Đệ thấy có 1 số sư huynh cũng tìm cái này nên đệ poste lên đây.
Đây là bản phiên âm hán việt, phiên âm thuần việt thì chỉ có chuơng I, chương III, các chuơng khác thì chưa có, hi vọng có sư huynh nào thông hiểu chữ hán giúp đệ dịch sang thuần việt để đọc với


Phiên âm Thuần việt :

Chương 1
Chúng diệu chi môn (Cửa của mọi điều huyền diệu)
Đạo có thể nói ra được thì không phải là cái đạo vĩnh cửu; Danh có thể dùng để xưng được thì không phải là cái tên thường hằng. Cái vô danh là nguồn gốc của trời đất, cái hữu danh là mẹ của vạn vật. Cho nên thường lấy vô dục để xem điều kỳ diệu, lấy hữu dục để xem cái khiếu đó. Hai cái đó giống nhau mà lại có tên khác nhau, giống nhau nên gọi là huyền, huyền rồi lại huyền là Chúng Diệu Chi Môn.
Chu Tư nói: "Đạo giống như đường đi vậy, là cái chung của con người. Thực ra là cái lí sinh ra trời đất người vật, cho nên gọi là Đạo. Trước khi trời đất chưa phân, cái Đạo đó treo lơ lửng trong không gian bao la. Sau khi trời đất đã phân, thì cái Đạo đó ở nhờ trong trời đất. Cái Đạo đó, là đạo gì vậy? Trước trời đất mà trường tồn, sau trời đất mà không hủ nát. Sinh ra trước trời đất, lẫn lộn trong hư vô, không thể nhìn thấy, cũng không thể nghe thấy. Cho nên Thái Thượng nói: Cái Đạo nói đó, phí công mà chẳng rõ ràng thêm tí nào, thực không thể nói được; cho nên cái mà có thể nói được, đều là phát kiến (cái thể hiện) của Đạo, không phải là cái Đạo thực sự. Cái Danh nói đó, trống rỗng mà không có vật, thực không thể xưng gọi được; cho nên cái mà có thể nói được, đều là cặn bã của Đạo, không phải là cái danh xưng thực sự."
Người không biết Đạo, thì làm thế nào mà xem xét "Thi" đây! Nói: "Thượng thiên chi tải, vô thanh vô xú - Tràn đầy cả trời mà không âm thanh không mùi vị" - Đạo không thể có lời để nói được. Lại nói: "Duy thiên chi mệnh, vu mục bất dĩ - Giữ mệnh trời, trầm mặc không thôi" - Đạo không thể không xưng vậy. Nên biết bên trong cái Chí Vô, có cái Chí Hữu ẩn ở trong; trong cái Chí Hư, có cái Chí Thực. Đạo thật không thể nói theo cách đó vậy. Thái Thượng từ bi độ thế, thuyết pháp rộng rãi, nói: Trước cả khi Hồng Mông chưa có dấu hiệu, nguyên là hỗn hỗn độn độn, tuyệt không có một chút hình tượng - dù nói là vô danh, mà trời đất người vật đều lớn ở trong nó. Do đó mà là cái bắt đầu của trời đất. Đến lúc tĩnh đã lâu rồi, nên Khí cơ hoạt động, thì có thể xưng gọi được, mà mờ mờ mịt mịt, một đoạn Thái Hòa Nguyên Khí lưu hành trong vũ trụ, dưỡng dục quần sinh. Vì thế mà là mẹ của vạn vật. "Thủy-Cái bắt đầu" là trước khi trời đất chưa sinh, một khối Nguyên Khí còn kết lại; "Mẫu-Mẹ" là sau khi trời đất đã phân mà hóa sinh vạn vật vậy.
Lúc người học mới hạ thủ, chẳng có thuật gì khác, chỉ có một lòng ngồi ngay ngắn, vạn niệm đều bỏ hết, nhắm hờ mắt lại mà quán chiếu. Bên dưới tâm, bên trên thận, dường như có một cái chỗ trống rỗng (Hư Vô Quật Tử). Các thần chiếu lẫn nhau, thì mọi hơi thở thường quay về, để mặc chúng một đến một đi, chỉ lấy hai thứ Thần Khí ngưng chú Trung Cung là chính. Không đầy khoảnh khắc, Thần Khí kết thành một khối. Liền đó mặc nó hỗn hỗn độn độn, không khởi một cái tâm tỉnh rõ nào cả (nhất minh giác tâm). Lâu thì hoảng hoảng hốt hốt, nhập được vào nơi Vô Hà Hữu . Lúc này, không biết Thần nhập vào Khí hay Khí quay về Thần, hoàn toàn không ta không người, cảnh tượng trời nào đất nào, mà lại không mê muội vậy - nếu mà để mê muội, dễ thành tro tàn của cây khô. Người tu luyện đến đó, phải diệt động tâm, không diệt chiếu tâm. Tuy là trí mà như là ngu, tuệ mà không dụng. Vào lúc vô tri vô giác, đột nhiên Nhất Giác (một cái cảm giác) phát động, đó là Thái Cực khai cơ. Nên biết trong Nhất Giác này, thật là tự nhiên, không phải cảm thêm vào, mới là Chân Giác vốn có của ta.
Đạo gia coi Huyền Quan diệu khiếu, chỉ tại trong một hô một hấp. Hấp đó mà vào, thì là Âm, là Tĩnh, là Vô; Hô đó là ra, thì là Dương, là Động, là Hữu. Cái tinh tế của một hơi thở đó, cũng có diệu khiếu. Người muốn tu thành chính giác (cảm giác chân chính), chỉ vào lúc Nhất Giác phát động, có cái thực thực tại tại, đích đích xác xác, không suy nghĩ, không cặn bã, có một bản lai nhân tồn tại. Cho nên nói trời đất có Nhất Giác đó mà sinh vạn vật, người có Nhất Giác đó mà kết Kim Đan. Nhưng Nhất Giác đó như tia chớp xoẹt, đúng lúc này thì là đúng, chuyển xuống một chút thì là sai, vậy nên tranh giành chỉ trong một chút xíu đó thôi. Người học lúc bình thường nên xem xét rõ ràng, lúc gặp cơ hội mới nắm chắc được. Đại Giác Như Lai từ xưa đến nay, đều không ngoài việc tích lũy Nhất Giác đó mà thành.
Lúc bắt đầu tu luyện, nếu không theo Vô Dục, Hữu Dục mà Quan Diệu, Quan Khiếu hạ thủ, thì lấy cái chỗ nào làm căn bản đây? Tuy nhiên, Vô với Hữu, Diệu với Khiếu, không ngoài Âm tĩnh Dương động, một khí tách thành hai khí, hai khí lại quay về một khí mà thôi. Lấy cái tĩnh lâu rồi mới động, mà từ vô sinh hữu, gọi là Nhất Dương sinh, Hoạt Tí Thời; lấy cái động cực quay về tĩnh, hữu lại hoàn vô, gọi là Phục Mệnh Quy Căn. Tóm lại đều là một Thái Cực mà phân thành Âm Dương. Hai cái đó tuy tên khác nhau, mà thực cùng ra từ một nguồn - Thái Thượng coi là Huyền vậy.
Huyền là nói về cái thâm sâu. Người học muốn được đạo huyền, cần tĩnh rồi lại tĩnh, định rồi lại định, bên trong hoàn toàn vô sự, đó là Vô Dục Quan Diệu. Đó là một Khiếu. Đến lúc Khí cơ hoạt động, tuy có biết, lại không sinh một cái biết có thể thấy được; tuy có động, lại không giữ một suy nghĩ động nào. Giữ một lòng, không hai niệm, gọi là Hữu Dục Quan Diệu. Đó là một Huyền. Đến lúc Huyền rồi lại Huyền, thực là chỗ Quy Căn, không phải là Chúng Diệu Chi Môn thì là gì? Tiếc là, phàm nhân có cái diệu khiếu này, mà không biết dưỡng thẳng vào nó, khiến nó lúc đóng lúc mở, không đến lúc mài mòn hết đi thì không thôi. Bậc Chí Nhân lúc Huyền Quan Khiếu mở, cúi xuống xem xét chắc chắn, khéo léo giữ chắc, cầm giữ hàm dưỡng, không rời chút nào, nhờ đó mà tạo ra Vô Thượng Căn Nguyên, mà thành Đại Giác Kim Tiên.
Hạ thủ công phu là tại Huyền Quan Nhất Khiếu. Ở đầu chương, Thái Thượng đã đem Vô Danh, Hữu Danh, Quan Diệu, Quan Khiếu đề xuất, đủ thấy cái trọng yếu của tu đạo, ngoài cái Huyền Quan Khiếu này ra thì không thể tiến bộ được. Cho nên bốn câu mở đầu, là nói về nguồn gốc Đại Đạo, thực là vô hình vô trạng, bất khả tư nghị triệt để. Chỉ có lúc trời đất mới còn chưa khai, hỗn hỗn độn độn, không thể lần ra đầu mối, tức là như người ta vào lúc tĩnh bèn dưỡng thẳng vào nó. Lúc trời đất đột nhiên phân chia, là tĩnh cực sinh động, cảm giác đó liền tỉnh dậy, tức là người rình lúc Khí động, là nền móng ban đầu của Luyện Đan. Chỉ trong cái lúc chuyển đi một chút này, nếu không có Trí Châu Tuệ Kiếm thì không thể lấy được. Tóm lại, chỗ niệm đầu khởi là Huyền Tẫn, thực là đầu mối khai thiên lập địa. Từ xưa, Thần Tiên đều theo cơ lúc Nhất Giác mới động đó mà tạo thành.
Lại nói Vô Dục Quan Diệu, Hữu Dục Quan Khiếu, hai cái đó một động tĩnh một, xen kẽ nhau làm thành cái gốc đó, cho nên cùng từ một chỗ mà tên khác nhau. Phàm là có hình tượng thì có thể lấy được mà suy nghĩ dự đoán mức độ, nhưng cái diệu khiếu này, vô mà hữu, hữu mà vô, thực không thể dựa vào cách đó mà đặt tên tình trạng. Để lưỡi như dòng sông treo, cũng không thể nói về nó dù chỉ một chữ, vì thế mà gọi nó là huyền huyền. Người học cũng không coi là xa xôi mờ mịt, không chút truy đến cùng một nơi hạ lạc thực tế. Quả nhiên ở chỗ này tìm ra một chỗ đích đích xác xác, ờ người thì thấy lờ mờ, ở mình thực có chứng cớ chắc chắn. Lâu ngày thì trước thủ thành xuân, rõ ràng mạch lạc.

Chương 3: Không thấy thứ gây ham muốn

Không trọng người hiền khiến dân không tranh đoạt
Không quý vật khó kiếm được khiến dân không lỗi đạo
Không thấy thứ gây ham muốn khiến lòng dân không loạn
Đấy là cách trị của thánh nhân, (khiến cho)
Tâm thì rỗng mà bụng thì đầy
Chí thì yếu mà xương thì cứng
Luôn khiến cho dân không phải trị mà vô dục
Khiến cho kẻ trí không dám làm bậy
Làm theo cách vô vi mà không gì không trị được

Cách trị thiên hạ của thánh nhân là trọng vô vi hơn hữu vi. Nó biến đổi dân thành bình dị, có thể hóa (biến đổi tính chất) tốt hơn là có thể cảm (biến đổi bằng tình cảm), càng tốt hơn nữa là sống yên ổn với nhau như không có chuyện gì. Đó là phương pháp của Nghiêu Thuấn: không màng chính sự hư danh, y phục bình thường mà bốn phương đều hưởng ứng theo. Như vậy là lý nào? Chẳng qua đặt vô tâm lên trên thì dân tự tĩnh, đặt vô hảo lên trên thì dân tự chính, đặt vô dục lên trên thì dân tự định. Bằng không, để tình thế thành nhao nhao hỗn loạn rồi, tự cho rằng vì dân trừ hại, mà không biết đó là nhiễu dân cực sâu. Cho nên nói rằng: dân vốn vô tranh vậy mà lại đặt cái để tranh đoạt lên trên, dân vốn vô tham vậy mà lại đặt cái gợi lòng tham lên trên, dân vốn vô tư vô dục vậy mà đặt những kỹ năng đặc biệt, thủ thuật dâm ô, y phục đẹp đẽ, của ngon vật lạ ra trước. Muốn bất tranh bất tham vô thị (thích) vô dục được sao? Nếu có thể tự tu thân, tự chính tâm, điềm tĩnh thanh đạm, chẳng vướng chuyện gì, không đặt kẻ hiền tài lên trên thì dân tự an tĩnh mà bất tranh, không cho cái khó được là quý thì dân trọng liêm sỉ mà không trộm cắp. Sắc đẹp, giọng hay, tiền tài, vân vân thuộc về loại không thể nhìn mà không sinh lòng dục, bản thân cùng dân chúng đều đặt mình vào tự tại, mà tinh thần hư linh hoạt bát, nhờ đó gặp phải điều gì cũng tĩnh định không loạn. Như vậy há còn khác người sao? Chỉ có thánh nhân gạt bỏ mắt tai, trảm đứt lòng tà, ôm giữ cái tâm trống không của mình.

Tâm không chính là luyện đan có căn bản. Bởi hái được dương khí linh thiêng của đất trời để tiêu trừ âm tinh, gom nhặt từng ngày, tự nhiên âm tinh bị tiêu diệt hết mà dương khí sinh trưởng, tự khắc bụng thì đầy mà hình thể toàn vẹn, cái gọi là dĩ đạo ngưng thân, dĩ thuật duyên mệnh, chính là phương pháp vượt ra khỏi vòng sinh tử. Thêm vào đó, chuyên tâm vào khí, tập trung vào nhu, như trẻ sơ sinh sức yếu, không đủ để nắm giữ đồ vật. Song dẫu chí nhu nhưng khi động lại cứng. Quan sát cái mênh mông sâu thẳm, cái vươn cao trải rộng của nó, đích thực bao phủ đất trời hãy còn dư. Hết thảy cảm giác, thị dục, chẳng hay đã biến đi đâu hết? Thánh nhân lấy đó để tu thân. Cũng chính là lấy đó để trị thiên hạ, bằng sự vô tri vô dục của mỗi người - không chỉ kẻ ngu vô tri vô thức, vốn đề cao sự hòa hợp; kể cả bậc nho gia thông minh tài trí, bình thường ỷ trí mà kiêu, chỉ e sinh ưu tư vì bất đắc chí. Đến đây hãy dừng lại, điềm đạm vô sự, tự mình đo lại tri thức riêng của bản thân, quy về sự hồn phác. Điều này làm được nhưng không chịu làm, chẳng phải không có khả năng, thực chất là không dám. Mặc dù con người sinh ra trong trời đất không thể nào chạy thoát khỏi cõi hư ảo, vượt ra ngoài thế giới vật chất, vậy vẫn tồn tại đạo lý thường ngày để đạt tới bất vi được chăng? Hãy thuận theo cái tự nhiên ấy, làm mà như không làm, tuy hữu vi nhưng lại là vô vi - cũng bởi trời không dùng lời mà tự hóa nên bốn mùa thay nhau dạy dỗ (con người); vua vô vi mà tự mình trị nước, các quan thay mặt vua để quản lý công việc. Người hữu vi để lại dấu tích, kẻ vô vi để lại thần. Như vậy là nghiêm cẩn làm lễ về phương Nam, thiên hạ ắt sẽ chúc mừng thành tựu, tiếng khen dậy khắp nơi!

Đạo vốn giản dị, không khoe độc đáo, không trọng kỳ dị. Ví như chuyện đất nước trọng hiền tài vốn là điều tốt, khen ngợi tập trung vào đó thì người hiền tài lại thêm hiền tài, nhưng kẻ bất tài cũng lại ra vẻ hiền tài. Thậm chí người hiền lấy cái xấu ra để chê bai, thì kẻ bất tài lại đem người hiền ra chê bai, để hòng tranh quyền đoạt lợi. Hai bên qua lại với nhau, kết bè kết đảng, nên thiên hạ vì đó mà đa sự. Quốc gia quan tâm tới hiền tài hẵng còn là chuyện thường tình, nhưng giả như quý dị vật hay của báu phương xa, ắt dân phải trèo non vượt biển, nguy hiểm muôn trùng, không quản gian khổ, lo âu sinh mạng, tìm cho ra để dâng triều đình. Đến mức cầu mà không được, lại trăm mưu ngàn kế, lừa đảo trộm cướp cũng chẳng từ. Ngay cả y phục ẩm thực, cũng chỉ là thứ thường dùng hàng ngày, nhưng muốn ăn sơn hào hải vị, mặc gấm vóc lụa là, thấy những cái gợi ham muốn là ham muốn, sự xa hoa còn truyền đi tới bao giờ?

Thế nên thánh nhân trọng nội mà khinh ngoại, tâm rỗng để dưỡng thần, bụng đầy để dưỡng khí, khiến cho thần khí tụ lại thành khối, lưu hành trong thân thể, lưu loát dung hòa, êm đềm vui sướng, mà chí lại yếu mềm; song thần thì tĩnh lặng như núi cao, khí thuận như suối chảy, xương cốt cứng rắn. Ngày ngày bão nhất, khắc khắc thủ trung, không những bản thân vô dục vô tư, còn trở nên bậc thông minh tài trí, cũng biết quan sát mà tự hóa, không dám ngông cuồng hữu vi. Có người nói rằng hữu vi là lấy hỗn loạn để chê trách, vô vi là lấy thanh tịnh để mỉa mai, giữa vi và bất vi quả rất khó khăn. Nào là thuận lý mà làm, đừng mạo muội làm, hữu vi dựa vào vô vi, vân vân. Bởi vậy Khổng Tử nói khi khen Thuấn: người trị bằng vô vi, là Thuấn ư?

Bản full Hán việt :
Link down : full :

http://www.mediafire.com/?ls5etyrb2ulh1in
Đệ nhất chương chúng diệu chi môn

Đạo khả đạo ,phi thường đạo ;danh khả danh ,phi thường danh 。Vô danh thiên địa chi thủy ,hữu danh vạn vật chi mẫu 。Cố thường vô dục dĩ quan kì diệu ,hữu dục dĩ quan kì khiếu 。Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh ,đồng vi chi huyền ,huyền chi hựu huyền ,chúng diệu chi môn 。

Chu tử vân :“đạo do lộ dã ,nhân chi sở cộng đồng dã ”。Kì thật sanh thiên sanh địa sanh nhân sanh vật chi lí ,cố vị chi đạo 。Thiên địa vị phán dĩ tiền ,thử đạo huyền vu thái không ;thiên địa kí tích dĩ hậu ,thử đạo kí chư thiên nhưỡng 。Thị đạo dã ,hà đạo dã ?Tiên thiên địa nhi trường tồn ,hậu thiên địa nhi bất tệ 。Sanh vu thiên địa chi tiên ,hỗn vu hư vô chi nội ,vô khả kiến 、diệc vô khả văn 。Cố thái thượng viết :dĩ ngôn hồ đạo ,phí nhi ẩn ,thật vô khả đạo ;sở khả đạo giả ,giai đạo chi phát kiến nhĩ ,phi chân thường chi đạo dã 。Dĩ ngôn hồ danh ,hư nhi vô vật ,thật vô khả danh ;sở khả ngôn giả ,giai đạo chi tao phách nhĩ ,phi chân thường chi danh dã 。Nhân bất tri đạo ,hạt quan chi 《thi 》hồ !Viết :“thượng thiên chi tái ,vô thanh vô xú ”——đạo bất khả hữu ngôn hĩ !Hựu viết :“duy thiên chi mệnh ,vu mục bất dĩ ”——đạo bất khả vô xưng hĩ 。Tu tri chí vô chi nội ,hữu chí hữu giả tồn ;chí hư chi trung ,hữu chí thật giả tại 。Đạo chân bất khả dĩ phương sở ngôn dã 。Thái thượng từ bi độ thế ,nghiễm vi thuyết pháp ,viết :hồng mông vị triệu chi tiên ,nguyên thị hồn hồn luân luân ,tuyệt vô bán điểm hình tượng ——tuy viết vô danh ,nhi thiên địa nhân vật hàm dục cá trung 。Thử sở dĩ vi thiên địa chi thủy dã 。Cập kì tĩnh chi kí cửu ,khí ky nhất động ,tắc hữu khả danh ,nhi nhân nhân uân uân ,nhất đoạn thái hòa nguyên khí ,lưu hành vũ trụ ,dưỡng dục quần sanh 。Thử sở dĩ vi vạn vật chi mẫu dã 。Thủy giả ,thiên địa vị khai chi tiền ,nhất đoàn nguyên khí tại bão dã ;mẫu giả ,thiên địa kí tích chi hậu ,hóa sanh vạn vật thị dã 。

Học nhân hạ thủ chi sơ ,biệt vô tha thuật ,duy hữu nhất tâm đoan tọa ,vạn niệm tất quyên ,thùy liêm quan chiếu 。Tâm chi hạ ,thận chi thượng ,phảng phật hữu cá hư vô quật tử 。Thần thần tương chiếu ,tức tức thường quy ,nhâm kì nhất vãng nhất lai ,đãn dĩ thần khí lưỡng giả ngưng chú trung cung vi chủ 。Bất khuynh khắc gian ,thần khí đả thành nhất phiến hĩ 。Vu thị thính kì hỗn hỗn độn độn ,bất khởi nhất minh giác tâm 。Cửu chi hoảng hoảng hốt hốt ,nhập vu vô hà hữu chi hương yên 。Tư thì dã ,bất tri thần chi nhập khí ,khí chi quy thần ,hồn nhiên nhất vô nhân vô ngã 、hà địa hà thiên cảnh tượng ,nhi hựu phi hôn hội dã ——nhược sử hôn hội ,thích thành khô mộc tử hôi 。Tu sĩ chí thử ,đương diệt động tâm ,bất diệt chiếu tâm 。Duy thị trí nhi nhược ngu ,tuệ nhi bất dụng 。Vu vô tri vô giác chi tế ,hốt nhiên nhất giác nhi động ,tức thái cực khai cơ 。Tu tri thử nhất giác trung ,tự tự nhiên nhiên ,bất do cảm phụ ,tài thị ngã bổn lai chân giác 。

Đạo gia vi chi huyền quan diệu khiếu ,chích tại nhất hô nhất hấp chi gian 。Kì hấp nhi nhập dã ,tắc vi âm 、vi tĩnh 、vi vô ;kì hô nhi xuất dã ,tắc vi dương 、vi động 、vi hữu 。Tức thử nhất tức chi vi ,diệc hữu diệu khiếu 。Nhân dục tu thành chánh giác ,duy thử nhất giác nhi động chi thì ,hữu cá thật thật tại tại 、đích đích xác xác 、vô niệm lự 、vô tra chỉ nhất cá bổn lai nhân tại 。Cố viết thiên địa hữu thử nhất giác nhi sanh vạn
Vạn vật ,nhân hữu thử nhất giác nhi kết kim đan 。Đãn thử nhất giác như điện quang thạch hỏa ,đương tiền tắc thị ,chuyển nhãn tức phi ,sở tranh chích hào li gian nhĩ 。Học giả vụ vu bình thì thẩm đắc thanh ,lâm ky phương bả đắc trụ 。Cổ lai đại giác như lai ,diệc vô phi thử nhất giác tích luy nhi thành dã 。

Tu sĩ hưng công ,bất tòng vô dục hữu dục 、quan diệu quan khiếu hạ thủ ,hựu tòng hà xử dĩ vi bổn hồ ?Tuy nhiên ,vô dữ hữu 、diệu dữ khiếu ,vô phi âm tĩnh dương động ,nhất khí phán vi nhị khí ,nhị khí nhưng quy nhất khí nhi dĩ hĩ 。Dĩ kì tĩnh cửu nhi động ,vô trung sanh hữu ,danh vi nhất dương sanh 、hoạt tử thì ;dĩ kì động cực phục tĩnh ,hữu hựu hoàn vô ,danh viết phục mệnh quy căn 。Yếu giai nhất thái cực sở phán chi âm dương dã 。Lưỡng giả tuy dị danh ,nhi thật đồng xuất nhất nguyên ——thái thượng vi chi nhất huyền 。Huyền giả ,thâm viễn chi vị dã 。Học giả dục đắc huyền đạo ,tất tĩnh chi hựu tĩnh ,định nhi hựu định ,kì trung hồn nhiên vô sự ,thị vi vô dục quan diệu 。Thử nhất huyền dã 。Cập khí ky nhất động ,tuy hữu tri ,khước hựu bất sanh nhất tri chi kiến ;tuy hữu động ,khước hựu bất tồn nhất động chi tưởng 。Hữu nhất tâm ,vô nhị niệm ,thị vi hữu dục quan khiếu 。Thử hựu nhất huyền dã 。Chí vu huyền chi hựu huyền ,thật vi quy căn chi sở ,phi chúng diệu chi môn nhi hà ?Sở tích giả ,phàm nhân hữu thử diệu khiếu ,bất tri trực dưỡng ,thị dĩ toàn khai toàn bế ,bất chí háo tẫn nhi bất dĩ 。Chí nhân vu huyền quan khiếu khai thì ,nhất nhãn thứ định ,nhất thủ nã định ,thao tồn hàm dưỡng ,bất sử tu du hoặc li ,sở dĩ trực tạo vô thượng căn nguyên ,nhi thành đại giác kim tiên 。

Hạ thủ công phu ,tại huyền quan nhất khiếu 。Thái thượng thủ chương tức tương vô danh hữu danh 、quan diệu quan khiếu chỉ xuất ,túc kiến tu đạo chi yếu ,trừ thử nhất cá huyền quan khiếu ,dư vô khả tiến bộ dã 。Cố khai đầu tứ cú ,thuyết đại đạo căn nguyên ,thật chúc vô hình vô trạng ,bất khả tư nghị cùng cứu 。Duy thiên địa vị khai chi sơ ,hỗn hỗn độn độn ,vô khả đoan nghê ,tức như nhân trực dưỡng vu tĩnh thì dã 。Thiên địa hốt tích chi tế ,tĩnh cực nhi động ,nhất giác nhi tỉnh ,tức nhân trinh khí vu động ,vi luyện đan chi thủy cơ 。Đệ thử chuyển nhãn chi gian ,phi hữu trí châu tuệ kiếm ,bất năng đắc dã 。Yếu chi ,niệm đầu khởi xử vi huyền tẫn ,thật vi khai thiên tích địa chi đoan 。Tự cổ thần tiên ,vô bất do thử nhất giác nhi động chi ky tạo thành 。Hựu viết vô dục quan diệu ,hữu dục quan khiếu ,lưỡng giả nhất động nhất tĩnh ,hỗ vi kì căn ,cố đồng xuất nhi dị danh 。Phàm hữu hình tượng giả ,khả đắc nhi tư lượng độ bặc ,nhược thử diệu khiếu ,vô nhi hữu ,hữu nhi vô ,thật bất khả dĩ phương sở danh trạng 。Túng thiệt như huyền hà ,diệc bất năng đạo kì nhất tự ,sở dĩ vị chi huyền huyền 。Học giả diệc bất hữu thị vi yểu minh ,hào bất cùng cứu nhất cá thật tế hạ lạc 。Quả vu thử tầm xuất đích đích xác xác xử ,tại nhân thị vi hoảng hốt ,tại ngã thật hữu bả bằng 。Cửu chi trứ thủ sanh xuân ,đầu đầu thị đạo hĩ 。