Chứng cứ của thần giao cách cảm

Bạn có khả năng ngoại cảm không? Bạn có thể tự kiểm tra như thế nào? Ngoại cảm ngày càng thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu. Sau đây là những câu chuyện có thật về ngoại cảm và sự "mổ xẻ" của giới khoa học đối với hiện tượng này...

Không chỉ là "độc quyền" của loài người, thần giao cách cảm cũng xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau trong thế giới động vật. Một chú sói con lạc bầy hoặc mải mê đuổi theo mồi, mẹ của chú ngẩng cao đầu và dõi mắt nhìn chăm chú theo hướng của đứa con tinh nghịch, lập tức bầy sói con dừng lại và xoay người quay về với mẹ dù cách xa hàng trăm dặm. Đối với những loài sâu bọ sống quây quần thành đàn khác, thần giao cách cảm giúp chúng thông báo cho nhau mối nguy hiểm. Qua quan sát của nhiều nhà sinh học hàng đầu, loài kiến có một hệ thống giao tiếp với nhau khác hẳn các kiểu truyền tin thông thường. Còn ở chúng ta, loài sinh vật tiến hoá nhất thì sao?

Ngoại cảm ở con người

Thời điểm tốt nhất để con người thể hiện khả năng thần giao cách cảm rõ rệt là khi cơ thể trong tình trạng căng thẳng. Các hormone adrenaline và noradrenalline (làm tăng nhịp tim và lượng đường huyết) tiết ra một lượng lớn vào những lúc xúc cảm đạt cao độ. Thí nghiệm cho thấy những lần "xuất hiện khủng hoảng" làm cho tín hiệu thần giao cách cảm được truyền đi mạnh nhất. Các nghiên cứu thần học nghiêm túc đầu tiên vào thập niên 1880 kết luận rằng: đa số trường hợp thấy "ma quỷ" là sự hiện ảnh của người sống nhưng bị thương nặng hay sắp tử vong. Trong hai cuộc chiến tranh thế giới, số binh lính chết trên chiến trận nhiều vô kể, đó cũng là lúc hiện tượng thần giao cách cảm rộ lên. Một goá phụ kể lại: "Trong Chiến Tranh Thế Giới Lần II, chồng tôi được gọi nhập ngũ và đưa ra nước ngoài vào tháng 12-1941. Một đêm đang nằm trằn trọc, tôi nghe thấy tiếng gõ cửa, rồi tiếng chìa khoá tra vào ổ cửa phòng. Thoáng sau, chồng tôi đứng cạnh giường, nhìn tôi, hôn má tôi, nắm tay tôi rồi biến mất. Mãi đến nằm 1945, tôi mới nhận được giấy báo tử: chồng tôi chết tại trại tù binh chiến tranh ở Viễn Đông vào tháng 4-1942. Đó cũng là thời điểm tôi mơ thấy giấc mơ kỳ lạ ấy."

Giấc mơ là nguồn phong phú của những điều huyền bí. Trong giấc ngủ, tiếng động của thế giới bên ngoài giảm hẳn, tạo điều kiện cho cảm giác tinh tế hoạt động tự do hơn. Điều này giải thích cho việc tiếp xúc với thần giao cách cảm trong giấc ngủ và cả nhiều trường hợp "tiên tri như thần" qua giấc mơ của những người chẳng hề có khả năng thần học. Kết quả từ các thí nghiệm tại Trung tâm ý khoa Mamonides, New York, là bằng chứng khó bác bỏ của thần giao cách cảm khi mơ. Các đối tượng trong trạng thái ngủ đã đạt điểm khá cao trong thí nghiệm "đoán thể hình" - cách kiểm tra khả năng ngoại cảm thông dụng. Lần đầu tiên, 25 thẻ hình với 5 biểu tượng (ngôi sao, chữ thập, hình vuông, hình tròn, đường gợn sóng) được sử dụng tại Đại học Duke, bang Bắc Carolina (Mỹ) vào thập niên 1930.

Theo quy luật xác suất, kỳ vọng xác suất chuẩn là 1/5 (tức đoán trúng, một thẻ trong 5 lần thử nghiệm). Một khi tỷ lệ thành công của đối tượng thí nghiệm vượt trên kỳ vọng thì cần phải xem xét khả năng ngoại cảm của họ. Vậy bao nhiêu điểm đạt được mới đáng quan tâm? Các nhà siêu tâm lý học chỉ xem đó là bằng chứng ngoại cảm khi tỷ lệ "đoán thể hình" thành công trên 90%. Tuy nhiên, các kiểm tra trên không phản ánh được bản chất gắn liền với xúc cảm cu/a thần giao cách cảm. Những điều kiện trong các phòng thí nghiệm trang nghiêm hoặc việc sử dụng thẻ hình "vô tri vô giác" không phải là phương cách lý tưởng để nghiên cứu một hiện tượng ngoại cảm xảy đến hết sức tự nhiên.

Cũng trong thử nghiệm "đóan thẻ hình" - đối tượng không nêu tên mình trong thẻ mà chỉ "lẳng lặng" chọn đúng tấm thẻ đó cùng lúc với một người khác. Một nhà nghiên cứu Mỹ đã lưu ý hiện tượng này vào năm 1971, sau khi tra cứu các kết quả thí nghiệm được tiến hành từ năm 1939, sau đó nhiều người khác đã tìm thấy hiện tượng tương tự trong các thí nghiệm của riêng họ. Theo giả thiết, có lẽ "người nhận" đã được truyền đến một "bức thông điệp không lời" để thông báo tư tưởng của "người truyền". Mối nối vô hình ấy thường xuất hiện giữa những người có mối quan hệ thân thiết, nhất là các cặp song sinh. Năm 1962, cặp chị em 32 tuổi nhà Eller cùng được đưa vào bệnh viên tâm thần tại Bắc Carolina (Mỹ) với chẩn đoán tâm thần phân liệt. Bất chấp việc hai người phản đối dữ dội, bệnh viện bố trí họ ở hai trại khác nhau. Điều đáng tiếc đã xảy ra: cả hai cùng chết một lúc ngay đêm đầu tiên bị tách nhau. Tư thế của hai người co quắp như bào thai trong bụng mẹ, còn nguyên nhân tử vong vẫn là điều bí ẩn. Nhiều cặp song sinh được tách rời nhau vào lúc chào đời, nhưng họ vẫn sống và trưởng thành với những chặng đường tương tự nhau đáng ngạc nhiên. Giữa những người thân thích như mẹ - con, bạn thân, "sợi dây" thần giao cách cảm vô hình được thiết lập từ lúc nào. Một cậu bé 10 tuổi khám phá là mình có thể "nói chuyện bằng mắt" với người bạn thân nhất gần nhà. Sau khi cha mẹ dời nhà đến chỗ khác, cậu thức giấc vào một buổi sớm vì đau đầu kinh khủng. Cùng thời điểm đó, một chiếc xe tải đã cán chết người bạn thân của cậu. Các trường hợp tương tự nhiều đến nỗi khó lòng lý giải đơn thuần rằng đó là sự trùng hợp.

Ngành nghiên cứu ngoại cảm

Trước nhiều bằng chứng đáng chú ý của ngoại cảm, người ta bắt đầu mở hẳn một ngành nghiên cứu lĩnh vực này. Trong trạng thái Ganzfeld (tỉnh táo nhưng hết sức thư giãn), các xung nhận thức bình thường dội vào não bị đưa đi càng xa càng tốt. Đối tượng ngồi trên tấm nệm êm ái, tai đeo ống nghe (headphone), mắt bịt bằng hai quả bóng bàn trong căn phòng toàn ánh sáng màu đỏ. Đối tượng chỉ nhìn thấy một màu hồng khuếch tán. Bằng cách ngăn mọi tín hiệu đến các giác quan khác, kỹ thuật này cho phép não tập trung vào các tần số yếu hơn của tâm linh. Một số nhà nghiên cứu khẳng định kết quả thí nghiệm trong trạng thái Ganzfeld tốt hơn nhiều, khả năng ngoại cảm tăng lên đáng kể.

"Người gửi" không chỉ đơn thuần truyền đi các hình ảnh đơn giản nữa mà họ thử "gửi" một bức hình màu qua "đường thần giao cách cảm" đến "người nhận" tại nơi khác và đạt được kết quả tốt. Cơ quan tình báo Mỹ (CIA) cũng tiến hành nghiên cứu ngoại cảm trong một dự án từ năm 1937 đến 1975 tại Viện nghiên cứu Stanford. Do lo sợ Liên Xô (cũ) khai thác và tiến trước trong lĩnh vực tâm linh, Mỹ cung cấp ngân quỹ cho nhiều thí nghiệm như truyền về địa điểm của tàu ngầm Liên Xô, vị trí các khu quân sự...

Với sự giúp sức của một chuyên gia về Laser tinh mắt, nhiều "người nhận" cho biết họ "trông thấy" điạ điểm được truyền đến chỉ bằng các tham chiếu trên toạ độ bản đồ. Dù chiến tranh lạnh đã chấm dứt, nhưng việc nghiên cứu tiềm lực của ngoại cảm vẫn tiếp tục tại các siêu cường và cả ở Israel. Ngoại cảm trở thành một công cụ tình báo quan trọng của nhiều cơ quan mật vụ trên thế giới. Những chuyên viên được tuyển mộ phải qua kiểm tra ngoại cảm và tỉ lệ thành công phải trên 30.000 lần.