Nguồn gốc loài rồng
-----------------
Có một con rắn độc béo tròn, da sần sùi 7 sắc cầu vồng. Nó có một vài cái vẩy cứng dựng lên phía trước mũi trông như một cái sừng hay cái mào đỏ của con gà trống. Nó bò qua thánh địa Jerusalem hóa thành con rắn mào, xui khiến Adam và Eva ăn trái cấm, rồi bò lên Châu âu để hóa thành con Tử Xà – Basilisk, để rồi cuối cùng biến thành con rồng có cánh, có chân và có cả mào.
Con rắn độc đó bò xuống Ai cập cắn chết Nữ hoàng Cleopatra. Rồi lại tiếp tục bò qua Ấn Độ để làm hình mẫu cho mấy con rắn hổ mang.. và cũng từ đó, rắn hổ mang có thêm một cái mào đỏ trên đầu.
Chưa dừng lại, nó bò lên thượng nguồn sông MeKong rồi theo dòng nước bơi xuống phía nam Trung Hoa để hóa thành con Tau Luông (con rồng) dọa giẫm và gây hại cho người Thái. Từ con Luông, nó biến thành con Long, con Rồng, con Thuồng Luồng hay con rắn mào. Cuối cùng thì vẫn chỉ là một con rắn!

———————————–
Rồng Châu Âu


Từ khi con rắn độc béo tròn đó xui khiến Adam và Eva ăn trái cấm, nó bị người ta ghi nhớ “công lao khai phá trí khôn” nhân loại bằng cách ghi vào kinh sách Thiên Chúa Giáo. Rồi từ Jerusalem, họ mang câu chuyện này đi khắp Châu Âu. Người dân châu âu suy nghĩ mãi, tìm kiếm mãi mà không thấy con rắn nào có mào đỏ trên đầu cả. Và họ nghĩ chắc nó là sự lai tạp hỗn loạn của thiên nhiên bởi thân hình con gà trống với cái đuôi rắn… họ gọi chúng là Basilisk – Tử Xà. Sự vô lý đó đã không được chấp nhận, họ tiếp tục vẽ con rắn đó với đôi cánh và 4 chân, tuy nhiên thân hình ở giữa phải to ra mới hợp lý nên họ đã lai con rắn đó với một loài thằn lằn.
Tìm mãi chẳng thể thấy con rắn nào có mào đỏ như mào gà trống, họ thay thế mào bằng một cái sừng hoặc hơn. Rồi thêm “gia vị độc ác” nữa để nó trở nên hoàn thiện hơn như: Thở ra hơi độc, phun lửa, acid, hay chỉ cần ai đó nhìn vào mắt nó là hóa đá. Cuối cùng cho đến bây giờ, nó đã hóa thành một con rồng châu âu.


Rắn hổ mang mào đỏ
Sau khi con rắn độc béo tròn, sần sùi đó bò xuống Ai cập để cắn chết Nữ hoàng Cleopatra. Người Ấn Độ nghe chuyện và tưởng tượng ra một loài rắn độc có mào. Độc tố nào mà có thể gây ra cái chết nhanh chóng như vậy? Chắc hẳn chỉ có loài rắn hổ mang mà thôi. Nhưng rắn hổ mang thì làm gì có mào?! Vì thế họ lại cho rằng đó là một con rắn hổ mang chúa, hiện thân của thần Shiva. Từ đó, con rắn hổ mang chúa (rắn thần Naga) có thêm cái mào đỏ trên đầu.
Rắn hổ mang khi già yếu, mất khả năng kiếm mồi nên hay ra bờ suối kiếm đá huỳnh thạch ngậm vào mồm để dụ con mồi. Từ đó lại xuất hiện thêm một viên ngọc minh châu hay ngọc rắn đi kèm theo để tăng thêm sự huyền bí, siêu phàm.

Rồng Châu Á


Chẳng hiểu làm cách nào mà nó bò được đến tận thượng nguồn sông Mê Kong (Nam Trung Hoa) để biến thành một con rắn nước khổng lồ (Tau Luông), dọa giẫm và giết hại người dân tộc Thái. Họ sợ nó quá nên phải tạc tượng thờ phụng chúng hay phải làm xuồng, thuyền rồng để tránh tai họa nơi sông nước. Cũng từ đó nó hóa thành con Rồng, thuồng luồng (Việt Nam), con Long (Trung Hoa) ngậm viên ngọc dạ minh châu, vài cái chân có móng vuốt để thêm phần oai phong.
Từ một con rắn độc béo tròn, 7 sắc cầu vồng có thể sống dưới nước và trên cạn… qua trí tưởng tượng của con người hay vì nó quá to lớn nhờ sống lâu dưới nước mà nó trở thành huyền thoại.
————————
Sự thật về một con rắn và huyền thoại của loài rồng chẳng còn ranh giới. Chỉ là một mà thôi.