Chuyện ma thứ tám

Ma ghen và ma cướp vợ

Chủ nhật , mưa phùn gió bấc đường trơn. Tôi cứ nghĩ thời tiết này khả năng sẽ có ít người đến chỗ Cậu Liên. Ai ngờ, khi tôi đến nơi Hội trường đã đặc kín người. Tôi đnhf đứng cuối Hội trường để quan sát Cậu chữa bệnh.
Có tiếng lục ục bên cạnh tôi. Quay ra nhìn, tôi thấy 3 bố con đang ghì giữ một thanh niên. Ông già đứng sau luồn hai tay vào hai nách anh thanh niên. Hai con trai ốp sát giữ tay hai bên. Cả 4 người trông đều khắc khổ đáng thương. Ông già đội mũ lông che hai tai và gáy, phía trước sụp xuống tận lông mày, mặt vêu vao vẻ buồn cam chịu. Người con trai bị ghì giữ cúi khom người muốn vẫy vùng ra mà không được. Y lảm nhảm :
-Tôi không lên đâu- Y ngước nhìn lên Cậu và khăng khăng- Tôi không lên đâu. Cậu không chữa được cho tôi vì tôi là quan trạng cơ mà. Các người không giữ tín nhiệm cho Cậu.
Y gật gù : Công nhận Cậu là thầy thuốc có tâm thật đấy. Nhưng cái tâm của Cậu chưa đủ nên bị đầu xuống trần để tu luyện thêm.
Tôi hỏi nhỏ người con trai đang giữ cánh tay người bệnh :
-Anh ấy làm sao thế? Lâu chưa?
-Bị đến 2 tháng nay rồi- Người trả lời tôi lừng khừng như không muốn tiếp chuyện.
Có tiếng Cậu quát vọng xuống:
-Đưa anh điên ấy ra ngoài, chốc nữa nhé, Bà già kia lên đây.
Mọi người đổ dồn nhìn vào người đàn bà trạc 35 tuổi mặc áo len kẻ đen sọc trắng dọc cánh tay. Cô ta đeo khuyên vàng lủng lẳng, mặt xương xương, hai hố mắt trũng.
Cậu Liên quát chưa dưt lời cô ta đã lồm cồm đứng dậy giữa Hội trường mếu máo khóc không ra tiếng và nhẹ nhàng rẽ mọi người lên ngồi trên ghế. Mấy vị người nhà nhấp nhổm đi khom lên theo vây quanh ghế bà ta ngồi.
Cậu Liên :
-Bà già này còn sống thì bao nhiêu tuổi?
Người nhà ;
-Dạ thưa Cậu, mẹ con còn sống thì 74 tuổi.
Cậu Liên dõng dạc :
-Hôm nay tôi cho về đây có điều gì thì nói ra cho người nhà biết nhé. Bà được 8 người con phải không?
Quay sang những người xung quanh Cậu giảng giải:
-Bà già này trước kia hiền lành lắm, làm cả ngày mới nói 1,2 câu. Bà ấy ghen với bà hai làm cho hai cợ chồng cãi nhau suốt ngày. Rõ thật, chết rồi mà vẫn còn tiếc chầy.
Cả Hội trường ồn lên cười.
Trong khi ấy ma bà già nhập vào cô gái áo len đen vẫn ôm mặt khóc.
Cậu Liên gặng :
-Sao? Có nói không?
Mấy người con dỗ dành:
-mẹ có điều gì buồn phiền cứ nói đi. Mẹ giận bố con hay giận dì con việc gì để chúng con bảo cho
Con ma mếu máo nói không ra lời.
Cậu Liên gật gù:
-Bà muốn nói gì cứ nói lên rồi tha thứ cho bà hai. Hoàn cảnh chị ta cũng đáng thương, vợ liệt sĩ không có con. Chị ta thay bà chăm sóc 8 đứa con của ông bà, thế mà bà còn ghen nỗi gì. Thôi, số phận bà chỉ được đến thế đừng trách phạt người ta nữa. Hôm nay tôi cho nói để bà hai lễ tạ bà. Bà hai có đến không? Cậu hỏi mọi người .
Tiếng người nhà:
-Dì ấy ban nãy có lên nhưng bây giờ về rồi.
Cậu liên giục :
-Nói đi... không nói à? Không nói cứ ngồi đấy- Cậu cười- Tôi đó bà ra khỏi cái ghế đấy nhé.
Và Cậu đứng dậy tuyên bố :Nghỉ thôi, mười một rưỡi rồi.
Mọi người trong Hội trường lục tục đứng dậy tản ra.
Tôi về đến nhà trọ gần đó thấy bà chủ nhà đang dọn mâm bát. Tôi bỗng nổi cơn tò mò không hiểu cô gái-ma già hiện giờ thế nào. Tôi quyết định quay lại Hội trường.
Hội trường đã thưa người. năm, bảy bà giở cơm năm, xôi oản ngồi ăn tản mát. Cô gái-ma già vẫn ngồi trên ghế trước bà Cậu Liên. Ba, bốn người con, người nhà của cô gái vây quanh dỗ dành. Tôi cố lắng nghe xem cô gái-ma già có nói gì không nhưng không nghe thấy gì. Chỉ thấy cô gái dàn dụa nước mắt, mếu máo lắc đầu.
Một bà già tóc bạc trắng đứng cạnh bàn Cậu, tay vị vào thành ghế con ma ngồi dáng chừng thân thiết gợi :
-Chị may mắn lắm mới được về cửa Cậu, lâu rồi chúng em không được gặp chị. Hôm nay chị em gặp nhau đây, chị ăn trầu nhé.
Con ma gật đầu.
Đám con cháu xung quanh xúm lại cùng cười, có người vỗ tay:
-Đấy mà. Miếng trầu là đầu câu chuyện. Thế mà không biết. Đi lấy trầu về đây.