kết quả từ 1 tới 20 trên 45

Ðề tài: TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA TRONG CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA TRONG CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT

    TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA TRONG CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT

    1/ Khi là thái tử Tất Đạt Đâ đến khi đi tu: giai đoạn phàm phu
    2/ Trong 6 năm đi tu cho đến trước khi giác ngộ: giai đoạn từ phàm đến chánh
    3/ Trong 49 ngày nhập định để đạt tới giác ngộ: từ chánh đến Thánh
    4/ Khi giác ngộ cho đến khi nhập vô dư Niết Bàn: là bậc Thánh

    Trong các giai đoạn 1,2 và 3 là giai đoạn tự độ, xuất ly thế gian để đạt tới giác ngộ và giai đoạn 4 là giai đoạn độ chúng sinh. Với cách đặt vấn đề này thì gia đoạn 1,2,3 là gia đoạn tiểu thừa (độ mình), và giai đoạn 4 là giai đoạn đại thừa (độ chúng sinh).

    Thế nào là độ chúng sinh ? Độ có nhiều nghĩa nhưng ở đây nghĩa độ có nghĩa là ''vượt thoát'', độ cho ai tức là giúp người ta ''vượt thoát'' ra khỏi hoàn cảnh không mong muốn. Bây giờ, chúng ta quay trở về thế nào là ''độ chúng sinh'' của Đức Phật.

    Khi ngài ngộ đạo dưới cây Bồ đề. Kinh sách nói ngài đã ở lại 21 ngày dưới cội Bồ đề và không muốn ra giáo hóa độ sinh do quán thấy căn cơ chúng sinh rất nhiều lầm chấp nặng nề của tham, sân, si. Chư Thiên đã đọc được tâm của ngài và liền xuống thỉnh ngài ba lần

    "Bạch hóa Đức Thế Tôn, cầu xin Đức Thế Tôn truyền dạy Giáo Pháp! Cầu xin Đấng Trọn Lành truyền bá Giáo Pháp! Có những chúng sanh bị ít nhiều cát bụi vướng trong mắt, nếu không nghe được Giáo Pháp sẽ phải trầm luân sa đọa. Nhưng cũng có người sẽ chứng ngộ chân lý".

    Đức Phật quán sát:

    ''Cũng như trong đầm sen. Sen xanh, đỏ, trắng lẫn lộn. Có những cây mọc từ trong nước, trưởng thành trong nước, sống trong lòng nước, và sởn sơ tươi tắn trong nước. Có những cây sanh trong nước, trưởng thành trong nước, và ló dạng trên mặt nước. Có những cây khác sanh trong nước, trưởng thành trong nước và vượt lên khỏi mặt nước, không vướng chút bùn nhơ. ''

    Như vậy, bằng hình ảnh hoa sen có cây ngập trong nước, có cây ló dạng trên mặt nước và có cây vượt thoát trên mặt nước không chút bùn nhờ, Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy có 3 loại chúng sinh: không độ được, khó độ, và dễ độ.

    Dễ độ (vượt thóat khỏi bùn nhơ): là độ chúng sinh chứng 4 quả Thánh Phật giáo (Dự lưu, Nhất Lai, Bất Lai, A La Hán.
    Khó độ (lắp ló mặt nước): là độ chứng sinh chứng 8 quả thiền chứng (4 quả sắc giới, 4 quả vô sắc giới) để tái sinh trong cõi chư Thiền (cõi lành) và 5 ngũ giới cho người bỏ ác làm lành tái sinh lại trong cõi người.
    Không độ được (chìm dưới mặt nước): chúng sinh nghiệp nặng phải tái sinh trong các cảnh giới xấu (atula, ngạ quỷ, súc sinh, địa ngục).

    Như vậy cuộc đời Đức Phật là 1 bài kinh sống động cho chúng ta thấy việc phát nguyện tâm độ chúng sinh thì phải hoàn thành giai đoạn tự độ - tiểu thừa ( hoàn thành pháp học, pháp hành, pháp thành) có sự chứng ngộ nhất định. Giai đoạn tiếp theo là độ tha - đại thừa. Vậy nếu là người con của Phật (Phật tử) thì phải thực hành theo Phật. Tức là học hạnh xả ly, hành tứ niệm xứ đạt tới sự chứng ngộ mới có đủ trí tuệ và từ bi của chư Phật mới có thể độ được chúng sinh.

    Có thể nói trong cuộc đời tu tập của 1 hành giả sẽ có 2 phần: phần tiều thừa (tự độ) và phần đại thừa (độ tha). Phần tiều thừa là điều kiện cần, phần độ tha là điều kiện đủ để hoàn thành hạnh nguyện xứng đáng như 1 người con Phật noi theo tấm gương của Phật và gọi là Phật thừa (chẳng có cái gọi là tiểu thừa hay đại thừa nữa, vì chưa đạt được nên gọi như vậy).

    Nếu 1 hành giả chưa hoàn thành giai đoạn tự độ mà đã đi độ tha thì không khác gì kẻ ăn xin, xin góc này đem cho góc kia, rốt cục cũng là kẻ ăn xin mà thôi. Đó là kẻ chăn bò đếm của cho người chứ chẳng phải của mình. Là kẻ mù dắt kẻ mù qua đường. Nguy hiểm hơn là họ sẽ phải trả nghiệp trong nhiều kiếp cho những người mà họ thuyết giảng. Vì vậy hành giả thực hành đại thừa-bồ tát đạo hết sức cẩn trọng về vấn đề này.

    Trong Phật pháp có câu khế lý khế cơ là như vậy. Vì chưa chứng đạo nên chỉ nói ra cái mình tưởng là biết mà không biết căn cơ của người nghe ra sao. Ví như người bác sĩ không đoán biết được bệnh nhưng cứ kê bừa đơn thuốc cho bệnh nhân. Nợ nghiệp về thân sẽ trả thân, nợ nghiệp về tâm sẽ trả tâm. Xin hãy cẩn trọng !

    Trong Phật giáo Nguyên thủy có câu hỏi: thế nào là 1 tỳ kheo ? Câu trả lời: Tỳ-kheo là 1 người thấy sự nguy hiểm của sinh tử nên tinh tấn hoàn thành các pháp học, pháp hành, pháp thành đạt chứng 4 Thánh quả. Tùy theo tâm nguyện đạt quả Dự Lưu thì còn 7 kiếp nữa quay lại để độ chúng sinh. Nếu đạt quả Nhất Lai thì còn 1 kiếp nữa để quay lại độ chúng sinh. Nếu đạt quả Bất Lai thì tái sinh vào cõi Ngũ Tịnh Cư và nhập Niết bàn tại đó. Đạt đến A La Hán quả thì kiếp này là kiếp cuối, độ chúng sinh ngay trong kiếp cuối cùng này cho đến khi nhập vô dư Niết bàn.

    Chúc các bạn luôn tinh tấn và an lạc trong cuộc sống !
    Last edited by delightdhamma; 11-12-2011 at 01:15 AM.
    "Đừng tìm lỗi người. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế. Ajahn Chah"

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. BỬU SƠN KỲ HƯƠNG - TÁC GIẢ VƯƠNG KIM
    By vankhuc in forum Bửu Sơn Kỳ Hương
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 22-07-2012, 04:47 PM
  2. Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 31-05-2012, 12:09 AM
  3. Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 24-06-2011, 10:10 PM
  4. KHOA HỌC TÂM LINH NHÂN ĐIỆN M.E.L
    By tuanvu_quynh1949 in forum Luân xa, Nhân điện, Cảm Xạ, Yoga, Thôi miên học.
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 09-04-2011, 03:26 PM
  5. YOGA GIẤC MỘNG VÀ SỰ THỰC HÀNH VỀ ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN
    By ÁNH SÁNG -T2- ÚC CHÂU in forum Mật Tông
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 21-01-2011, 01:35 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •