Trích dẫn Nguyên văn bởi Itdepx Xem Bài Gởi
Hôm nay tự nhiên nhớ 1 đoạn kinh nói về vô ngã, nhưng gg mãi không ra. Nên xài đỡ cái này.

Trong Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikaya), Tập III, Thiên uẩn, chương I, Tương ưng uẩn:
Sắc (thọ, tưởng, hành, thức), này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã.

1. Ngũ uẩn là vô thường.
2. Vô thường là khổ.
3. Khổ là vô ngã.

Vậy, chính xác vô ngã là như thế nào?

Ngũ uẩn không phải là ta, của ta.
Vô thường không phải là ta, của ta.
Khổ không phải là ta, của ta.

Vị ấy bị ám ảnh: "Sắc (thọ, tưởng, hành, thức) là ta, Sắc (thọ, tưởng, hành, thức) là của ta". Do bị ám ảnh: "Tưởng là ta, tưởng là của ta" khi tưởng biến hoại, đổi khác; nên do tưởng biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

Hãy xem 1 kiến giải khác: Thường, ngã, lạc, tịnh.

Nếu chúng ta thực hiện 1 phép phủ định 3 ý trên, chẵng phải chúng ta có một kết quả tương ứng với 4 từ ở trên.

Thật thú vị đúng không nào. :))
Vô thường, khổ, vô ngã là sự thật. Bạn làm sao phủ định được sự thật. Khi bạn phủ định một sự thật thì bạn vốn chẳng coi sự thật là cái gì. Bạn tưởng rằng chỉ cần bạn phủ định nó là xong. Nhưng việc bạn phủ định nó đâu có thay đổi được gì đâu. Nó chỉ đơn giản đồng nghĩa với việc bạn cố lái cái ý nghĩ của bạn thôi. Chẳng có ý nghĩa gì cả.