kết quả từ 1 tới 14 trên 14

Ðề tài: Tin Lành : ISRAEL Là Gánh Nặng Của Nhân Loại

  1. #1

    Question Tin Lành : ISRAEL Là Gánh Nặng Của Nhân Loại

    Israel Là Gánh Nặng Của Nhân Loại



    Nguồn
    http://nuoctroi.com/?q=node/596

    Submitted by Phitruong on Sat, 02/21/2009 - 04:21 Do Thái

    Xa-cha-ri 12:2-3 "Nầy, Ta [Ðức Giê-hô-va] sẽ khiến Giê-ru-sa-lem làm chén xây xẩm cho mọi dân chung quanh; và khi Giê-ru-sa-lem bị vây, tai nạn sẽ cũng kịp đến Giu-đa. Xảy ra trong ngày đó, Ta sẽ khiến Giê-ru-sa-lem làm hòn đá nặng cho các dân tộc. Phàm những kẻ mang nó sẽ bị thương nặng; và mọi nước trên đất sẽ nhóm lại nghịch cùng nó.

    1- Thời sự quốc tế:

    Đảng viên Hamas phất cờ của đảng
    Thông tấn xã CNN ngày 26 tháng 1 năm 2006 đưa tin nhóm Hamas, bị Hoa Kỳ, Cộng Đồng Âu Châu, và Israel xem là một tổ chức khủng bố Hồi giáo, đã thắng cuộc đầu phiếu vào quốc hội tại đất Palestines (chiếm 76 ghế trong số 132) [1]. Trước đây, quốc hội Palestine do nhóm Fatah khống chế. Nhóm này do Yasser Arafat là cố chủ tịch tổ chức PLO (Palestine Liberation Organization hay Tổ Chức Giải Phóng Palestine) thành lập. Fatah có khuynh hướng ôn hòa hơn Hamas.

    Hamas cũng như Iran kêu gọi xoá bỏ nước Israel khỏi bản đồ thế giới. Bộ phận quân sự của Hamas là Izzedine al Qassam đã từng công bố trách nhiệm cho nhiều cuộc khủng bố bằng bom người sát hại dân Israel tại Gaza, Bờ Tây và các nơi khác trên đất Israel. HAMAS có nghĩa là "nhiệt tình" trong ngôn ngữ Ả-rập. Nó cũng là chiết tự của cụm chữ "Harakat al-Muqawama al-Islamiya" có nghĩa là Islamic Resistance Movement (Phong Trào Kháng Chiến Hồi Giáo).
    "Chính thể Palestine" từ đâu mà có? Như chúng ta đã biết, sau cuộc khởi nghĩa chống người La-mã bị thất bại vào năm 135 AD, xứ Israel bị người La-mã đổi tên thành Palestine, với mục đích tiêu diệt ý chí phục quốc của dân Do Thái. Dân Do Thái bị đày đi khắp mọi nơi trong đế quốc La-mã. Sau đế quốc La-mã còn có nhiều thế lực ngoại bang khác lần lượt chiếm đóng Israel, trong đó có nước Anh là đế quốc cuối cùng. Ngay sau khi quân đội Anh rời đất Palestine vào năm 1948, nước Israel được tái thành lập. Dân Do Thái khắp mọi nơi trở về cố quốc sống chung lộn với dân Palestine đã sống tại đó từ trước. Dân Palestines là một hợp chủng bao gồm nhiều giống dân, là kết quả sự hợp hôn giữa các giống dân: Ả-rập, Âu châu và ngay cả người Do Thái đã sống tại đó từ trước. Hiện nay họ sống và làm việc chung đụng với người Do Thái trong các vùng đất riêng biệt rải rác và chen lẫn trong nước Israel. Sau khi Israel tái lập quốc, dân tộc Do Thái đã phải liên tục chống trả với sự đe dọa diệt chủng bởi các nước Ả-rập chung quanh. Về mặt đối nội, hằng ngày họ phải đối đầu với các cuộc khủng bố của các tổ chức quân sự người Palestine, liên tục nổ lực để loại bỏ nước Israel. Năm 1964, tổ chức PLO ra đời kêu gọi và phục vụ cho sự hủy diệt của nước Israel. Tuy nhiên vào năm 1993, chủ tịch của PLO là Yasser Arafat chính thức công nhận nước Israel. Để đáp lại, Israel chính thức công nhận tổ chức PLO là đại diện hợp pháp cho dân Palestine. Ngày 11, tháng 11, năm 2004, Yasser Arafat qua đời. Mahmoud Abbas (hay còn gọi là Abu Mazen) lên thay. Sau đó ông được bầu làm Tổng Thống cho Palestinian National Authority. Abbas và đảng Fatah áp dụng chính sách ôn hoà đối thoại với Israel. Mâu thuẫn tại Trung Đông giữa người Palestine và Do Thái liên đới các nước Ả-rập là chủ vựa dầu hỏa của thế giới, lôi kéo theo các cường quốc Tây Phương mà nền sản xuất hoàn toàn lệ thuộc vào dầu hỏa. Israel thật sự là gánh nặng cho toàn thế giới.
    Để giảm thiểu sự căng thẳng tại Trung Đông có thể dẫn đến thế chiến, trong những năm gần đây, nhiều cường quốc, trong đó có Hoa Kỳ, kêu gọi sự thành lập hai chính thể trong vùng Palestine [2]. Dưới áp lực của quốc tế, ngày 18 tháng 8 năm 2005, Do Thái san bằng các khu tái định cư, rút dân và quân khỏi dãi Gaza, là vùng đất họ lấy từ quân đội Ai-cập trong trận chiến Sáu Ngày với các nước Ả-rập (bao gồm Ai-cập) [3]. Tưởng nên nhắc lại rằng Gaza là vùng đất xưa kia được chia cho chi phái Giu-đa, sau khi dân Do Thái chinh phục đất Ca-na-an (Giô-sua 15:47). Trong trận chiến Độc Lập (1948), quân đội Ai-cập đã chiếm đóng Gaza và giữ vùng này luôn cho tới năm 1967 thì bị quân đội Do Thái chiếm lại trong trận chiến Sáu Ngày. Mặc dù quân dân Do Thái đã rút ra khỏi dãi Gaza nhưng các nhóm quân sự người Palestine vẫn không chấm dứt hoạt động khủng bố Israel, thậm chí, họ còn dùng Gaza làm căn cứ xuất phát các cuộc khủng bố.

    2- Tác động lên Israel và thế giới:

    Sự kiện nhóm Hamas chiếm đa số ghế tại quốc hội Palestine có tác động mạnh mẽ lên chính trị thế giới. Tổ chức khủng bố này được kiều dân Palestine trên toàn thế giới, mạnh thường quân tư nhân tại Ả-rập Saudi và Iran ủng hộ tài chính [4]. Riêng Iran là nước xuất cảng dầu lớn thứ hai trong OPEC (Organization of the Petroleum Exporting Countries hay Hiệp Hội Các Quốc Gia Xuất Cảng Dầu Hoả). Iran đang xây dựng nhà máy chế tạo vũ khí nguyên tử [5]. Một nước nguyên tử Iran sẽ đe dọa cán cân chính trị quân sự tại vùng Trung Đông và cả thế giới. Vì vậy các nước Tây Phương đang dùng sức ép chính trị qua Liên Hiệp quốc (LHQ) để thuyết phục Iran từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân này. Nếu LHQ đồng ý phong toả kinh tế của Iran, thì giá dâu hoả sẽ tăng lên vùn vụt. Giá dầu tăng sẽ gây nên lạm phát. Dân chúng sẽ nghèo hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng lên đời sống kinh tế chính trị toàn thế giới nhất là các nước tiên tiến mà sự sản xuất phải dựa vào dầu hoả [6], kể cả Trung Hoa [7]. Nước Trung Hoa vẫn còn là nước cộng sản, cùng với Nga-xô (là nước đã chính thức "bỏ" chủ nghĩa cộng sản, nhưng sinh hoạt vẫn còn bị ảnh hưởng) là hai đồng minh mạnh của Iran [8]. Do vậy, trong thời gian tới đây, Israel và Palestines sẽ đổ máu nhiều hơn; Iran sẽ hung hãn thách thức hơn trong chương trình hạt nhân của mình; Nga và Trung Hoa sẽ bạo dạn ủng hộ Iran và các nước Ả-rập hơn; Israel sẽ chịu áp lực của thế giới nhiều hơn và có thể phải nhượng đất nhiều hơn. Riêng Hoa Kỳ vì phải thắng cuộc chiến tranh chống khủng bố Hồi giáo quốc tế, dần dần bớt ủng hộ Israel để làm vừa lòng khối Hồi giáo. Ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới bị thu nhỏ lại, tạo điều kiện cho Trung Hoa mặc sức tung tác trong vùng Viễn Đông và các nơi khác của Á Châu.

    3- Ý nghĩa Thánh Kinh của biến cố Hamas:

    Sự việc đảng Hamas chiếm đa số trong quốc hội Palestine mang nhiều ý nghĩa Thánh Kinh. Trước hết, bạo hành giữa Israel và Palestine sẽ mạnh mẽ hơn, lôi kéo nhiều quốc gia liên đới hơn. Càng ngày Israel trở nên "hòn đá nặng cho các dân tộc" hơn vì Israel là trung tâm của cuộc khủng hoảng tại Trung Đông nói riêng và thế giới nói chung. Quốc gia Israel không phải là một quốc gia dầu hoả. Cho nên nếu có một cuộc đối đầu nguyên tử giữa Israel và Iran hay một nước Ả-rập nào khác, thì rất có thể toàn bộ thế giới sẽ đứng về cùng một phía chống lại Israel ("và mọi nước trên đất sẽ nhóm lại nghịch cùng nó"). Điều này phải xẩy ra trước khi nước Israel nhận biết Đức Chúa Jesus là Đấng Christ, vì tội lỗi Israel vẫn còn, và vì thế tinh thần sát Do Thái trong các dân tộc vẫn chưa được Chúa cất bỏ [9].
    Trước sự kiện Hamas thắng cử vẽ vang, cựu bộ trưởng Ngoại Vụ Do Thái là Silvan Shalom tuyên bố: "The writing was on the wall" [10]. "Nét chữ trên tường" là khải tượng về ngón tay người viết lên tường loan báo cho vua Babylon là Belshazzar (cháu ngoại của vua Nebuchadnezzar) (*) về thảm họa diệt vong sẽ xảy ra tức khắc cho chính ông và đế quốc Babylon (Đa-ni-ên 5). Silvan Shalom đã dùng sự tích này để nói lên nổi quan ngại của ông về một tương lai thảm khốc không thể tránh được của Israel một khi Hamas nắm quyền lực trong chính phủ Palestine.
    Dựa trên những lời tiên tri về tương lai của Israel, chúng ta có thể kết luận rằng, sự kiện Israel cắt đất cho Palestine và biến cố Hamas thắng cuộc bầu cử để nắm quyền đa số trong chính phủ Palestine là những yếu tố dẫn đến biến động không tiền khoáng hậu mà Thánh Kinh gọi là "Cơn đại nạn của Gia-cốp", và "Ngày của Chúa" để mở đầu cho thời chung kết của lịch sử nhân loại [11]. Rất có thể trong những ngày sắp tới chiến tranh giữa Israel và Palestine (dưới quyền Hamas) sẽ bùng nổ dữ dội, kéo theo sự tham chiến của các nước Ả-rập. Rất có thể Israel sẽ tấn công Iran (và các nước Ả-rập) trước bằng vũ khí nguyên tử để triệt đi tiềm năng nguyên tử của Iran và cũng để hủy đi hậu thuẩn mạnh nhất của Hamas. Đền thờ Hồi Giáo tại Giê-ru-sa-lem (Dome of the Rock) có thể sẽ bị hủy diệt trong cuộc chiến này. Nga-xô với tư cách đồng minh của các nước Ả-rập và Iran sẽ mượn cớ nhảy vào vòng chiến để thừa cơ chiếm đóng các mỏ dầu tại Trung Đông. Thánh Kinh đã tiên báo sự kiện này từ hơn 2500 năm trước trong sách tiên tri Ê-xê-chi-ên 38-39. Chẳng những Nga-xô (Rosh) mà còn có thêm năm lực lượng khác nữa: Iran (Persia), Turkey (Meshech, Tubal, Gomer, Beth-togarmah), Libya (Put), Sudan (Ethiopia), và các nước thuộc Khối Trung Á (Central Asia - Magog) sẽ kéo quân lực về tiến công Israel. Tuy nhiên, Thánh Kinh cho biết Đức Chúa Trời sẽ dùng phép lạ tiêu diệt liên quân hung hãn này. Israel sẽ thu nhặt xác chết kẻ thù trong bảy tháng. Họ sẽ dùng vũ khí cá nhân thu lượm được làm nhiên liệu trong bảy năm.
    Trong khi cuộc chiến Trung Đông đang hoành hành thì tình hình chính trị tại Châu Âu cũng sẽ xáo trộn. Rất có thể, trong thời điểm này, một nhân vật lãnh đạo của một quốc gia bé nhỏ tại Châu Âu sẽ đứng lên lật đổ ba nhà lãnh đạo Châu Âu khác và nắm luôn quyền lãnh đạo cả khối EU (Liên Hiệp Châu Âu - hậu thân của đế quốc La-mã). Thánh Kinh gọi đó là AntiChrist của thời cuối cùng [12]. Dù Israel thắng trong chiến tranh nhưng sẽ bị áp lực thế giới, nhất là từ khối EU để ký hòa ước với các nước tham chiến (như đã từng xảy ra trong lịch sử). Rất có thể, hòa ước này cho phép Israel xây cất lại đền thánh tại Jerusalem trên mãnh đất của đền thờ Hồi Giáo (Dome of the Rock) sẽ bị phá hủy. Hòa ước ký kết giữa AntiChrist và các nước sẽ mở đầu cho bảy năm đại nạn. Ba năm rưỡi sau khi ký hòa ước, AntiChrist sẽ phản bội hòa ước, tiến chiếm Israel, ngồi trong đền thánh mới cất và tự xưng là Đức Chúa Trời và buộc người ta thờ lạy. Hội Thánh của Chúa có thể được cất lên bất kỳ lúc nào sau khi AntiChrist lộ diện [13]. Số người bị bỏ lại (bao gồm những người không tin Chúa và Cơ Đốc nhân biểu kiến) sẽ phải chịu đựng bảy năm đại nạn: chiến tranh, thiên tai, dịch lệ, đói kém, đàn áp chính trị, bắt bớ tôn giáo, suy sụp kinh tế, v.v.). Họ vẫn còn cơ hội ăn năn trở lại với Chúa, nhưng phải trả giá bằng chính mạng sống mình.

    Lời kêu gọi

    Đức Chúa Trời thể hiện chương trình cứu rỗi của Ngài qua đất nước Israel. Vì vậy đất nước này đã và vẫn sẽ là trung tâm của chính trị thế giới. Thánh Kinh cho chúng ta biết Ngôi Hai đã giáng lâm để cứu rỗi nhân loại, và Ngài sẽ tái lâm để thiết lập vương quốc của Ngài. Không ai biết rõ chính xác ngày tháng đó là khi nào nhưng những biến động chính trị vừa qua tại Israel và các nơi khác trên thế giới cho biết ngày đó đã đến gần hơn.
    Rất có thể thế hệ của chúng ta được chứng kiến niềm "trông cậy phước hạnh" [14] của Hội Thánh biến thành hiện thực: Hội Thánh được cất lên trên không trung để gặp Chúa, và sẽ ở cùng Chúa luôn luôn! [15] Còn những người bị bỏ lại đàng sau (bao gồm những người không tin Chúa và cả Cơ Đốc nhân biểu kiến) sẽ ra thế nào? Họ vẫn còn cơ hội để ăn năn và tiếp nhận Chúa, nhưng phải trả giá bằng chính mạng sống mình qua sự tử đạo. Họ sẽ phải đi qua bảy năm đại nạn mà sự đau khổ sẽ vô tiền khoáng hậu. Trong số những người bị bỏ lại có tới 80 triệu bà con, bạn bè, hàng xóm của chúng ta chưa biết đến Chúa, nếu không có gì thay đổi tại Việt Nam. Vậy trách nhiệm thầy tế lễ của Hội Thánh Việt Nam ở đâu nếu chúng ta không cầu thay cho đất nước Việt Nam? Quyền hạn trói và mở của Hội Thánh ở đâu nếu chúng ta không nhân danh Chúa bẻ gãy mọi quyền lực đang bịt mắt đồng bào? Chúng ta sẽ khoe với Chúa thế nào về những việc chúng ta đã làm cho đất nước Việt Nam khi chúng ta gặp Ngài trên không trung?
    Ngày của Chúa đã rất gần mà dân tộc của chúng ta vẫn chưa đón nhận ơn cứu rỗi! Ngày tháng còn lại của chúng ta trong thế gian này thật là ngắn ngủi và quý báu. Kính mời quý con dân Chúa tận dụng các ta-lâng thời gian Chúa đã ban cho chúng ta để cầu thay cho quê hương dân tộc Việt Nam. Chúng ta hãy cùng nhau dọn mình, kiêng ăn, xưng tội, cầu thay cho 80 triệu linh hồn Việt Nam. Kính mời bạn đọc tham dự Ngày Người Việt Về Nguồn 2006.
    A-men! Lạy Chúa, xin hãy đến mau chóng!

    Lê Anh Huy
    Huỳnh Christian Timothy
    27/01/2006

    Tài liệu tham khảo:
    [1] CNN, "Hamas landslide shakes Mideast," http://www.cnn.com/2006/WORLD/meast/...ion/index.html

    [2] U.S. Department of State, "A Performance-Based Roadmap to a Permanent Two-State Solution to the Israeli-Palestinian Conflict," http://www.state.gov/r/pa/prs/ps/2003/20062.htm

    [3] Lê Anh Huy, "Biên niên sử của Israel," http://thanhkinhthanhoc.net/tkth/?q=node/42

    [4] U.S. Navy, "Terrorist Group Profiles,"
    http://library.nps.navy.mil/home/tgp/hamas.htm

    [5] CNN, "U.S. has photos of secret Iran nuclear sites," http://archives.cnn.com/2002/WORLD/m.../iran.nuclear/

    [6] ABC News, "Oil rises on Nigeria, Iran concerns," http://abcnews.go.com/Business/wireS...C-RSSFeeds0312

    [7] BBC, "China to develop Iran oil field," http://news.bbc.co.uk/2/hi/business/3970855.stm

    [8] CNN, "Iran gets China support on UN row," http://www.cnn.com/2006/WORLD/asiapc....ap/index.html

    [9] Lê Anh Huy & Tim Huỳnh, "Tinh Thần Bài Do Thái," http://thanhkinhthanhoc.net/tkth/?q=node/26

    [10] YNETNEWS, "Shalom: Hamas win will lead to chaos," http://www.ynetnews.com/Ext/Comp/Art...206859,00.html

    [11] Giê-rê-mi 30:7 "Khốn thay! Ngày đó thật lớn, đến nỗi chẳng hề có ngày nào giống như vậy. Ấy là kỳ tai hại của Gia-cốp! Nhưng nó sẽ được cứu thoát khỏi sự ấy." Ma-thi-ơ 24:21 "Vì lúc ấy sẽ có hoạn nạn lớn, đến nỗi từ khi mới có trời đất cho đến bây giờ chưa từng có như vậy, mà sau nầy cũng không hề có nữa."

    1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:1-2 "Hỡi anh em, về thời và kỳ, thì không cần viết cho anh em; vì chính anh em biết rõ lắm rằng ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm trong ban đêm vậy."

    [12] 1 Giăng 2:18 "Hỡi các con cái ta, giờ cuối cùng là đây rồi, các con đã nghe nói rằng Kẻ địch lại Đấng Christ phải đến. Vừa lúc bây giờ, có nhiều kẻ địch lại Đấng Christ; bởi đó, chúng ta biết rằng ấy là giờ cuối cùng."

    Đa-ni-ên 7:24-25 "Mười cái sừng là mười vua sẽ dấy khiến từ nước đó; và có một vua dấy lên sau, khác với các vua trước, và người đánh đổ ba vua. Vua đó sẽ nói những lời phạm đến Đấng Rất Cao, làm hao mòn các thánh của Đấng Rất Cao, và định ý đổi những thời kỳ và luật pháp; các thánh sẽ bị phó trong tay người cho đến một kỳ, những kỳ, và nửa kỳ."

    [13] 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3-4 "Mặc ai dùng cách nào, cũng đừng để họ lừa dối mình. Vì phải có sự bỏ đạo đến trước, và có người tội ác, con của sự hư mất hiện ra, tức là kẻ đối địch, tôn mình lên trên mọi sự mà người ta xưng là Đức Chúa Trời hoặc người ta thờ lạy, rất đỗi ngồi trong đền Đức Chúa Trời, chính mình tự xưng là Đức Chúa Trời."

    [14] Tít 2:13 "đương chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ."

    [15] 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:17 "Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn."

    (*) Belshazzar (Bên-xát-xa) trong Đa-ni-ên chương 5 là cháu ngoại của vua Nebuchadnezzar. Từ Nebuchadnezzar đến Belshazzar là 10 năm với bốn vua, xem thêm II Các Vua 25:27-30; Giê-rê-mi 52:31-34. Belshazzarlà vua thứ năm của Babylon, sau Nebuchadnezzar, và đồng trị với cha mình là Nabonidus, vì thế cho nên Đa-ni-ên được ban cho vị trí cai trị thứ ba trong đế quốc.

    Có thiệt vậy không ?

    SVCZ YouTube Player
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.
    Last edited by nothing0k; 17-01-2013 at 08:04 AM.

  2. #2
    Lục Đẳng Avatar của kiếp mù lòa
    Gia nhập
    Oct 2010
    Nơi cư ngụ
    hoa quả sơn
    Bài gởi
    21,931

    Mặc định

    kinh thánh là cuốn kịch bản của nhân loại. Vì nó chứa đựng mọi tiên tri.
    những lời tiên tri trong kinh thánh đã ứng nghiệm gần xong hết rồi.
    haiz...........................

  3. #3

    Mặc định

    Tuỳ theo tín ngưỡng thôi ! Ta đã rao giảng và hơn 80% người dân , hok ai là hok nghe qua từ Thiên Chúa . Chúa muốn chúng ta làm sao nữa ? Nói thì cũng đã nói rồi , chúng ta đâu có che dấu :not_worthy:

    Hok lẽ phải đi đến từng nhà để bắt họ theo ? Làm zậy chẳng những họ hok theo mà chửi luôn cả mình , cả Chúa thì gây tội cho họ thôi chứ làm gì !

    Mấy tôn giáo khác đọc bài này cũng xem như khoa học viễn tưởng thôi , chẳng đọng lại cái gì đâu :batting_eyelashes:

    Thôi thì , đến khi nó xảy ra thì zhu sẽ nhìn xuống và nói : thấy chưa , nói rồi mà hok nghe !
    Họ xuống hoả ngục thì kệ họ , zhu hok cần quan tâm , vì trong số đó : có những người báng bổ thần linh , phỉ báng Chúa ,...xuống hoả ngục thì chẳng đáng tiếc !

  4. #4

    Mặc định

    Nguồn http://nuoctroi.com/?q=node/832


    Tinh Thần Bài Do Thái

    Submitted by Phitruong on Fri, 03/13/2009 - 23:58 Do Thái

    1- Kẻ sát nhân và cha của sự nói dối


    Trong vườn ê-đen, Satan, một thiên sứ phản nghịch Đức Chúa Trời và trở thành chúa quỷ, đã nói dối để cám dỗ tổ phụ của loài người là A-đam và Ê-va khiến cho họ bất tuân Đức Chúa Trời (Sáng Thế Ký 3). Tội lỗi là sự không tin cậy và vâng phục Đức Chúa Trời cho nên hành động của A-đam và Ê-va đã khiến cho tội lỗi đi vào thế gian. Hậu quả của tội lỗi là sự chết (Rô-ma 6:23). Chết tức là bị cắt khỏi nguồn của sự sống, tức là bị phân cách khỏi Đức Chúa Trời. Vì vậy, Đức Chúa Jesus đã gọi đích danh Satan là "kẻ giết người và là cha của sự nói dối" (Giăng 8:44).


    Khi tội lỗi đã vào trong thế gian thì thế giới bắt đầu hỗn loạn, khởi đầu bằng việc Cain giết A-bên (Sáng Thế Ký 4). Vì Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương nên Ngài có một chương trình cứu rỗi cho nhân loại. Chương trình đó là Con Một của Ngài nhập thế làm người để gánh lấy án phạt của tội lỗi cho toàn thể nhân loại. Nhờ đó, hễ ai tin nhận Ngài không bị chết mất trong hỏa ngục, nhưng được sống lại và sống đời đời (Giăng 3:16). Đức Chúa Trời thể hiện chương trình cứu rỗi của Ngài qua việc kêu gọi một người có tên là áp-ra-ham vào trong một giao ước với Ngài. Người đó có tên (ban đầu) là áp-ram (có nghĩa là Cha Cao Quý), được Ngài đổi tên thành áp-ra-ham (Cha Của Nhiều Dân Tộc). Chúa hứa rằng ông sẽ trở nên tổ phụ của một dân lớn (gọi là Israel), là nguồn phước cho các chi tộc nơi thế gian. Chúa cũng hứa là ông cùng con cháu hưởng đất Ca-na-an (Palestine ngày nay) là cơ nghiệp đời đời.


    Đức Chúa Trời khẳng định, lời hứa của Ngài đối với áp-ra-ham là giao ước đời đời giữa Ngài với ông và dòng dõi của ông (Sáng Thế Ký 12:1-3; 17:1-8). Khi lập giao ước với áp-ra-ham, Đức Chúa Trời đã đặt dân tộc ra từ ông vào lòng nhân loại như là một nguồn phước và cũng là một nguồn họa. Ngài phán với ông rằng:



    "Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước cho ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước." (Sáng Thế Ký 12:3)


    Vì Đức Chúa Jesus, là Con Một của Đức Chúa Trời nhập thế qua dòng dõi của áp-ra-ham để đem lại sự sống cho những người muốn được cứu nên Israel là nguồn phước cho họ. Những người được cứu này họp thành một "Israel thuộc linh", tức là Hội Thánh, là hội của những người được tha tội theo đức tin của áp-ra-ham: Vậy nên, bởi đức tin mà người ta trở nên kẻ ăn gia tài, hầu cho sự ấy được bởi ân điển, và cho lời hứa được chắc chắn cho cả dòng dõi áp-ra-ham, chẳng những cho dòng dõi dưới quyền luật pháp, mà cũng cho dòng dõi có đức tin của áp-ra-ham, là tổ phụ hết thảy chúng ta" (Rô-ma 4:16).


    Muốn trở thành một tế bào của Hội Thánh Chúa, tức là Cơ-đốc nhân, một người phải tiếp nhận Đấng Christ. Tiếp nhận Ngài là tiếp nhận tất cả những gì Ngài phán về chính Ngài như Ngài là Đạo Duy Nhất, là Chân Lý Duy Nhất là Sự Sống Duy Nhất (Giăng 14:6). Khi một người tiếp nhận Đấng Christ Duy Nhất như vậy, thì Ngài sẽ ban cho quyền phép trở thành con cái của Đức Chúa Trời (Giăng 1:12). Con cái Chúa bao gồm cả người Do Thái (Israel) lẫn người thuộc các dân tộc khác (Gentiles) đã tiếp nhận Đấng Christ.


    Sự ra đời của Hội Thánh không thay thế và loại bỏ Israel, vì chương trình và lời hứa của Chúa vẫn phải được trọn vẹn trong dân tộc này. Nghĩa là toàn thể Israel sẽ nhận biết Đức Chúa Jesus chính là Đấng Christ mà Đức Chúa Trời đã hứa trong Thánh Kinh Cựu Ước (ê-sai 9:1-6; Ma-thi-ơ 16:6; Rô-ma 11:25-27). Đức Chúa Trời không bao giờ dứt bỏ Israel; tình yêu Ngài bao trùm, che phủ 4000 năm bội nghịch của họ, mặc dù có nhiều lần Ngài sửa trị họ thật nặng nề. Ngài phán: "Phải, Ta đã lấy sự yêu thương đời đời mà yêu ngươi; nên Ta đã lấy sự nhân từ mà kéo ngươi đến. Ta sẽ dựng lại ngươi, thì ngươi sẽ được dựng..." (Giê-rê-mi 31:3-4).


    Vì Satan không muốn cho loài người được cứu nên liên tục phá hoại chương trình của Đức Chúa Trời. Sự phá hoại của Satan thể hiện qua các kế hoạch cám dỗ cho đối tượng phạm tội, để cắt đối tượng ra khỏi sự bảo vệ của Đức Chúa Trời rồi sau đó tàn sát đối tượng. Đối tượng của Satan là Israel và Hội Thánh của Chúa. Đối với Israel, Satan cám dỗ họ phạm tội thờ tà thần để bị Chúa trừng phạt. Satan nhơn sự Chúa trừng phạt Israel để gieo rắc và khích động tinh thần bài sát Do Thái trong các dân tộc, và trong cả Hội Thánh (như xưa kia Satan đã dùng Cain để giết Abên). Satan cám dỗ Hội Thánh bằng quyền lực thế tục (như xưa kia đã cám dỗ Đức Chúa Jesus), gieo rắc và khích lệ sự kiêu ngạo thuộc linh là nguồn gốc của mọi tà thuyết, để Hội Thánh thỏa hiệp và trở thành một với thế gian. Sự phá hoại Hội Thánh bắt đầu ngay sau khi Hội Thánh được thành lập (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:7). Dầu vậy, trải qua mọi thời đại, lúc nào Israel cũng có những người không quỳ gối trước Ba-anh (thần ngoại giáo). Tương tự như vậy, Hội Thánh Chúa cũng có những người trung tín với lẽ thật của Thánh Kinh trong mọi thời (1 Các Vua 19:18; Rô-ma 11:4; Khải Huyền 3:8; 14:1-5).


    Trong phạm vi bài này chúng tôi bàn về tinh thần bài sát Do Thái (Anti-Semitism), là nguyên nhân gây ra những cuộc tàn sát và kỳ thị người Do Thái trong lịch sử nhân loại trước và suốt Công Nguyên.


    2.- Tinh thần bài sát Israel của các nước Ả-rập:


    Ngày thứ Năm 27 tháng 10 năm 2005, hãng thông tấn CNN đưa tin Tổng Thống Iran là Mahmoud Ahmadinejadliên tục tuyên bố rằng đất nước Israel phải bị xoá bỏ trên bản đồ thế giới [1]. Đây không phải là lần đầu tiên lãnh đạo của một nước Hồi Giáo bày tỏ lòng căm ghét dân tộc Israel, tuyển dân của Đức Chúa Trời.


    Giấc mộng hủy diệt Israel nằm trong lòng của nhiều quốc gia. Ngay từ khi Israel tái lập quốc vào năm 1948, sau 18 thế kỷ lưu lạc đến khắp gần hết mọi đất nước trên thế gian, quốc gia non trẻ này đã phải chịu sự hăm doạ diệt chủng của khối Ả Rập lân bang. Ngày 14 tháng 5 năm 1948, sau khi người lính Anh Quốc cuối cùng rời khỏi vùng đất Palestine, quốc gia Israel được thành lập [2]. Ngay ngày hôm sau, liên minh của năm nước Ả Rập: Egypt, Syria, Trans Jordan, Lebanon và Iraq đã xua quân xâm lăng Israel (Xem hình bên). ý định của họ đã được Chỉ Huy Trưởng Liên Quân Ả Rập, Azzam Pasha, xác định qua lời tuyên bố: "This will be a war of extermination and a momentous massacre which will be spoken of like the Mongolian massacres and the Crusades" (Đây sẽ là một cuộc chiến tranh dứt diệt và là một cuộc tàn sát không thể quên được, sẽ được nhắc đến như các cuộc tàn sát của quân Mông Cổ và quân Thập Tự Chinh.) [3] Lúc này, dân tộc Israel mới tái lập quốc nên quân đội chưa có. Ấy vậy mà phải đối kháng với quân lực hùng mạnh của năm nước Hồi Giáo từ năm hướng tiến công hòng quét sạch dân tộc Israel xuống Địa Trung Hải. Như chúng ta đã biết, mưu đồ này bị thất bại. Ngày 24 tháng 2 năm 1949, Egypt ký hoà ước đình chiến với Israel, tiếp theo là Lebanon (Ngày 23 tháng 3), Trans Jordan (Ngày 3, tháng 4), và Syria (Ngày 20, tháng 7). Riêng Iraq rút quân đơn phương mà không ký hiệp ước nào với Israel. Kết quả của cuộc binh biến này là các nước Ả Rập mất một phần đất vào tay Israel.


    Ngày 26 tháng 5 năm 1967, tổng thống Nasser của Ai-cập tuyên bố trong bài diễn văn phát biểu với Liên Hiệp Công Đoàn Ả-rập trong khi chuẩn bị cho "Cuộc Chiến Sáu Ngày": "The battle will be a general one and our basic objective will be to destroy Israel." (Đây sẽ là một cuộc chiến chung và mục tiêu căn bản của chúng ta là tiêu diệt Israel). Ngày 31 tháng 5 năm 1967 tổng thống Iraq Rahman Aref tuyên bố: "This is our opportunity to wipe out the ignominy which has been with us since 1948. Our goal is clear- to wipe Israel off the map." (Đây là cơ hội của chúng ta để quét sạch nổi nhục của chúng ta kể từ 1948. Mục tiêu của chúng ta là rõ ràng - quét sạch Israel khỏi bản đồ.) Ngày 5 tháng 6 năm 1967, quân lực Israel ra tay trước, tổng tấn công các phi trường quân sự của Egypt, Iraq, Jordan, và Syria mở đầu cho "Cuộc Chiến Sáu Ngày" nổi tiếng. Trong trận chiến này, Egypt liên minh với Iraq, Jordan, và Syria với quân số tổng cộng 1,010,000 trong khi quân số của Israel chỉ có 200,000. Ngày 10 tháng 6 năm 1967, Israel và các nước tham chiến chấp nhận lệnh ngưng chiến của Hội Đồng An Ninh Liên Hiệp Quốc. Cuộc chiến kết thúc với sự chiếm đóng của quân lực Israel trên toàn bán đảo Sinai, Miền Đông Jerusalem, Cao nguyên Golan, Vùng Judea-Samaria, và dãi Gaza. Bán đảoSinai được Israel trao trả cho Egypt trong khoảng thời gian 1978-1982, theo tinh thần hòa ước Israeli-Egyptian.


    Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy các nước Ả-rập muốn tiêu diệt Israel. Dân tộc Israel đi ra từ áp-ra-ham, qua Y-sác là người con được Đức Chúa Trời hứa ban cho áp-ra-ham. ích-ma-ên là một người con khác của áp-ra-ham với nàng hầu của vợ ông (Sáng Thế Ký 16). ích-ma-ên được sinh ra do xác thịt chứ chẳng do lời hứa của Đức Chúa Trời. Hồi Giáo muốn dành quyền của dòng chính từ Y-sác về cho ích-ma-ên [4]. Vì có sự tranh dành này nên dân Ả-rập theo Hồi giáo luôn luôn thù nghịch và tìm cách tiêu diệt dân Israel. Riêng Ai-cập thì có mối thù truyền kiếp với Israel (Xuất ê-díp-tô Ký 1-14). Còn Iraq, vốn là Babylon xưa kia, đã từng hung hãn đánh chiếm và bắt Israel làm nô lệ. Ngày nay, hai quốc gia này đều nhận Hồi Giáo làm quốc giáo nên luôn luôn liên kết với các nước Ả-rập khác để tiêu diệt Israel.


    Tuy nhiên, lịch sử cho thấy chẳng phải chỉ có các nước Ả-rập nổ lực hủy diệt dân tộc Israel, mà còn cả các nước âu Châu nữa.



    3.- Tinh thần bài sát Israel của các nước âu châu:


    Sau khi cuộc khởi nghĩa chống lại người La-mã vào năm 135 bị thất bại, người Do Thái bị bán đi làm nô lệ khắp trong đế quốc La-mã. Một số trốn qua lập nghiệp tại các nước Ả-rập. Một số khác sống sót và ở lại đất Israel, sống chung đụng với các di dân Ả-rập. Để hủy diệt tinh thần quốc gia của dân Do Thái, hoàng đế La-mã đổi tên đất Israel thành Palestine [2, 5]. Tuy nhiên đến thời vua La-mã Antoninus Pius (138-161) sự bắt bớ dân Do Thái được chấm dứt.


    Trong thời gian đó, đạo của Đức Chúa Jesus Christ bị bắt bớ tàn nhẫn trong đế quốc La-mã cho tới đầu thế kỷ thứ 4. Năm 312, Constantine, là hoàng đế La-mã "cải đạo" theo Cơ-đốc Giáo. Năm 313, Constantine ra chiếu chỉ "Khoan Dung Tôn Giáo" và hợp pháp hoá đạo Chúa. Năm 325 ông lại ra chiếu chỉ khuyến khích công dân La-mã theo đạo Chúa. Dưới triều đại của hoàng đế Théodose (378-395), thì đạo Chúa trở thành quốc giáo; mọi người bị bắt buộc phải nhập đạo. Sự ép buộc này làm cho các nhà thờ đầy dẫy những người không thật lòng tin nhận đạo Chúa, khiến cho Hội Thánh bị biến chất, trở thành một tổ chức chánh trị núp dưới danh nghĩa tôn giáo. Những người ngoại giáo bị buộc phải nhập đạo đã đem theo truyền thống thờ lạy thần tượng và đa thần giáo vào trong Hội Thánh. Từ đó, Hội Thánh địa phương tại La-mã dần dần xa rời Thánh Kinh để trở nên một tôn giáo, gọi là đạo Công giáo. Cũng sau khi Constantine cải đạo, người Do Thái bị bắt bớ trở lại, cả ở Tây âu lẫn Đông âu.


    Từ thế kỷ thứ 8, người Tây âu với quốc giáo là đạo Công Giáo có thói quen hành hương đến Jerusalem, mặc dù hành trình tốn rất nhiều thời gian, công sức và của cải vì đường xa. Suốt thế kỷ thứ 10, trong khi tình hình chính trị và xã hội của âu Châu rất nhiễu nhương, các vua chúa, hiệp sĩ, giám mục và chủng viện trưởng vẫn có thể hành hương đến đền thờ Holy Sepulchre, tại Jerusalem (theo truyền thuyết là nơi Đức Chúa Jesus bị đóng đinh) mà không bị vấn đề gì. Nhưng vào đầu năm 1009, Hakem, lãnh đạo Hồi giáo của Ai-Cập ra lệnh hủy diệt đền thờ Holy Sepulchre và tàn sát người Công Giáo tại đây. Nhiều năm sau đó, người Công Giáo phải chịu cảnh bắt bớ tàn nhẫn. Vào năm 1027, Jerusalem nằm dưới quyền bảo hộ của các hoàng đế Byzantine (có quốc giáo là đạo Chính Thống Đông Phương). Giáo Hội Chính Thống Đông Phương chính thức phân cách với Giáo Hội Công Giáo vào thế kỷ thứ 11 vì không chấp nhận quyền lực của giáo hoàng. Chính các hoàng đế Byzantine này ra lệnh tái thiết đền thờ Holy Sepulchre. Sau đó, càng có nhiều người hành hương về Jerusalem, có cả phụ nữ và trẻ em.


    Những năm tiếp theo, người Seljukian Turks (người Thổ, theo Hồi Giáo) trở thành một sức mạnh quân sự đe dọa đến an ninh của các đoàn hành hương và đe dọa cả sự độc lập của đế quốc Byzantine cùng các nước âu Châu khác. Năm 1070, Jerusalem bị mất vào tay người Turks. Năm 1071, vua Hy Lạp là Diogenes bị thất trận và bị bắt tại Mantzikert. Vùng Tiểu á và toàn bộ Syria trở thành món mồi ngon cho người Turks. Antioch bị mất vào năm 1081. Bị người Turks đe dọa, vua của thành Constantinople (có nghĩa là Thành của vua Constantine - hoàng đế La Mã. Constantinople hiện nay là thủ đô Istanbul của Thổ nhĩ kỳ.) là Michael VII viết thư kêu cứu giáo hoàng Gregory VII. Tuy nhiên vì đang bận tranh chấp với vua Đức là Henry IV, nên Giáo Hoàng Gregory VII không thể làm gì được. Sau đó vua của Constantinople là Alexius Comnenus viết thư kêu cầu giáo hoàng kế tiếp là Urban II và giáo hoàng này bắt đầu hành động.


    Giáo hoàng Urban II khởi động cuộc Thập Tự Chinh (TTC) đầu tiên vào năm 1095, đáp lại lời cầu cứu của Alexius Comnenus. ông triệu tập Công Đồng Clermont - Ferrad, Auvergne, Pháp Quốc, gồm có 14 tổng giám mục, 250 giám mục, 400 chủng viện trưởng, và còn có nhiều hiệp sĩ. Tại đây giáo hoàng Urban II đã không kêu gọi cộng đồng Công Giáo La Mã Tây âu tiếp trợ đế quốc Chính Thống Giáo Byzantine đang bị người Hồi Giáo Turks đe dọa, mà kêu gọi mọi người cùng tiến về Jerusalem để giải phóng đền thờ Holy Sepulchre. ông hứa ban bùa xá tội (xem phần Phụ Lục ở cuối bài) cho những ai tham gia vào cuộc binh biến này. Giáo hoàng Urban II còn gởi thư kêu gọi các nước Tây âu khác tham dự vào cuộc TTC này nữa. Trong khi tiến quân về Constantinople, TTC quân "cuớp bóc và tàn sát người Do Thái tại Đức." Cuộc tấn công vào Jerusalem bắt đầu vào ngày 11 tháng 7 năm 1099. Chỉ trong một ngày, TTC quân (bao gồm các hiệp sĩ và các giám mục Công Giáo) chọc thủng tuyến phòng thủ, "nhập thành từ mọi phía và giết dân trong thành bất kể tuổi tác và giới tính." [6]


    Từ đó cho đến ngày hôm nay, người Do Thái vẫn tiếp tục bị tàn hại. Có những lúc có lẽ bị lương tâm cáo trách nên một vài vua và giáo hoàng ra các chỉ dụ bảo vệ người Do Thái. Nhưng mỗi khi thấy người Do Thái được sung túc trở lại, thì các nước âu Châu lại bắt bớ họ. Nặng thì tàn sát, nhẹ thì kỳ thị. Tuyệt đỉnh của sự tàn hại người Do Thái là sự Đại Sát (Holocaust) trong thế chiến thứ hai, khi đó Đức Quốc Xã theo lệnh của Hitler giết khoảng 6 triệu người trong các lò hơi ngạt. Chúng tôi đã sưu tầm và tóm lược các chi tiết này trong tài liệu "Biên Niên Sử Phong Trào Bài Do Thái..." [5].


    Nhiều người Tin Lành cũng có tinh thần bài Do thái. Điển hình là Martin Luther. ông từng là một linh mục Công giáo, và là giáo sư thần học. ông sống vào thời giáo hội Công Giáo ở một thời điểm lũng đoạn nhất, điển hình là việc bán bùa xá tội để gây quỹ. Chính ông là người khởi xướng phong trài Cải Chính khi ông dán luận văn 95 điều lên cửa của nhà thờ Wittenburg (1517). ông muốn đem giáo hội trở lại nền tảng Thánh Kinh, thách thức thế lực của giáo hoàng, tái khám phá tín lý Thánh Kinh Duy Nhất (Sola Scriptura), ân Điển Duy Nhất (Sola Gracia), v.v. Chính ông đã dịch Tân Ước ra Đức ngữ, và phổ biến cho người bình dân (trước đây bị giáo hội Công Giáo La-mã cấm đoán). Vì những lý do này ông bị khai trừ khỏi giáo hội. Mặc dù Martin Luther đã có công đưa lời Chúa trở lại vị trí Duy Nhất, ông vẫn chưa hoàn toàn dứt bỏ được những ràng buộc với giáo hội Công giáo. Điển hình là ông vẫn còn giữ lại một số tín lý như xem lễ báp-tem và tiệc thánh là những bí tích...Tệ hại hơn, ông vẫn còn những đồn lũy tội lỗi được chính ông phơi bày qua cuốn sách "The Jews and Their Lies" (Người Do Thái và Sự Nói Láo của Họ) [7]. Trong cuốn sách này, ông biểu lộ lòng hận thù với người Do Thái vì họ không chịu cải qua đạo của ông, mà ông cho là tinh tuyền. Hận thù dẫn tới sát nhân, theo lời dạy của Đức Chúa Jesus: "Ai ghét anh em mình là kẻ giết người", vì vậy trước mặt Chúa ông là người giết dân Do Thái. Chúng tôi không tìm gặp tài liệu nào cho thấy là Martin Luther trước khi qua đời đã ăn năn về sự căm ghét người Do Thái của mình. Tuy nhiên, chúng tôi tìm được bản tuyên ngôn của giáo hội Lutheran Evangelical tại Hoa Kỳ đã công khai từ khước các tác phẩm có tính bài Do Thái của Luther [8]. Gần đây, giáo hội Trưởng Lão Hoa kỳ cũng bài Do thái khi họ bỏ phiếu đồng thuận rút tiền đầu tư ra khỏi các công ty đang làm ăn tại Israel.


    4.- Nguồn gốc tội lỗi của tinh thần bài Do Thái:


    Sự bài Do Thái bắt nguồn từ tội lỗi của dân tộc này. Sau khi vua Sô-lô-môn, tức là người đã xây đền thánh lần thứ nhất, qua đời, đất nước Do Thái bị chia làm đôi. Phía Bắc là nước Israel, có thủ đô là Samari, gồm 10 chi phái. Phía nam là Judae, có thủ đô là Jerusalem, gồm hai chi phái. Các vua của hai xứ làm gương xấu cho dân mình, thờ cúng hình tượng và thần của dân ngoại, sống trụy lạc, xa dần luật pháp của Đức Chúa Trời. Khi đó, Đức Chúa Trời sai các tiên tri hé mở cho thấy sự trừng phạt của Ngài trong tương lai nếu họ không ăn năn. Sự trừng phạt của Chúa không thể nào tránh được vì sự cứng lòng của dân Ngài. Năm 721 BC, vương quốc phía Bắc là Israel bị thất thủ vào tay đế quốc Assyria. Năm 626 BC, đế quốc Assyria bị mất vào tay người Babylon. Năm 587 BC, vương quốc phía Nam là Judae bị mất vào tay đế quốc Babylon [2].


    Babylon là vương quốc của vua Nebuchadnezzar, người mà Đức Chúa Trời gọi là "đầy tớ của Ta" (Giê-rê-mi 27:16). Chúng ta phải hiểu rằng "đầy tớ" này khác với "đầy tớ" Ngài gọi các đấng tiên tri, như Môi-se. Đầy tớ thật của Đức Chúa Trời là người phục vụ chiên của Ngài. Đầy tớ kiểu Nebuchadnezzar là công cụ thi hành án phạt của Chúa khi dân Ngài bịt tai trước lời răn đe của Ngài. Nếu Babylon được Chúa dùng để trừng phạt dân Ngài thì tại sao nó lại mang tội? Thật sự thì Babylon mang tội vì thái độ của họ đối với dân Do Thái. Họ nghĩ rằng: "Chúng ta không đáng tội, vì chúng nó đã phạm tội nghịch cùng Ðức Giê-hô-va, là nơi ở của sự công bình, tức là Ðức Giê-hô-va, sự trông cậy của tổ phụ chúng nó." (Giê-rê-mi 50:7) Vì vậy họ tha hồ chém giết dân Do Thái vì tưởng mình đã có giấy phép của Đức Chúa Trời YHWH. Lòng kiêu ngạo và độc ác của họ dẫn đến hành động thái quá với con dân của Đức Chúa Trời. Đây là lỗi lầm trí mạng của dân và vua Babylon. Đức Chúa Trời vì vậy đau lòng. Ngài phán: "Dân ta vốn là một bầy chiên lạc mất; những kẻ chăn làm cho lộn đường, để chúng nó lầm lạc trên các núi, đi từ núi qua gò, quên chỗ mình an nghỉ. Phàm những kẻ gặp, đều vồ nuốt chúng nó;" (Giê-rê-mi 50:6-7) Ngài đã giận dữ trước tình huống này và truyền sự phán xét cho Babylon: "Hãy trốn ra ngoài Ba-by-lôn, ra khỏi đất người Canh-đê, hãy đi như dê đực đi đầu bầy! Vì nầy, ta sẽ khiến nhiều dân tộc dấy lên từ xứ phương bắc, và đến nghịch cùng Ba-by-lôn, các dân ấy sẽ dàn trận đánh Ba-by-lôn, và từ đó nó bị hãm lấy. Tên chúng nó bắn như tên của lính chiến giỏi, chẳng trở về không. Canh-đê sẽ bị cướp lấy, phàm kẻ cướp lấy nó sẽ được no nê, Ðức Giê-hô-va phán vậy. Hỡi kẻ cướp sản nghiệp Ta, vì các ngươi vui mừng hớn hở, vì các ngươi buông lung như bò cái tơ đạp lúa, reo hí như ngựa mập mạnh; bởi vậy, mẹ các ngươi rất mang xấu hổ, kẻ đẻ các ngươi bị thẹn thuồng. Kìa, nó sẽ làm cuối cùng hàng các nước, một đồng vắng, một đất khô khan, một nơi sa mạc. Bởi cơn giận của Ðức Giê-hô-va, nó sẽ không có người ở nữa, chỉ thành ra nơi hoang vu cả; phàm những kẻ đi qua gần Ba-by-lôn sẽ lấy làm lạ, và xỉ báng về các tai nạn nó. Hỡi các ngươi là kẻ hay giương cung! hãy dàn trận nghịch cùng Ba-by-lôn chung quanh; hãy bắn nó, đừng tiếc tên: vì nó đã phạm tội nghịch cùng Ðức Giê-hô-va. Khá kêu la nghịch cùng nó khắp tư bề. Nó đã đầu hàng, lũy nó sập xuống, tường thành nó nghiêng đổ: ấy là sự báo thù của Ðức Giê-hô-va! Hãy trả thù nó: làm cho nó như nó đã làm. Hãy diệt những kẻ gieo giống trong Ba-by-lôn, cùng kẻ cầm liềm trong mùa gặt; vì sợ gươm kẻ ức hiếp, ai nấy sẽ trở về dân mình, ai nầy sẽ trốn về đất mình. Y-sơ-ra-ên là một con chiên tan lạc, bị sư tử đuổi theo. Trước hết vua A-si-ri đã vồ nuốt nó; nay sau hết Nê-bu-cát-nết-sa, vua Ba-by-lôn, đã làm tan xương nó ra." (Giê-rê-mi 50:8-17). Sau khi đã tuyên án phạt Babylon, Đức Chúa Trời hứa phục hồi Israel: "Ðoạn ta sẽ đem Y-sơ-ra-ên về trong đồng cỏ nó. Nó sẽ ăn cỏ trên Cạt-mên và Ba-san, lòng nó sẽ được no nê trên các đồn ép-ra-im và Ga-la-át." (Giê-rê-mi 50:19) Đúng như lời tiên tri, dân sự Chúa bị đày qua Babylon. Sau đó đế quốc Persia (nước Iran bây giờ) nỗi lên, chiếm Babylon. Chính vua Persia thả dân sự Chúa về lại Israel. Thời gian dân Do Thái bị lưu đày là đúng 70 năm theo lời tiên tri của Giê-rê-mi.


    Babylon và ba đế quốc theo sau (Persia, Macedonia và Rome) [2] thật sự là các phần của cùng một cơ thể. Cơ thể đó có cái đầu bằng vàng, ngực và cánh tay bằng bạc, bụng và bắp vế bằng đồng, ống chân bằng sắt, và bàn chân thì một phần bằng sắt và một phần bằng đất sét (Đa-ni-ên 2:32-33). Cơ thể này có cái đầu, biểu tượng cho đế quốc Babylon, hùng mạnh nhất. Phần tay và ngực là đế quốc Medes-Persia (Mê-đi và Phe-rơ-sơ kết hợp với nhau như hai cánh tay gắn với ngực), phần bụng và đùi là đế quốc Macedon-Greece (Ma-xê-đoan và Hy-lạp kết hợp với nhau như hai đùi gắn vào bụng), và phần chân là đế quốc Rome (La-mã). Hai ống chân chỉ về đế quốc La-mã phân làm hai vào cuối thế kỷ thứ ba. Đế quốc phía Tây có thủ đô là Rome, phía Đông có thủ đô làByzantium, được Constantine đổi lại là Constantinople. Đế quốc phía Tây tồn tại cho tới năm 476 thì sụp đổ. Đế quốc phía Đông (còn gọi là đế quốc Byzantine) tồn tại cho tới năm 1453 thì bị mất vào tay người Turks (trở thành đế quốc Ottaman) [9]. Sau sự sụp đổ của đế quốc La-mã, âu châu bị bể ra thành nhiều quốc gia như hiện nay (hình ảnh của mười ngón chân bằng sắt và đất sét). Tuy nhiên vào những ngày sau rốt, các quốc gia này sẽ kết hợp trở lại dưới quyền cai trị của 10 "vua" (Đa-ni-ên 2: 34-35). Hiện nay, khối Liên Hiệp Châu âu (European Union, viết tắt là EU) bao gồm gần hết những vùng đất thuộc đế quốc La-mã xưa. Mặc dù EU hiện nay có 25 quốc gia thành viên, nhưng có thể trong tương lai, nó sẽ được chia thành 10 khu vực, được cai trị bởi 10 nhà lãnh đạo, mà một trong những nhà lãnh đạo đó sẽ dấy lên thành lãnh tụ của thế giới mà Thánh Kinh gọi là Anti-Christ(Kẻ Chống Đấng Christ), theo như Thánh Kinh tiên tri (Khải Huyền 17), Anti-Christ sẽ bắt bớ con dân Chúa đẫm máu và tiến công Israel trong những ngày sau rốt.


    Khi đế quốc Byzantine mất vào tay người Turks, đế quốc La mã chính thức cáo chung. Tuy nhiên, di sản của nó vẫn được truyền tiếp qua sự "cải đạo" của Constantine. Thật sự không có dấu hiệu nào cho thấy Constantine thực tâm tin nhận Đấng Christ theo đúng như sự giảng dạy của Thánh Kinh. Đức Chúa Jesus phán rằng hễ ai còn xem cha mẹ (tức là truyền thống) hơn Ngài thì không xứng với Ngài (Ma-thi-ơ 10:37). Lời dạy này có lẽ ứng nghiệm nơi Constantine: Trong suốt 25 năm "theo đạo," ông vẫn giữ chức Thượng Tế Sư (Pontifex Maximus10]. Constantine là tiên đề dẫn tới tình trạng nhập nhằng giữa đạo Chúa tại Rome và đế quốc La-mã, là nguyên cớ cho các hậu quả tệ hại sau đây:


    Chính quyền và giáo quyền hợp nhất. Vua La mã vừa là Thượng Tế Sư (Pontifex Maximus) của đạo ngoại, vừa là lãnh tụ của thế quyền. Vua La-mã có quyền triệu tập và chủ trì các Công Đồng để minh định tín lý (như CĐ Nicea I [11], CĐ Constantinople I [12], v.v.) Điều này cho thấy mãi đến thế kỷ thứ 4 vẫn chưa có ngôi giáo hoàng, thách thức lý luận cho rằng chức vụ và thẩm quyền của giáo hoàng là tông truyền liên tục từ sứ đồ Phi-e-rơ. Các giáo hoàng (vua tôn giáo) về sau bắt chước vua La mã dùng tước vị Pontifex Maximus [13]. Truyền thống này vẫn còn giữ cho tới ngày hôm nay.


    Hội Thánh địa phương tại Rome thỏa hiệp với tín ngưỡng đa thần và tục thờ cúng hình tượng của ngoại giáo, dần dần không còn là nàng dâu của Đức Chúa Jesus Christ nữa (Như vậy Hội Thánh thật của Đấng Christ ở đâu? Xin đón xem các bài sau). Cao điểm là vào năm 423, Công Đồng ê-phê-sô hợp thức hoá việc thờ lạy nữ thần Diana trong lốt mới, qua tên gọi Đức Mẹ Mary [14].


    Bài "Nữ Vương Trên Trời" [14] đã bàn về sự kiện Babylon Cổ Đại (của Nỉmod) là Mẹ (nguồn) của sự thờ hình tương. Di sản của nó truyền đến Babylon mới (của vua Nebuchanezzar, cùng một địa danh). Cũng tại đây, sự chống nghịch Đức Chúa Trời có thêm một hình thức mới: Tinh thần sát Do Thái. Di sản mới này truyền qua thân thể của bốn đế quốc bao gồm Rome. Tại Rome, chính Constantine phục hồi sự bắt bớ dân Do Thái. Lần này các hoàng đế La-mã còn có cả một cơ sở "thần học" để biện minh cho hành động của mình. Đó là "Do Thái là dân tộc bị nguyền rủa vì giết Chúa, và giáo hội Công Giáo là tuyển dân mới của Chúa." Mười sáu thế kỷ sau, Công Đồng Vatican II trong khi xét lại thái độ với người Do Thái, để lộ dấu vết của cơ sở "thần học" này như sau:


    True, the Jewish authorities and those who followed their lead pressed for the death of Christ; still, what happened in His passion cannot be charged against all the Jews, without distinction, then alive, nor against the Jews of today. Although the Church is the new people of God, the Jews should not be presented as rejected or accursed by God, as if this followed from the Holy Scriptures.


    (Thật vậy, các nhà lãnh đạo Do Thái và những người theo họ có trách nhiệm với cái chết của Đấng Christ; dầu vậy, những gì đã xảy ra trong cơn khổ nạn của Ngài không thể được dùng để trút tội một cách không phân biệt lên mọi người Do Thái sống vào thời đó hay là thời nay. Mặc dù Giáo Hội là dân tộc mới của Đức Chúa Trời, người Do Thái không thể bị xem như đã bị ruồng bỏ hay bị nguyền rũa bởi Đức Chúa Trời, như thể đây là sự dạy dỗ của Thánh Kinh [15]


    Ngay cả Martin Luther cũng bị thần học này ảnh hưởng. ông viết: "...we must drive them out like mad dogs, so that we do not become partakers of their abominable blasphemy and all their other vices and thus merit Gods wrath and be damned with them." (...chúng ta phải đuổi chúng ra như những con chó dại, để chúng ta không tham gia vào trong sự phạm thượng gớm ghiếc và các điều ác khác của chúng, và vì thế rước vào mình sự giận dữ của Chúa và bị nguyền rũa cùng với chúng..) [7].


    Lịch sử vẫn tái diễn vì dân Do Thái chưa học được bài học của mình. Lần đầu họ phạm tội với Đức Chúa Trời, Ngài dùng Babylon để trừng phạt; Babylon trở nên kiêu ngạo, coi việc Chúa dùng như giấy phép để hành hạ dân Do Thái. Chúa nổi giận, xé nát đế quốc này ra và hồi phục dân Do Thái. Lần thứ hai, dân Do Thái chối bỏ và giết chết Đấng Christ; Đức Chúa Trời dùng đế quốc La-mã để trừng phạt. Theo đúng như lời tiên tri của Đức Chúa Jesus, đền thờ và thành thánh Jerusalem bị phá hủy một lần nữa; dân Do Thái bị quân đội La Mã tàn sát, bị bán làm nô lệ trong khắp các nước, bị các đế quốc khác xâu xé, v.v. Đây là các "Babylon" trong Công Nguyên mà Chúa dùng để trừng phạt tuyển dân của Ngài. Lịch sử đã lập lại vì một định luật thuộc linh tồn tại đời đời. Đó là nếu dân Do Thái phạm tội nghịch cùng Đức Chúa Trời, họ sẽ bị Chúa dùng "Babylon" để trừng phạt, nhưng sau đó "Babylon" lại chịu sự trừng phạt vì đã kiêu ngạo và hành hạ dân Ngài một cách tàn ác.


    Đúng là dân tộc Do Thái đang ở dưới sự giận dữ của Chúa cũng như tất cả các dân tộc khác trong thế giới này ngoại trừ những Cơ-đốc nhân chân thật. Nhưng có một điều bị che khuất khỏi mắt của các thần học gia Công giáo và cả Martin Luther là trong chương trình của Đức Chúa Trời, dân tộc Israel sẽ được phục hồi cả về mặt thuộc thể lẫn thuộc linh. Tiên tri ê-xê-chi-ên, trong khải tượng cánh đồng xương khô, đã tiên tri rằng dân tộc Do Thái bị lưu đày khắp các nước sẽ về lại đất hứa như những bộ xương khô được ráp lại (ê-xê-chi-ên 37:4-9). Điều tiên tri này đã được ứng nghiệm vào năm 1948 khi quốc gia Do Thái tái thành lập; người Do Thái về lại Jerusalem như họ đã về từ Babylon trước đây. Nhưng chương trình của Chúa dành cho họ còn đậm đà hơn thế nữa. Đó là vào trong ba năm rưỡi đầu của bảy năm đại nạn trong thời sau rốt, sẽ có hai chứng nhân từ Israel nói về Chúa Jesus (Khải Huyền 11:3). Có 144,000 đầy tớ Chúa được gọi ra từ 12 chi tộc Israel đi loan truyền Tin Lành của Đức Chúa Jesus (Khải Huyền 7). Những người Do Thái sống sót qua bảy năm đại nạn sẽ nhận ra Đức Chúa Jesus chính là Đấng Christ mà Đức Chúa Trời đã hứa ban cho họ trong Cựu Ước (Rô-ma 11:25-27).


    5.- Kết luận:


    Vì mục đích của Satan là hủy phá chương trình cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời qua dân tộc Israel, đồng thời tiêu diệt dân Israel nên Satan đã gieo tinh thần bài trừ Do Thái, sát hại Israel trong lòng các dân tộc khác. Khidân Do Thái bội nghịch, Đức Chúa Trời cho phép Satan, qua việc sử dụng Babylon, thi hành án phạt trên dân Ngài. Tinh thần Babylon vẫn còn âm ỉ cho đến ngày hôm nay trong lòng các dân tộc thuộc khối Ả-rập, các dân tộc Châu âu, và cả trong các giáo hội mang danh Chúa. Là Cơ Đốc nhân, chúng ta không tham gia vào các phong trào bài Do Thái. Những ai dính máu của dân tộc này sẽ nhận lấy sự rũa sả của Đức Chúa Trời. Ngài kêu gọi chúng ta ra khỏi Babylon thuộc linh, tức là các tổ chức tôn giáo bắt bớ Hội Thánh và có nợ máu với Israel (Khải Huyền 18:4). Chúng ta cầu nguyện cho sự bình an của Israel trong khi chờ đợi ngày Chúa trở lại. Dù Israel bội nghịch, nhưng lòng của Đức Chúa Trời luôn luôn đau đớn vì họ. Ngày xưa, hiện tại và mai sau, Ngài vẫn tha thiết mời gọi Israel ăn năn, thống hối, cho tới khi họ trở lại với tình yêu và phước hạnh đời đời của Ngài:


    Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy trở lại cùng Giê-hô-va Ðức Chúa Trời ngươi,... Ta sẽ chữa lành sự bội nghịch của chúng nó. Ta sẽ lấy lòng tốt yêu chúng nó; vì cơn giận của Ta đã xây khỏi nó rồi. Ta sẽ như là sương móc cho Y-sơ-ra-ên; nó trổ hoa như bông huệ, và đâm rễ như Li-ban. Những nhánh nó giang ra tận xa; sự xinh tốt của nó sẽ giống như sự xinh tốt của cây ô-li-ve, mùi thơm của nó như mùi thơm của Li-ban. Những kẻ ngồi dưới bóng nó sẽ trở về; chúng nó sẽ tỉnh lại như cây lúa. Chúng nó sẽ trổ hoa như cây nho, và mùi thơm chúng nó sẽ như rượu Li-ban. (ô-sê 14:1-7)


    Lê Anh Huy
    Huỳnh Christian Timothy
    31/12/2005


    Tài liệu tham khảo:

    1- Iranian leader: Wipe out Israel,

    http://www.cnn.com/2005/WORLD/meast/10/26/ahmadinejad/

    2- Lê Anh Huy, "Biên Niên Sử Israel",

    http://thanhkinhthanhoc.net/modules/...php?storyid=30

    3- Mitchell Bard, "The 1948 War", Jewish Virtual Library,

    http://www.jewishvirtuallibrary.org/.../1948_War.html

    4- Lê Anh Huy, "Vấn đề độc thần,"

    http://thanhkinhthanhoc.net/modules/...php?storyid=13

    5- Lê Anh Huy "Biên Niên Sử Phong Trào Bài Do Thái,"

    http://thanhkinhthanhoc.net/drupal/?q=node/6

    6- Tự điển bách khoa Công Giáo, "Crusades,"

    http://www.newadvent.org/cathen/04543c.htm

    7- Martin Luther, "The Jews and Their Lies",

    http://www.fordham.edu/halsall/basis...Lies-full.html

    8- Declaration of the Evangelial Lutheran Church in America to the Jewish Community,

    http://www.j-cinstitute.org/ChurchSt..._to_Jewish.htm

    9- Tự điển bách khoa Công Giáo, "The Byzantine Empire,"http://www.newadvent.org/cathen/03096a.htm

    10- Tự điển bách khoa Công Giáo, "Constantine the Great,"http://www.newadvent.org/cathen/04295c.htm

    11- Tự điển bách khoa Công Giáo, "The First Council of Nicea,"http://www.newadvent.org/cathen/11044a.htm

    12- Tự điển bách khoa Công Giáo, "The First Council of Constantinople,"http://www.newadvent.org/cathen/04308a.htm

    13- Tự điển bách khoa Công Giáo, "The Pope,"http://www.newadvent.org/cathen/12260a.htm#V

    14- Lê Anh Huy và Huỳnh Christian Timothy, "Nữ Vương Trên Trời," http://thanhkinhthanhoc.net/modules/...php?storyid=45

    15- Công Đồng Vatican II, Bản Tuyên Ngôn Nostra Aetate, http://www.vatican.va/archive/...nostra-aetate_en.html


    Phụ Lục


    Dưới đây là định nghĩa về "Bùa Xá Tội" theo Bách Khoa Từ Điển Công Giáo


    (http://www.newadvent.org/cathen/07783a.htm): "Trong bí tích báp-tem không chỉ trách nhiệm về tội lỗi được buông tha nhưng cả những hình phạt kèm theo tội lỗi. Trong bí tích của sự ăn năn, trách nhiệm về tội lỗi được buông tha cùng với hình phạt đời đời của tội đáng chết; nhưng hình phạt trong đời này vẫn còn đó theo sự đòi hỏi công chính thiên thượng, và sự đòi hỏi này phải được thỏa đáng trong đời này hay trong đời sau, tức là trong Ngục Luyện Tội. Bùa xá tội ban cho tội nhân biết ăn năn phương cách để xóa nợ ngay trong thời gian người ấy còn sống trên đất." (In the Sacrament of Baptism not only is the guilt of sin remitted, but also all the penalties attached to sin. In the Sacrament of Penance the guilt of sin is removed, and with it the eternal punishment due to mortal sin; but there still remains the temporal punishment required by Divine justice, and this requirement must be fulfilled either in the present life or in the world to come, i.e., in Purgatory. An indulgence offers the penitent sinner the means of discharging this debt during his life on earth.)


    "Bùa xá Tội" được giáo hội Công Giáo La-mã sáng tạo và bán ra cho tín đồ để gây quỹ cho giáo hội. Sự kiện này dẫn đến tình trạng băng hoại đạo đức thê thảm trong giáo hội, bởi vì người ta cứ việc phạm tội rồi bỏ tiền ra mua bùa xá tội. Những thầy tu bán bùa xá tội đi khắp các đường phố và rao hàng như sau: "Ngay khi tiền của quý vị rơi loảng xoảng trong thùng này thì thân nhân của quý vị nơi lò luyện ngục lập tức được ra khỏi đó". Chính hình ảnh này đã là trở thành một trong những động cơ khiến cho Martin Luther kêu gọi cải chánh giáo hội. Mãi đến năm 1567, theo sau Công Đồng Trent, giáo hoàng Pius V mới ra sắc luật cấm việc ban phát bùa xá tội liên quan đến tiền bạc, kể cả tiền dâng hiến từ thiện cũng không thể đổi lấy bùa xá tội. Hình trên đây là một bùa xá tội do giáo hoàng Leo X ủy quyền cho thầy tu Johann Tietzel (còn gọi là Johann Tetzel) rao bán trong năm 1517. Nội dung lá bùa như sau: "By the authority of all the saints, and in mercy towards you, I absolve you from all sins and misdeeds and remit all punishments for ten days." (Bởi thẩm quyền của các thánh, và bởi lòng thương xót dành cho ngươi, ta tha thứ ngươi tất cả tội lỗi, tất cả hành vi sai trái, và tất cả hình phạt trong 10 ngày.) Theo niềm tin Công Giáo, lá bùa này có hiệu lực giảm đi 10 ngày trong ngục luyện tội. Johann Tietzel là thầy tu lạm dụng bùa giải tội tệ hại nhất trong lịch sử của giáo hội Công Giáo, đến nỗi Martin Luther phải công khai đứng ra giảng chống lại những hành vi của ông ta.

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi kiếp mù lòa Xem Bài Gởi
    kinh thánh là cuốn kịch bản của nhân loại. Vì nó chứa đựng mọi tiên tri.
    những lời tiên tri trong kinh thánh đã ứng nghiệm gần xong hết rồi.
    thế giới này giống như 1 trò chơi game nhỉ

    đọc xong mấy tài liệu này , mình liên tưởng đến game Aion hay game Shaiya của Hàn Quốc


    Trong Aion

    Thiên Chúa Giáo là liên minh Elyos

    Hồi Giáo là liên minh Asmodians

    Last edited by nothing0k; 17-01-2013 at 02:59 PM.

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi zhugeliang140 Xem Bài Gởi

    Thôi thì , đến khi nó xảy ra thì zhu sẽ nhìn xuống và nói : thấy chưa , nói rồi mà hok nghe !
    Họ xuống hoả ngục thì kệ họ , zhu hok cần quan tâm , vì trong số đó : có những người báng bổ thần linh , phỉ báng Chúa ,...xuống hoả ngục thì chẳng đáng tiếc !
    zhu ích kỷ quá nghen slapping

  7. #7
    Lục Đẳng Avatar của kiếp mù lòa
    Gia nhập
    Oct 2010
    Nơi cư ngụ
    hoa quả sơn
    Bài gởi
    21,931

    Mặc định

    :icon_rolleyes:
    trò game giữa chúa và ác quỷ
    để dành lấy từng linh hồn. luật là cả 2 bên dùng quyền năng ảnh hưởng đến nhân loại ít nhất có thể vì vậy cả nhân loại đều phải cộng tác vào trò game này.
    Bạn đứng về phe nào?
    đó không hẳn là trò game nữa. mà là cuộc chiến thực sự nhưng là cuộc chiến có sự thương lượng và luật chơi.
    haiz...........................

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nothing0k Xem Bài Gởi
    zhu ích kỷ quá nghen slapping
    Chứ làm sao mới hok ích kỷ ? :peace_sign:

  9. #9

    Mặc định

    kml tình cảm tiến triển đến đâu rồi :D
    -Người Đời Cười Ta Quá Điên Khùng†Ta Cười Người Đời Nhìn Không Thấu- :D

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi HungGiuse Xem Bài Gởi
    kml tình cảm tiến triển đến đâu rồi :D
    KML có tình cảm à :day_dreaming:

    Chúc mừng nhá :hee_hee:

  11. #11
    Lục Đẳng Avatar của kiếp mù lòa
    Gia nhập
    Oct 2010
    Nơi cư ngụ
    hoa quả sơn
    Bài gởi
    21,931

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi HungGiuse Xem Bài Gởi
    kml tình cảm tiến triển đến đâu rồi :D
    :day_dreaming:
    đêm qua zhu pm em nói là yêu anh kml đã từ lâu...
    :hee_hee:
    nhưng em thì có phần hơi nạnh nùng ạ
    haiz...........................

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi kiếp mù lòa Xem Bài Gởi
    :day_dreaming:
    đêm qua zhu pm em nói là yêu anh kml đã từ lâu...
    :hee_hee:
    nhưng em thì có phần hơi nạnh nùng ạ
    :rolling_on_the_floo :rolling_on_the_floo

  13. #13

    Mặc định

    Đọc cái này thấy chúa cứ như trẻ con ấy nhỉ. Trừng phạt chẳng thấy lý do gì cả. Chỉ có mấy từ như cứng lòng với không tin chúa. Sao những dân ngoại khác chẳng thèm tin chúa như các dân ngoại trong một thời kỳ rất dài chẳng bị trừng phạt gì cả lại còn được chúa mượn để giết chính con dân của mình.
    Khôi hài thật đấy.

  14. #14
    Lục Đẳng Avatar của kiếp mù lòa
    Gia nhập
    Oct 2010
    Nơi cư ngụ
    hoa quả sơn
    Bài gởi
    21,931

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi quangcom Xem Bài Gởi
    Đọc cái này thấy chúa cứ như trẻ con ấy nhỉ. Trừng phạt chẳng thấy lý do gì cả. Chỉ có mấy từ như cứng lòng với không tin chúa. Sao những dân ngoại khác chẳng thèm tin chúa như các dân ngoại trong một thời kỳ rất dài chẳng bị trừng phạt gì cả lại còn được chúa mượn để giết chính con dân của mình.
    Khôi hài thật đấy.
    :hee_hee:
    dân do thái là dân thông minh nhất,nhưng lại là dân cứng đầu cứng cổ nhất thế giới đấy
    haiz...........................

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chúa Giê su chữa người bị phong cùi
    By minhthai in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 16
    Bài mới gởi: 17-04-2012, 07:36 AM
  2. TÂM VŨ TRỤ
    By doxuantho in forum Đạo Việt Nam
    Trả lời: 242
    Bài mới gởi: 26-03-2012, 02:27 PM
  3. Thiền học
    By The_Sun in forum Thiền Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 03-09-2011, 08:52 AM
  4. Tìm hiểu về TĐGCL
    By tinhkhithan in forum Đạo Việt Nam
    Trả lời: 33
    Bài mới gởi: 28-06-2011, 05:51 PM
  5. KHOA HỌC TÂM LINH NHÂN ĐIỆN M.E.L
    By tuanvu_quynh1949 in forum Luân xa, Nhân điện, Cảm Xạ, Yoga, Thôi miên học.
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 09-04-2011, 03:26 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •