Trích dẫn Nguyên văn bởi DaiBatNha Xem Bài Gởi
bạn mattroidole co suy nghĩ vậy là đúng. đây là một nhận định rất chánh kiến và đúng đắn. phong tục khai quang điểm nhãn xuất phát từ phong tục của trugn hoa mà bắt đầu từ tục vẽ tròng mắt (điểm nhãn) cho con lân dủng để múa trong các lễ hội.
một con lân khi làm xong thì chưa vẽ mắt nên nó chưa có thần, người làm ra con lân phải qua một thủ tục quan trọng là điểm nhãn cho con lân thì lân mới có thần. ngày xưa, ngoài trừ quan lại đương thời thì chỉ có hàng tăng lữ, đạo sĩ trong xã hội là có tài họa bút, do được học cầm kỳ thi họa từ nhỏ nên nét vẽ sắc sảo và điêu luyện. do vậy mà chấm mắt lân rất khéo và trông rất có thần, nên thường trong các dịp lễ hội người ta thường thỉnh các vị thầy có đức cao trọng vọng, điểm nhãn lân để con lân có linh khi, cò thể mang tài lộc đến cho mọi người. sau này phong tục này cũng được dùng để vẽ mắt cho các tượng thờ. từ đó xuất hiện tục khai quang điểm nhãn.
thật sự nếu nói ra ta có thể khai quang điểm nhãn cho lân, cho rồng, hay ông địa ông thần tài thì còn dám, chứ dùng từ khai quang điểm nhãn cho các vị bồ tát lớn cỡ như bồ tát quán âm thì ai có đủ đức hạnh để làm, nên chỉ cần thành tâm thỉnh về thờ cho trang nghiêm tức thì tâm ta chiêu cảm với các vị phật, bồ tát tức thì chư vị sẽ quang giáng đạo tràng mà an vị. đó chính là hóa thân Phật và Bồ Tát
vấn đề khai quang điểm nhãn tượng phật rất phức tạp, công phu, cần phải lập đàn thỉnh phật và có đầy đủ pháp khí, trong đó quan trọng nhất là cái Kính đàn. điều này chỉ có những vị tu hành đạo cao đức trọng mới dám làm thôi. nói chung "cảm ứng đạo gian nan tư nghì" có tâm thành tất có cảm ứng. nên mọi người đừng quá câu nệ hình thức làm gi
XIn cảm ơn ĐạiBátNhã.... Mình vào diễn đàn khá lâu và cũng đọc rất nhìu bài viết của đaibatnhã thấy kiến thức phật pháp bạn cũng khá cao ..nên mạn phép được học hỏi bạn........Nếu được thì hay quá..
Adida Phật