kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Ðề tài: Sự tồn tại của vong linh thánh thần với lên đồng- hầu đồng

  1. #1

    Mặc định Sự tồn tại của vong linh thánh thần với lên đồng- hầu đồng

    Sự tồn tại của vong linh thánh thần với lên đồng- hầu đồng
    Chuyên viên cao cấp Hồ Thu
    Báo cáo nghiên cứu khoa học
    10:09' AM - Thứ bảy, 13/03/2010

    Sau nhiều năm khảo sát và nghiên cứu hàng ngàn trường hợp áp vong, gọi hồn người đã khuất để tìm mộ liệt sĩ và mộ thất lạc qua những người có khả năng đặc biệt như cô Phương (Thanh Hóa), cô Thạo (Hải Phòng), cô Bằng ( Hải Dương)… đã được Hội đồng khoa học Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đánh giá có kết quả tốt. Để tiếp tục quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về sự tồn tại của vong linh con người trong cuộc sống có một sự kiện đáng lưu ý là có hay không vong linh của các bậc thần thánh trong đời sống văn hóa tâm linh. Để tìm hiểu và đánh giá vấn đề này, Bộ môn Cận Tâm Lý- Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các Hội khoa học- kỹ thuật Việt Nam tiếp tục đưa vào nghiên cứu Đạo Mẫu tứ phủ ở Việt Nam qua việc lên đồng và hầu đồng.



    1. Đạo thờ Mẫu:

    Trong tiến trình lịch sử dân tộc trải qua các thời kỳ Nho, Phật, Lão, cư dân nông nghiệp Việt Nam phát hiện ra rằng để sinh ra, lớn lên, tồn tại và phát triển không thể thiếu vị trí tối linh thiêng và chỉ có một không hai là Bà Mẹ - danh từ Hán Việt gọi là Mẫu. Từ đó có tên gọi Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu nghi thiên hạ, Mẫu Thượng ngàn (rừng xanh), Mẫu Thủy (sông dài biển rộng) đó là những hình tượng sinh động về Người Mẹ trong cuộc sống. Còn về cụ thể bằng xương thịt và có đời sống dân gian gần gũi với dân cư sông Hồng là hình ảnh Thánh Mẫu Liễu Hạnh – một trong tứ thánh bất tử của nền nếp đạo đức truyền thống của nền văn minh sông Hồng ( Tản Viên, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Bà Chúa Liễu) được tôn kính lập đền thờ khắp nơi, từ Bắc vào Nam, hình thành nên một nền nếp đạo đức truyền thống của văn minh sông Hồng trong quá trình tiếp nhận có chọn lọc nền văn minh Ấn Độ - Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, đánh đuổi các loại kẻ thù xâm lược để tồn tại và phát triển với câu ngạn ngữ bất hủ “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, với đạo lý bất di bất dịch trong truyện cổ dân gian Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu: “ Thà đui mà giữ đạo nhà, còn hơn có mắt ông cha không thờ”.

    1. Mẫu Liễu Hạnh và đạo mẫu Việt Nam:

    Trong tâm thức dân gian Việt luôn khẳng định sự trường tồn bất tử của dân tộc, giống nòi. Từ huyền thoại cha Rồng mẹ Tiên đến Tứ thánh bất tử: Đánh giặc là Thánh Gióng; chống lại thiên nhiên là Thánh Tản Viên Sơn; tự do yêu đương tạo lập gia đình hạnh phúc và sinh cơ lập nghiệp, làm thuốc chữa bệnh đảm bảo cuộc sống là Thánh Chử Đồng Tử, bên cạnh ba biểu tượng ấy cần thêm một vị nữa để cho “Cõi Nam thiên bất hòa tư”. Vị thánh ấy chính là Liễu Hạnh mà huyền thoại là người phụ nữ tiêu biểu có gốc là con gái nhà trời ba lần xuống trần. Lần thứ nhất đầu thai vào nhà họ Phạm đến 20 tuổi về trời. Lần thứ hai đầu thai làm con gái nhà Lê lấy chồng là con trai nhà Trần sinh được hai con. Đến năm 21 tuổi nhớ cha là Ngọc hoàng đã dặn chồng con ở lại còn mình thoát xác về trời. Lần thứ ba nhớ chồng con lại xin Ngọc hoàng cho xuống ngao du sơn thủy, giúp vua đánh giặc, dạy dân an cư lạc nghiệp. Lúc ở chùa Tiên (Lạng Sơn), lúc về Tây Hồ (Hà Nội) đàm đạo văn thơ với Trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan hoặc cùng hai thị nữ mở quán độ đường cho dân ở Sòng Sơn, Phố Cát (Thanh Hóa).

    Hình tượng Liễu Hạnh công chúa hiển thị một người phụ nữ trung, hiếu, tiết, nghĩa; một bà mẹ Việt Nam hoàn hảo sống mãi trong tâm thức dân gian, trở nên bất tử.

    Trong bốn vị thần linh bất tử, chỉ duy nhất Liễu Hạnh công chúa là nữ thần nên được dân gian tôn vinh là Mẫu để thờ phụng theo tín ngưỡng thờ mẫu thần và mẫu tứ phủ. Cùng với nhân thần như Vương Mẫu (mẹ Thánh Gióng), Quốc Mẫu (mẹ Âu cơ), Cung Từ Thánh Gióng (mẹ vua Lê Thái Tổ) còn các nhiên thần như Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thủy, Mẫu Thượng Ngàn (Tứ phủ), Mẫu Liễu Hạnh do có thân phận và đời sống gần gũi với nhân gian nên được thờ phụng ở nhiều nơi (đặc biệt có một lễ hội nổi tiếng là lễ hội Phủ Giầy ở Vụ Bản – Nam Định) như ở: Tây Hồ (Hà Nội), chùa Tiên (Lạng Sơn), điện Hòn Chén bên bờ sông Hương (Huế), đền Bắc Lệ (Hữu Lũng- Lạng Sơn)…

    Mẫu thuẫn là các nữ thần đã được phong tước như Vương Mẫu (mẹ Thánh Gióng), Quốc Mẫu (mẹ Âu Cơ), cung Từ Thánh Mẫu (mẹ vua Lê Thái Tổ). Mẫu tứ phủ là mẫu của bốn vùng, miền hình thành vũ trụ: Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền đất), Nhạc phủ (miền rừng núi), Thủy hay Thoải phủ (miền sông biển). Đứng đầu mỗi phủ là một vị thánh mẫu và đặt tên các bà là: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải phù hợp với cuộc di dân của người Việt từ rừng núi theo các dòng sông về sống hai bên bờ lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Chu, sông Lam… để canh tác lúa nước hình thành nền Văn minh lúa nước phát triển đến ngày nay.



    2. Đức Thánh Trần và lễ hội Kiếp Bạc:


    Trong tâm thức dân gian Việt còn một hình tượng người cha anh hùng dân tộc Thánh Trần Hưng Đạo mà không một đình, đền, chùa nào không có một ban thờ ngài. Dân gian gọi ngài bằng Đức Thánh bởi truyền thuyết kể rằng ngài là con trời, được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian đầu thai vào dòng dõi hoàng tộc nhà Trần để bình định giặc Nguyên- Mông đang có âm mưu tung vó ngựa viễn chinh hủy diệt loài người. Và chính ngài bằng văn trị, võ công siêu việt đã hai lần đại phá quân xâm lược Nguyên – Mông, được các nhà nghiên cứu khoa học lịch sử thế giới theo đề xuất của Hội khoa học Hoàng gia Anh quốc lựa chọn là một trong 10 danh tướng thế giới của mọi thời đại trong đó có một danh tướng còn sống ở thế kỷ XXI là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cũng trong dân gian đã định rằng: tháng tám giỗ cha- tháng ba giỗ mẹ để mở lễ hội tại nơi thờ chính Phủ Giầy (Nam Định) và Vạn Kiếp (Hải Dương). Người ta nô nức tề tựu dâng lễ cha, mẹ cầu tài, cầu lộc, cầu phúc, cầu an và chứng nghiệm rằng rất linh thiêng.

    Với ý nghĩa độc đáo và thiết thực ấy nên tín ngưỡng thờ Mẫu được coi là Đạo Mẫu ở Việt Nam. Từ trong hình thành và phát triển, Đạo Mẫu đã luôn đồng hành cùng dân tộc với ý nghĩa linh thiêng và cao cả nhất mà danh hiệu “ Các bà mẹ Việt Nam anh hùng” hiện đang được cả nước tôn vinh là minh chứng hùng hồn.

    Cùng với việc tôn thờ cha mẹ như trên, Đạo Mẫu đã gắn không quên từ các con của ngài là các vị tướng đáng giặc, từ đời Bà Trưng là hai nữ tướng Lê Chân, Bát Nàn, ông Hoàng Bơ (nhà Trần), ông Hoàng Bảy (nhà Lý), ông Hoàng Mười (nhà Lê), quan lớn tuần tranh (quan thanh tra của các triều đình) đến những danh dân, danh thần miền xuôi, miền ngược, nam- phụ-lão-ấu nếu có công danh đánh giặc cứu nước giúp dân đều được lập đền, lập miếu sắc phong và thờ tự. Do đó hình thành câu ca dao dân gian nổi tiếng cổ kim:

    Giúp dân dân lập miếu thờ
    Hại dân, dân đái ngập mồ thối xương

    Tưởng cũng là bài học đắt giá cho muôn mặt cuộc đời!


    Đó là kể về các vị thần bằng xương bằng thịt hiển hiện trong bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước.

