kết quả từ 1 tới 20 trên 20

Ðề tài: Đề Bà Đạt Đa - Thiện tri thức bậc nhất?

  1. #1

    Question Đề Bà Đạt Đa - Thiện tri thức bậc nhất?

    Đối với người học Phật. Không ít thì nhiều đều đã nghe đến tên Đề Bà Đạt Đa (DBĐĐ). Người đệ tử luôn tìm cách thay thế và hãm hại Đức Phật. Trong các kinh điển (Đại Thừa và Tiểu Thừa) đều có nói về vị Đại Đức này. Tuy nhiên đa phần đều là thông tin "xấu". Vì thế, có nhiều người cũng chê bai và đôi khi coi thường vị đệ tử này của Phật. Vậy, liệu vị Đại Đức này có xứng đáng bị như vậy không? Có bao giờ các bạn nghĩ rằng Đề Bà Đạt Đa là thiện tri thức bậc nhất của Phật không? Là thiện tri thức ở khía cạnh "ÁC" hay gọi là Ác tri thức, một khía cạnh mà ít ai dám nhận. Hư Không Tạng không đề cao cái Ác nhưng chỉ muốn làm sáng tỏ thêm về vị đệ tử đặc biệt này của Phật. Rất mong nhận được chia sẻ của các bạn đồng tu.
    Nam mô A Di Đà Phật

  2. #2

    Mặc định

    thật ra chỉ có tâm còn phân biệt !
    khi hết tâm phân biệt , thì sẻ k nghiêng về bên nào thì như thế mới hình dung đc việc của đề bà đạt ma làm
    a di đà phật
    Từng ngày cuộc sống đi qua
    Xin cây đạo đức nở hoa trong lòng

  3. #3

    Mặc định

    Theo ý kiến riêng của tôi thì Đề Bà Đạt Đa luôn tìm cách hãm hại Phật, không phải mục đích trợ duyên hay ... như thế nào cả, đơn giản chỉ vì ông ấy muốn hại Phật thôi, có thể do sự ác ý hay ganh ghét ... nếu nói về nghiệp duyên của Đức Phật thì không thể, vì khi Đức Phật thành đạo dưới cội Bồ Đề là do duyên của Đức Phật với chúng sinh mà không thấy sách vở nào nói về sự liên hệ của Đức Phật với ông ấy (DBĐD) cả. Hậu quả là ông ấy bị đoạ Địa Ngục do ý nghĩ và việc làm của ông ấy thôi ... vài dòng lạm bàn.
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  4. #4
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của khaiphamkhac
    Gia nhập
    Mar 2008
    Nơi cư ngụ
    Hà nội
    Bài gởi
    561

    Mặc định


    ĐỀ-BÀ-ĐẠT-ĐA

    Cho đến đây, chúng ta đã đọc thấy đức Phật đã trực tiếp thọ ký cho nhiều đệ tử rằng họ sẽ đạt đến Phật vị. Tất cả những người này, tuy vậy, đều là nam giới và là những đệ tử trực tiếp của đức Phật, những vị đã có những ước nguyện sắt đá và tuyệt đối hiến mình cho giới luật tu hành. Tuy nhiên nếu chỉ những người như thế đạt được toàn giác thì cái nguyên lý rằng hết thảy chúng sanh đều có Phật tính sẽ không được xác chứng hoàn toàn.

    Tuy vậy, trong phẩm này, sự lớn lao và toàn hảo của giáo lý đức Phật được biểu lộ rõ ràng qua giáo lý về sự đạt được Phật vị của những kẻ xấu và của phụ nữ.

    Đề-bà-đạt-đa là một người em họ của đức Phật, nhưng như được ghi chép trong những câu chuyện về cuộc đời của đức Phật, ông ta là một người xấu xa và dữ dằn nhất. Ông ghen tỡ về việc đức Phật được nhiều người kính ngưỡng và tôn vinh là Phật. Do tham vọng chiếm chỗ của đức Phật, ông thường mưu toan hại đức Phật bằng sự phỉ báng và nhục mạ Ngài. Ông ta cũng đã vài lần cố giết đức Phật. Một lần ông lăn một tảng đá xuống con đường mà đức Phật đang đi qua; một lần khác ông cố gắng làm cho một con voi say để nó chạy cuồng và tấn công đức Phật; một lần khác ông đầu độc đứcThích-ca-mâu-ni; một lần khác ông bắn tên vào đức Phật.

    Ngay cả Đề-bà-đạt-đa, người đứng đầu danh sách những kẻ thù hằn đức Phật, cũng được đức Phật thọ ký rằng sẽ được thành Phật. Sự tha thứ và lòng quảng đại của đức Phật đối với Đề-bà-đạt-đa phải được công nhận là hết sức đặc biệt.

    Một nét đặc biệt khác trong phẩm này là Long nữ, chỉ tám tuổi, đã được thọ ký sẽ thành Phật. Con người trong thời hiện đại, đặc biệt là ở giai đoạn sau chiến tranh có thể sẽ nghĩ rằng phụ nữ được bàn đến cùng với những người xấu trong phẩm này thì như thế là bất công đối với phụ nữ. Nhưng công chúng ở Ấn Độ vào thời đức Phật xem phụ nữ là hiện thân của tội lỗi. Người phụ nữ bị xem là một trở ngại cho việc thực hành giới luật của nam giới và người ta nghĩ rằng họ không bao giờ có thể thoát khỏi khổ đau.

    Xã hội thời cổ Ấn Độ đã bị phân cấp mạnh mẽ, được chia thành bốn đẳng cấp chính theo kiểu cha truyền con nối; đẳng cấp cao nhất là Bà-la-môn hay đẳng cấp tu sĩ, có nhiệm vụ về giáo dục, tôn giáo và đạo đức; thứ hai là Sát-đế-lợi hay đẳng cấp chiến sĩ gồm vua và các chiến sĩ; thứ ba là Phệ-xá, đẳng cấp của nông dân, thợ thủ công và thương nhân; thứ tư là Thủ-đà-la, đẳng cấp của những người làm việc chân tay. Vì sự phân biệt chặt chẽ dựa trên dòng dõi được duy trì bằng hệ thống đẳng cấp, cho nên dù một người có thể xuất sắc đến bao nhiêu cũng không bao giờ được nêu lên đẳng cấp trên. Nếu người ấy được sinh ra là một Thủ-đà-la thì người ấy phải chịu số phận của một Thủ-đà-la suốt đời.

    Mặt khác, một người sinh ra từ một gia đình Bà-la-môn thì có thể đạt được vị trí cao hơn, điều khiển nhiều người dù cho người ấy là một kẻ khờ dại. Một người sinh ra từ đẳng cấp Sát-đế-lợi thì có thể đạt được quyền lực lớn lao dù người ấy là một kẻ hèn nhát. Do vì giàu có, những người thuộc đẳng cấp Phệ-xá kết hợp với các Bà-la-môn và thân cận với những người Sát-đế-lợi. Những người Phệ-xá cũng sử dụng một mức độ quyền lực đối với những người Thủ-đà-la và bắt họ làm việc như trâu ngựa.

    Thành phần của đẳng cấp Thủ-đà-la gồm đại đa số trong dân chúng, nhưng họ hiếm khi được đối xử như những con người. Ba đẳng cấp cao hơn kia cai quản xã hội Ấn Độ cổ. Hiển nhiên, những đẳng cấp thấp thì bị đàn áp khắc nghiệt bởi những đẳng cấp nhiều quyền lực hơn. Trong một xã hội như thế, lời tuyên bố của đức Phật rằng tất cả mọi người đều bình đẳng thì mang tính cách mạng hơn ta có thể tưởng tượng ở thời nay.

    Tuy thế, đức Phật Thích-ca-mâu-ni kiên trì chịu đựng mọi ngược đãi mà giảng kinh Pháp Hoa như là giáo lý về sự bình đẳng của con người bằng sự can đảm lớn lao và tinh thần bất khuất. Ngài luôn giảng về những khó khăn trong việc thọ trì và thuyết giảng kinh Pháp Hoa do bởi hoàn cảnh xã hội của thời Ngài ở Ấn Độ.

    Về việc đức Phật thọ ký cho các phụ nữ rằng họ sẽ thành Phật, chúng ta phải nghĩ đến điều này theo tình trạng xã hội và thái độ chung của thời đức Phật. Đức Phật đã tuyên bố: “Phụ nữ cũng có thể thành Phật; về bản chất, không có sự phân biệt giới tính; mọi chúng sanh đều bình đẳng” vào lúc phụ nữ được xem là vốn mang tội từ bản chất. Đây quả thực là một lời tuyên bố lịch sử.

    Từ cuộc Cách mạng Pháp, ý niệm về sự bình đẳng của con người đã bắt rễ trong tâm trí con người và kết quả là lý tưởng dân chủ đã được hồi sinh ở phương Tây. Tuy nhiên, hơn hai ngàn năm trước thời ấy, đức Phật Thích-ca-mâu-ni đã thuyết giảng về sự bình đẳng của con người, mặc dù ý nghĩa của bình đẳng do Ngài giảng còn sâu xa hơn nhiều so với ý nghĩa bình đẳng trong thời hiện đại. Tuy vậy, người thuộc các thế kỷ sau khi đức Phật nhập diệt đã không chấp nhận giáo lý của đức Phật và đã không truyền bá giáo lý này. Chắc chắn chúng ta phải mắc lỗi đối với những người thời xưa vì đã trễ nãi trong việc thực hiện lý tưởng của đức Phật về bình đẳng của con người.

    Bây giờ chúng ta hãy tiếp tục theo kinh văn của phẩm này.

    Đầu tiên, đức Phật nói với chư Bồ-tát, chư Thiên và bốn chúng, và nói về mối liên hệ giữa Ngài trong một đời trước với một nhà ẩn dật nào đó: “Suốt nhiều kiếp trong một đời trước, Ta là một vị vua cuả một nước và nguyện cầu tìm trí tuệ tối thượng. Muốn thành tựu sáu Ba-la-mật (sáu sự toàn hảo), ta đã bố thí không tiếc một thứ gì - bảy báu, xứ sở, thành trì, vợ con, không tiếc cả thân thể và sinh mạng ta. Chỉ vì Pháp, Ta đã bỏ ngai vàng của quốc độ, trao việc nước cho thái tử để đi khắp nơi tìm kiếm chân lý và tuyên bố: "Nếu có ai giảng cho ta về Đại thừa, ta sẽ hiến cả cuộc đời và sẽ làm nô lệ cho người ấy."

    “Bấy giờ có một ẩn sĩ tên là A-tư (Asita) đến và bảo, "Ta có một Đại thừa tên là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Nếu ông không cãi lời ta, ta sẽ giảng Đại thừa này cho ông." Nghe vị ẩn sĩ nói như thế, ta vô cùng hoan hỷ, liền theo ông ta, cung cấp mọi thứ ông cần, hái trái cây, xách nước, lượm củi, sửa soạn thức ăn, lấy thân mình làm chỗ ngồi, chỗ nằm cho ông mà không bao giờ cảm thấy mệt mỏi về thân và tâm. Ta phục vụ như thế suốt một ngàn năm và chỉ vì Pháp, ta kiên trì hầu hạ ông khiến ông không thiếu thứ gì.”

    Sau khi kể câu chuyện này cho tất cả các Tỳ-kheo, đức Phật tỏ lộ rằng bấy giờ vị vua chính là Ngài, ẩn sĩ A-tư là Đề-bà-đạt-đa ngày nay. Đức Phật tuyên bố khắp tứ chúng rằng Đề-bà-đạt-đa, sau khi vô lượng kiếp trôi qua sẽ thành một vị Phật.

    NGƯỜI ÁC SẼ THÀNH PHẬT:

    Nếu chúng ta hời hợt mà hiểu lời tuyên bố của đức Phật rằng ngay cả Đề-bà-đạt-đa người đã cố giết Ngài cũng sẽ thành Phật, thì đấy là một sai lầm lớn. Chúng ta chớ quên rằng sự đạt Phật vị của Đề-bà-đạt-đa tùy thuộc sự việc ông phải thoát khỏi ảo tưởng và thực hành tu tập giới luật. Chắc chắn kẻ xấu ác nào cũng có Phật tánh. Nếu một người như thế tiếp cận với Phật pháp và xua tan đám mây đen của ảo tưởng đang che phủ tâm mình, bản tánh chân thật của mình, Phật tánh của mình; thì người ấy sẽ khởi sự sáng tỏ ra. Giáo lý của đức Phật đã nêu rõ điều này, là một cứu độ lớn lao cho con người trong thời mạt pháp này.

    Trong phần giảng này của đức Phật, ngoài lời dạy rằng cả những người ác cũng có thể thành Phật, còn gồm hai lời dạy khác nữa. Một là nếu một người chịu đựng mọi ngược đãi và đối nghịch và vẫn tiếp tục tu hành thì những khó khăn của người ấy sẽ trở thành một nguyên nhân gián tiếp của sự việc thành Phật của người ấy. Đức Phật dạy: “Sự việc Ta đạt Chánh Đẳng Giác và Ta phổ độ chúng sanh, thảy đều nhờ tình bằng hữu tốt đẹp của Đề-bà-đạt-đa.”

    Đây là một lời tuyên bố quan trọng nhất. Khi chúng ta bị người khác khinh miệt, lăng nhục, ngăn ngại, chúng ta có thể trở nên giận dỗi, buồn phiền và bắt đầu nghi ngờ Pháp. Chúng ta hãy cứ chịu đựng những khó khăn như vậy và hướng chúng đến một sức mạnh tích cực vì giáo lý của kinh Pháp Hoa là Pháp tối thượng trên đời này. Nhiều vị Thầy, nhiều bậc Đạo sư xưa kia, kể cả đức Phật Thích-ca-mâu-ni và ngài Nichiren đã nêu gương mình để chứng tỏ rằng con người có thể biến đổi những bất lợi thành thuận lợi.

    ĐỪNG LẤY HẬN THÙ ĐÁP LẠI HẬN THÙ:

    Một giáo lý khác là chúng ta đừng lấy hận thù đáp lại hận thù. Đức Phật Thích-ca-mâu-ni không những không ghét hận Đề-bà-đạt-đa, người đã gây quá nhiều tổn hại cho Ngài, mà lại còn cảm ơn ông ta về “tình bằng hữu tốt đẹp” của ông ta. Nhiều người có thể nghĩ rằng thái độ như thế sẽ không thể hiện được trong thế giới ngày nay, nơi mà chúng ta phải khổ nhọc đấu tranh để sinh tồn. Nhưng ý tưởng của đức Phật được xác chứng bằng sự việc mới xảy ra sau đây:

    Tại phiên họp khoáng đại của Hội nghị Hiệp ước Hòa bình Nhật Bản được tổ chức tại San Francisco năm 1951, Bộ trưởng Tài chánh Tích Lan đồng thời là Trưởng phái đoàn Tích Lan đến dự Hội nghị, đã đọc một bài diễn văn tuyên bố rằng Tích Lan từ chối không đòi những bồi thường của Nhật Bản và nêu dẫn lời dạy sau đây của đức Phật trong kinh Pháp Cú: “Hận thù không bao giờ được lắng dịu bằng hận thù trên đời này; chỉ bằng tình thương, hận thù mới được lắng dịu. Đây là một luật cổ xưa.” Bài diễn văn của ông được kể lại là đã gây một loạt vỗ tay rầm rộ.

    Kỹ xảo về ngoại giao bao gồm cả việc đe dọa một quốc gia đối phương, đánh lừa, mặc cả với quốc gia ấy, bí mật lôi kéo một số công dân của quốc gia ấy về phe mình và phản bội những người bạn của mình vào giờ phút chót. Sự việc gây ấn tượng biết bao khi tại Hội nghị Hòa bình gồm những nhà ngoại giao kỳ cựu tham dự, giáo lý của đức Phật được vị đại biểu của Tích Lan nêu lên như là chính sách ngoại giao của nước ông ! Hơn nữa, sự việc các đại biểu khác tán thành bài diễn văn của vị đại biểu Tích Lan bằng loạt vỗ tay rầm rộ chứng tỏ rõ ràng rằng chỉ có một con đường cứu vớt nhân loại.
    Từ sự kiện này, chúng ta có thể cảm nhận niềm hy vọng lớn lao cho tương lai của nhânloại.

    Thật vậy, nếu chúng ta lấy hận thù để đáp lại đối phương của chúng ta thì họ cũng sẽ cảm thấy đắng cay hơn đối với chúng ta. Như thế, hận thù sẽ sinh ra nhiều hận thù hơn và sẽ tiếp tục mãi hoài trong một vòng lẩn quẩn. Trong kinh Pháp Cú, đức Phật dạy rằng hận thù của con người sẽ mãi mãi chấm dứt khi nó bị con người từ bỏ, và trong kinh Pháp Hoa, Ngài dạy một thái độ tích cực của con người, trong đó Ngài bước một bước xa hơn để biến hận thù thành sự biết ơn.

    Vài người có thể nghĩ rằng một người bình thường thật khó làm được điều ấy. Do đó, đức Phật Thích-ca-mâu-ni dạy như sau: “Trong đời vị lai nếu có thiện nam hay thiện nữ nào nghe phẩm Đề-bà-đạt-đa của kinh Diệu Pháp Liên Hoa với tâm thanh tịnh và lòng tin kính mà không nghi ngờ, người ấy sẽ sinh vào nơi của chư Phật trong khắp vũ trụ. Người ấy sinh vào chỗ nào cũng luôn được nghe kinh này; nếu người ấy sinh vào cõi người hay chư Thiên, người ấy sẽ hưởng được hạnh phúc thắng diệu. Nếu người ấy sinh vào nơi có đức Phật hiện diện thì người ấy sẽ từ một hoa sen mà hóa sinhra.”

    Bấy giờ một vị Bồ-tát theo hầu đức Như Lai Đa Bảo tên là Trí Tích bạch đức Phật Đa Bảo: “Xin hãy trở về quốc độ của chúng ta.” Nhưng đức Phật Thích-ca-mâu-ni nói với ngài Trí Tích: “Thiện nam tử ! Hãy chờ một lát ! Đây là Bồ-tát Văn-thù. Ông hãy gặp gỡ, bàn luận với Văn-thù về Diệu Pháp đã, rồi hãy trở về quốc độ của ông.” Liền đó, ngài Văn-thù từ dưới biển nhảy lên cùng với chư Bồ-tát tùy tùng. Đáp lại câu hỏi của Bồ-tát Trí Tích, ngài Văn-thù bảo rằng ngài đã giáo hóa nhiều vị trong cung điện dưới biển của Long vương (vua rồng). Sau đó Bồ-tát Trí Tích ca ngợi ngài Văn-thù về những kết quả của việc ngài giáo hóa dưới biển.

    Ngài Văn-thù đáp: “Đấy chẳng phải vì tôi tài đức gì mà là vì ở dưới biển, tôi luôn chỉ giảng kinh Diệu Pháp Liên Hoa mà thôi. Số Bồ-tát được tôi giáo hóa là vô số, không kể được. Nay tôi có một chuyện rất thú vị để kể cho ông nghe.” Rồi ngài Văn-thù kể với ngài Trí Tích rằng ngài đã giảng kinh Pháp Hoa cho người con gái lên tám của Long vương và khiến nàng đạt ngộ. Ngài ca ngợi sự vĩ đại của Long nữ.

    Bồ-tát Trí Tích nói: “Tôi đã thấy được đức Như Lai Thích-ca-mâu-ni, trong suốt vô lượng kiếp đã nỗ lực thực hành khổ hạnh, tích tập công đức, chất chứa đức hạnh, liên tục, không ngừng nghỉ tìm Đạo Bồ-đề như thế nào. Tôi đã quán sát thấy rằng trong tam thiên đại thiên thế giới không có một chỗ nào nhỏ như hạt cải mà Ngài không đặt thân Ngài, mạng Ngài để làm Bồ-tát nhằm vì chúng sanh; và chỉ sau đó Ngài mới đạt Giác ngộ. Thật không thể tin được rằng người con gái này chỉ trong một lát lại đạt Toàn Giác.”

    Ngài Trí Tích chưa dứt lời thì Long nữ bỗng hiện ra trước mặt các vị và sau đảnh lễ đức Phật, nàng bước lui đứng một bên, dùng kệ ca ngợi đức Phật, rồi nói: “Tôi tin chắc rằng tôi đạt Bồ-đề. Chỉ có đức Phật mới xác chứng được điều này. Tôi sẽ khai thị giáo lý Đại thừa, giải thoát chúng sanh khỏi khổ đau.”

    Hội chúng không hiểu được lời tuyên bố của Long nữ. Ngài Xá-lợi-phất nói với Long nữ: “Nàng khẳng định rằng chỉ trong khoảnh khắc nàng đạt được Đạo tối thượng. Điều này thật khó tin.” Ngài bèn nêu ra nhiều lý do khiến một nữ nhân không thể thành Phật được.

    Người con gái của Long vương có một viên ngọc quý, nàng dâng lên đức Phật và đức Phật nhận ngay. Sự việc đức Phật nhận ngay viên ngọc của nàng chứng tỏ rằng Ngài đã công nhận nàng đã đạt Chánh Giác. Bấy giờ Long nữ nói với Bồ-tát Trí Tích và ngài Xá-lợi-phất: “Tôi đã dâng viên ngọc của tôi và đức Thế Tôn đã nhận nó - hành động này có nhanh không ?” Hai vị ấy đáp: “Nhanh lắm.”

    Nàng bảo: “Bằng sức thần thông, chư vị sẽ thấy tôi thành Phật còn nhanh hơn thế nữa !” Bấy giờ toàn thể đại chúng thấy Long nữ bỗng biến thành một nam nhân, đầy đủ hạnh Bồ-tát, tức thời đến thế giới Vô Cấu ở phương Nam, tại đấy, nàng phổ giảng Diệu Pháp cho toàn thể chúng sanh trong vũ trụ.

    NỮ NHÂN SẼ THÀNH PHẬT:

    Bấy giờ chư Bồ-tát, Thanh văn, chư Thiên, Rồng, Người và không phải người trong thế giới Ta-bà, từ xa thảy đều trông thấy Long nữ trở thành một vị Phật và phổ giảng kinh Pháp Hoa cho chư Thiên, Người và các chúng sanh khác thì ai nấy đều hết sức vui mừng và kính lễ. Chúng hội vô cùng lớn lao ấy chứng kiến nàng là một nữ nhân giảng Pháp và thành Phật thì đều tỉnh ngộ và đạt đến trạng thái bất thối chuyển (bất thối địa) về công hạnh. Thảy đều được thọ ký sẽ thành Đạo viên mãn. Ba ngàn chúng sanh phát tâm Bồ-đề và đều được thọ ký. Bồ-tát Trí Tích và ngài Xá-lợi-phất và toàn thể hội chúng thầm lặng tin tưởng thâm sâu vào sự lớn lao của năng lực Phật pháp. Phẩm Đề-bà-đạt-đa chấm dứt ở đây.

    Phụ nữ ngày nay có thể cảm thấy không vừa ý về việc Long nữ bỗng biến thành nam giới rồi mới thành một vị Phật. Biểu tượng như thế đã được sử dụng chỉ do vì quan niệm phụ nữ của Ấn Độ cổ thời. Sự việc bỗng nhiên biến hóa từ một phụ nữ thành một nam nhân chỉ có nghĩa là sự vượt khỏi điều khác biệt giữa nam và nữ. Đức Phật Thích-ca đã khẳng định rằng thú vật, chim muông, sâu bọ, thảo mộc cũng như con người đều có Phật tánh. Làm sao Ngài lại có thể phân biệt nam giới hay nữ giới chứ ? Không thể như thế được. Dưới mắt đức Phật, hết thảy mọi chúng sanh đều bình đẳng. Chúng ta chớ bao giờ hiểu nhầm điều này.( nguồn Thư viện Hoa Sen)
    KP đưa đoạn này để ACE tham khảo và cùng phân tích.
    KPK

  5. #5

    Mặc định

    thiết nghỉ chư quỷ dạ xoa nơi địa ngục củng có tội hya sao , họ gian ác hay sao
    Từng ngày cuộc sống đi qua
    Xin cây đạo đức nở hoa trong lòng

  6. #6

    Mặc định

    Thực ra trong kinh nói như vậy không thể hiểu ngang như vậy, không hiểu ngang như vậy là hiểu như thế nào, là hiểu thành Phật nhanh như vậy, vậy phải hiểu như thế nào? hiểu là Ngộ được Phật tính là thành Phật như Phật không khác, còn trong kinh nói Long Nữ biến thành thân Nam rồi qua cõi Vô cấu thành Phật là Phật thị hiện ra cho các ông thấy như vậy thôi.

    Vì sao chỉ có thân Nam mới thành Phật được, thân Nữ không thành Phật được? là vì: thứ 1 nói về cơ thể là thân nữ bất tịnh (cái này hỏi mấy ông thầy bùa là biết liền), thân nữ thậm chí còn không thể làm được Ma Vương huống gì là thành Phật.
    Thứ 2 người Nữ ngoại trừ bật thánh nhân ra thì tâm nó vọng động lắm, rất đa tình...

    Ai nói thảo mộc có Phật tính, thì người đó....hết nói nổi, nếu nói vậy thì cây cỏ cũng thành Phật hay sao? Phật dạy: "tới thời kỳ mạt pháp, thì Ma Vương hiện hình Phật, Bồ tát, Sa Môn mà giảng rằng, có Phật cao, Phật thấp, nữ cũng có thể thành Phật, dâm loàn cũng thành Phật..." Phật nói tôi thấy chưa bao giờ sai, y như Phật nói.

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi VôPháp Xem Bài Gởi
    Thực ra trong kinh nói như vậy không thể hiểu ngang như vậy, không hiểu ngang như vậy là hiểu như thế nào, là hiểu thành Phật nhanh như vậy, vậy phải hiểu như thế nào? hiểu là Ngộ được Phật tính là thành Phật như Phật không khác, còn trong kinh nói Long Nữ biến thành thân Nam rồi qua cõi Vô cấu thành Phật là Phật thị hiện ra cho các ông thấy như vậy thôi.

    Vì sao chỉ có thân Nam mới thành Phật được, thân Nữ không thành Phật được? là vì: thứ 1 nói về cơ thể là thân nữ bất tịnh (cái này hỏi mấy ông thầy bùa là biết liền), thân nữ thậm chí còn không thể làm được Ma Vương huống gì là thành Phật.
    Thứ 2 người Nữ ngoại trừ bật thánh nhân ra thì tâm nó vọng động lắm, rất đa tình...

    Ai nói thảo mộc có Phật tính, thì người đó....hết nói nổi, nếu nói vậy thì cây cỏ cũng thành Phật hay sao? Phật dạy: "tới thời kỳ mạt pháp, thì Ma Vương hiện hình Phật, Bồ tát, Sa Môn mà giảng rằng, có Phật cao, Phật thấp, nữ cũng có thể thành Phật, dâm loàn cũng thành Phật..." Phật nói tôi thấy chưa bao giờ sai, y như Phật nói.
    đức phật củng từng nói " nghe ta nhưng chớ vội tin ta "
    đấy củng là lời phật nói
    Từng ngày cuộc sống đi qua
    Xin cây đạo đức nở hoa trong lòng

  8. #8

    Mặc định

    hahaha đúng vậy, nhưng phải nói hết câu là: " Chớ vội tin ai, nếu đó là thầy,anh,cha,me...mà phải suy xét xem cái đó có đúng không?, có ích lợi gì không? có phải nhiều bật thánh theo không, có khen ngợi không".

  9. #9

    Mặc định

    khà khà
    đúng đúng khà khà
    cám ơn huynh vophap
    a di đà phật
    Last edited by BUI_TRAN; 17-08-2009 at 09:03 PM.
    Từng ngày cuộc sống đi qua
    Xin cây đạo đức nở hoa trong lòng

  10. #10

    Mặc định

    đề bà đạt đa là vị thiện tri thức bậc nhất của phật đúng như bạn Hư Không Tạng nói. trong kinh diệu pháp liên hoa phẩm đề bà đạt đa đức phật có nói về ông và thọ ký cho ông đời sau sẽ thành phật.
    trong quá khứ, khi thọ mạng nhân dân sống lâu vô lượng, đức phật là một vị vua vì mến pháp nên đã trao việc trị nước cho thái tử và đánh trống rao lịnh cầu pháp khắp bốn phương: "ai có thể vì ta nói pháp đại thừa ta sẽ trọn đời cung cấp hầu hạ.
    khi ấy có vị tiên nhân đến thưa cùng vua rằng: "ta có pháp đại thừa tên là diệu pháp liên hoa. nếu đại vương không trái ý ta, ta sẽ vì đại vương mà nói."
    vua nghe lời vị tiên nhân đó, vui mừng khấp khởi, liền đi theo vị tiên nhân cung cấp các việc cần dùng như : hái trái, gánh nước, lượm củi, nấu ăn, cho đến dùng thân mình làm giường ghế, thân tâm không biết mệt mỏi. thuở đó theo phụng thờ vị tiên nhân trải qua một nghìn năm vì trọng pháp nên siêng năng tinh tấn cung cấp hầu hạ cho tiên nhân không thiếu thốn. do vì được vị tiên nhân đó trao cho kinh đại thừa diêu pháp liên hoa nên đức phật nay mới đặng thành chánh giác.
    lúc đó phật nói, vị tiên nhân đó chính là ông đề bà đạt đa, còn vua chính là phật ngày nay vậy. do vị tiên nhân thiện tri thức đã vì vua nói kinh pháp diệu pháp liên hoa. vua vì mến pháp nên siêng năng thọ trì đọc tụng nên hiện nay đạt thành chánh giác.
    phật nói : "do nhờ ông thiện tri thức đề bà đạt đa làm cho ta đầy đủ sáu pháp ba la mật, từ bi hỷ xã, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi món đẹp, thân sắc vàng tía, mười trí lực, bồn món vô sở úy, bón món nhiếp pháp, mười tám món bất cộng, thần thông đạo lực, thành bực chánh đẳng chánh giác rộng độ chúng sanh, tất cả công đức đó đều là do thiện tri thức Đề bà đạt đa cả" .
    sau đó, phật thọ ký cho ông đề bà đạt đa sẽ thành phật hiệu là Thiên Vương Như Lai. trước sau phật không bao giờ gọi Đề bà đạt đa là ác tri thức cả. vì phật có dạy "khi tu hành thì đừng cầu không bị ma chướng vì không có ma chướng thì chí nguyện không kiên cường". kinh pháp hoa cốt chỉ rõ phật tánh cho chúng ta, đề bà đạt đa tuy là người có tâm địa không tốt, tuy vậy phật cũng không loại trừ ông ta ra khỏi tăng đoàn, trước lúc niết bàn lại thọ ký đạo quả bồ đề và tán thán công đức của ông Đề bà đạt đa. tại sao như vậy. vì rằng cái ác không bao giờ chấm dứt và bị loại trừ, vì rằng nếu nó bị loại trừ thì cái thiện không thể tăng trưởng. vì có cái ác mới thấy được cái thiện. ví dụ như ta mua một cái áo, muốn biết nó đẹp hay xấu phải so sánh với cái áo khác. tại sao biết đó là điều thiện thì phải có điều ác để so sánh. nếu Phật tượng trưng cho phật tánh, thì đề bà đạt đa tượng trưng cho ác niệm trong ta.ác niệm đó chính là thước đo cho con đường tu học của mình, nếu biết tu thì ác niệm bị kiềm chế và khuất phục, giống như phật đã từng khuất phục ông đề bà đạt đa vậy. do vậy, đối với người tu, cái ác cũng gọi là thiện tri thức vì nó dẫn đường cho ta thấy, biết và đi theo con đường thiện. chúng ta tu vì sao? vì thấy đời này nhiều khổ, nhiều xấu ác đúng không? giả sử không có những thứ đó ta có chịu tu không. nên thâm ý phật pháp ở đây là vậy.
    Last edited by DaiBatNha; 17-08-2009 at 11:54 PM.

  11. #11

    Mặc định

    Vậy!đúng, sai là thế nào? mà thế nào là đúng? thế nào là sai?

    A di da Phật!

  12. #12

    Mặc định

    đúng, hay sai là một khái niệm mang tính tương đối thôi, trong hoàn cảnh này nó là đúng nhưng trong hoàn cảnh khác nó lài sai. tuy vậy, muốn biết đúng hay sai phải có cái để phân biệt.
    muốn biết món hàng đó là đồ giả thì phải có đồ thật để so sánh, nếu không thì làm sao biết nó là giả.
    tôi nghĩ là đúng, sai thế nào tự ta phân biệt được. vì ai cũng có suy nghĩ cả, vậy thì đừng nên hỏi những câu dư thừa như thế, chẳng nhằm đem lại mục đích gì cả. và cũng nên tránh nói những điều sáo rỗng vô ích đi sẽ lợi lạc cho bản thân mình hơn.

  13. #13
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của DUNG2001
    Gia nhập
    Jan 2008
    Bài gởi
    653

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi DaiBatNha Xem Bài Gởi
    đúng, hay sai là một khái niệm mang tính tương đối thôi, trong hoàn cảnh này nó là đúng nhưng trong hoàn cảnh khác nó lài sai. tuy vậy, muốn biết đúng hay sai phải có cái để phân biệt.
    muốn biết món hàng đó là đồ giả thì phải có đồ thật để so sánh, nếu không thì làm sao biết nó là giả.
    tôi nghĩ là đúng, sai thế nào tự ta phân biệt được. vì ai cũng có suy nghĩ cả, vậy thì đừng nên hỏi những câu dư thừa như thế, chẳng nhằm đem lại mục đích gì cả. và cũng nên tránh nói những điều sáo rỗng vô ích đi sẽ lợi lạc cho bản thân mình hơn.
    Toàn những lời khoác lác.....
    Khi ta muốn phát biểu những lời gì mang tính cách đóng góp để cùng nhau tham khảo và học hỏi thì:
    Trước tiên hãy đưa ý kiến ra cùng duyệt sau đó mới thấy được cái đúng và sai, đừng tự quyết như vậy vì sẽ phụ lòng những người bỏ công ra sưu tầm cho những người kém may mắn hơn bạn. Tôi không hiểu sao bạn không post bài để chia sẽ cùng mọi người, trái lại bạn hay chỉ trích người này không đúng người kia không phải, tôi nói thật bạn nhé cái tên ĐẠI BÁT NHÃ bạn thật không xứng đáng, phải lấy tên là ĐAỊ BẢO THỦ thì đúng hơn.
    Nếu những lời tôi phát biểu ra đây quí huynh đệ nào cảm thấy tôi không đúng xin cho tiểu đệ sám hối vậy.

    Riêng chú ĐẠI BẢO THỦ( tôi thấy bạn còn trẻ lắm) cảm thấy không phục thì mình thông linh với nhau thăm chơi, tại hạ đang rảnh .
    GIA ĐỈNH VÔ HỈNH

  14. #14

    Thumbs down

    Trích dẫn Nguyên văn bởi DUNG2001 Xem Bài Gởi
    Toàn những lời khoác lác.....
    Khi ta muốn phát biểu những lời gì mang tính cách đóng góp để cùng nhau tham khảo và học hỏi thì:
    Trước tiên hãy đưa ý kiến ra cùng duyệt sau đó mới thấy được cái đúng và sai, đừng tự quyết như vậy vì sẽ phụ lòng những người bỏ công ra sưu tầm cho những người kém may mắn hơn bạn. Tôi không hiểu sao bạn không post bài để chia sẽ cùng mọi người, trái lại bạn hay chỉ trích người này không đúng người kia không phải, tôi nói thật bạn nhé cái tên ĐẠI BÁT NHÃ bạn thật không xứng đáng, phải lấy tên là ĐAỊ BẢO THỦ thì đúng hơn.
    Nếu những lời tôi phát biểu ra đây quí huynh đệ nào cảm thấy tôi không đúng xin cho tiểu đệ sám hối vậy.

    Riêng chú ĐẠI BẢO THỦ( tôi thấy bạn còn trẻ lắm) cảm thấy không phục thì mình thông linh với nhau thăm chơi, tại hạ đang rảnh .
    Toàn những lời sáo rỗng.
    Chớ nói nhiều. Niệm Phật đi

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Hư Không Tạng Xem Bài Gởi
    Toàn những lời sáo rỗng.
    HƯ KHÔNG = RỖNG
    TẠNG = SÁO
    Đúng là Tâm nào thì ứng với Pháp đó...

  16. #16

    Mặc định

    a di đà phật
    có gì đâu mà phải thế kia
    thế gian là vô thường , cuộc đời là vui tươi
    k gì mà phải như thế
    làm người vô sự đi
    Từng ngày cuộc sống đi qua
    Xin cây đạo đức nở hoa trong lòng

  17. #17

    Mặc định

    nếu như hỏi một cách chân thành thì tôi sẽ trả lời đến nơi đến chốn, tôi như thế nào bạn dung2001 khoan hãy nhận xét. bạn nghĩ tôi là người thế nào thì mặc kệ bạn, tôi chỉ thấy có những câu hỏi chẳng nhằm mục đích gì cả, chỉ gây ra sự hí luận ko cần thiết nên tôi ko muốn trả lời. phật pháp ko nói nhiều, chỉ nói cái cần phải nói, ai muốn nghĩ sao về tôi cũng được. tôi thấy trong đề tài này tôi đã đóng góp một bài có giá trị phật pháp rồi, còn lại ai muốn bình luận sao cũng được.

  18. #18
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của DUNG2001
    Gia nhập
    Jan 2008
    Bài gởi
    653

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi thanhmai08 Xem Bài Gởi
    HƯ KHÔNG = RỖNG
    TẠNG = SÁO
    Đúng là Tâm nào thì ứng với Pháp đó...
    Khâm phục,.....Khâm phục....
    Sao Thanhmai08 trắc chữ hay vậy, rất đúng với lẻ thường vì dòng tư tưởng nghĩ sao thì họ sẽ lấy nick đó, vả lại chính bản thân người này cũng không hiểu những chữ này có ý nghĩa gì và thấy nó hùng hồn cho nên họ lấy nó để làm nick.
    GIA ĐỈNH VÔ HỈNH

  19. #19
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của DUNG2001
    Gia nhập
    Jan 2008
    Bài gởi
    653

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Hư Không Tạng Xem Bài Gởi
    Đối với người học Phật. Không ít thì nhiều đều đã nghe đến tên Đề Bà Đạt Đa (DBĐĐ). Người đệ tử luôn tìm cách thay thế và hãm hại Đức Phật. Trong các kinh điển (Đại Thừa và Tiểu Thừa) đều có nói về vị Đại Đức này. Tuy nhiên đa phần đều là thông tin "xấu". Vì thế, có nhiều người cũng chê bai và đôi khi coi thường vị đệ tử này của Phật. Vậy, liệu vị Đại Đức này có xứng đáng bị như vậy không? Có bao giờ các bạn nghĩ rằng Đề Bà Đạt Đa là thiện tri thức bậc nhất của Phật không? Là thiện tri thức ở khía cạnh "ÁC" hay gọi là Ác tri thức, một khía cạnh mà ít ai dám nhận. Hư Không Tạng không đề cao cái Ác nhưng chỉ muốn làm sáng tỏ thêm về vị đệ tử đặc biệt này của Phật. Rất mong nhận được chia sẻ của các bạn đồng tu.
    Nam mô A Di Đà Phật
    Hư không Tạng đã nói như vậy, có đoạn nào Đại Bảo Thủ không hiểu.....

    Trích dẫn Nguyên văn bởi DaiBatNha Xem Bài Gởi
    nếu như hỏi một cách chân thành thì tôi sẽ trả lời đến nơi đến chốn, tôi như thế nào bạn dung2001 khoan hãy nhận xét. bạn nghĩ tôi là người thế nào thì mặc kệ bạn, tôi chỉ thấy có những câu hỏi chẳng nhằm mục đích gì cả, chỉ gây ra sự hí luận ko cần thiết nên tôi ko muốn trả lời. phật pháp ko nói nhiều, chỉ nói cái cần phải nói, ai muốn nghĩ sao về tôi cũng được. tôi thấy trong đề tài này tôi đã đóng góp một bài có giá trị phật pháp rồi, còn lại ai muốn bình luận sao cũng được.
    Bảo thủ, cố chấp....

    Trích dẫn Nguyên văn bởi dieuphat Xem Bài Gởi
    Vậy!đúng, sai là thế nào? mà thế nào là đúng? thế nào là sai?

    A di da Phật!
    Làm cho người đọc hiểu sai hay không hiêủ, vì không dẫn chứng......
    GIA ĐỈNH VÔ HỈNH

  20. #20

    Mặc định

    thôi được rồi, vâng tôi đây là đại bảo thủ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •