Công nghệ săn ma

Từ thế kỷ 19, người ta đã dựng các bức ảnh huyền bí bằng camera thô sơ. Ngày nay, máy ảnh số và trang thiết bị hiện đại khác được dùng để săn linh hồn ở nơi đồn bị "ma ám" nhằm trả lời câu hỏi muôn đời của con người về thế giới bên kia.



Bức ảnh năm 1871 này là của William Mumler, nhiếp ảnh gia chuyên về "linh hồn" đầu tiên. Ông dùng nhiều mảng lộ sáng để có được ảo ảnh của một "bóng ma". Đây là tấm hình nổi tiếng nhất mà Mumler chụp - bức chân dung của tổng thống Mỹ Abraham Lincoln có bóng vợ Mary Todd Lincoln đằng sau.


Bức ảnh Woman with Daisies and Spirit (Người phụ nữ bên hoa cẩm chướng và một linh hồn) được sáng tác vào khoảng năm 1875 nhưng không rõ tên tác giả.



Bức ảnh Ngài Laymarie và Ngài C. cùng hồn ma của Edoward Poiret. Tác giả: Edouard Isidore Buguet (Pháp, khoảng 1840).


Danh tiếng của Mumler nổi lên cùng với sự phát triển của chủ nghĩa Duy linh giữa thế kỷ 19, khi mà việc tổ chức lễ gọi hồn trở thành thú tiêu khiển phổ biến của các gia đình giàu có. Nhưng tất cả hình ảnh ma và việc lên đồng đều không là thực hoặc chưa được chứng mình là thực. Hiện nay, các "thợ săn ma" trong ảnh không còn đi theo cách làm xưa nữa.


Họ hay tới các khu vực được đồn là bị ma ám và chụp hàng trăm bức ảnh tại đó. Hình ảnh này được lấy từ một quán rượu, cho thấy các luồng sáng chuyển động. Sharon Leong thuộc hội nghiên cứu về ma ở San Francisco (Mỹ) cho biết hình hạt nhân ở chính giữa ảnh có được là do tập hợp bụi, mưa và không khí ẩm hiện lên khi ánh đèn flash tắt.


Một ánh đèn sáng lóe khác xuất hiện trước "thợ săn ma" Annalisa Bastiani khi cô đi vào nhà tù Alcatraz khét tiếng. Muốn tránh ánh sáng này, cô gợi ý dùng giá đỡ cho máy ảnh và ống kính có góc ngắm rộng để chụp toàn bộ căn phòng u ám.


Còn bức ảnh này có các vòng tròn sáng chuyển động do Sharon Leong chụp tại khách sạn Casa Munras ở Monterey (bang California, Mỹ) bằng máy ảnh Canon 5.1 megapixel.


Sharon Leong khoe các công cụ "săn ma" của mình, bao gồm một máy Canon PowerShot, máy ghi âm kỹ thuật số, máy đo âm thanh điện từ (EMF), máy quay và một nhiệt kế hồng ngoại.


Máy đo âm thanh điện từ có thể gắn vào tai, để tay thoải mái dùng các công cụ phát hiện ma khác.


Thiết bị EMF 30 USD này được gán nhãn là công cụ tìm ma. Các cửa hàng trực tuyến như Ghost Mart bày bán nhiều bộ dụng cụ có giá từ vài trăm đến hàng nghìn USD.


Cô Annalisa Bastiani đang dùng thiết bị EMF để tìm hiểu một quán bar ở San Francisco (Mỹ), nổi tiếng vì những lời đồn "ma ám".


Những tay "săn ma" thường cố gắng trò chuyện với các linh hồn trong khi ghi âm nhưng "ma" thường không đáp lại. Khi về nhà, họ dùng các phần mềm như Audacity hay Adobe Audition để khuếch đại âm thanh bí hiểm.


Một người đàn ông Đức đã viết phần mềm EVP Maker để lấy ra âm thanh của "ma" bằng máy tính, thay vì bằng máy ghi âm.


Brian Jones đến từ Seattle đã dành gần chục năm với các thiết bị phát âm thanh huyền bí mà ông cho đó là tiếng nói của các linh hồn.


Trên mạng có khá nhiều trang web chia sẻ các câu chuyện về ma như GhostVillage.com and IAmHaunted.com.

Theo Cnet, Vnexpress