kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: Thế nào là người tu hành

  1. #1

    Mặc định Thế nào là người tu hành

    Đối với thuận cảnh ái duyên thì phải xem rất nhẹ, nhất định không có chút chấp trước, không sanh tình chấp; đối với nghịch cảnh ác duyên, người ác gặp nhau, trong lòng cũng phải thanh đạm, tan nhạt, không sanh oán hận. Thuận cảnh, nghịch cảnh, vĩnh viễn giữ gìn thanh tịnh bình đẳng. Nếu không có công phu nhẫn nại, bạn sẽ không làm được điều này.

    Tâm thanh tịnh bình đẳng là đại đạo, là Phật đạo, là Bồ Tát đạo. Vào thời xưa, người xuất gia tu hành không có công phu này thì không có tư cách ra ngoài tham học, hay nói cách khác, lão sư nhất định bảo bạn ở bên cạnh, không được rời khỏi lão sư. Vào lúc nào lão sư sẽ bảo bạn ra đi tham học, không nên theo lão sư nữa? Khi bạn đạt được công phu này, bạn mới có tư cách ra đi tham học.

    Tham học cái gì? Tiếp xúc quần chúng xã hội rộng lớn, bạn có năng lực, bạn có bản lĩnh, trong thuận cảnh không sanh tham ái, trong nghịch cảnh không sanh sân hận, ở ngay trong tất cả người sự vật tu giới, tu định, tu huệ. Giới-Định-Huệ ở nơi nào hoàn thành? Ở xã hội, không lìa khỏi xã hội, không lìa khỏi đời sống, không lìa khỏi công việc, ở ngay trong đây hoàn thành. Người ta vừa tán thán thì sanh tâm hoan hỉ, chỉ mấy câu hủy báng thì tức giận hết mấy ngày, vậy bạn là một phàm phu, không phải người tu hành.

    (Pháp Sư Tịnh Không)
    ..Nam Mô A Di Đa bà Dạ, Đa Tha Dà Đa Dạ...:wave:

  2. #2

    Mặc định

    Ở ngay trong cuộc sống thường ngày, mỗi giờ mỗi phút gìn giữ tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng của bạn. Đề Kinh của bổn Kinh là "Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác", bạn dùng phương pháp gì để gìn giữ?

    Dùng phương pháp “chấp trì danh hiệu”. Sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần bên ngoài, thuận theo ý của chính mình thì sanh tâm hoan hỉ (hoan hỉ là phiền não, là thất tình ngũ dục, làm chướng ngại đi tự tánh thanh tịnh của chúng ta), cho nên khi tâm vừa mới động thì niệm "A Di Đà Phật", đem cái tâm đó đổi lại; gặp nghịch cảnh, ác duyên thì sanh tâm sân hận, ý niệm vừa mới khởi, liền niệm "A Di Đà Phật" thì tâm liền bình lặng.

    (Pháp Sư Tịnh Không
    ..Nam Mô A Di Đa bà Dạ, Đa Tha Dà Đa Dạ...:wave:

  3. #3

    Smile

    Đức Phật khuyến cáo chúng ta hãy quán thân trên thân, quán thọ trên các cảm thọ, quán tâm trên các hành tướng của tâm, và quán các pháp đều là vô thường (xem kinh Đại niệm xứ thuộc Trường Bộ II).Và quán sát như vậy là để nhằm những mục đích rất thực tiễn. Quán thân là để cho tâm hành được an tịnh. Quán các cảm thọ là để cho tâm hành cũng được an tịnh. Quán tâm là để cho tâm được hân hoan, tâm được định tĩnh, và cuối cùng tâm được giải thoát
    vô minh diệt vô minh tận
    vô lão tử diệt vô lão tử tận vô khổ tập diệt,vô đắc

  4. #4

    Mặc định

    có lần nghe Pháp sư tịnh ko đoán về ngày tận thế + cậu bé từ sao hỏa ... bó tay luôn với pháp sư

    Hãy lắng nghe và cảm nhận với tâm không thành kiến chân lý sẽ hiển bày.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •