Trang 3 trong 6 Đầu tiênĐầu tiên 123456 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 41 tới 60 trên 114

Ðề tài: GÓP NHẶT!

  1. #41

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Bkav Xem Bài Gởi
    Bạn ơi, cũng giống như mình, trước kia khi mới bước chân vào đạo Phật thì cũng có biết đâu vào với đâu - trong đạo Phật có nhiều thứ quá, nhiều quan điểm quá; rồi qua tìm hiểu thực hành trao đổi mới dần dần hình thành nên một hướng đi, một hướng suy nghĩ cho mình trong đạo Phật.

    Ai trước khi đi mà chẳng phải học bò. Nên với những người mới đến với giáo pháp của đức Phật, hay cả với những người cũ, mình cứ dùng những lời ái ngữ khi nói chuyện, khi thảo luận. Đức Phật chẳng dạy 6 phép lục hòa để giữ đoàn kết tương thân tương ái với nhau đấy thôi. Nếu không như vậy Phật Giáo có thể tan nát hết.

    Mình tu theo đạo Phật trước hết là lợi ích cho mình, nhưng mình cũng mong muốn những người khác cũng được hưởng những điều cao thượng và tuyệt vời trong giáo pháp của Ngài. Diễn đàn giống như một tăng đoàn nhỏ - nói theo một nghĩa hẹp, toàn là huynh đệ với nhau, là những người có nhân duyên/nhân quả với nhau, vậy lòng mình có vui gì khi những điều mình nói, giả sử là đúng, lại làm tổn thương đến người khác.

    Vậy nên, mình nghĩ chúng ta trao đổi, nói lên những điều mình cho rằng là không đúng trong đạo Phật, nói lên những nghi vấn của mình trong đạo Phật, nói lên những lập luận mình nghĩ có thể là chưa đúng của huynh đệ nào đó trong diễn đàn v.v. nhưng những điều đó nên là với những lời từ ái, và với tâm từ dành cho người trao đổi - như vậy chẳng phải hay biết bao bạn nhỉ!

    Mình viết những dòng trên khi thấy trong diễn đàn có những đối thoại gay gắt, mình không có ý dạy ai và tự cảm thấy xấu hổ khi mình không làm được như mình viết, thôi thì nêu ra cũng là nhắc nhở bản thân khi tham gia diễn đàn.

    Kính chào bạn!
    Noname nói có gì không từ ái, không hoà ái? Có chăng là do lòng dạ hẹp hòi của đạo hữu mà hiểu sai đó thôi!
    https://www.facebook.com/groups/2350138305138741/?ref=share

  2. #42

    Mặc định

    Mình nghĩ sao mọi người ko lo tu thân mình mà lấy chút ít kiến thức ít ỏi lên diễn đàn để mạt sát người khác như thế. Có lợi ích gì?

  3. #43
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lamdathoa Xem Bài Gởi
    Mình nghĩ sao mọi người ko lo tu thân mình mà lấy chút ít kiến thức ít ỏi lên diễn đàn để mạt sát người khác như thế. Có lợi ích gì?
    - Trên đây toàn Bồ-tát không đấy bạn. Đừng chấp... đừng chấp... Tại tâm bạn "thích" mạt sát, nên bạn thấy mọi người đang mạt sát nhau đấy.

    Nếu mọi người lo tu sẽ không bao giờ đến (vì còn mong cầu). Bạn đừng tu gì hết là sẽ giải thoát....

    Ps: đó giờ SMC chưa nói lời nào !

  4. #44

    Mặc định

    Vọng ngữ quá hén em zai

  5. #45
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Không xài nên trả lại quà cho chủ

  6. #46

    Mặc định

    Tranh luận thật là hay.
    Đọc được thật là hoan hỉ.

    Tiện thể cho mình hỏi nhé. Tranh thủ mấy vị còn đang luận bàn hihi .
    Dạo này mình tự tập không thầy dạy gì cả . Ôi sao khó quá đi mất.
    Ngồi thiền nhắm mắt và nhìn thẳng về phía trước 1 chốc lát. Trước mắt không phải màu đen mà có những màu trắng xoáy bay lượn.
    Nên mình nghĩ những màu sắc này thật là làm ta loạn tâm . Nó cứ xoay chuyển đủ thứ. Ta phải tìm trụ nơi nào không loạn động.
    Nghĩ thế nên tập trung quan sát và tìm đc cái không động đó là.... Màu đen .
    Thấy thế nên tập trung nhìn thẳng màu đen và bỏ qua màu trắng loạn động.

    Được 1 chút tâoj trung vào màu đen thì màu trắng vơi đi tý nó lại xuất hiện màu đỏ đen . Cỡ chừng hạt đậu bay qua bay lại chỗ màu đen đang tập trung.
    Thât khó khăn vì tâm cứ loạn. Cố chịu chút và chú tâm tiếp thì cái trán nó lại làm khó chịu
    Cứ cảm giác có vật gì như trám xi măng lên vậy . Nó làm 2 con mắt cứ ngước lên nhìn nó vậy. Rồi cảm giác ngứa giật ở đầu sống mũi .rồi xuống đỉnh mũi.
    Đủ thứ trên đời.

    Câc huynh ai trải qua rồi cho xin hỏi làm sao bớt không. Khổ quá.

    Hiện tại đang ăn chay buổi tối. 6h ăn . 11h đêm mới ngồi thiền. Đc hơn tuần thôi.
    Ai coa kinh nghiệm giúp với

  7. #47
    Đai Đen Avatar của spirit82
    Gia nhập
    Oct 2012
    Nơi cư ngụ
    Linh thứu cung
    Bài gởi
    693

    Mặc định

    Những hiện tượng này rất bình thường chỉ là sinh lý, do em thiền không có mục đích gì cả, cứ dằn mình ra ngồi nên máu huyết không lưu thông, căng nặng mặt, tê chân, đầu ngả nghiêng rung lắc,....

    Ví dụ mình tập sức tỉnh thức : thì em nên tập cho rõ, chú ý vào hơi thở, biết thở vào thở ra trong khi ấy không khởi lên 1 niệm nào khác, tập dần mới đầu được 10s, 20s tăng lên 1p rồi được 5p là khá lắm rồi đấy.
    Lúc đầu tập thì không nên nhắm mắt dễ vọng tưởng.

    Tập như em hoặc khá thì rơi vào vô ký không không, thấy người khing an khoan khoái rỗng không, tan vào hư không, không vô biên xứ...đấy là phải rất khá.

    Hoặc không thì ngủ gật.

    Nếu tưởng uẩn trong em mạnh và em cố gắng thường xuyên thì em sẽ có thể nhìn thấy người ở góc phòng, thấy có đứa bé sờ vào vai, thấy có bà cụ ngồi cười, hay thấy mình thênh thang bay lên nhìn chính mình,.....tùy nghiệp báo, nếu ác thì thấy quỷ ma nó hù cho. Nhưng tất cả những hình ảnh này là do cái đầu video là cái bộ óc em
    lấy nội tâm làm phông màn mà chiếu lên tạo ra thôi chứ không có đâu, cái tưởng nó vẫn biết khiến cho nhiều người nghĩ rằng họ đang biết như biết ý thức nhưng ko phải.

    Trước anh tập ngồi đặt ngọn nến vào chậu nước, nhìn 45 độ xuống mặt nước chậu, chú tâm xem có thấy ai hiện lên không, em thử tập xem có thấy gìp không? Có gì bảo anh :))
    Cũng là 1 cách hay xem nghiệp báo của bản thân, đừng sợ đái ra quần là được phiền lại phải đi tắm.

  8. #48

    Mặc định

    Trong phần dẫn nhập cho một tuyển tập các ca khúc, Trịnh công Sơn đã viết: "Ban đêm tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung, nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng chỉ để sống, và hãy thả trôi những tỵ hiềm".

    Nhìn trời để thấy mình nhỏ bé trong vũ trụ vô biên, con người chỉ là hóa thân của một hạt bụi trong mênh mông trần thế. Nhìn đất để học cái hạnh tha thứ bao dung của đất. Đất nhận biết bao nhiêu là chất thải dơ bẩn của con người, nhưng lại chuyển hóa tất cả để lại nuôi sống mọi loài.

    Kiến biểu hiện cho lòng kiên nhẫn. Người ta nói kiến tha lâu đầy tổ chẳng khác gì nước chảy đá mòn. Hình ảnh một đàn kiến bò luôn luôn giữ đúng đường đi còn gợi cho ta về sự nhẫn nhục.

    Nhẫn nhục làm nguôi sự giận dữ và bắt đầu cho sự tha thứ. Tha thứ trong ý thức con người nhỏ bé đối với vạn vật. Tha thứ trong ý thức quên mất cái ngã của mình. Cho nên "Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi" là thế. Chung quy cũng tại người đời thường thấy cái "Tôi" của mình quá lớn. Không ai muốn người khác hơn mình. Tham - sân - si vốn là ba nghiệp lớn của con người. Mọi tỵ hiềm, ganh ghét cùng những tính xấu khác đều do chấp ngã mà ra. Không chấp ngã mới có thể khiêm nhường và bao dung.

    (St)

  9. #49

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Bkav Xem Bài Gởi
    Trong phần dẫn nhập cho một tuyển tập các ca khúc, Trịnh công Sơn đã viết: "Ban đêm tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung, nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng chỉ để sống, và hãy thả trôi những tỵ hiềm".

    Nhìn trời để thấy mình nhỏ bé trong vũ trụ vô biên, con người chỉ là hóa thân của một hạt bụi trong mênh mông trần thế. Nhìn đất để học cái hạnh tha thứ bao dung của đất. Đất nhận biết bao nhiêu là chất thải dơ bẩn của con người, nhưng lại chuyển hóa tất cả để lại nuôi sống mọi loài.

    Kiến biểu hiện cho lòng kiên nhẫn. Người ta nói kiến tha lâu đầy tổ chẳng khác gì nước chảy đá mòn. Hình ảnh một đàn kiến bò luôn luôn giữ đúng đường đi còn gợi cho ta về sự nhẫn nhục.

    Nhẫn nhục làm nguôi sự giận dữ và bắt đầu cho sự tha thứ. Tha thứ trong ý thức con người nhỏ bé đối với vạn vật. Tha thứ trong ý thức quên mất cái ngã của mình. Cho nên "Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi" là thế. Chung quy cũng tại người đời thường thấy cái "Tôi" của mình quá lớn. Không ai muốn người khác hơn mình. Tham - sân - si vốn là ba nghiệp lớn của con người. Mọi tỵ hiềm, ganh ghét cùng những tính xấu khác đều do chấp ngã mà ra. Không chấp ngã mới có thể khiêm nhường và bao dung.

    (St)

    1 thời dỉ vảng ,nay ở đâu ???

    chúc các huynh tỉ tịnh tấn trong tu tập.
    cát tường
    Nhất Tự kiến NHƯ LAI,
    Nhất VÔ qui vị ĐẠO.

  10. #50

    Mặc định GIÁO LÝ TỨ DIỆU ĐẾ (CATTĀRI SACCĀNI) - Thích Trung Định

    Tứ Diệu Đế (Cattāri saccāni) là bài giảng đầu tiên của Đức Phật cho năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển để vận chuyển bánh xe chánh pháp. Đây là bài pháp căn bản chỉ rõ về bốn sự thật cao quý của con người và cuộc đời. Bốn sự thật này có thể được tìm thấy và trải nghiệm ngay tại trong thân tâm của chúng ta. Bốn sự thật ấy là gì? Đó là chân lý về Khổ (dukkha), nguyên nhân của đau khổ (Dukkha-Samudaya), sự chấm dứt đau khổ (Dukkha-nirodha) và con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ (Dukkha-nirodha-Marga).

    Tứ Diệu Đế là giáo lý nền tảng của Phật giáo và được xem là thiện pháp tối thắng. Tôn giả Xá Lợi Phất (Sariputta) đã từng nhận định: “Chư Hiền giả, ví như tất cả dấu chân của mọi loài động vật đều bị nhiếp trong dấu chân voi, vì dấu chân này là to lớn trong tất cả dấu chân về mặt to lớn. Cũng vậy, chư Hiền giả, tất cả các thiện pháp đều tập trung trong Tứ Thánh đế.”[1]

    Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahāparinibbānasutta), Trường-bộ-kinh, bản kinh số 16, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Bốn Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển trong luân hồi sanh tử trong một thời gian dài.”[2] Vì vậy, sự hiểu biết, thâm nhập về giáo lý Tứ diệu đế là vô cùng quan trọng cho tất cả mọi hành giả học và tu Phật.

    (Còn tiếp)

  11. #51

    Mặc định

    Nội dung Tứ diệu đế

    1. Khổ đế (Dukkha): Diệu đế thứ nhất (Dukkha-ariyasacca) thường được hầu hết các học giả dịch là “Chân lý cao cả về sự khổ”. Về chân lý đầu tiên này đức Phật dạy: có ba loại khổ hay tám loại khổ đó là: khổ khổ, hành khổ và hoại khổ. Tám khổ như được trình bày trong Tương –ưng- bộ- kinh như sau: “Đây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.”[3]

    2. Tập đế (Samudaya):
    Nguyên nhân của khổ là tham ái (taṇhā), có ba loại tham ái đó là: (i) dục ái (kāma- taṇhā), (ii) hữu ái (bhāva- taṇhā), và (iii) vô hữu ái (vibhāva- taṇhā). Tham ái khởi động dẫn đến sự tích tụ của nghiệp đưa đến quá trình sinh tử. Trong bài giảng đầu tiên của mình, đức Phật tuyên bố: “Đây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ-kheo, chính là ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.”[4]

    3. Diệt đế (Nirhodha): Chân lý thứ ba, tức là sự thật về chấm dứt đau khổ, đề cập đến giai đoạn Niết-bàn, vốn không phải là trạng thái tiêu cực như thường thấy, nhưng là một điều tích cực và được mô tả như là chưa sinh, không trở thành, vv. “Đây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, chính là ly tham, đoạn diệt, không có dư tàn khát ái ấy, sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thoát, không có chấp trước.”[5]

    4. Đạo đế (Dukkha-nirodha-Marga): Đạo đế là con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ, đó là thánh đạo tám ngành. Trong bài giảng đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như tại Sanarth, Đức Phật giảng giải: “Và thế nào là con đường Trung đạo, này các Tỷ-kheo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là: chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Đây là con đường trung đạo, này các Tỷ-kheo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.”[6]

    Với cấu trúc này, đức Phật đã giới thiệu cho chúng ta thấy rõ hai cặp phạm trù nhân quả thế gian và xuất thế gian. Khổ và tập là quả và nhân của thế gian; diệt và đạo là quả và nhân xuất thế gian. Đây là một phạm trù cấu trúc logic và khoa học để khẳng định giáo lý nhân quả là giáo lý quan trọng trong Phật giáo. Mục đích của đạo Phật là giải thoát mọi đau khổ, vì vậy các pháp môn được thiết lập, mọi nỗ lực tu tập đều hướng về mục tiêu ấy. Tứ Diệu Đế là bải học nói về thực trạng đau khổ của con người, về nguồn gốc hay nguyên nhân dẫn đến đau khổ, về sự chấm dứt đau khổ và về con đường hay phương pháp thực hành dẫn đến việc chấm dứt khổ đau.

  12. #52

    Mặc định

    Tam chuyển pháp luân thập nhị hằng:

    Khi trình bày về giáo lý tứ đế cho năm anh em Triều Trần Như tại vườn Lộc Uyển đức Phật đã thuyết theo phương pháp Tam chuyển. Tam chuyển pháp luân gồn có ba phần đó là thị chuyển, khuyến chuyển và chứng chuyển. Đây là ba lần quay bánh xe chánh pháp.

    1) Thị chuyển là Phật chỉ bày rõ ràng bốn lẽ thật có tánh cách khách quan. Phật dạy: Đây là khổ đế, đây là tập đế, đây là diệt đế và đây là đạo đế.

    2) Khuyến chuyển là Phật khuyên nhủ và khuyến khích 5 vị Tỳ kheo bây giờ hãy chánh tư duy để phát sinh trí tuệ. Đây là khổ đế các ông phải biết. Đây là tập đế các ông phải đoạn. Đây là diệt đế các ông phải chứng. Đây là đạo đế các ông phải tu.

    3) Chứng chuyển là Phật nói đối với các pháp Tứ Đế các ông đã biết, đã tu, đã đoạn và đã chứng. Đây là khổ ta đã biết, đây là khổ tập ta đã đoạn. Đây là khổ diệt ta đã chứng và đây là khổ đạo ta đã tu. Vì mỗi đế đều có ba chuyển nên bốn đế cộng lại thành 12 hành; nên gọi là tam chuyển pháp luân thập nhị hành.

    Tứ đế là Chân lý của chư Phật ba đời

    Tứ Diệu Đế, không chỉ đức Phật Gotama chứng ngộ, mà chân lý ấy được chứng ngộ bởi chư Phật ba đời, quá khứ, hiện tại, và tương lai. Trong Tương-ưng-bộ-kinh, Đức Phật dạy:

    “Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời quá khứ, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Đẳng Giác; tất cả những vị ấy đã như thật chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế. Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời vị lai, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Đẳng Giác; tất cả những vị ấy sẽ chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế. Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời hiện tại, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Đẳng Giác; tất cả những vị ấy hiện đang chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế.”[7]

    Tứ đế là chân lý như thật

    Tứ diệu đế là chân lý thực tại như thật bởi Như Lai tuyên thuyết, không hư vọng, không cuống thuyết. Bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, là như thật, không ly như thật (avitathàni), không khác như thật (anannathàni). Thế nào là bốn?

    “Đây là Khổ, này các Tỷ-kheo, đây là như thật, không ly như thật, không khác như thật. Đây là Khổ tập, này các Tỷ-kheo, đây là như thật, không ly như thật, không khác như thật. Đây là Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, đây là như thật, không ly như thật, không khác như thật. Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, đây là như thật, không ly như thật, không khác như thật.”[8]

    Chúng ta lắng nghe lời khẳng định của Tôn giả A-nâu-lâu-đà về tính như thật, không khác của Giáo lý Tứ đế trong Kinh Di Giáo:

    “Bạch đức Thế-Tôn, mặt trăng có thể nóng, mặt trời có thể lạnh, chư Phật nói pháp Tứ-Đế, không thể có sự sai khác được. Phật nói Khổ-Đế thực là khổ, không thể vui được; Tập-Đế thực là “nhân”, không có nhân khác; Khổ, nếu diệt trừ, tức là nhân diệt. Nhân diệt nên quả diệt; đạo “diệt khổ”, thực là chân-đạo, không còn đạo nào khác nữa. Bạch Đức Thế-Tôn các vị Tỳ-Khưu, đối với pháp “Tứ-Đế”, quyết định không còn sự ngờ vực gì nữa."[9] (Kinh Di Giáo).

    Lại nữa, những sự thật cao cả gọi là những sự thật thuộc về những bậc thánh, như kinh nói:

    “Này các tỷ kheo, nhờ tìm ra bốn sự thật cao cả này mà Như Lai được tôn xưng là bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác.” (S. v, 433).

  13. #53

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Bkav Xem Bài Gởi
    [SIZE=3]Tam chuyển pháp luân thập nhị hằng:

    Tứ đế là Chân lý của chư Phật ba đời

    Tứ Diệu Đế, không chỉ đức Phật Gotama chứng ngộ, mà chân lý ấy được chứng ngộ bởi chư Phật ba đời, quá khứ, hiện tại, và tương lai. Trong Tương-ưng-bộ-kinh, Đức Phật dạy.

    Tứ đế là chân lý như thật

    Tứ diệu đế là chân lý thực tại như thật bởi Như Lai tuyên thuyết, không hư vọng, không cuống thuyết. Bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, là như thật, không ly như thật (avitathàni), không khác như thật (anannathàni). Thế nào là bốn?

    “Đây là Khổ, này các Tỷ-kheo, đây là như thật, không ly như thật, không khác như thật. Đây là Khổ tập, này các Tỷ-kheo, đây là như thật, không ly như thật, không khác như thật. Đây là Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, đây là như thật, không ly như thật, không khác như thật. Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, đây là như thật, không ly như thật, không khác như thật.”[8]

    "Thấy được khổ, truy nguồn gốc khổ, thấy được khổ có thể bị diệt, thấy được con đường diệt khổ", 4 cái giai đoạn trên hành trình diệt khổ rất rõ ràng dễ hiểu, sao cứ mãi lay hoay phức tạp hoá để chìm trong cái đống vải vụn của thuật ngữ, làm cho nó trở thành cái gì đó nguy hiểm, trù tượng, xa vời.

    Thiếu "chánh khí" thì cũng không có "bát thánh đạo". "Chánh khí" chính là cái mà thời mạt pháp hầu như không còn nữa.

    4 chữ "nhìn thấu buông xuống" nếu ai làm được thì kinh sách chỉ là sở tri chướng.
    Last edited by lavender87; 28-10-2020 at 07:06 AM.

  14. #54
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lavender87 Xem Bài Gởi
    Thiếu "chánh khí" thì cũng không có "bát thánh đạo". "Chánh khí" chính là cái mà thời mạt pháp hầu như không còn nữa.
    - Tôi lại nghe nói: Chánh khí nó đầy ra đó... chỉ là con người không "hấp thụ" được mà thôi! Pháp thì vẫn đó, chỉ có con-người-mạt ... chứ không có pháp-mạt (mạt pháp)!

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lavender87 Xem Bài Gởi
    4 chữ "nhìn thấu buông xuống" nếu ai làm được thì kinh sách chỉ là sở tri chướng.
    - Bè còn chưa có, vẫn còn chưa qua được bờ bên kia mà đã đòi bỏ bè! Thiện pháp còn chưa toàn thiện, mà đã đòi không chấp vào thiện pháp.

  15. #55

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
    - Tôi lại nghe nói: Chánh khí nó đầy ra đó... chỉ là con người không "hấp thụ" được mà thôi! Pháp thì vẫn đó, chỉ có con-người-mạt ... chứ không có pháp-mạt (mạt pháp)!

    - Bè còn chưa có, vẫn còn chưa qua được bờ bên kia mà đã đòi bỏ bè! Thiện pháp còn chưa toàn thiện, mà đã đòi không chấp vào thiện pháp.

    Chánh khí mà tràn ngập khắp nơi thì các bậc tiên nhân, các vị chân sư đã không ẩn tu nơi thâm sơn cùng cốc. Linh khí thì vẫn còn, chỉ cần được truyền bí pháp là sẽ hấp thu được dù không còn dày đặc như thời thượng pháp. Một số môn phái mật truyền "tâm truyền tâm" ngoài khí công bí truyền còn có các phương pháp hấp thu linh khí trong tứ đại như "diện mặt trời, mặt trăng, thu gió, thu mây, thu sấm...", nhưng tuyệt nhiên vẫn thấy dường như thiếu thiếu cái gì trong trời đất đó tạm gọi là "chánh khí" vậy.

    Cũng có lẽ khi nào chánh khí lại hưng thịnh thì lại có 1 đức phật nữa xuất thế, gọi là thời thượng pháp.

    Chánh khí cũng chia làm 2 loại tiên thiên và hậu thiên. 1 người khi đọc 1 đoạn kinh văn bỗng cảm thấy quen thuộc, liền hiểu được ý nghĩa thì đó là do ký ức của tiền kiếp được kích hoạt. 1 người thấy 1 hành động cao cả liền sinh tâm ngưỡng mộ đó là do cái tiên thiên chánh khí trong nội thể. Thiếu đi chánh khí thì không sinh được chánh niệm, không có chánh tư duy..., không còn bát thánh đạo.

    Kinh là để đọc, để tham khảo, chẳng phải để luận. Nội dung trong tất cả kinh sách phật giáo đều là để diễn giải cho 4 chữ "nhìn thấu buông xuống". Nếu đọc 4 chữ này mà tâm còn gúc mắc thì mới đọc tiếp "4 diệu đế", nếu vẫn còn gúc mắc thì đọc tiếp "8 thánh đạo", nếu vẫn còn gúc mắc vậy đành phải đào trong núi kinh sách lượm lặt bù đắp cho thiếu xót và tìm con đường riêng cho mình.

    Chân lý không chỉ nằm trong kinh sách, chân lý ở khắp nơi trong trời đất chỉ là nhiều khi tâm ta không muốn nhìn nhận chúng mà thôi. Mỗi người do duyên nghiệp bất đồng nên con đường cũng khác, vì vậy mà không ai, không kinh sách nào có thể độ ta đến nơi mà ta muốn đến, vì chỉ ta mới biết mình cần gì, muốn gì và đi đến đâu.

    Không con đường tìm đến chân lý nào là tà đạo cả, và cũng không ai có thể chống lại bước tiến hoá của tâm thức chúng sanh, những ai cố ý chống lại chỉ là đang làm chậm đi quá trình chứ chẳng thể ngăn nổi dòng tiến hoá.

    Trên đây chỉ là chia sẻ trải nghiệm và thiển ý của cá nhân tôi, không lấy từ kinh sách nào. Chỉ để tham khảo, không có ý tranh luận, cũng không dám diễn giải hay dẫn chứng kinh văn nào.
    Last edited by lavender87; 28-10-2020 at 07:37 PM.

  16. #56

    Mặc định Giáo lý Tứ diệu đế (tiếp theo)

    Có giá trị như nắm lá trong lòng bàn tay

    Tương-ưng-bộ-kinh (Saṃyutta-Nikāya) ghi lại rằng, một lần Đức Phật trú tại Kosambi trong rừng Sisapā. Một hôm ngài lấy một vài lá Siṁsapā nằm rải rác trên mặt đất rồi đặt trong lòng bàn tay và hỏi mọi người. Này các Tỷ kheo lá trong lòng bàn tay của Ta là ít hay lá trong rừng Sisapā là ít? Tất cả mọi người đều trả lời rằng, lá trong lòng bàn tay Ngài là ít hơn lá trong rừng Sisapā. Phật dạy: “Đúng như vậy, này các Tỷ kheo, những điều ta biết là nhiều như lá trong rừng Sisapā, nhưng ta không giảng dạy, những điều ta giảng dạy chỉ như nắm lá trong lòng bàn tay. Và này các Tỷ kheo tại sao ta không giảng dạy chúng? Vì chúng không đưa đến lợi ích, chúng không phải là những điều thiết yếu đưa đến đời sống thánh thiện, không dẫn đến sự thanh tịnh, khinh an, đoạn tận, hiểu biết trọn vẹn, trí tuệ hoàn hảo, đạt đến Niết Bàn. Đó là lý do tại sao ta không giảng dạy chúng."[10]

    Giáo lý Tứ diệu đế, có giá trị như nắm lá trong lòng bàn tay, bởi vì chúng có lợi ích thiết thực, đưa đến sự giác ngộ và Niết bàn.

    “Và, này các Tỷ kheo ta đã dạy những gì? Ta đã dạy: Đây là đau khổ; Ta đã dạy: Đây là nguồn gốc của khổ đau; Ta đã dạy: Đây là sự chấm dứt đau khổ; Ta đã dạy: Đây là con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ.’ Và tại sao, các Tỷ kheo ta đã dạy những điều này? Bởi vì những điều này có lợi, có liên quan đến các nguyên tắc cơ bản của đời sống tâm linh, và chúng sẽ dẫn đến sự đoạn tận vô minh, tham ái, sự chấm dứt, an tịnh, hướng đến trí tuệ, giác ngộ, và Niết Bàn.”[11]

    Chỉ vì không hiểu:

    Sở dĩ chúng sinh trầm luân trong luân hồi sinh tử chịu nhiều đau khổ là vì họ đã không hiểu, không thâm nhập giáo lý Tứ Diệu Đế:

    “Các Tỷ kheo, đó là vì không hiểu biết và không thâm nhập giáo lý Tứ Diệu Đế mà ta và các ngươi đã vào ra trong luân hồi sinh tử, chịu nhiều khổ đau trong một thời gian dài.”[12]

    “Nhưng nay, này các Tỷ kheo, Thánh đế về Khổ này đã được giác ngộ, đã được thông đạt; Thánh đế về Khổ tập đã được giác ngộ, đã được thông đạt; Thánh đế về khổ diệt đã được giác ngộ, đã được thông đạt; Thánh đế vè Con Đường đưa đến Khổ diệt đã được giác ngộ, đã được thông đạt. Được chặt đứt là hữu ái, được đoạn tận là những gì đưa đến tái sinh (bhavanetti). Nay không còn tái sinh nữa.”[13]

    Vực thẳm:


    Trong khi phân tích về chuỗi vận hành của mười hai chi phần duyên khởi, chúng ta thấy được rằng căn nguyên sâu xa gây ra đau khổ đó là vô minh (avijjā), và vô minh là không nhận biết về giáo lý Tứ Diệu Đế. Vì vậy, những người không thâm hiểu bốn chân lý này thì tâm hành rơi xuống vực thẳm của sinh, lão, bệnh và tử:

    “Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không như thật rõ biết: ‘Đây là Khổ’... không như thật rõ biết: ‘Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt’. Họ hoan hỷ với các hành đưa đến sanh, họ hoan hỷ với các hành đưa đến già, họ hoan hỷ với các hành đưa đến chết, họ hoan hỷ với các hành đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não. Vì họ hoan hỷ với các hành đưa đến sanh... đưa đến già... đưa đến chết... đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não, họ tạo dựng các hành đưa đến sanh, họ tạo dựng các hành đưa đến già... đưa đến chết,... do họ tạo dựng các hành đưa đến sanh... đưa đến già... đưa đến chết... đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não, nên họ rơi vào vực thẳm sanh, họ rơi vào vực thẳm già, họ rơi vào vực thẳm chết, họ rơi vào vực thẳm sầu, bi, khổ, ưu, não. Họ không liễu thoát khỏi sanh, khỏi già, khỏi chết, khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng, họ không liễu thoát khỏi đau khổ.”
    [14]

    Do đó, chân lý cao cả của đau khổ, nguồn gốc của đau khổ, sự chấm dứt khổ đau và con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ, chúng ta phải hiểu và thâm nhập. Do hiểu và thâm nhập nên chúng ta không còn vào ra trong luân hồi sanh tử (saṁsāra) và không rơi xuống vực thẳm của sanh, già, bệnh và chết.

  17. #57
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lavender87 Xem Bài Gởi
    Chánh khí mà tràn ngập khắp nơi thì các bậc tiên nhân, các vị chân sư đã không ẩn tu nơi thâm sơn cùng cốc. Linh khí thì vẫn còn, chỉ cần được truyền bí pháp là sẽ hấp thu được dù không còn dày đặc như thời thượng pháp. Một số môn phái mật truyền "tâm truyền tâm" ngoài khí công bí truyền còn có các phương pháp hấp thu linh khí trong tứ đại như "diện mặt trời, mặt trăng, thu gió, thu mây, thu sấm...", nhưng tuyệt nhiên vẫn thấy dường như thiếu thiếu cái gì trong trời đất đó tạm gọi là "chánh khí" vậy.
    - Đối riêng với PG, những vị xuất gia, hoặc có tâm tầm cầu giải thoát, họ tự nhiên sẽ rời xa đời sống thế tục. Họ thấy được con đường diệt khổ một cách rõ ràng nên tự nhiên chọn ở những trú xứ thích hợp. Chứ SMC chưa từng đọc ở đâu trong Tam Tạng rằng: họ đi đến những trú xứ thích hợp để... hít khí, hoặc tìm đến nơi có chánh khí nhiều hơn! Chánh khí trong trong trời đất (bên ngoài) dù có nhiều, có dày đặc đến đâu cũng không bằng chánh khí của sự quyết tâm (bên trong). Một khi người tu tự thân thấy biết, tự thân xác nhận: Khổ tồn tại, Khổ đang có mặt... thì họ mới quyết tâm diệt khổ. Còn không thấy được Khổ tồn tại, thì mãi mãi họ cũng không thỏa mãn, vẫn thấy thiếu thiếu cái gì đó... bên ngoài!

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lavender87 Xem Bài Gởi
    Chánh khí cũng chia làm 2 loại tiên thiên và hậu thiên. 1 người khi đọc 1 đoạn kinh văn bỗng cảm thấy quen thuộc, liền hiểu được ý nghĩa thì đó là do ký ức của tiền kiếp được kích hoạt. 1 người thấy 1 hành động cao cả liền sinh tâm ngưỡng mộ đó là do cái tiên thiên chánh khí trong nội thể. Thiếu đi chánh khí thì không sinh được chánh niệm, không có chánh tư duy..., không còn bát thánh đạo.
    - Vấn đề chánh khí tiên thiên, hậu thiên này có lẽ tương đương với ý thức và tiềm thức. Chung quy là do tiền nghiệp quá khứ. Và ta không thể thay đổi nhân quá khứ, mà chỉ có thể tạo tác nhân hiện tại. Vậy, với bất kỳ chúng sinh nào có khả năng tư duy, hiểu biết ở đời này, thì cần xác định bước đi đầu tiên đã được đức Phật dạy là: thân cận thiện tri thức. Vì nếu tiềm thức của họ là tốt, tiền nghiệp quá khứ ok, nhưng đời này sinh ra không gặp thiện tri thức, không thân cận bậc chân nhân, không học pháp bậc chân nhân mà gặp phải ác nhân thì cái tiên thiên chánh khí trong nội thể ấy sẽ bị mai một dần.

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lavender87 Xem Bài Gởi
    Kinh là để đọc, để tham khảo, chẳng phải để luận. Nội dung trong tất cả kinh sách phật giáo đều là để diễn giải cho 4 chữ "nhìn thấu buông xuống". Nếu đọc 4 chữ này mà tâm còn gúc mắc thì mới đọc tiếp "4 diệu đế", nếu vẫn còn gúc mắc thì đọc tiếp "8 thánh đạo", nếu vẫn còn gúc mắc vậy đành phải đào trong núi kinh sách lượm lặt bù đắp cho thiếu xót và tìm con đường riêng cho mình.

    Chân lý không chỉ nằm trong kinh sách, chân lý ở khắp nơi trong trời đất chỉ là nhiều khi tâm ta không muốn nhìn nhận chúng mà thôi. Mỗi người do duyên nghiệp bất đồng nên con đường cũng khác, vì vậy mà không ai, không kinh sách nào có thể độ ta đến nơi mà ta muốn đến, vì chỉ ta mới biết mình cần gì, muốn gì và đi đến đâu.
    - Đúng thế, chung quy đạo Phật có thể dùng bốn chữ ấy "nhìn thấu buông xuống" để nói. Trong đó cũng hàm chứa 4 điều mà một người tu học cần làm.
    NHÌN: nhìn cái gì, hướng nào.
    THẤU: nhìn đúng hướng rồi nhằm mục đích gì, nhìn để rõ biết điều gì
    BUÔNG: thấy suốt rồi thì không còn dính mắc, buông tham ái với tất cả
    XUỐNG: không còn bị tham ái trói buộc nên được giải thoát hoàn toàn, việc cần làm đã làm xong, đã đặt gánh nặng xuống.

    Và chính kinh-luật-luận (tam tạng) là kim chỉ nam để ta đạt từ từ những thứ đó, với các bước: học - hành - thành.

    Tất nhiên kinh sách không có chân lý, nhưng nó diễn tả chân lý một cách gần nhất, dựa vào đó mà người tu học có thể chạm đến được chân lý. Mặt trăng vẫn ở đó, nương nơi ngón tay để thấy trăng. Kẻ khờ chấp ngón tay là trăng, người ngu lại không nhìn theo hướng ngón tay để thấy trăng; duy chỉ có bậc trí là xa lìa 2 điều trên: nương ngón tay để thấy trăng và không cho rằng ngón tay là trăng.

    Kẻ đọc thuộc lòng kinh nhưng không Hành (có học, không hành) cũng chỉ là cái đãy đựng sách. Người không đọc kinh mà tu thì lại thành tu mù (không học, có hành). Phàm phu thì không cần nói, là kẻ không đọc kinh lẫn không tu tập gì, sống theo bản năng giống loài (không học, không hành). Bậc trí là người có học, có hành đầy đủ và là người duy nhất trong 4 hạng người đến được đích.

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lavender87 Xem Bài Gởi
    Không con đường tìm đến chân lý nào là tà đạo cả, và cũng không ai có thể chống lại bước tiến hoá của tâm thức chúng sanh, những ai cố ý chống lại chỉ là đang làm chậm đi quá trình chứ chẳng thể ngăn nổi dòng tiến hoá.
    Trên đây chỉ là chia sẻ trải nghiệm và thiển ý của cá nhân tôi, không lấy từ kinh sách nào. Chỉ để tham khảo, không có ý tranh luận, cũng không dám diễn giải hay dẫn chứng kinh văn nào.
    - Tất yếu mỗi con đường đều đi đến những đích đến khác nhau, thì bản thân con đường không hề có chánh hay tà. Nhưng trên một con đường cụ thể, mà đi chệch hướng ra, thì đó là đi-sai-đường, đi ra ngoài con đường. Chữ "tà" ở đây là như vậy, chứ không phải mang ý chê bai, diễn tả sự xấu xa.

    Tương tự vậy, Đạo Giáo có con đường Đạo Giáo, có đích đến Đạo Giáo; Thiên Chúa Giáo có con đường Thiên Chúa Giáo, có đích đến Thiên Chúa Giáo; PG cũng vậy không khác. Nên không thể lấy con đường PG nói con đường TCG là tà đạo. Nhưng trên cùng một con đường của PG, có con đường Thánh Đạo Tám Ngành, có đích đến là diệt khổ (đoạn diệt Tham Ái), nếu đi trật ra ngoài, người ấy được gọi là "tà đạo , ngoại đạo" - tức đi ra khỏi con đường, đi sai con đường. Chứ không phải nói họ là xấu xa với ý chỉ trích hay hạ thấp.

    Ví dụ: mục đích đức Phật dạy đi đến vô sanh, nhưng người tu theo Phật lại muốn "sanh" nữa... thì người đó đang đi trật ra ngoài con đường, vì hướng sai mục đích. Nhưng, trong TCG mục đích là về nước Thiên Đàng, họ mong muốn chết được về với Chúa... thì không thể nói họ là tà đạo được. Cho nên, trước hết phải xác định họ tu học - hành theo các học pháp của trường phái nào, ra sao mới có thể bàn luận được.

    ===> Trên đây cũng chỉ là chia sẻ trải nghiệm và thiển ý của cá nhân SMC, chỉ để tham khảo, không có ý tranh luận; được đúc kết từ thực tế bản thân cũng như các điều học được từ nhiều vị khác.

    Trân trọng.

  18. #58

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
    Tương tự vậy, Đạo Giáo có con đường Đạo Giáo, có đích đến Đạo Giáo; Thiên Chúa Giáo có con đường Thiên Chúa Giáo, có đích đến Thiên Chúa Giáo; PG cũng vậy không khác. Nên không thể lấy con đường PG nói con đường TCG là tà đạo. Nhưng trên cùng một con đường của PG, có con đường Thánh Đạo Tám Ngành, có đích đến là diệt khổ (đoạn diệt Tham Ái), nếu đi trật ra ngoài, người ấy được gọi là "tà đạo , ngoại đạo"

    Nhưng, trong TCG mục đích là về nước Thiên Đàng, họ mong muốn chết được về với Chúa.. thì không thể nói họ là tà đạo được. Cho nên, trước hết phải xác định họ tu học - hành theo các học pháp của trường phái nào, ra sao mới có thể bàn luận được.
    Nếu bạn nghiên cứu chút về kinh CG sẽ thấy những miêu tả về cõi Thiên Đàng của họ với những trận chiến tranh giành quyền lực liên miên không khác gì cõi Atula được miêu tả trong kinh Phật. Hơn nữa cõi Thiên không phân biệt giai cấp, không áp đặt tư duy người này lên người khác vì ở cõi Thiên trí tuệ ai ai cũng siêu việt, có muốn thao túng để làm chính trị như ở cõi Nhân cũng không làm được. CG xuất phát từ Do Thái giáo, nhưng thực chất bắt nguồn từ Atula đạo cổ xưa thời mạt pháp ở Ai Cập. Atula chủng cũng ở cõi Dục Giới Thiên nhưng thọ mạng ngắn hơn chủng Thiên, nơi mà Chư Thiên gọi là cõi trời ngoại đạo, vì tất cả chúng thiên đều dùng thiền định để tìm sự an lạc, để phát triển trí tuệ và để kéo dài thọ mạng. Hơn nữa phần lớn Chư Thiên đều phát nguyện hộ pháp và luôn hướng đến Chư Phật như những vị thầy vĩ đại trong vũ trụ.

    Jesus có thể coi là 1 vị chân sư, nhưng cũng là 1 nạn nhân của chính trị, vì cái chánh pháp ông truyền dạy đã bị biến đổi ngay lập tức sau khi diệt trừ ông để phù hợp với thể chế chính trị thời đó. Jesus đã thất bại trên con đường truyền bá chân lý mà ông học được từ các vị chân sư ẩn tu bên sứ Ấn và Tây Tạng vào nước Do Thái. Ông đã bị trấn yểm kinh hoàng bằng 1 phương thức mà không phải 1 vài phù thuật sư có thể làm được. Họ đã dùng "linh thức" chung của tín đồ để "khoá" ông ta trên cái giá hành hình hàng ngàn năm. Nếu tư duy 1 chút có lẽ sẽ có người thắc mắc vì sao lại dùng cái giá hành hình để làm biểu tượng tôn giáo.

    Jesus đã cố gắng truyền bá chân lý phương đông vào Do Thái, khuyên người ta buông bỏ vật chất và từ bỏ theo đuổi quyền lực. Ông muốn khai sáng cho những người dân bần cùng ở đáy xã hội của dân tộc ông khỏi tư duy phân biệt giai cấp bằng sự diễn giải chân lý và bằng con đường tu tập thiền định, hướng con người đến tư duy "nhân loại bình đẳng, vô giai cấp". Và dĩ nhiên điều đó đi ngược lại với quyền lợi của giáo sĩ Do Thái giáo và giới cầm quyền ở Do Thái thời đó.

    Vì bản chất là tôn thờ 1 Atula giáo chủ nên tư duy bành trướng của tôn giáo này vô cùng mãnh liệt. Hồi giáo thực chất cũng là dựa theo hệ thống truyền bá CG thời Trung Cổ mà hình thành nên có tính bành trướng còn vượt cả CG thời nay. Nếu bạn nghiên cứu lịch sử Ấn Độ 1 chút sẽ thấy khi Hồi giáo xâm chiếm Ấn Độ đã tận sức diệt trừ hoàn toàn Phật giáo khỏi đất Ấn, đốt hết tất cả kinh sách Phật giáo, nhưng Hindu giáo thì họ vẫn cho tồn tại, vì họ đã nhận định rằng Phật giáo với mục đích khai sáng cho chúng sanh, đi đến chúng sanh bình đẳng thì vô cùng nguy hại cho hệ thống tôn giáo dựa trên sự phân biệt giai cấp của tôn giáo họ.

    2 tôn giáo trên đi đến đâu là mang chiến tranh đến đó. Những cuộc thập tự chinh đã diệt chủng phần lớn các sắc tộc da đỏ của vùng Bắc Mỹ và vô số người thổ dân ở Nam Mỹ và Trung Mỹ do những thổ dân này đã cố chống lại sự áp đặt tư duy tôn giáo của những kẻ xâm lược.

    Có thể tôi chẳng biết gì nhiều về khoảng trống trong cái lịch sử hạn hẹp đầy thành kiến của nhân loại, nhưng tôi xin khẳng định với bạn rằng Chư Thiên không bao giờ muốn can thiệp sâu vào chúng sanh cõi này chứ đừng nói chi cổ xúi giáo chúng đi mở rộng nước Chúa. Chúng sanh cõi này sống nhờ đoàn thực, thân xác vô cùng nặng nề và dơ bẫn, những tồn tại ở những không gian cao cấp hơn hầu như không mấy ai muốn tiếp cận chứ đừng nói đến đi tìm kiếm nô lệ đem lên đó làm kẻ hầu.

    "Tất cả các tôn giáo có mục đích bành trướng, kêu gọi, chủ động đi thuyết phục mời gọi (bằng vật chất), bằng chiến tranh, bằng sự hơn thua đều là tà đạo, ma đạo cả". Chánh đạo thuận theo tự nhiên, tùy duyên mà cảm hoá chúng sanh khiến họ tự tìm tới chứ không tìm giáo đồ. Trên đời không có chuyện chân sư đi tìm đệ tử, chỉ có người ta tìm đến các vị chân sư còn chuyện có nhận hay không là còn tuỳ vào duyên sư đồ."
    Last edited by lavender87; 30-10-2020 at 10:33 PM.

  19. #59

    Mặc định

    Sở dĩ tà đạo thời mạt pháp hùng mạnh ở thế gian là do "tà khí" quá thịnh. Vào thời này mà có thánh nhân ra đời truyền dạy chánh pháp cũng chẳng mấy ai muốn nghe vì vốn dĩ cái tà pháp gần gũi với thế nhân hơn và do thiếu đi "chánh khí" nên cũng không cách nào phân biệt được chánh pháp. Giả sử ngay thời này có 1 vị phật xuất thế truyền bá "chân chánh pháp", những kẻ đầu tiên vùi dập bài xích chắc sẽ là các vị sư thầy "tầm gởi" trong các chùa Phật giáo vì địa vị và quyền lợi của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất". Tất nhiên không phải là tất cả mà chỉ là đa số.

    Giả sử có 1 vị thánh nhân xuất thế truyền bá chánh pháp mà chẳng dẫn chứng bằng những lời lẽ như trong kinh, không dùng các thuật ngữ quen thuộc trong kinh để diễn giải "chân lý" thì có lẽ phần lớn trong chúng ta sẽ thấy khó chịu mà sinh tâm bài xích do cái tư duy thích chấp của chúng ta đã bị chấp thật chặt vào cái thuật ngữ vô tri trong kinh sách.

    Có đôi khi chúng ta không đủ can đảm để đối mặt với những sự thật bất lợi cho chúng ta. Chúng ta thà tin vào cái "giả tướng" để an ủi chính mình.

    Kinh sách muốn hiểu đúng thì không những tâm phải chân chánh mà còn phải am hiểu lịch sử, văn hóa và phong tục tập quán ở nơi mà Phật thuyết giảng vào thời đại đó, tiếc thay sách sử không phải lúc nào cũng trung lập và trung thực. Vì vậy mà kinh sách sẽ ngày càng lỗi thời, đến 1 lúc nào đó chỉ còn là những cuốn sách vô tri vô giác.

    Theo dòng thời gian, không gian biến ảo, pháp sẽ biến tướng, đạo cũng mờ đi, nhưng chân lý thì mãi mãi không thay đổi. Vì vậy mà những con đường mới sẽ sinh ra dẫn chúng sanh tìm đến "chân lý". Pháp sẽ biến ảo để thích nghi với thời đại.

    Nhưng dù có vật đổi sao dời thế nào đi nữa thì 2 cái chân lý căn bản vẫn không thay đổi đó là "thượng đế do tâm sinh" và "chúng sanh là bình đẳng".

    Không ai sinh ra để phục tùng kẻ khác. Đời sống của 1 chúng sanh là 1 chuỗi những trải nghiệm.


    (Tui đã định là rời đi không quay lại nữa, nhưng tình cờ nghe có người nhắc đến tà đạo (CG) Atula vương như 1 chánh đạo xếp ngang hàng với Phật đạo và các tiên môn đạo khác mà không khỏi thở dài. Kinh sách Veda của Hindu giáo cũng rất hay rất gần với Phật giáo dù chỉ dừng ở cảnh giới Phạm Thiên, chứ không như các thầy tuyên truyền bài xích. Đạo đức kinh của Lão giáo cũng không khác kinh Phật là mấy dù cách diễn giải chân lý có khác biệt, nhưng cũng hướng đến cùng 1 chân lý. Những chánh đạo này đều có điểm chung là tuỳ duyên mà độ nhân, không có mục đích bành trướng tôn giáo vì mục đích của chánh đạo là "chân lý" chứ không nằm ở "lực lượng".)

    Đây cũng là bài viết cuối cùng. Hy vọng sẽ không còn sự chia trong Phật giáo nữa. Nói là nói vậy, chứ chúng ta nên phớt lờ họ, nước sông không phạm nước giếng, vì thế lực ma đạo là vô cùng kinh khủng, đụng đến là mang hoạ đó.
    Last edited by lavender87; 30-10-2020 at 10:10 PM.

  20. #60

    Mặc định

    Thực hiện bước đột phá:

    Thuốc giải độc cho sự thiếu hiểu biết là tri thức (vijja), được định nghĩa như là kiến thức hiểu biết về Tứ diệu đế. Sự thâm nhập bước đầu tiên của Tứ Diệu Đế xảy ra với sự đạt được là sự chứng ngộ thánh quả Dự lưu, được gọi là sự đột phá về Pháp (dhatnmabhisamaya) hay còn gọi là đắc được pháp nhãn. Để làm cho bước đột phá này không dễ dàng, nhưng nếu không làm như vậy thì không thể chấm dứt được đau khổ. Do đó, Đức Phật lại thúc giục các đệ tử ‘thực hiện một nỗ lực phi thường’ (make an extraordinary effort) để đạt được sự đột phá về chân lý.[15] “Sau khi như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ... khi như thật giác ngộ Thánh đế về nguyên nhân của khổ, khi như thật giác ngộ Thánh đế về sự diệt khổ, sau khi như thật giác ngộ Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt, ta sẽ chơn chánh đoạn tận Khổ đau; sự kiện này có xảy ra.”[16]

    Theo Câu Xá Luận, Biết rõ về Tứ thánh đế được gọi là Tận trí và Vô sinh trí. “Tận trí là gì? – khi tự biết được ‘ta đã biết rõ về khổ, ta đã đoạn trừ tập, ta đã làm cho diệt hiện khởi, ta đã tu tập đạo, và từ đó xuất phát sự hiểu biết (jñāna, trí) (tad upādāya yaj jñāna), sự nhìn thấy (darśana, kiến), sự sáng suốt (vidyā, minh), sự giác ngộ (bodhi, giác), sự liễu giải (budhi), sự phân biệt (prajñāna), sự sáng tỏ (āloka), sự quán thông (vipaśanā) thì gọi là Tận trí.” Vô sinh trí là gì? - khi tự biết được: “ta đã biết rõ về khổ và không còn phải tìm hiểu về khổ nữa…, ta đã tu tập đạo và không còn phải tu tập gì nữa’, và từ đó xuất phát sự hiểu biết, v.v. thì gọi là vô sinh trí.

    Do vậy đối với bốn chân lý, khổ, tập, diệt, và đạo chúng ta cần như thật rõ biết, thâm nhập để không còn trầm luân trong luân hồi sanh tử chịu nhiều đau khổ, và không bị rơi xuống vực thẳm của sinh, lão, bệnh và tử.

    Đoạn tận lậu hoặc: Sự đoạn tận lậu hoặc (āsava) là mục đích cuối cùng của trí tuệ trong đề mục đất của tuệ về ‘Tứ diệu đế’. Khi các hành giả thực hiện bước đột phá và thấy rõ về giáo lý Tứ Diệu Đế, nhưng nhiều vấn đề vẫn còn ở phía trước, đó là đối với mỗi chân lý cần áp đặt một nhiệm vụ phải được hoàn thành để giành chiến thắng trong trong sự chứng ngộ các quả vị tu tập. Cụ thể, sự thật về khổ đau, bao gồm năm uẩn, phải được hiểu đầy đủ (pariññeyya). Sự thật về nguồn gốc của đau khổ, ái, cần phải đoạn trừ (pahatabba). Sự thật của sự đoạn diệt, Niết Bàn, phải được nhận ra (sacchikatabba). Và sự thật về con đường đưa đến đoạn tận khổ đau, Bát Chánh Đạo, phải được tu tập (bhavetabba).

    Cần phải được áp dụng thực tập con đường đưa đến cho hoàn thành tất cả bốn nhiệm vụ, lúc này vị thánh đệ tử bắt đầu đạt được sự đoạn tận các lậu hoặc. Quá trình này bắt đầu bằng sự thâm nhập cùng Bốn Thánh Đế và do đó đức Phật nói rằng sự đoạn tận các lậu là dành cho những người biết và thấy rõ về Bốn Thánh Đế.[17]

    “Với người biết, với người thấy, này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố các lậu hoặc được đoạn tận, không phải với người không biết, với người không thấy. Và do biết gì, do thấy gì, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc được đoạn tận? Do biết, do thấy: ‘Đây là Khổ’, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc được đoạn tận. Do biết, do thấy: ‘Đây là Khổ tập’... ‘Đây là Khổ diệt’... Do biết, do thấy: ‘Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt’, các lậu hoặc được đoạn tận.”[18]

    Như vậy, giống như một bác sĩ giỏi cố gắng khám phá ra căn bệnh nan y và đưa ra phương thuốc chữa trị. Đức Phật, vị bác sĩ tâm linh vĩ đại, đã cố gắng tìm ra nguyên nhân cuối cùng của khổ đau trên thế gian. Ngài đã tìm ra nguyên nhân gây đau khổ đó là vô minh và tham ái, từ đó dạy cho mọi người cần phải đoạn trừ chúng để chứng ngộ thánh trí giác ngộ. Vì vậy, giáo lý Tứ diệu đế với hai tầng nhân quả (thế và xuất thế) đã được so sánh với một sự phát hiện căn bệnh y khoa, chẩn đoán, chữa bệnh theo y học hiện đại.

    Chi chú:

    [1] Trung Bộ I, kinh Tượng Tích Dụ, Đại Kinh, trang, 184.

    [2] Maurice Walshe (trans.), Dīgha Nikāya, The Long Discourses of the Buddha, Wisdom publications, Boston, 2012, p. 239.

    [3] F. L. Woodward, The Book of the Kindred Sayings, Vol.V, Motilal Banarsidass, Delhi, 2005, p. 357.

    [4] Ibid., p. 357.

    [5] Ibid, p. 357.

    [6] Ibid, p.357.

    [7] Bhikhu Bodhi, (trans.), Saṃyutta nikāya, The Connected Discourses of the Buddha, Wisdom publications, Boston, 2000, 1854.

    [8] Ibid., pp. 1851-52.

    [9] Bhikkhu Khantipālo, (trans.), The Buddha’s Last Bequest, Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka, 2008, p.12.

    [10] S.V.437. Woodward. Vol.5, p. 370, See, Harcharan Singh Sobti, Nibbāna in Early Buddhism, EBL, Delhi, 2011, p. 122.

    [11] Bhikhu Bodhi, (trans.), Saṃyutta nikāya, The Connected Discourses of the Buddha, Wisdom publications, Boston, 2000, p.1858.

    [12] Ibid, p.1852.

    [13] Tỳ Khưu Bodhi, Những lời Phật dạy, (Bình Anson dịch), NXB, Thanh Niên, 2016, p. 460-61.

    [14] Opcit, p. 1866.

    [15] Bhikkhu Bodhi, In the Buddha’ Word, An Anthology of Discourses from the Pāli Canon, Wisdom publications, Boston, 2005, p. 317.

    [16] Bhikhu Bodhi, (trans.), Saṃyutta nikāya, The Connected Discourses of the Buddha, Wisdom publications, Boston, 2000, p. 1858.

    [17] Opcit, p. 312.

    [18] Opcit, p. 1855.

    (Thích Trung Định)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •