàm đạo các vấn đề pháp thuật & đạo thuật trong bíkiếp ThấtBộ TrầnKỹ
    By ÁNH SÁNG -T2- ÚC CHÂU in forum Đạo Giáo ( Lão giáo, Khổng giáo, Nho giáo )
    Trả lời: 242
    Bài mới gởi: 11-03-2011, 08:54 AM
  4. ĐƯA VÀO MẬT TÔNG
    By splen in forum Mật Tông
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 16-12-2010, 10:18 PM
  5. Tìm hiểu bản chất của ý thức
    By chuotcong1 in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 12-12-2010, 10:33 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •