Câu chuyện thứ nhất:

Thông thái “Bách phân chi lợi”

Có một vị Thông Thái, thấy mình thông minh hơn người, nên mở cửa hiệu “Thi Thông Thái một chấp mười, Thập phân chi lợi”.

Một hôm, Chàng Ngốc đến của hiệu, đánh vần bập bõm một lúc mới xong được dòng chữ, rồi chàng ngốc hỏi vị Thông Thái:

- Thưa....Ngài đáng.....kính: “ Thi...thi Thông thái một chấp mười, Thập phân chi lợi” là ..là..gì? liệu tôi có thể tham gia được không?

Nhà Thông Thái thấy thằng Ngốc đánh vần còn chưa sõi, liền nói:
- “ Thi Thông Thái một chấp mười - Thập phân chi lợi” nghĩa là nếu tôi bị thua, tôi chấp sẻ trả gấp mười lần cho người thắng cuộc, còn nếu tôi thắng, tôi chỉ cần lấy một thôi, Thập phân chi lợi là thế.

Riêng anh, nếu dự thi, tôi chấp một ăn một trăm, nếu tôi thắng anh, anh chỉ phải mất có một lần, còn anh thắng thì tôi sẽ phải mất cho anh một trăm lần. Như vậy gọi là “Bách phân chi lợi” còn cao siêu hơn “Thập phân chi lợi”.

Chàng Ngốc chấp nhận cuộc thi và nói:
- Xin ngài cứ hỏi trước đi ạ!

Nhà Thông thái liền hỏi về triết học Phương Đông:
- Kinh dịch là gì?

Chàng gốc liền thò tay vào túi lấy ra tờ 10 nghìn đồng nộp cho nhà Thông Thái, tỏ ý rằng mình chịu thua nên sẵn sàng mất tiền. Đến lựt Chàng Ngốc hỏi lại:
- Con gì khi thức có 2 chân, khi leo núi thì 3 chân, khi ngủ thì 4 chân?
Nhà Thông Thái suy nghĩ toát mồ hôi, nhưng không giải đáp được nên phải móc ra (10 nghìn x 100 = 1 triệu đồng) để trả cho chàng Ngốc.

Chờ cho chàng Ngốc đếm tiền xong, nhà Thông Thái mới dò hỏi:
- Thế anh cho biết con ấy là con gì vậy?

Chàng Ngốc lại thò tay vào túi móc ra từ 10 nghìn đồng nộp cho nhà Thông Thái, tỏ ý rằng mình không biết đấy là con gì nên sẵn sàng mất tiền.

(Sưu tầm)