kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Việt Nam chắc thắng nếu khởi kiện Trung Quốc về Biển Đông

  1. #1

    Mặc định Việt Nam chắc thắng nếu khởi kiện Trung Quốc về Biển Đông

    Việt Nam chắc thắng nếu khởi kiện Trung Quốc về Biển Đông


    08:04 - 24/07/2019 4 THANH NIÊN



    Trước những hành vi ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, các chuyên gia đặt ra khả năng vận dụng công cụ pháp lý để bảo vệ chủ quyền VN ở Biển Đông.

    Tàu hải cảnh 3501 neo cạnh tàu nghiên cứu biển 20026 cạnh bãi Gạc Ma thuộc Trường Sa của VN vào tháng 4.2016. Tàu này hiện đang bảo vệ tàu Hải Dương Địa chất 8 hoạt động trái phép trong thềm lục địa VN từ đầu tháng 7.2019Mai Thanh Hải


    Giữa lúc tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc ngang nhiên vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, vấn đề can thiệp pháp lý của quốc tế lại được đặt ra nhằm giải quyết vấn đề một cách hòa bình, ổn định vì lợi ích chung.

    “Việt Nam sẽ thắng”

    Trả lời phỏng vấn Thanh Niên, Giáo sư James Kraska (Trung tâm luật quốc tế Stockton, Đại học Hải chiến Mỹ) khẳng định hoạt động của nhóm tàu Hải Dương Địa chất 8 và các hành vi liên quan là sự xâm phạm vô cùng nghiêm trọng đến quyền khai thác tài nguyên của Việt Nam tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Hành động của Trung Quốc làm xói mòn thỏa thuận chính của Công ước LHQ về luật Biển năm 1982 (UNCLOS), cho phép các nước ven bờ đặc quyền kiểm soát nguồn tài nguyên. “Nếu Trung Quốc có thể chiếm đoạt tài nguyên của một nước ven bờ mà không bị trừng trị, thì không có quốc gia ven bờ nào có được sự đảm bảo gìn giữ quyền lợi. Điều này là phiên bản thời hiện đại của Đối thoại Melos thời Hy Lạp cổ đại”, ông Kraska nói. Trong cuộc đối thoại giữa lãnh đạo đảo Melos và đội quân xâm lược từ thành bang Athens diễn ra năm 416 trước C.N có một câu nói khét tiếng mang đại ý “kẻ mạnh làm theo ý thích còn kẻ yếu phải chấp nhận chịu đựng”.

    “Việt Nam nên nộp đơn kiện Trung Quốc theo Phụ lục VII (của UNCLOS - NV) và sẽ thắng”, ông Kraska nhận định trên Twitter. Tương tự, Giáo sư luật quốc tế Jonathan Odom thuộc Trung tâm châu Âu về nghiên cứu an ninh George Marshall (Mỹ) cũng kêu gọi Việt Nam kiện Trung Quốc như Philippines từng làm, và sẽ đạt được thắng lợi pháp lý về quyền tài phán cũng như khẳng định sự vi phạm của Trung Quốc.

    Về khía cạnh pháp lý của phương án khởi kiện, chuyên gia nghiên cứu luật biển Hoàng Việt thuộc Hội Luật gia Việt Nam, giải thích rõ với Thanh Niên ngày 23.7: “Tòa trọng tài quốc tế và Tòa án công lý quốc tế hiện không thể xử lý vì cả hai yêu cầu phải có sự đồng ý của hai bên thì mới có thẩm quyền xét xử nhưng Trung Quốc chắc chắn từ chối. Phương án khả dĩ nhất như tiền lệ vụ Philippines kiện Trung Quốc, đó là sử dụng Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII. Tòa này không nhất thiết có sự đồng ý của bên kia nên Việt Nam có thể khởi kiện”.

    Theo ông Hoàng Việt, trong trường hợp này, Việt Nam có thể khởi kiện Trung Quốc dựa trên quy định điều 298 của UNCLOS về giải thích hoặc áp dụng điều khoản của công ước. Việt Nam sẽ khẳng định khu vực Trung Quốc đưa tàu khảo sát vào nằm trong thềm lục địa và EEZ của Việt Nam. Lúc này Trung Quốc có thể đưa ra 2 lập luận cơ bản, dựa trên yêu sách đường lưỡi bò và vùng nước quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, cả hai lập luận này đều đã bị tòa bác bỏ trong vụ kiện của Philippines. Do đó, khả năng tòa ra phán quyết ủng hộ Việt Nam là rất cao.

    “Để xem xét khởi kiện, Việt Nam cần tập hợp các bằng chứng, video, báo chí, hình ảnh, tọa độ thu thập được về hoạt động của tàu Trung Quốc. Khi đã đầy đủ, Việt Nam gửi lên tòa và lúc tòa mở sẽ thông báo cho các bên. Việt Nam và Trung Quốc sau đó sẽ được tòa yêu cầu gửi lập luận pháp lý của mỗi bên. Nếu Trung Quốc tham gia thì cũng sẽ gửi lập luận của mình. Mỗi bên được gửi 2 lần và tòa sẽ xét xử và ra phán quyết”, chuyên gia Hoàng Việt nói với Thanh Niên. Ông cũng cho hay hầu hết các chuyên gia về luật quốc tế đều nhận định khả năng thắng kiện của Việt Nam là rất cao vì tòa tôn trọng và ưu tiên cao nhất về quyền tại vùng biển của quốc gia so với các lập luận pháp lý khác. Trong trường hợp này, khu vực Trung Quốc xâm phạm hoàn toàn nằm trong EEZ và thềm lục địa của Việt Nam.


    Hầu hết các chuyên gia về luật quốc tế đều nhận định khả năng thắng kiện của Việt Nam là rất cao vì tòa tôn trọng và ưu tiên cao nhất về quyền tại vùng biển của quốc gia so với các lập luận pháp lý khác. Trong trường hợp này, khu vực Trung Quốc xâm phạm hoàn toàn nằm trong EEZ và thềm lục địa của Việt Nam
    Chuyên gia nghiên cứu luật biển Hoàng Việt


    Việc khởi kiện và được tòa án ra phán quyết ủng hộ giúp Việt Nam có thêm tính chính danh. Tuy nhiên, phải lưu ý việc tòa không có cơ chế rõ ràng về thực thi phán quyết, tương tự vụ Philippines kiện Trung Quốc. Do đó, Việt Nam cần nghiên cứu thêm, đặc biệt là vấn đề thực thi phán quyết và kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với thực thi phán quyết của tòa.

    Sự phi lý của “đường lưỡi bò”

    Trong nhiều thập niên qua, Trung Quốc cố ý sử dụng cách diễn giải mơ hồ, rối rắm và phi lý đối với bản đồ “đường lưỡi bò” nhằm che giấu sự thật rằng yêu sách này được ngụy tạo và không hề có cơ sở pháp lý. Đường “lưỡi bò”, “chữ U” hay “đứt đoạn”... đều là cách gọi khác nhau mà các học giả trên thế giới dùng để chỉ yêu sách của Trung Quốc đối với hơn 80% diện tích của Biển Đông, được vẽ sát vào bờ của các quốc gia trong khu vực như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines. Đường yêu sách này ban đầu có 11 đoạn, do chính quyền Quốc dân đảng vẽ ra năm 1947 và sau đó được CHND Trung Hoa tiếp tục sử dụng nhưng có sửa đổi khi bỏ bớt 2 đoạn trong vịnh Bắc bộ nên chỉ còn lại 9 đoạn. Đến năm 2013, chính quyền Trung Quốc lại vẽ thêm một đoạn tại vị trí gần Đài Loan.

    Trong khi đó, những bản đồ cổ của Trung Quốc, một trong số này có từ thời nhà Minh - tức từ năm 1368 đến 1644 - cho thấy vùng biển của Trung Quốc không bao gồm khu vực lưỡi bò do Bắc Kinh ngụy tạo. Giới nghiên cứu quốc tế cũng đưa ra rất nhiều chứng cứ cho thấy đường lưỡi bò và yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông là vô căn cứ.

    Đến năm ngoái, mưu đồ bành trướng bằng đường lưỡi bò của Trung Quốc tiến thêm một bước khi các nhà khoa học nước này đề xuất vẽ lại bằng cách nối liền mạch các nét đứt thành một đường ranh giới mới trong dự án do chính phủ tài trợ. Tờ South China Morning Post dẫn lời một thành viên giấu tên trong nhóm tiết lộ lưỡi bò liền mạch sẽ bắt đầu từ vị trí cửa vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, đi về phía nam vào vùng biển Malaysia, Philippines và kết thúc ở phía đông nam Đài Loan, nuốt trọn gần toàn bộ Biển Đông. Nhóm nghiên cứu dùng dữ liệu định vị vệ tinh để vạch ra ranh giới phi pháp mới và bước tiếp theo sẽ là khoanh vùng, xác định trữ lượng dầu mỏ, khí đốt cùng tài nguyên khác.

    Trước các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, Tòa trọng tài thường trực LHQ tại The Hague (Hà Lan) ngày 12.7.2016 đã ra phán quyết quan trọng. Sau quá trình thụ lý kéo dài 3 năm đối với đơn kiện của Philippines, tòa ra phán quyết bác bỏ tuyên bố phi lý của Trung Quốc và cái gọi là “căn cứ lịch sử” của nước này trong vấn đề Biển Đông.

    Tòa khẳng định cái gọi là “quyền lịch sử” của yêu sách đường lưỡi bò không phù hợp với UNCLOS. Đồng thời, dù các ngư dân và các nhà hàng hải Trung Quốc, cũng như các nước khác về lịch sử đã sử dụng các đảo ở Biển Đông nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc từng thực hiện độc quyền kiểm soát các vùng biển thuộc Biển Đông cũng như không có cơ sở pháp lý nào để đòi hỏi quyền lịch sử đối với tài nguyên bị gom vào đường lưỡi bò. Bên cạnh đó, về quy chế của các thực thể trên Biển Đông, tòa xác định các thực thể ở quần đảo Trường Sa không tạo cho Trung Quốc cơ sở để đòi quyền về EEZ hay thềm lục địa. Phán quyết cũng chỉ rõ rằng Trung Quốc làm nghiêm trọng thêm cuộc tranh chấp ở Biển Đông giữa lúc các bên đang nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề.


    Cấm vận tàu Trung Quốc

    Cộng đồng quốc tế cũng nên xem xét đến khía cạnh pháp lý, bao gồm việc trừng phạt thương mại và pháp lý đối với các công ty Trung Quốc đã và đang vi phạm luật pháp quốc tế trên Biển Đông. Ví dụ, tàu Hải Dương Địa chất 8 nên bị cấm hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa và cấm ghé cảng. Bên cạnh đó, các lệnh cấm vận đi lại và tài chính có thể xem xét áp đặt đối với quan chức Trung Quốc ủng hộ hoặc tham gia hành vi vi phạm luật pháp quốc tế.

    Giáo sư Carlyle A.Thayer
    (Học viện Quốc phòng Úc)

    Ngọc Mai
    (thực hiện)









    Last edited by Bin571; 25-07-2019 at 11:30 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Huy động toàn dân bảo vệ chủ quyền và phẩm giá dân tộc

    25/07/2019 02:25 GMT+7[/COLOR]

    - Trung Quốc có tham vọng bành trướng chủ quyền lãnh thổ và tầm ảnh hưởng. Do vậy, các tổ chức quốc tế sẽ là nơi giải quyết những vấn đề này.


    Chia sẻ với Tuần Việt Nam liên quan đến những căng thẳng do Trung Quốc gây ra ở bãi Tư Chính, Chủ tịch Viện Michael Dukakis, Cựu Thống đốc bang Massachusetts, Hoa Kì - ông Michael Dukakis cho rằng, Trung Quốc có tham vọng bành trướng chủ quyền lãnh thổ và tầm ảnh hưởng, do vậy, các tổ chức quốc tế sẽ là nơi giải quyết những vấn đề này.

    Người Mỹ đánh giá thế nào về thái độ của nước Mỹ trước những diễn biến ở Biển Đông hiện nay? Ta xem nước Mỹ đã phản ứng thế nào qua tuyên bố của người phát ngôn Morgan Ortagus: “Trung Quốc nên chấm dứt hành vi áp chế, và kiềm chế các hoạt động khiêu khích và gây bất ổn này". Thực ra, nước Mỹ luôn phản đối sự áp chế và đe dọa của bất kỳ bên nào nhằm khẳng định yêu sách lãnh thổ hoặc hàng hải.

    Rõ ràng, Trung Quốc đang phá hoại hòa bình và an ninh khu vực khi cải tạo và quân sự hóa các tiền đồn tranh chấp ở Biển Đông, sử dụng lực lượng dân quân hàng hải để khiêu khích, đe dọa, áp chế các nước khác nhằm khẳng định yêu sách hàng hải phi pháp ở vùng biển này.

    Những gì đang diễn ra ở vùng Biển Đông thực sự đáng quan ngại vì đây là tuyến đường hàng hải quan trọng. Người ta ước tính rằng, hàng hóa trị giá hàng ngàn tỷ đô la được vận chuyển qua tuyến biển mỗi năm, chiếm khoảng 30% giao dịch hàng hải toàn cầu, bao gồm lượng lớn dầu và ngàn ngàn tỷ đô la thương mại hàng năm của Mỹ. Nước Mỹ có quyền lợi ở đây.

    Nhìn lại sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam năm 2014, Mỹ đã gọi đây là hành động đơn phương của Trung Quốc theo cách suy yếu hòa bình và ổn định trong khu vực, đồng thời bày tỏ quan ngại về cách làm nguy hiểm này. Hoa Kỳ kêu gọi các bên kiềm chế, đảm bảo tự do hàng hàng hải và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với pháp luật quốc tế.


    Ông Michael Dukakis: "Tôi muốn nhấn mạnh lại, Việt Nam có thể xác lập vị thế với cả Mỹ và Trung Quốc một cách mạch lạc, rõ ràng".

    Việt Nam có vị trí địa chính trị rất quan trọng vì ráp gianh với Biển Đông. Vậy nước Mỹ nhìn nhận Việt Nam thế nào trong chiến lược của mình ở Châu Á - Thái Bình Dương?

    Tôi cho rằng, Việt Nam là một nước có quan hệ sâu sắc với Mỹ, chúng tôi muốn có mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam. Sau những gì đã xảy ra trong chiến tranh, nước Mỹ nợ người Việt Nam một số sự trợ giúp đặc biệt. Tôi vui vì chúng ta đang có một mối quan hệ tốt. Việt Nam có thể giúp đỡ Mỹ trong việc giải quyết một số vấn đề. Chúng tôi rất trân trọng và mong đợi điều đó.

    Với Trung Quốc, thì như chúng ta đã biết, không dễ dàng gì. Trung Quốc có tham vọng bành trướng chủ quyền lãnh thổ và tầm ảnh hưởng. Do vậy, các tổ chức quốc tế sẽ là nơi giải quyết những vấn đề này.

    Chẳng hạn, Philippines đã đệ đơn lên Toà án Công lý Quốc tế và họ đã nhận được phán quyết rằng Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế. Trung Quốc đã nói họ không quan tâm đến kết quả đó nhưng tôi nghĩ, Trung Quốc rất quan tâm đấy. Bởi vì, khi bạn có một phán quyết đồng thuận tuyệt đối từ một tòa án quốc tế nói rằng bạn sai rồi, chắn chắn bạn sẽ không thể làm ngơ và hành xử tùy tiện.


    Việt Nam hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam nên hành xử như những đối tác có vị trí với cả hai cường quốc này. Tôi muốn nhấn mạnh lại, Việt Nam có thể xác lập vị thế với cả Mỹ và Trung Quốc một cách mạch lạc, rõ ràng. Chẳng hạn, Việt Nam có thể giúp đỡ Mỹ trong vấn đề Triều Tiên. Đó chính là cách vận hành và hoá giải mọi vấn đề.
    Không quan niệm "ai là kẻ thù", mà hãy nhìn nhận đó là những đối tác, quan hệ với tâm thế bình đẳng, không e ngại nước lớn, nước nhỏ, từ đó đóng góp những giá trị cho thế giới, hiền hoà, nhưng không để nước nào dù lớn bắt nạt hay lấn át. Muốn vậy, Việt Nam cần có cơ chế phát huy cao nhất sức mạnh tổng lực của 96 triệu người đầy nhiệt huyết, có tinh thần quật khởi bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ phẩm giá dân tộc. Đó chính là sức mạnh lớn nhất của Việt Nam.

    Trung Quốc đang làm điều tệ hại là xâm phạm quyền, chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên Biển Đông. Vậy các bạn nên làm gì?

    Thế hệ chúng tôi đã chứng kiến trong thế kỷ 20 sự đối đầu căng thẳng giữa Nga và Trung, hay Mỹ và Nga trong chiến tranh lạnh. Nhiều người trong số chúng tôi đã nghĩ đến một cuộc chiến tranh. Nhưng rốt cuộc, đối thoại đã giúp giải quyết vấn đề.
    Khi có nguy cơ xảy ra xung đột, thậm chí là chiến tranh, điều cần làm là tạo nên một diễn đàn quốc tế để tất cả các quốc gia trên thế giới cùng thảo luận, hỗ trợ nhau để dàn xếp vấn đề một cách hoà bình, không để các nước nhỏ bị nước lớn bắt nạt, ăn hiếp.

    Bên cạnh đó, nền hoà bình giữa các quốc gia hay trên thế giới được thiết lập chỉ khi tất cả chúng ta cùng chung tay xây dựng một chuẩn mực chung. Không một quốc gia nào có thể một mình làm việc này. Nước Mỹ không thể làm cảnh sát cho cả thế giới. Chúng tôi đã từng thử làm việc đó rồi, nhưng kết quả là không ổn và nó khiến chúng tôi gặp nhiều rắc rối. Để có chuẩn mực chung làm nền tảng cho hòa bình cần nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế. Tất cả các quốc gia phải tham gia vào việc này.

    Thế giới cần có chuẩn mực, các quốc gia cần liên kết trên một chuẩn mực chung. Hiện tại chưa có một mô hình hoàn hảo, nhưng cần chấp nhận mô hình tốt nhất đang có, từ đó tiếp tục hoàn thiện nó. Nếu không chấp nhận một chuẩn mực xã hội chung thì sẽ gây ra xung đột, tranh chấp… Phải tôn trọng chuẩn mực chung đó là dân chủ, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, tôn trọng luật pháp quốc tế, có trách nhiệm với môi trường.

    Đó cũng là cách để giải quyết các cuộc xung đột. Nếu quốc gia này hoặc quốc gia kia quyết định làm theo cách riêng của mình, xâm phạm tới quyền của các quốc gia, dân tộc khác thì hệ thống sẽ đổ vỡ. Đặc biệt, các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc cần phải có trách nhiệm để bảo đảm thế giới được vận hành tốt trên cơ sở tôn trọng chuẩn mực chung đó.

    Lan Anhlược ghi

    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 09-06-2018, 12:05 PM
  2. Trung Châu Phái Huyền Không Hình Học - Trung Châu Tam Quyết
    By PTS in forum Nơi Rao vặt, Trao đổi, Hiến tặng ...
    Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 07-06-2013, 02:33 PM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 13-12-2012, 09:04 AM
  4. Tam giới mật ma quan thánh đế quân trung hiếu trung nghị chân kinh
    By nhaply in forum Đạo Giáo ( Lão giáo, Khổng giáo, Nho giáo )
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 18-10-2011, 10:17 PM
  5. Truyền thuyết về Tết Trung Thu của Trung Quốc!
    By sackhong in forum Lịch sử, giai thoại, truyền thuyết của các nước khác
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 16-11-2009, 02:22 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •