Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 24

Ðề tài: Nhìn người đẹp có khi cũng đắc đạo

  1. #1

    Mặc định Nhìn người đẹp có khi cũng đắc đạo

    Theo nhận xét của các bậc Trí giả học Phật thì các sự vật trên cõi đời này nếu được nhìn đúng thực tướng thì chúng đều là uế nhiễm, mục nát. Hãy lấy một chiếc đầu trống trơn làm thí dụ. Nhìn gương mặt có nét rất dễ thương, nhưng nếu ta cạo lớp sơn và bột (trang điểm) đó ra, ta thấy lớp da! Lột lớp da chúng ta mới thấy một chiếc sọ đang nhe răng trông rất khiếp đảm.

    Theo nhận xét của các bậc Trí giả học Phật thì các sự vật trên cõi đời này nếu được nhìn đúng thực tướng thì chúng đều là uế nhiễm, mục nát. Hãy lấy một chiếc đầu trống trơn làm thí dụ. Nhìn gương mặt có nét rất dễ thương, nhưng nếu ta cạo lớp sơn và bột (trang điểm) đó ra, ta thấy lớp da! Lột lớp da chúng ta mới thấy một chiếc sọ đang nhe răng trông rất khiếp đảm.

    Mọi người đều mang một chiếc sọ đang nhe răng khủng khiếp trên vai mình. Bạn cứ tưởng tượng có ai dám nghĩ rằng mình đang mang một chiếc đầu lâu nhe răng kinh hồn không? Hãy tính xem có bao nhiêu người đang bị các hình dáng bề ngoài mê hoặc và dối gạt. Các thi sĩ vốn đa cảm, trong cơn cao hứng thường mô tả sắc đẹp dậy trời của bao nhiêu gương mặt giai nhân, quân tử. Nhưng làm sao chúng ta biết rõ mình đang có một chiếc đầu lâu đang nhe răng ghê sợ như vậy? Bằng chứng ở đâu? Bạn có thể trông thấy bất cứ phần nào của chiếc đầu lâu đang nhe răng dễ sợ. Bạn có thể trông thấy bất cứ chiếc xương nào của chiếc sọ hiện giờ chưa? Vâng đó là răng. Rõ ràng là thiên nhiên đã ưu đãi chúng ta, nó che toàn bộ đầu sọ để dối gạt chúng ta, nhưng nó quên che bộ răng. Vì vậy bất cứ lúc nào chúng ta cũng nhìn thấy bộ răng và lập tức ta hình dung được toàn bộ sọ người từ răng, bởi vì răng là thành phần của sọ người.

    Tôi xin kể một sự kiện có thật. Ngày nọ, một vị Tăng sĩ Tích Lan, Ngài đang tu tập thiền quán gọi là “thiền cốt”-quán xương. Vị Tăng luôn luôn niệm tưởng đề mục xương, xương và không gì khác ngoài xương. Sau đó điều gì xảy ra? Trong khi Ngài đang đi kinh hành ven khu rừng, chợt một thiếu phụ xinh đẹp xuất hiện. Cô ta vừa mới cãi lộn với chồng và đang trên đường về nhà cha mẹ. Cô đi một mình với trang phục lộng lẫy xinh đẹp giống như một nữ thần ở cõi trời. Khi trông thấy vị Tăng cô ta liền khởi lên tà niệm trong đầu. Phần vị Tăng vẫn chăm chú nhìn xuống theo đúng giới luật. Vị Tăng lúc nào cũng quán tưởng đến xương xương và không gì ngoài xương. Bởi vì đó là đề mục thiền quán. Cô gái đẹp cứ nghĩ mình có thể cám dỗ được vị Tăng. Cô bắt đầu phá lên cười để lộ hàm răng trắng đẹp. Vị Tăng đang nhìn xuống, bỗng nghe có tiếng cười liền ngẩng đầu lên, đối mặt, vị Tăng nhìn thẳng vào răng của cô ta, vị Tăng hoát nhiên hô lên “xương” và thế là Ngài đã giác ngộ chứng quả A la hán.

    Cô thiếu phụ đó đã rất tốt đối với vị Tăng, cô giúp Ngài đạt được giải thoát cao tột. Cô ta quả là ân nhân Ngài, bởi vì nhờ cố ý cám dỗ, cô ta đã giúp cho Ngài chứng quả A-la-hán. Dĩ nhiên là không may, vì điều đó không phải luôn luôn vận hành chính xác như vậy. Chỉ có một phần triệu người chứng quả A-la-hán nhờ nhìn vào bộ răng của người khác phái. Hầu hết giống như thân phận của loài cá, chúng sẽ bị bắt dính bởi lưỡi câu của các ngư phủ.

    Câu chuyện không dừng ở đây. Người thiếu phụ vừa đi khỏi; cô ta không nhận ra rằng chính mình đã giúp vị Tăng đạt kết quả. Rồi thì người chồng đến. Bởi vì anh ta vừa thấy mất vợ liền chạy theo sau. Anh ta gặp ngay vị Tăng và hỏi: “Thưa Tôn giả! Ngài có trông thấy một thiếu phụ chạy ngang qua lối này không ạ?” Vị Tăng đáp: “Ông nào bà nào chạy ngang qua lối này, tôi nào có biết. Tôi chỉ thấy một nhà xương chạy ngang qua lối này.”

    Đó quý vị thấy không? Vị Tăng này đã thấy sự thật. Ngài không thấy giống phái của người nào chạy qua. Ngài chỉ chánh niệm nhìn chăm chú vào răng chứ không thấy phần nào khác của cái thân; và vì vậy vị Tăng đã nói sự thật. Chúng ta phải học cách thấy như vậy và tập trung vào đề mục thiền quán của chúng ta, nên khi bị cám dỗ, chúng ta vẫn có thể chứng đạt mục đích cao thượng nhất. Chúng ta phải liên tục quán xét các sự vật đúng như thật tướng của chúng. Bởi vì khi vạn hữu được nhìn đúng như thật tướng, thì chúng chỉ là những thứ uế nhiễm tanh hôi.

    TV.NAM MÔ

    Dịch từ: The light of Truth. Của Ven. LOKANATHA
    Nguồn tin: Trung Hạnh
    http://phatgiaonguyenthuy.com/news-2...g-dac-dao.html
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  2. #2

    Mặc định

    Quán xương ai dám quán xương khúc
    Ngắm giai nhân ai dám ngắm Anan
    Thật tướng ai cũng nói cấu bẩn
    Nhưng Bát Nhã vô biệt vô phân

    Ngắm giai nhân nhập Alahan
    Ngắm yadu người nhập niết bàn
    chỉ vì người quá sợ nàng
    Bởi vì người vốn là nàng chẳng sai

    Giáng long người hỡi người ơi hỡi
    Cứ dối chi yadudala
    Chỉ tội cho một Vi đà
    Giờ này đang ngắm một nàng quỳnh hoa

    Vậy mà người dạy quán xương cốt
    may cho nàng không có đầu lâu
    Bởi vì thân tạo toàn linh khí
    Đố chàng tìm đầu lâu trong em !!!!!!!!!!!!!
    Thuần thanh đại thánh chúng
    Thanh tịnh đại pháp thân
    Tiên thiên cửu trùng thiên
    Tử thiên tam giới chúng

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi zelda Xem Bài Gởi
    Theo nhận xét của các bậc Trí giả học Phật thì các sự vật trên cõi đời này nếu được nhìn đúng thực tướng thì chúng đều là uế nhiễm, mục nát. Hãy lấy một chiếc đầu trống trơn làm thí dụ. Nhìn gương mặt có nét rất dễ thương, nhưng nếu ta cạo lớp sơn và bột (trang điểm) đó ra, ta thấy lớp da! Lột lớp da chúng ta mới thấy một chiếc sọ đang nhe răng trông rất khiếp đảm.....................


    http://phatgiaonguyenthuy.com/news-2...g-dac-dao.html
    theo ý kiến của mình thì nên lấy thân chính mình mà quán .quán thân người khác khi thấy đúng thực tướng rất dễ(nguy cơ)rơi vào lổi chê bai,kinh tỡm,khinh miệt,miệt thị,ghét....(ý mình nói kg phải tất cả đều rơi vào lỗi này).

  4. #4

    Mặc định

    đầu tiên sham xin cảm ơn bạn khi đã sưu tầm được 1 bài rất hay và thú vị.

    sham cũng là người thích cái đẹp,nhưng khi đọc bài viết bên trên sham thấy thực sự rất phong nhã,phải nói tác giả có 1 lối viết cực thỏa mãn với những gì tác giả nghĩ mà có được để rồi viết ra.
    và sham cực thích lối viết bên trên.cám ơn bạn lần nữa.

    tiếp đến sham có 1 chút ý kiến về răng và xương và cái hộ sọ,chỉ là vấn đề cá nhân sham và ý kiên riêng thôi,khi chúng ta gọi là "chiếc sọ" thì giờ chúng ta ko gọi là " chiếc sọ " mà thay vào đó là 1 cái tên mỹ miều tùy các bạn nghĩ,vậy thì cái chúng ta mang trên vai là cái các bạn nghĩ rồi.
    "răng" cũng có thể gọi là xương hoặc ko,nhưng ở đây tác giả gọi là xương thì sham cũng gọi như vậy cho dễ,thế thì theo nhân định của tác giả thì ngài thiền sư đã đắc vì nhìn thấy răng mà nghĩ là xương.
    về tư tưởng sham ko biết họ nghĩ gì,nên sham chỉ có thể nói họ thành a-la-hán hay cái gì cũng dc hết nhờ nhìn vào răng mà nghĩ đến xương,chúng ta nhìn nhận sâu hơn 1 chút,nhìn thẳng vào bộ răng và nghĩ là xương của thiền sư 1 chút thì chúng ta cực đắc khi chỉ thấy nó là cấu tạo mỹ quan của tổng thể tạo hóa.
    nhưng sham cực thích lối hành văn này,còn ngoài ra thì sham ko quan tâm,nếu nói đắc thì với sham tác giả còn đắc hơn so với thiền sư.vì để an nhiên mà viết dc thế này thì ko phải ai cũng làm dc.
    xin lỗi sham ko viết hoa 1 số từ.

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tran thanh luan Xem Bài Gởi
    theo ý kiến của mình thì nên lấy thân chính mình mà quán .quán thân người khác khi thấy đúng thực tướng rất dễ(nguy cơ)rơi vào lổi chê bai,kinh tỡm,khinh miệt,miệt thị,ghét....(ý mình nói kg phải tất cả đều rơi vào lỗi này).
    Vị thiền Sư ấy đang quán chính bản thân ngài đó thôi . Sẽ chẳng đạt được thành tựu nếu ta tối ngày chỉ soi nhà bên cạnh .
    Chúng ta soi nhà bên cạnh rồi để thấy nhà của mình thì nhớ đó vị ấy mới chứng đắc .
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi shamsham Xem Bài Gởi
    đầu tiên sham xin cảm ơn bạn khi đã sưu tầm được 1 bài rất hay và thú vị.

    sham cũng là người thích cái đẹp,nhưng khi đọc bài viết bên trên sham thấy thực sự rất phong nhã,phải nói tác giả có 1 lối viết cực thỏa mãn với những gì tác giả nghĩ mà có được để rồi viết ra.
    và sham cực thích lối viết bên trên.cám ơn bạn lần nữa.

    tiếp đến sham có 1 chút ý kiến về răng và xương và cái hộ sọ,chỉ là vấn đề cá nhân sham và ý kiên riêng thôi,khi chúng ta gọi là "chiếc sọ" thì giờ chúng ta ko gọi là " chiếc sọ " mà thay vào đó là 1 cái tên mỹ miều tùy các bạn nghĩ,vậy thì cái chúng ta mang trên vai là cái các bạn nghĩ rồi.
    "răng" cũng có thể gọi là xương hoặc ko,nhưng ở đây tác giả gọi là xương thì sham cũng gọi như vậy cho dễ,thế thì theo nhân định của tác giả thì ngài thiền sư đã đắc vì nhìn thấy răng mà nghĩ là xương.
    về tư tưởng sham ko biết họ nghĩ gì,nên sham chỉ có thể nói họ thành a-la-hán hay cái gì cũng dc hết nhờ nhìn vào răng mà nghĩ đến xương,chúng ta nhìn nhận sâu hơn 1 chút,nhìn thẳng vào bộ răng và nghĩ là xương của thiền sư 1 chút thì chúng ta cực đắc khi chỉ thấy nó là cấu tạo mỹ quan của tổng thể tạo hóa.
    nhưng sham cực thích lối hành văn này,còn ngoài ra thì sham ko quan tâm,nếu nói đắc thì với sham tác giả còn đắc hơn so với thiền sư.vì để an nhiên mà viết dc thế này thì ko phải ai cũng làm dc.
    xin lỗi sham ko viết hoa 1 số từ.
    Vâng mình thấy bài viết rất hay và rất thực tế . Vị viết bài này không biết đã đắc gì không . Nhưng vị thiền Sư đã đắc Alahan hoàn toàn có thể hành văn không bằng vị tác giả này . Tuy nhiên sự chứng ngộ không phải dựa theo tiêu chí đa văn hay không đa văn . Mà dựa theo tiêu chí Đạo Đức là cốt lõi .
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi zelda Xem Bài Gởi

    Vị Tăng lúc nào cũng quán tưởng đến xương xương và không gì ngoài xương. Bởi vì đó là đề mục thiền quán. Cô gái đẹp cứ nghĩ mình có thể cám dỗ được vị Tăng. Cô bắt đầu phá lên cười để lộ hàm răng trắng đẹp. Vị Tăng đang nhìn xuống, bỗng nghe có tiếng cười liền ngẩng đầu lên, đối mặt, vị Tăng nhìn thẳng vào răng của cô ta, vị Tăng hoát nhiên hô lên “xương” và thế là Ngài đã giác ngộ chứng quả A la hán.

    html[/url]
    Theo M Đ một vị gọi là đắc quả thánh A LA HÁN thì không còn niệm này ,thậm chí phân biệt giới tính ,nam hay nữ cũng không khởi trong TÂM .
    Huống chi đẹp và xấu ,pháp môn thiền định BẠCH CỐT nhằm xã bỏ tánh tham dục ,chỉ cần nhìn người thì như nhìn cốt xương đang di động .
    Đây không thể nói lên sự chứng quả A LA HÁN được
    Vì bậc ALA HÁN đã vắng bặc ý niệm sanh khởi rồi , cũng không khởi TÂM dính mắc
    Last edited by minh đài; 31-01-2013 at 03:35 PM.
    rose4rose4 Chúc mọi người vạn sự bình an

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi minh đài Xem Bài Gởi
    Theo M Đ một vị gọi là đắc quả thánh A LA HÁN thì không còn niệm này ,thậm chí phân biệt giới tính ,nam hay nữ cũng không khởi trong TÂM .
    Huống chi đẹp và xấu ,pháp môn thiền định BẠCH CỐT nhằm xã bỏ tánh tham dục ,chỉ cần nhìn người thì như nhìn cốt xương đang di động .
    Đây không thể nói lên sự chứng quả A LA HÁN được
    Vì bậc ALA HÁN đã vắng bặc ý niệm sanh khởi rồi , cũng không khởi TÂM dính mắc
    Tỷ không biết, đừng xiên xỏ. HS nói tỷ nên biết cái Nhân dẫn tới chứng quả là bài quán Bộ xương đã tới mức thuần thục, tức là trước đó vị này vẫn là phàm phu, còn sau khi chứng quả thì bậc A La Hán đã không còn ý niệm đàn ông đàn bà nữa - là cái mà MĐ nói tới.

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hoasenngancanh Xem Bài Gởi
    Tỷ không biết, đừng xiên xỏ. HS nói tỷ nên biết cái Nhân dẫn tới chứng quả là bài quán Bộ xương đã tới mức thuần thục, tức là trước đó vị này vẫn là phàm phu, còn sau khi chứng quả thì bậc A La Hán đã không còn ý niệm đàn ông đàn bà nữa - là cái mà MĐ nói tới.
    Tỷ không có ý xiên xỏ ,mỗi một bậc thiền là một ứng dụng khác nhau ,thí dụ:luyện TÂM TỪ BI thì quán không biên xứ .
    Luyện bỏ thân kiến QUÁN BỘ XƯƠNG ,luyện BỎ THAM DỤC quán người chết .
    Khi sư đệ rơi vào bất cứ đề mục nào đệ sẽ loại được ngay chổ đó .
    Ví dụ:sắc đẹp rù quyến đệ ,đệ ngồi quán vào sọ người ,lập tức đệ rời khỏi sắc ,
    Khi bình thường đệ đã sẵn có cái định này ,nghĩa là nó đã nằm trong cái định rồi thì chứng đạo đã có sẵn .
    Người đàn bà kia chỉ là chứng nghiệm giống như người ta gọi là thí nghiệm mà thôi .
    Cũng như đạo quả đã nằm trong Tâm của đệ ,xung quanh chỉ là cái thí nghiệm kiểm chứng mà thôi .
    Cho nên tỷ mới nói bậc A LA HÁN không còn có cái niệm như tỷ nói ở trên ,chứ không phải đợi nhìn người đàn bà này rồi mới được gọi là bậc A LA HÁN
    Nhưng nếu một vị A LA HÁN nghe tiếng cười ,nhận ra đó là nữ mà còn đưa mắt nhìn vào hàm răng rồi mới thốt lên XƯƠNG XƯƠNG là vị đó vẫn còn có cái dính mắc ,
    Còn bậc A LA HÁN không cần ngẫn nhìn biết là nữ biết họ cười mà không hề cần nhìn và không cần đừng bước dính mắc ,thậm chí rời khỏi chổ đó luôn
    Vì bậc A LA HÁN là gần tương đương quả vị PHẬT thì sử lý bằng tuệ ,không còn dụng pháp
    Last edited by minh đài; 01-02-2013 at 08:06 AM.
    rose4rose4 Chúc mọi người vạn sự bình an

  10. #10

    Mặc định

    đệ nói mà tỷ ko hiểu rồi, đệ sẽ alo cho tỷ sau.

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

  11. #11
    Nhất Đẳng Avatar của NileNull
    Gia nhập
    Apr 2012
    Nơi cư ngụ
    Saigon
    Bài gởi
    1,499

    Mặc định

    khởi sanh thì có diệt .tham tưởng thì có diệt tham tưởng .Ấy là tính Không ở giữa hai đàng nó hợp với bản tánh o của vũ trụ xung quanh Ta ấy mà.
    Mai tôi sẽ chết.Nên giờ tôi đang sống thực sự trong từng phút giây cho Yêu thương.

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi minh đài Xem Bài Gởi
    Theo M Đ một vị gọi là đắc quả thánh A LA HÁN thì không còn niệm này ,thậm chí phân biệt giới tính ,nam hay nữ cũng không khởi trong TÂM .
    Huống chi đẹp và xấu ,pháp môn thiền định BẠCH CỐT nhằm xã bỏ tánh tham dục ,chỉ cần nhìn người thì như nhìn cốt xương đang di động .
    Đây không thể nói lên sự chứng quả A LA HÁN được
    Vì bậc ALA HÁN đã vắng bặc ý niệm sanh khởi rồi , cũng không khởi TÂM dính mắc

    Bậc Alahan không hề vắng vặc ý niệm . M Đ đã hiểu sai rồi .
    Bậc Alahan khi thấy cảnh vẫn biết cảnh , vẫn biết cảnh là thô , hay đẹp . Vẫn biết đau , vẫn biết đói .v.v.
    Lại thêm các ngài vẫn phân biệt Nam là Nam , Nữ là Nữ . Và còn phân biệt danh và sắc rất vi tế và rõ ràng .
    Nay cũng hướng dẫn thêm cho M Đ thế nào là tâm không dính mắc .
    M Đ lầm sự dính mắc và sự thấy sắc . Bậc Alahan vẫn thấy sắc , vẫn có cảm thọ bình thường . Nhưng các ngài không dính mắc , tức là dù thấy sắc mà không khởi " tham , sân , si "
    Chứ như M Đ nói thì các bậc Alahan thành một vị vô tri vô giác sao ?
    Có thắc mắc M Đ cứ hỏi thêm , tôi sẽ thuần tình hướng dẫn . Vì đây là box Phật Giáo Nguyên Thủy .
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi zelda Xem Bài Gởi
    Bậc Alahan không hề vắng vặc ý niệm . M Đ đã hiểu sai rồi .
    Bậc Alahan khi thấy cảnh vẫn biết cảnh , vẫn biết cảnh là thô , hay đẹp . Vẫn biết đau , vẫn biết đói .v.v.
    Lại thêm các ngài vẫn phân biệt Nam là Nam , Nữ là Nữ . Và còn phân biệt danh và sắc rất vi tế và rõ ràng .
    Nay cũng hướng dẫn thêm cho M Đ thế nào là tâm không dính mắc .
    M Đ lầm sự dính mắc và sự thấy sắc . Bậc Alahan vẫn thấy sắc , vẫn có cảm thọ bình thường . Nhưng các ngài không dính mắc , tức là dù thấy sắc mà không khởi " tham , sân , si "
    Chứ như M Đ nói thì các bậc Alahan thành một vị vô tri vô giác sao ?
    Có thắc mắc M Đ cứ hỏi thêm , tôi sẽ thuần tình hướng dẫn . Vì đây là box Phật Giáo Nguyên Thủy .
    Luyện bỏ thân kiến QUÁN BỘ XƯƠNG ,luyện BỎ THAM DỤC quán người chết .
    Khi sư đệ rơi vào bất cứ đề mục nào đệ sẽ loại được ngay chổ đó .
    Ví dụ:sắc đẹp rù quyến đệ ,đệ ngồi quán vào sọ người ,lập tức đệ rời khỏi sắc ,
    Khi bình thường đệ đã sẵn có cái định này ,nghĩa là nó đã nằm trong cái định rồi thì chứng đạo đã có sẵn .
    Người đàn bà kia chỉ là chứng nghiệm giống như người ta gọi là thí nghiệm mà thôi .
    Cũng như đạo quả đã nằm trong Tâm của đệ ,xung quanh chỉ là cái thí nghiệm kiểm chứng mà thôi .
    Cho nên tỷ mới nói bậc A LA HÁN không còn có cái niệm như tỷ nói ở trên ,chứ không phải đợi nhìn người đàn bà này rồi mới được gọi là bậc A LA HÁN
    Nhưng nếu một vị A LA HÁN nghe tiếng cười ,nhận ra đó là nữ mà còn đưa mắt nhìn vào hàm răng rồi mới thốt lên XƯƠNG XƯƠNG là vị đó vẫn còn có cái dính mắc ,
    Còn bậc A LA HÁN không cần ngẫn nhìn biết là nữ biết họ cười mà không hề cần nhìn và không cần đừng bước dính mắc ,thậm chí rời khỏi chổ đó luôn
    Vì bậc A LA HÁN là gần tương đương quả vị PHẬT thì sử lý bằng tuệ ,không còn dụng pháp

    Bậc A LA HÁN không phải mất đi cái cảm thọ nhưng cái cảm thọ đã chìm trong vi tế ,thấy biết rồi buông xã .
    Cái định cũng chìm trong vi tế ,như tỷ đã nói qua ,
    Last edited by minh đài; 02-02-2013 at 07:36 AM.
    rose4rose4 Chúc mọi người vạn sự bình an

  14. #14

    Mặc định

    M Đ từng luyện qua nên biết rõ ,ràng khi kinh hành quán niệm ,đột nhiên người khác phái gọi ,thoáng nhìn biết người đó mắt tai mũi ,một gương mặt khá khôi ngô .
    Nhưng trong đầu nghỉ dù đẹp cách mấy nó cũng chỉ là bộ xương ,bao phủ lớp da mà thôi ,rồi ý nghỉ đẹp hay xấu đó rời khỏi đầu liền .
    Định trên bộ xương qua TÂM QUÁN không đến mức nhìn thẳng vào mặt người đối phương rồi nhận ra hàm răng đẹp đó rồi la xương xương .
    Đây là phạm luật nhà PHẬT ,vì giới nhà PHẬT cấm không được nhìn người khác phái quá cặp chân mày ,chỉ được nhìn từ càm mũi hoặc nhìn thoáng .
    M Đ còn nhớ đi trên đường gần chợ THƯỜNG CHIẾU hay gặp các sư đi khất thực ,M Đ đến trước mặt chấp tay xá ba xá rồi đặt lễ cúng vào bình bát rồi xá lui ra ,nhận thấy các sư chỉ nhìn xuống không hề nhìn ngay .
    rose4rose4 Chúc mọi người vạn sự bình an

  15. #15

    Mặc định

    Câu chuyện này nói lên bậc Alahan quán về thân tứ đại rồi sẽ bị tàn tạ đến vậy . Rồi từ đó ngài khởi tâm nhàm chán và chứng thánh quả .
    Thực tế là tâm chứng đạo vốn chẳng có sẳng đâu cô M Đ. Phải trải qua thời kỳ tu tập nhiều A tang kỳ kiếp .
    Về việc khất thực thì con vẫn chưa nghe qua về việc nhìn qua chân mày. Nhưng đây là sự vô lý thái quá . Vậy nên đôi khi cô nghe qua điều luật nào cũng nên suy xét coi có hợp lý không .
    Nếu được mong cô trích dẫn luật tạng để con xem thử điều luật này nguyên cớ thế nào mà Đức Phật chế định .
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi zelda Xem Bài Gởi
    Về việc khất thực thì con vẫn chưa nghe qua về việc nhìn qua chân mày. Nhưng đây là sự vô lý thái quá .
    Tôi cũng chưa từng nghe nói hay đọc về việc nhìn này, tuy nhiên tôi để ý và nhận thấy những người có hiền lành, có từ tâm thì thường là họ có ánh mắt nhìn hướng chếch xuống dưới một chút, ánh mắt của họ chậm rãi, bình thản.

    Có khi nào mấy Sư đi khất thực với chánh niệm tỉnh giác nên người ngoài nhìn vào ánh mắt, cử chỉ của Sư và thành ra nhận xét như vậy!?

  17. #17

    Mặc định

    nản MĐ wá, càng nói càng sai...

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

  18. #18

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi zelda Xem Bài Gởi
    Câu chuyện này nói lên bậc Alahan quán về thân tứ đại rồi sẽ bị tàn tạ đến vậy . Rồi từ đó ngài khởi tâm nhàm chán và chứng thánh quả .
    Thực tế là tâm chứng đạo vốn chẳng có sẳng đâu cô M Đ. Phải trải qua thời kỳ tu tập nhiều A tang kỳ kiếp .
    Về việc khất thực thì con vẫn chưa nghe qua về việc nhìn qua chân mày. Nhưng đây là sự vô lý thái quá . Vậy nên đôi khi cô nghe qua điều luật nào cũng nên suy xét coi có hợp lý không .
    Nếu được mong cô trích dẫn luật tạng để con xem thử điều luật này nguyên cớ thế nào mà Đức Phật chế định .
    Cô có nghe câu chuyện ngày mà đức PHẬT gần nhập NIẾT BÀN ,kể lại từ đầu cô hơi ngán ,cô nói một đoạn thôi là khi đức PHẬT gần nhập NIẾT BÀN ,
    A NAN hỏi PHẬT : bạch đức THẾ TÔN đối với phụ nữ con phải làm sao?
    Phật trả lời :thì các con đừng có nhìn
    A NAN lại hỏi : bạch đức THẾ TÔN lỡ các con phải nhìn thì sao ?
    Phật trả lời: thì các con chỉ nên nhìn đừng nhìn quá cặp chân mày .
    Đối với phụ nữ là sự trở ngại rất lớn đối với các bực TỲ KHEO .
    Cho nên quy luật của nhà thiền không bao giờ dám nhìn thẳng với người khác phái .
    Một người đã đi qua các bực thiền rồi ,thì đủ sức vựt qua trở ngại đối với sắc,những vị mới xuất gia hãy còn yếu sắc đẹp của phụ nữ bao giờ cũng dễ siêu
    Last edited by minh đài; 02-02-2013 at 06:19 PM.
    rose4rose4 Chúc mọi người vạn sự bình an

  19. #19

    Mặc định

    A Nan Ða đối với nữ giới

    -ooOoo-

    Ngay từ hồi còn làm hoàng thân, hai anh em A Nan Ða và Anuruddha đã không bị lôi cuốn bởi những sự hầu hạ của phái nữ. Nhờ bản chất ít đam mê trong dục lạc ở đời và nhờ tinh thần ưa chuộng sự sống thanh tịnh, nên sau khi xuất gia mọi liên hệ giữa họ với những người nữ phái dường như không còn cần thiết nữa. Nhất là Anuruddha, từ ngày xuất gia, sự tiếp xúc với nữ giới hoàn toàn cắt đứt. Không những Anuruddha tuyệt đối chẳng nhìn đến người nữ, mà ngay đến cả người nam cũng rất ít khi được ông giao dịch, trò chuyện nhiều lời, ngoại trừ đức Phật.

    Tuy nhiên, không phải vì vậy, mà vấn đề phái nữ không được đặt ra như một thách đố đối với A Nan Ða, nhất là vị đại Tôn giả này vì bổn phận, hằng ngày phải tiếp xúc với đủ mọi hạng người. Huống chi A Nan Ða đã tâm nguyện đem thân mình hiến dâng cho tiền đồ Phật giáo.

    A Nan Ða ngoài việc hầu cận đức Phật và phục vụ Giáo hội, ông còn nhận bổn phận chăm sóc tất cả hàng Phật tử, bất luận là nam hay nữ. Nếu không có A Nan Ða, trong Phật giáo có lẽ chỉ có ba hạng đệ tử mà thôi là Tỳ khưu, Sa di và các hàng thiện tín.

    Chính ông là bàn tay đã khai sinh hệ thống nữ tu khi đức Phật còn tại tiền. Theo Anuruddha Nakaya 8 (Tăng Nhất A Hàm Số 8) và Cùlavagga 10 (Tiều Phẩm Số 10), thì sự bắt đầu của Giáo hội Tỳ khưu Ni đã diễn ra như sau:

    "Khi những nam hoàng thân trong vương tộc Thích Ca đã xuất gia, thì các phu nhân, các công chúa, các tiểu thơ cũng đều mong muốn sống đời sống phạm hạnh dưới sự hướng dẫn của đức Phật. Do đó, có một số đông các mệnh phụ phu nhân dẫn đầu bởi Hoàng hậu Mahà Pajapati Gatamì (tức là dì ruột, là kế mẫu, mà cũng là người để nuôi dưỡng đức Phật từ khi chào đời cho đến khi khôn lớn) đã đưa nhau đến ra mắt đức Phật và xin phép xuất gia. Thoạt đầu đức Phật đã từ chối, vì biết chắc rằng đời sống khắc khổ, thanh đạm, không nhà cửa của các hàng Sa môn chẳng thể nào thích hợp với những bậc khuê các. Nhưng mẫu hậu Mahà Pajapati Gotamì vẫn kiên nhẫn khẩn khoản đức Thế Tôn đến nhiều lần...

    Khi A Nan Ða thấy kế mẫu của đức Phật hai chân sưng húp, y phục dính đầy cát bụi, đôi mắt thâm quầng và ngập lệ, đứng trước cửa chùa một cách thiểu não, bèn hỏi:

    - Tâu mẫu hậu, vì sao người ra nông nổi ấy?

    - Bạch Sa môn A Nan Ða! Mẫu hậu mong ước được sống đời sống xuất gia, nhưng đức Thế Tôn đã không cho phép.

    - Mẫu hậu đã yêu cầu Phật đến lần thứ mấy?

    - Ðến lần thứ ba rồi mà vẫn không được nên mẫu hậu đang buồn tủi và tuyệt vọng!

    A Nan Ða nghe thế liền đích thân đi yêu cầu đức Phật. Nhưng đến phiên ông yêu cầu đến lần thứ ba vẫn bị đức Phật từ chối.

    Và lòng từ hi đã không cho phép A Nan Ða thụ động, đứng nhìn Hoàng hậu đáng thương như thế. Ông bèn an ủi Hoàng hậu, rồi hứa sẽ tìm dịp thuận tiện để yêu cầu đức Phật nữa.

    Ðến đây thiết tưởng soạn giả cũng nên cắt nghĩa về thái độ của đức Phật. Ðức Bổn Sư sỡ dĩ từ chối sự xuất gia của mẫu hậu và các hàng phu nhân trong hoàng tộc Thích Ca, bởi lẽ giới luật của các bậc Sa môn rất nghiêm nhặt, đời sống phạm hạnh rất thanh đạm, cơ cực, nếu không muốn nói là gần như khổ hạnh đối với những bậc quý phái thuở bấy giờ. Một vị Hoàng hậu trở thành một Tỳ khưu Ni để sống giữa rừng vắng, thực phẩm hàng ngày là của bố thí của những kẻ hảo tâm. Các mệnh phụ phu nhân ấy vốn quen sống trong nhung lụa, luôn luôn được hầu hạ thì làm sao biết tự lập, biết tổ chức và biết hạ mình, nhường nhịn nhau trước những cơ cực trong đời sống khất sĩ.

    Vả lại, thuở đức Phật còn tại tiền, xã hội Ân Ðộ lúc bấy giờ được xếp đặt theo quan niệm chính trị của đạo Bà la môn, một tôn giáo xem địa vị của nữ lưu rất thấp trong xã hội, nhất là nữ lưu ấy là một khất sĩ. Và người đàn bà không có quyền tạo thành một cộng đồng riêng biệt.

    Ngoài ra, chúng ta có thể hiểu rằng, đức Thế Tôn từ chối việc xuất gia của mẫu hậu đến ba lần là để thử thách sự quyết tâm của bà, cũng như để cho bà còn thì giờ suy nghĩ lại hầu sau này khi khép mình trong khuôn khổ phạm hạnh, bà sẽ không tiếc rẽ đời sống vương giả nơi hoàng cung.

    Trở lại vai trò của A Nan Ða trong vấn đề này. Vào một dịp, A Nan Ða hỏi Phật:

    - Bạch đức Thế Tôn, một người đàn bà dốc lòng xuất gia, lấy ngày tháng phạm hạnh làm kiếp sống, nghiêm trị giới luật và theo gương các bậc Toàn Giác, người đàn bà ấy về sau có thể đắc quả Thánh Nhập Lưu, quả Thánh Nhất Lai hoặc quả Thánh Giải Thoát hay không?

    - Náy A Nan Ða! Người đàn bà như thế về sau chắc chắn sẽ được quả Thánh Giải Thoát!

    Nhân đó A Nan Ða liền nhắc lại:

    - Bạch đức Thế Tôn! Nếu một người đàn bà có đủ những yếu tố như thế và người đàn bà ấy lại là Mahà Pajapati Gotami, dì ruột, kế mẫu cũng là người đã nâng niu đức Thế Tôn từ tấm bé. Người đã nuôi dưỡng đức Thế Tôn bằng những giọt sữa của chính mình, Khi đệ nhất Hoàng hậu Màyà (mẹ ruột của Phật) băng hà. Một người đàn bà như thế có xứng đáng được Thế Tôn chấp nhận cho được xuất gia, lấy đời sống không gia đình làm phương tiện để noi gương và giữ gìn giới luật của đức Thế Tôn đã chỉ dạy hay không?

    Ananda - 05
    rose4rose4 Chúc mọi người vạn sự bình an

  20. #20

    Mặc định

    Ở đây A Nan Ða hiển nhiên đã nêu lên hai lý do rất chính đáng. Lý do thứ nhất, một người đàn bà, nếu có chánh kiến, quyết tâm và trí chí cũng có thể đắc quả Giải Thoát trong kiếp này. Lý do thứ hai, Hoàng hậu Màyà đang hội đủ những đức tính đó và bà lại có công lớn trong việc bảo toàn và dưỡng dục Hoàng tử hiện thân của đức Phật, thì đối với một hiền mẫu như thế chỉ có một phẩm vị xuất gia trong Chánh Pháp mới có thể đền bù xứng đáng công ơn của bà.

    Ðức Phật, trước sự "biện hộ" một cách chân chính của A Nan Ða đã cho phép mẫu hậu Mahà Pajapati Gotami xuất gia. Ngài sau đó cũng cho phép A Nan Ða thành lập Giáo hội nữ giới, nhưng với những điều kiện gia nhập rất nghiêm nhặt.

    Ðọc đến đây, chúng ta có cảm tưởng A Nan Ða nhờ trí thông minh và khéo nói mà thay đổi được "tư tưởng" của Phật. Nhưng trong thực tế, nhất là trong chiều sâu, không ai có thể thay đổi được "ý định" của một bậc Toàn Giác cả. Bởi ý nghĩ của một vị Phật luôn luôn gắn liền với những sự thật rất vi tế. Vấn đề này không phải chỉ xảy đến với đức Phật Thích Ca, mà nó còn đã xảy ra cho các vị Phật trong quá khứ nữa. Và hầu hết các chư Phật đều đã cho phép thành lập Giáo hội Ni giới.

    Câu chuyên kế mẫu của đức Thế Tôn, Hoàng hậu Mahà Pajapati Gotami không được phép xuất gia khi chưa có sự can thiệp của A Nan Ða, không có nghĩa là đức Phật không biết đến công ơn dưỡng dục của bà. Nhưng sự không chấp thuận một cách vội vã ngay lúc đầu để chứng minh rằng đức Phật là một bậc Toàn Giác và Ngài vốn biết trước mọi việc, nhất là biết trước một tai hại về lâu về dài cho Phật giáo trong tương lai.

    Bởi thế, sau đó đức Phật đã chuẩn định tám điều kiện mà chỉ có những người đàn bà nào đầy đủ đức hạnh và thành tâm nhất mới có thể được chấp thuận để gia nhập Ni giới. Tám điều kiện này còn được xem như những giải pháp ngăn ngừa sự luyến ái giữa hai phái nam và nữ một cách dứt khoát và cần được thi hành tuyệt đối nghiêm chỉnh.

    Ðã thế, đức Phật còn ấn định rằng: "Hệ thống Ni giới trong giáo pháp của Như Lai sẽ kéo dài một cách đúng đắn trong vòng năm trăm năm sau thôi".

    Lời của dịch giả: Vấn đề tuổi thọ năm trăm năm của Ni giới chỉ tìm thấy trong Tạng Luật (Vinaya Pitaka) chứ không tìm thấy trong Tạng Kinh (Suttanta Pitaka) hay Tạng Luận (Abhidhamma Pitaka). Nhất là không có chỗ nào trong kinh điển Pali (Phạn ngữ) ghi rõ tuổi thọ ấy kéo dài đến một ngàn năm, như một số học giả nói. Hầu hết các nhà phê bình và khảo cứu Phật giáo từ xưa đến nay thường nhắc đến những hiện tượng suy đồi của Giáo hội Ni giới trong vòng năm trăm năm, hơn là xác chứng lời Phật nói về vấn đề thòi gian. Nếu có sự khác nhau về tuổi thọ của hệ thống Ni giới thì đó có lẽ là ý kiến của Tổ Sư Phật giáo sau này.

    Về sau, khi đức Phật ban bố những nghiêm luật và nội qui cho đời sống Ni giới, A Nan Ða đã hỏi đức Phật về phẩm cách của một Sa môn xứng đáng được hướng dẫn các hàng Tỳ khưu Ni, đức Thế Tôn đã trả lời rằng:

    - Sa môn nào biết thực hành đúng tám quy luật mà Như Lai đã chế định là Sa môn sẽ thay mặt Như Lai thuyết pháp đến các hàng Tỳ khưu Ni.

    Tức là đức Phật không hạn chế vị Bổn Sư của các Tỳ khưu Ni nhất định phải là A La Hán, nhưng ngài chỉ nhấn mạnh ở tâm phẩm cách. Tuy tám phẩm cách ấy tượng trương cho một bậc Thánh, nhưng nếu một phàm Tăng hội đủ những đức hạnh đặc biệt như A Nan Ða chẳng hạn, cũng có thể hướng dẫn các hàng Tỳ khưu Ni được.

    Tám phẩm cách ấy là:

    1. Làm thầy dạy đạo cho các hàng Tỳ khưu Ni phải đủ đức hạnh (giới luật phải trong sạch).

    2. Phải am hiểu Pháp Bảo.

    3. Phải thuộc lòng giới luật, nhất là giới luật Tỳ khưu Ni.

    4. Phải có khả năng nói pháp vừa thanh nhã (không tục tĩu) vừa rõ ràng, dễ hiểu. Không được lầm lỗi trong sự phát âm (vì cũng là một chữ mà phát âm sai có thể hiểu ra nghĩa khác).

    5. Phải biết dạy pháp đến các hàng Tỳ khưu Ni từ thấp tới cao, làm cho họ từ chưa hiểu đến hiểu rõ.

    6. Phải được các hàng Tỳ khưu Ni đón mừng (tức không làm cho họ sợ) và kính mến. Nhất là Sa môn ấy khi có một đệ tử Tỳ khưu Ni phạm lỗi và bị ông rầy, sau đó không nên làm cho người phạm lỗi tiếp tục sợ hãi.

    7. Phải là một Sa môn từ nhỏ tới lớn chưa bao giờ phạm giới tà dâm.

    8. Phải là một Sa môn thọ Cụ túc giới (tức giới luật Tỳ khưu Ni) tối thiểu hai mươi hạ
    rose4rose4 Chúc mọi người vạn sự bình an

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Cuốn: NHỮNG BÍ ẨN CUỘC ĐỜI
    By chiencsb in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 12
    Bài mới gởi: 08-06-2015, 10:42 PM
  2. Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 11-11-2012, 11:52 PM
  3. Bài viết của tiên sinh vuivui
    By NINJA-dap-xichlo in forum Tử Vi
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 19-06-2012, 03:10 PM
  4. Thiền học
    By The_Sun in forum Thiền Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 03-09-2011, 08:52 AM
  5. TỐ NỮ KINH 1
    By thaiduong162 in forum Y, Dược Thuật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 25-04-2011, 09:12 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •