Sẽ biến đổi giới tính nếu dùng túi nilon?Những loại túi nilon tái chế hoặc hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa DOP (dioctin phatalat) cực độc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam. Trẻ em bị nhiễm chất này lâu dài có thể thay đổi giới tính: các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam; còn bé gái có nguy cơ dậy thì quá sớm.

PGS TS Phạm Gia Điềm, Giám đốc Trung tâm Công nghệ hóa dược, hóa sinh hữu cơ cho biết: Trong túi nilon có chất hóa dẻo, kim loại nặng, phẩm màu… là chất cực kỳ nguy hiểm. Bởi sau một thời gian tích tụ đủ lượng, sẽ quay sang tấn công cơ thể con người.

Nhiều thành phần độc hại

Theo PGS Phạm Gia Điềm, ở nước ta, túi nilon thường được sản xuất, tái chế từ túi nilon, nhựa đã qua sử dụng bằng công nghệ rất thủ công. Trong quá trình sản xuất, người ta trộn thêm nhiều loại hóa chất để làm tăng độ dẻo và bền của sản phẩm.

Một số loại túi nilon được làm từ chất dẻo polyvinyl có các phân tử đơn lẻ polyvinyl có khả năng gây ung thư. Một số loại được sản xuất từ chất liệu nhựa rất độc hại với sức khoẻ con người. “Các loại túi nilon màu, bền dai có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, clohydric gây tác hại cho não và ung thư phổi”, PGS Điềm khẳng định.

Sử dụng túi nilon để dựng thực phẩm chua có tính axit như dưa muối, cà muối có thể tạo ra muối thủy ngân gây ngộ độc và ung thư.

PGS.TS Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học cho biết, trước đây, viện này đã cho kiểm nghiệm hai mẫu thìa nhựa (loại nhựa cao cấp hơn để làm túi nilon) thì thấy hàm lượng chì (26 mg một kg), cadimi (1mg một kg) và các chất độc khác cao gấp nhiều lần mức cho phép.

Đặc biệt, khi quan sát bằng kính hiển vi, các chuyên gia còn thấy còn có carbonat được trộn lẫn với hàm lượng trên 20%, trong khi đó mẫu của nước ngoài là 0%. Carbonat có nhiều trong sản phẩm sẽ làm tăng thêm hàm lượng kim loại nặng. Trong các loại thìa trên còn có nhiều ô rỗng là nơi trú ngụ của vi khuẩn gây bệnh. “Do vậy, nếu túi nilon và đồ đựng thức ăn nhựa làm từ rác thải y tế thì nguy cơ độc hại và nhiễm bệnh sẽ cao gấp nhiều lần”, PGS Sung cảnh báo.

Gây ung thư, biến đổi giới tính

PGS TS Nguyễn Hữu Hoan, Trung tâm Phân tích và xử lý môi trường, Viện Hóa học công nghiệp cho biết, phần lớn túi nilon ở Việt Nam được sản xuất từ nhựa, nilon tái chế song lại không hề khuyến cáo cho người tiêu dùng cách sử dụng và tác hại. Do vậy, nhiều người vẫn vô tư dùng túi nilon đựng thực phẩm bất kể nóng, lạnh…mà không biết biết rằng ở nhiệt độ 70 - 80oC, phụ gia chứa trong đó sẽ hòa tan vào thực phẩm.

Trong đó, chất phụ gia hóa dẻo TOCP (triorthocresylphosphat, chất hóa dẻo) có thể làm tổn thương và làm thoái hoá thần kinh ngoại biên và tuỷ sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây ra một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó.

Những loại túi nilon tái chế hoặc hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa DOP (dioctin phatalat) cực độc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam. Trẻ em bị nhiễm chất này lâu dài có thể thay đổi giới tính: các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam; còn bé gái có nguy cơ dậy thì quá sớm.
“Polymer là loại chất có thời gian phân giải hàng chục, thậm chí hàng trăm năm. Do vậy chúng không gây đột tử ngay mà tích tụ trong cơ thể (không thể tiêu hóa) dẫn đến đầy bụng, gây khó tiêu, chán ăn…”, PGS Phạm Gia Điềm phân tích.

PGS Điềm lưu ý, nếu sử dụng để đựng các thực phẩm chua có tính axit như dưa muối, cà muối hoặc thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nilon sẽ tách khỏi thành phần nhựa lớn gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, axit axetic hoặc axit lactic ở trong dưa cà... sẽ hoà tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ngộ độc và ung thư.

Nilon được làm từ vật liệu polymer rất khó phân hủy nên trên thế giới đang có xu hướng thay thế nó bằng vật liệu khác, tiến tới cấm sử dụng. Việc chôn lấp túi nilon gây ảnh hưởng đến môi trường nước, còn nếu đốt sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và ruran gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ...

PGS TS Phạm Gia Điềm, Giám đốc Trung tâm Công nghệ hóa dược, hóa sinh hữu cơ.