    Dân tộc ta trong cuộc mưu sinh phải chống chọi với thú dữ, cuồng phong và hải tặc từ rừng đến biển nên cũng không quên ơn các vị thần núi, thần sông, thần cửa biển, ở nơi sinh sống của mình và chính các vị nhiên thần kể trên đã giúp nhân dân ta đứng vững trước mọi cơn phong ba bão táp, mọi loại côn trùng phá hoại mùa màng.

    Văn chương chữ nghĩa xưa nay có câu chữ nào hay hơn , linh thiêng hơn, hùng tráng hơn thành ngữ “Khí thiêng sông núi, hồn thiêng đất nước” để tỏ lòng tri ân với đối với các vị thần linh. Năm tháng qua đi nhưng dòng chảy nhân điện của các ngài vẫn luôn hiển hiện giúp chúng sinh vượt lên trên giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt để mãi mãi trường tồn. Sự linh thiêng ấy là có thật và còn mãi mãi hiển hiện trên mọi bước đường dựng nước và giữ nước của chúng ta. Chớ có ai mê lầm mà quên quay lưng lại với hồn thiêng giống nòi, khí thiêng sông núi.


    còn tiếp

    Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khoa học
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    II. Tục lên đồng, hầu đồng ở Việt Nam

    Trong dân gian đã thể hiện lòng tri ân đối với tiền nhân qua các tục lệ Giáng bút hoặc Lên đồng. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một sinh hoạt văn hóa sinh động và thiết thực đó là tục Lên đồng- Hầu đồng. Tuy nhiên, ở đây chỉ trình bày những nét đẹp về một tục lệ diễn xướng dân gian thông qua người diễn xướng (đồng cô, đồng cậu) nói về thân thế và sự nghiệp vì dân, vì nước của từng người một giúp mọi người tham gia lễ hội nhớ mãi người xưa, chuyện cũ trong không gian linh thiêng tại các phủ, đền thờ Mẫu, thờ Đức Thánh Trần. Do đó, qua năm tháng tục Lên đồng đã gắn với Đạo Mẫu như hình với bóng trở thành một bản sắc văn hóa tâm linh dân tộc rất đặc biệt thu hút sự say mê nghiên cứu của các văn hóa khắp nơi trong nước và trên thế giới. Giải nghĩa chứ đồn (từ Hán- Việt) và từ Nôm là cùng – nhập thế giới. Thần tiên, Thánh mẫu cầu tài, cầu lộc, cầu gia sự bình yên, khỏe mạnh, cầu cho quốc thái dân an… Và cứ mỗi lần Thánh nhập đến thăng (ra đi) được coi là kết thúc một giá đồng. Mỗi giá đồng được diễn xướng trong khoảng từ nửa giờ tới hàng giờ liền do Thánh thần; hoặc phải dày công thiền định mới có thể tiếp dẫn được nguồn năng lượng siêu nhiên ấy để nói ra được những lời Thánh phán. Đồng còn có một nghĩa khác là tiểu đồng, hoặc tiên đồng hầu hạ bên cạnh các vị đại Tiên, Thánh, nhận sự ủy thác nhờ cậy của chúng sinh những nguyện cầu về quốc thái dân an, về những khó khăn trong đời sống trần gian, mong được Thánh thần giải thoát. Vì vậy còn được gọi là hầu đồng, lên đồng.





    Không gian của lễ diễn xướng dân gian thường được diễn ra trước các cửa đền, cửa phủ nơi thờ Thánh, thờ Mẫu, trước sự hiện diện của các ngài, tại các đền phủ dựng tượng Thánh, tượng Mẫu sắp đặt theo nghi thức tam tòa Thánh Mẫu, ngũ vị Tiên Ông ở giữa. Đức Thánh Trần và nhị vị cô nương ở bên phải. Đức chúa Thượng ngàn ở bên trái. Dưới đất thờ quan Ngũ Hổ. Thứ tự và màu sắc trang phục đều tuân thủ quy luật âm- dương, ngũ hành và tư tưởng triết học phương Đông (xem phụ lục). Phải chăng sự sắp đặt hợp với quy luật tự nhiên như trên cộng đồng với các cây cao bóng cả trùm lên các ngôi đền đã hội tụ đủ các dòng sinh khí tốt làm cho chúng sinh hội tụ về được giải tỏa mọi bức xúc của đời thường để hướng tới cõi Chân- Thiện- Mỹ làm nên hạnh phúc cuộc đời?

    Tham gia lễ diễn xướng dân gian nhân vật chủ yếu là cô đồng (nữ) hoặc cậu đồng (nam). Đó là những người có căn hòa nhập cõi thiêng tứ phủ của Đạo Mẫu với các Mẫu hoặc với các ông Hoàng, bà Chúa, các cô bé, cậu bé để trình diễn trước chúng sinh hình ảnh các vị danh thần mà lịch sử ghi danh, dân gian ngưỡng mộ qua các trang phục quần, áo, nón, mũ, gươm đao, mái chèo, giày dép… Qua việc nhập hồn vào cõi thần thánh, tiếp dẫn những lời vàng ngọc cho chúng sinh thỏa mãn lòng mong mong ước được thăng hoa cùng thế giới thần tiên, được tiếp nhận những lời vàng ngọc của các ngài hầu vận dụng vào đời sống thường nhật hoặc được các ngài ban phước ban lộc để an ủi tâm linh lấy làm may mắn trong cuộc mưu sinh đến với Chân- Thiện- Mỹ. Cách hành lễ đặc biệt (lên đồng- hầu đồng) ấy vừa vui vừa lạ mắt lại rất dân gian như buổi các con (cô đồng, con nhang đệ tử) về với cha, mẹ. Lễ vật dâng lên không cầu kì, chỉ biểu trưng cho tấm lòng hiếu thảo đối với bề trên. Trong mỗi giá hầu Thánh, hầu Mẫu, các ngài lại ban phát lộc, ban phúc cho con cháu mọi sự như ý, cầu được ước thấy. Niềm vui ấy lan tỏa cho mọi chúng sinh đến trước cửa Mẫu phản ánh sinh động lẽ sống và tình cảm cao đẹp của con người.

    Trong những giá như thế, trước không gian linh thiêng và thành kính, người hầu đồng được thăng hoa siêu thoát cõi tiên, thánh, nhập vào cõi Thiện để phát và thu năng lượng vừa giải tỏa được những ức chế thường nhật và tiếp thu được sức mạnh của các đấng siêu nhiên không dễ gì có được.

    Điện thờ Mẫu trong tôn giáo thờ Mẫu từ trước khi ra đời (vào khoảng thế kỷ XVI mà mẫu Liễu Hạnh là tiêu biểu, là một bước phát triển so với thờ Phật nhát là thời kỳ Lý –Trần) biểu hiện mẫu Liễu Hạnh là một người mang dòng máu họ Lý lấy chồng họ Trần nên được dân gia tiếp nhận đưa vào thờ trong các chùa đã có từ trước theo ước lệ tiền Phật hậu Mẫu. Ngày nay khi vãn cảnh bất kỳ ngôi chùa nào ta cũng thấy có điện thờ Mẫu, thờ Thánh gọi là những ngôi đền (khác với đình thờ Thành hoàng và chùa thờ Phật). Đây cũng là những nét độc đáo của nền văn hóa tâm linh mang bản sắc Việt Nam, tiêu biểu là hai ngôi đền: Đền Kiếp Bạc (thờ cha) và Đền Phủ Giầy (thờ mẹ) thỏa mãn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ của nhân dân ta nói chung và của những người theo tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung. Ngoài ra, những người theo tín ngưỡng thờ Mẫu (theo Đạo Mẫu) còn có thể đến cầu nguyện thỏa mãn tâm linh tại nhiều đền thờ Mẫu ở khắp các địa phương là các ngôi chùa và các ngôi đền trong đó có những ngôi đền nổi tiếng được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa như: Đền Mẫu – Phủ Tây Hồ (Hà Nội), Đền Mẫu- Chùa Tiên (Lạng Sơn), Đền Mẫu- Phủ Công đồng Bắc Lệ (Lạng Sơn), Đền Cửa Ông (Quảng Ninh), Đền Thượng (Hà Tây), Đền Chính (Đa Hòa) và Dạ Trạch (Hưng Yên), Đền Sóc (Hà Nội), Đền Và (Sơn Tây), Đền Phủ Đổng (Hà Nội), Đền Mẫu Âu Cơ (Phú Thọ), Đền Mẫu (Hưng Yên), Đền Mẫu Động Cuông (Lào Cai)…


    Cùng với một hệ thống hàng trăm ngôi đền thờ Thiên thần, Thổ thần, Thủy thần, Sơn thần, Long thần… và hàng trăm ngôi đền trong hệ thống tín ngưỡng tứ phủ từng tôn tại từ thế kỷ XV đến nay được các triều đình phong kiến sắc phong và Nhà nước Việt Nam ngày nay gắn biển di tích lịch sử văn hóa minh chứng cho đạo nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” cao đẹp trong dòng chảy lịch sử truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

    Tại các lễ hội dân gian diễn ra trong những ngày húy kỵ các vị thần linh ở các cửa đền, cửa chùa, ngoài các trò chơi dân gian thường có tục diễn xướng dân gian kể về công tích của các vị thần thánh khắc sâu đạo lý uống nước nhớ nguồn và cầu mong quốc thái dân an của đệ tử theo tín ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ. Trong tâm linh các đệ tử theo đạo Mẫu thì đây là dịp để các vị thần linh giáng về hiển hiện trước lễ hội chứng kiến tâm thành của con cháu để ban phúc, ban lộc, đáp ứng sở nguyện của chúng sinh về quốc thái dân an, gia đình và cá nhân thành đạt, hạnh phúc.

    Tùy theo hoàn cảnh từng nơi, từng vùng, lễ diễn xướng như trên có thể diễn ra hàng giờ hoặc nhiều giờ, có khi kéo dài đến nửa đêm đều do chủ lễ hoặc chủ nhang và các thanh đồng thể hiện và quyết định.

    Ngoài ra còn có các lễ định kỳ hoặc thường kỳ khác theo ước định của tín ngưỡng thờ Mẫu như sau:

    Lễ xông đền.
    Lễ hầu thượng nguyên vào đầu năm mới- mùa xuân. Trong đó quan trọng nhất là tháng Ba- giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh hay còn gọi là giỗ Mẹ.
    Lễ hầu nhập hạ vào tháng Tư và lễ hầu tán hạ vào tháng Bẩy.
    Lễ tháng Tám là giỗ vua cha Bát Hải và giỗ Đức Thánh Trần hay còn gọi là giỗ Cha.
    Thực hành nghi lễ hầu đồng của đạo tứ phủ

    Trong các kỳ lễ như vậy thủ nhang quản lý các đền chùa đều tổ chức hầu đồng (lên đồng) cho các thanh đồng và các đệ tử theo tín ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ (đạo Mẫu) thực hiện nghi lễ nhập hồn (vong linh) các vị thánh tứ phủ vào mình để phán truyền (dạy bảo) đệ tử tu nhân tích đức hành thiện với đời hoặc ban phúc, lộc thọ cho họ lấy làm an ủi trong cõi tâm linh trước mọi bất kỳ đến nay (XV- XXI) vẫn còn ứng nghiệm đối với những người thành tâm hoặc tâm trong (sạch, sáng, không nhiễm bụi trần). Nhiều thanh đồng càng trải qua quá trình tu tập thiền định (ăn chay niệm phật) lâu năm càng dễ thực hành nghi lễ nhập hồn các vị thánh tứ phủ và càng được đông đảo các đệ tử tín nhiệm tin theo. Không chỉ các đệ tử mà ở nhiều đền, phủ, chùa chiền đều có tổ chức lên đồng (hầu bóng) còn thu hút rất đông khách thập phương theo về để vãn cảnh, để thỏa mãn nghệ thuật diễn xướng dân gian qua các diễn xuất múa và các lời ca minh họa chân dung và công lao cứu dân cứu nước, cứu khốn phò nguy của các vị thánh từng hiện hữu trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, đánh đuổi các loại kẻ thù xâm lược.

    Trong số khách thập phương đến với các cửa phủ của tín ngưỡng thờ Mẫu (đạo Mẫu) có đủ các thành phần từ cụ đồ nho, phật tử, trang tử đến các đạo giáo khác và các nhà khoa học, trí thức ở nhiều châu lục… nên có thể coi là một bức tranh đẹp biểu hiện tình đoàn kết các tôn giáo, dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt tự cổ chí kim. Bởi vì đứng trước Mẫu tứ phủ ( tiêu biểu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh) người ta như được đứng trước sự sinh sôi nảy nở - nguyên lý bất diệt của sự sống – mà mình hằng hướng tới, đứng trước sự bao dung, nhân ái, che chở của bà mẹ nhân từ không ai có thể nhân danh gì, phân biệt gì khi đứng trước mẹ hiền.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Quá trình thực thi nghi lễ nhập hồn các vị Thánh Mẫu, các Đức Ông, các Quan, các Chầu vào các thanh đồng để đáp ứng nguyện vọng cầu quốc thái dân an, cầu phúc lộc thọ, giải oan giải nghiệt của các đệ tử theo tín ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ lần lượt diễn xướng gọi là ba mươi sáu giá đồng. Trong cuộc mưu sinh của con người con số 36 có lẽ phản ánh sự cực thịnh của âm- dương, ngũ hành. Song tùy nơi, túy lúc các giá tiêu biểu nhất đáp ứng chung những nguyện vọng cần thiết nhất của đệ tử khi dâng sớ hoặc cầu khấn Thánh Mẫu, nhất là với các quan hành khiển, các ông Hoàng, các cô bơ, cô bé, cậu bé hầu cận tiếp nhận theo thứ tự giống như từ cung đình đến gia tộc thường thấy. Ví dụ một số giá hầu đồng tiêu biểu linh nghiệm trong thập vị tôn ông, thập vị chầu bà:

    1. Giá chúa thác bờ:

    … Khắp mọi miền kêu cầu vọng bái
    Ai lỗi lầm chúa đoái lòng thương
    Dù ai duyên số dở dang
    Lòng thành thắp một nén nhang kêu cầu
    Nếu đã nguyện sở cầu tất ứng
    Độ cho người phúc đẳng hà sa
    Dù ai vận hạn chưa qua
    Chúa độ cho tai qua nạn khỏi
    Cứu cho người khỏi cõi trầm luân
    Nước tiên tẩy hất bụi trần
    Thanh cao rồi lại mười phần thanh cao…

    2. Giá Mẫu thượng ngàn:

    … Anh linh đã có tiếng đồn (thượng đẳng tối linh thần)
    Sấm ran mặt bể mưa trên đầu nguồn…
    Vốn dòng công chúa thiên thai
    Giáng sinh hạ giới chuyện cai thượng ngàn
    … Yêu ai tài lộc Mẫu ban
    Ghét ai cách nửa bàn chân cũng lìa
    Mẫu về giáng phúc từ trung
    Cung từ đệ tử khang minh thọ trường

    3. Giá ông Hoàng bơ thoải:

    Ghế ông bao lễ lòng thành
    Kim ngân sớ bạc để trình đến đây
    Nhất tâm cầu phật khấn thần
    Nhần lòng giữ đức muôn phần tốt tươi
    Ai biết phép gia tài ban lộc
    Độ cho người văn học thông minh
    Những ai hữu ý nhiệt thành
    Độ cho lạc nghiệp, nông canh thuận đường.

    4. Giá ông Hoàng Bảy Bảo Hà:

    Sử còn chép Bảo Hà thắng tích
    Ông Hoàng Bảy đích thực trung quân
    Tiếng thơm để khắp trần gian
    Cương thường dựng nước ra công diệt thù
    Đã đứng lên cầm cân nảy mực
    Mất chữ Tân thì tội phải mang
    Lưới trời bủa khắp bốn phương
    Hạt nhân, nhân hại không đường thoát thân
    Đừng ai khỏe trọn vẹn trăm phần
    Chữ Đức chưa tốt ông Bảy cân sao cho bằng
    Ông khuyên đừng khinh kẻ bần hàn
    Đức mà đã tốt ông ban vẻ vang cho đời đời
    Quan Hoàng Bảy trấn miền Bắc địa
    Hợp binh hùng lục thủy thao giang
    Quân cơ mưu lược luận bàn
    Doanh thu thường có hai hoàng vào ra.

    5. Giá ông Hoàng Mười Nghệ An:

    Vung gươm yên ngựa phất cờ
    Ra tay gìn giữ cõi bờ Việt Nam
    Ông Hoàng Mười ra tay giữ nước
    Ông đi tới đâu giặc phải tan ngay
    Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây
    Sông Lam hết nước thì đền ông đây mới hết lộc tài.

    6. Giá quan đệ ngũ- Quan lớn tuần tranh:

    Tung hoành đệ ngũ tuần tranh
    Trừ tà sát quỷ lừng danh tướng tài
    Thiện sinh văn võ gồm hai
    Quan tuần đệ ngũ đấng trai anh hùng
    Đêm ngày giữ đạo thủy cung
    Đợi lệnh cửu trùng cứu độ sinh nhân
    Ai mà cầu nhân đắc nhân
    Ai mà cầu đắc phúc bản thân điều hòa
    Ông kiêm tam giới các tòa
    Phù hộ đệ tử thiên niên hài hòa
    Một là giáng phúc trừ tà
    Hài là bản hội các nhà thịnh hưng
    Giúp cho buôn bán trăm đường
    Tiền tài lưu loát bạc vàng đắc sinh
    Giúp cho phú quốc dân an
    Can qua thoát nạn thanh bình nơi nơi.

    7. Giá cô bé Thượng- công đồng Bắc Lệ

    Có ai lên Lạng Sơn châu thổ
    Hỏi thăm đền Chầu bé nơi nào
    Hỏi thăm Bắc Lệ mà vào
    Đền thờ Chầu Bé thấp cao mấy tầng
    … Tiên Chầu Bé vâng lời Mẫu Thượng
    Hái thuốc tiên độ lượng nơi nơi
    Độ cho tuế cựa Xuân lai
    Cửa nhà khang thái phúc lai hạn trừ
    Tâu lên Bắc Lệ linh từ.

    8. Giá Chầu Lục- Chầu Mười Đồng Mỏ:

    Ai lên Đồng Mỏ- Chi Lăng
    Nhớ người nữ kiệt cứu dân tiền triều
    Nước non gặp vận hiểm nghèo
    Chầu Mười Đồng Mỏ sớm chiều xông pha
    Vốn người sinh quán Mỏ Ba
    Cầm dao nối dõi nghiệp nhà dao cung
    Vua Lê Thái Tổ trùng hưng
    Theo vua dẹp giặc Liễu Thăng đi đầu
    Vua sai trấn giữ các châu
    Sơn trang các tướng nghe chầu giao binh
    Mười đông chiến trận tung hoành
    Đánh tan giặc dữ triều đình phong công
    Chầu về trở lại sơn trang
    Giúp dân lập ấp trong vùng Mỏ Ba
    Đức tài dậy khắp gần xa
    Bản mường thôn ấp trẻ già đội ơn.

    9. Giá quan Đệ Tam- Lảnh Giang Yên Lệnh Hưng Yên:

    Thỉnh mời quan lớn đệ tam
    Phương phi diện mạo tòa Lảnh Giang linh từ
    Ngài là con vua Bát Hải Động Đình
    Phong tôn hiệu đệ Tam Hoàng Thái tử
    Văn thần cải tú, võ tổng lược thao
    Danh quan lớn vang lừng trong tứ hải
    Một tay hoàng tử vương quan
    Cứu sinh cũng lắm, giải oan cũng nhiều


    Đó là các giá hầu do các thanh đồng thực hiện tại các đền phủ thỏa mãn việc dâng sớ kêu cầu và tiếp cận chân linh các đệ tử thờ mẫu tứ phủ. Cũng có một số đệ tử tự mình tham thiện nhập định tiếp cận chân linh các mẫu, các quan, các cô, các cậu để được tự mình nhập hồn vào các bậc tiền nhân để thỏa mãn tâm linh tôn thờ các thần thánh cũng được các thủ nhan, thanh đồng giúp sức thực hiện tại bản đền, bản phủ và được tín các tín đồ Đạo Mẫu (còn gọi là con nhang, đệ tử) tham gia.

    Để tái hiện hình ảnh các vị thần, thánh có tên trong Đạo Mẫu tứ phủ các thánh đồng trong mỗi giá đều phải sử dụng một loại trang phục tương ứng từ trang phục đến võ phục, từ khăn mũ đến giầy dép và các đồ trang sức cùng với các màu sắc tương ứng với các vị thần cai quản tứ phủ như Thiên – đỏ, Địa – vàng, Thượng ngàn- xanh lá, Thủy- trắng. Qua đó các con nhang đệ tử và những người hâm mộ được tiếp cận các vị thần, thánh một cách trực diện, biểu hiện và những lời Thánh phán càng có sức thuyết phục cao, thỏa mãn tâm linh con người. Giá trị thẩm mỹ của trang phục dân tộc cổ truyền độc đáo được phát huy một cách tối đa.

    Ngoài trang phục các thanh đồng hoặc người hầu đồng sử dụng kể trên, khi nhập hồn các vị thánh thần con phải thể hiện như thật các động tác tay chân và biểu hiện nét mặt từng vị. Nếu thánh nhập đồng là các quan lớn, các ông hoàng (10 giá chầu) thì động tác phải thể hiện oai nghiêm, hùng dũng cùng với các động tác múa, đao, gậy, kiếm như đang chiến đấu diệt giặc ngoại xâm. Các con nhang đệ tử vừa nghe lời ca diễn tả hình ảnh các ngài như được thấy các ngài đang hiện diện càng tưởng nhớ sâu sắc các bậc tiền nhân đã chiến đấu anh dũng hi sinh vì dân, vì nước, càng thấm đượm ý nghĩa lớn lao “uống nước nhớ nguồn” càng hy vọng vào sự linh thiêng của các ngài từ cõi xa xăm trở về độ cho con cháu tai qua nạn khỏi trước những khó khăn của cuộc sống hàng ngày. Song nếu thánh nhập hồn vào các thanh đồng hoặc người hầu đồng lại là các chầu bà (12 giá chầu) hoặc chầu cô bé (10 giá) thì phải biểu hiện bằng sự dịu dàng, duyên dáng qua nét mặt, ánh mắt, dáng điệu, cử hcir nữ tính cùng các điệu múa quạt, dệt gấm, thuê hoa, múa nón, múa chèo đò, hái chè, bắt bướm… cùng với các làn điệu hát văn bay bổng nhặt khoan diễn tả miền sông nước, miền đông hay miền sơn cước nơi các đền, miếu thờ các vị thánh thần từng hiển linh cứu dân, cứu nước đã được dân chúng ngưỡng mộ, triều đình phong kiến sắc phong và Nhà nước ta công nhận di tích lịch sử văn hóa.

    Không gian trầm mặc nơi các cửa đền cửa phủ phảng phất mùi hương khói thơm lan tỏa cùng với sự nhập hồn các vị thần thánh vào các thanh đồng được diễn xướng trên khiến các con nhang đệ tử Đạo mẫu tứ phủ và công chúng tham dự như được hòa vào quá khứ, tiếp nhận sự phán truyền về đạo lý làm người, về tương lai cuộc sống của các vị thần linh cho chính bản thân mình. Đó cũng là những giây phút thăng hoa trong tâm hồn trước nỗi bức xúc của đời sống thường nhật – một liệu pháp tâm lý độc đáo. Trong dân gian đã có những ghi nhận rằng:

    Ở các đền, phủ nào có các thủ nhang và thanh đồng thành tâm thờ phật, thờ mẫu, ăn chay, niệm phật, tu thiền đat tới mức nhập lai trí huệ, vô thường, vô ngã, vô minh (tâm trong suốt) thì có thể đến với các vị thần thánh. Đền phủ nào là nơi giúp sức cho sự giải thoát những khổ đau của chúng sinh, hướng chúng sinh đến được Chân- Thiện- Mỹ thì sẽ được các ngài giáng về bảo ban, che chở cho cuộc sống bình an. Ở những nơi người ta từ trong tâm linh của mình tiếp nhận được những nguồn năng lượng siêu nhiên trong vũ trụ để nhận ra rằng đã tiếp cận được các ngài, đã được các ngài ban phúc lộc thọ, song đó cũng chỉ là linh hồn thiêng hiện về. Trong cộng đồng dân tộc gọi đó là những đền thiêng, những thanh đồng và thủ nhang cao tay được đông đảo con nhang đệ tử tín ngưỡng Đạo mẫu tứ phủ tìm đến hoặc theo về; có người còn đội bát nhang theo hầu các mẫu, các quan lớn, các ông hoàng.

    Hầu đồng – Lên đồng là một hình thức biểu hiện đặc biệt của tín ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ chứa đựng trong lòng nó sức mạnh vô hình, thiêng liêng qua cách nhập hồn các vị thánh thần có thật trong lịch sử, đáp ứng được đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng dân tộc.

    Cách tiếp cận vong linh của các vị thần thánh bằng cách giá đồng do các thanh đồng, người hầu đồng hát múa với các trang phục và màu sắc dân tộc độc đáo đã là cách lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc một cách sinh động và đầy ấn tượng sâu đậm trong lòng người hâm mộ.

    Đạo mẫu và tín ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ với hình thức biểu hiện đặc biệt kể trên ra đời từ thế kỷ XV- XVI tiếp theo các đạo Nho, Phật, Lão trước đó và tồn tại đến ngày nay chứng tỏ rằng các vị thần thánh được diễn tả trong các giá đồng từng là vị tướng đánh giặc cứu nước, từng là các vị thần tuy đã qua đời nhưng vẫn còn hiển linh cứu nhân độ thế đã và đang tồn tại trong thế giới tâm linh của nhân dân ta. Từ nhiều thế kỷ nay trong đời sống tâm linh của nhân dân ta đã dùng hình thức hầu đồng vừa là sinh hoạt diễn xướng văn nghệ dân gian vừa là để nhập hồn các vị thần linh hiển linh cứu nhân độ thế.

    Chưa ở đâu trên thế giới này có một hình thức tiếp cận vong linh những người đã khuất đặc biệt độc đáo đến như vậy. Gạt ra một bên mặt trái của sự việc, một sự vật hay cả một con người, chúng ta sẽ có một cái nhìn chân thực về giá trị văn hóa tâm linh đặc biệt độc đáo xuất sắc – nghi lễ thực hành của đạo Mẫu tứ phủ - nghi lễ hầu đồng – lên đồng – văn hóa tâm linh.

    Tài liệu tham khảo để viết bài:

    Thần linh đất Việt – Vũ Thanh Sơn – NXB Văn hóa Dân tộc, H.2002.
    Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam – Học viện CTQG Hồ CHí Minh, H.2000.
    Tuyển các bài hát văn chọn lọc – Vua cha Bát Hải – Tài liệu sưu tầm.
    Văn Cát Thần nữ- nhiều tác giả - NXB Văn Hóa Dân Tộc. H.1990.
    Xuân Thiên khánh tiệc Địa tiên thánh mẫu – Nguyễn Khiết Linh từ- 102 Hàng Bạc- Hà Nội –VCD 1,2,3
    Vân tiên thánh mẫu tam thế giáng sinh – NXB Văn hóa Thông tin, H.2000
    Một số già đồng thực hiện tại Đền Sơn Hải – Thờ Đức Thánh Trần và các gia tướng, Gia Trần triều- Chương Dương- Hoàn Kiếm- Hà Nội.
    Khánh thành điện mới – DVD- Thanh đồng Nguyễn Văn Hà- 13 Trần Nguyên Hãn- Hải Phòng thực hiện.
    Văn hóa Thánh mẫu- Đặng Văn Lung – NXB Văn hóa Thông tin, H.2004. Và nhiều báo chí phổ thông khác…


    Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khoa học
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #4

    Mặc định

    lại mấy tay nhà báo với nghiên cứu, đã ko phải giới tu luyện thì chớ lai còn phán hơn cả thánh phán

  5. #5

    Mặc định

    Những điều này giống như là nguyên lý, còn thực hành tất sẽ khác. Đừng báng bổ!!!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 07-10-2010, 06:20 PM
  2. Bàn về bản chất của linh hồn trường vong
    By Bin571 in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 08-09-2010, 03:55 PM
  3. ngũ bộ chú độ thoát vong linh
    By minhthien in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 14-01-2010, 07:10 PM
  4. pháp đàn siêu độ vong linh từ trong địa ngục
    By minhthien in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 8
    Bài mới gởi: 12-01-2010, 06:34 PM
  5. Gặp vong linh người thân
    By Bin571 in forum Ngoại cảm - Khả năng đặc biệt
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 15-10-2007, 08:22 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •