Lướt qua các web thấy có nội dung Ông Năm Kiến Tánh rất hay. Nghe xong thấy có chút gì được mở mắt hơn với Phật Pháp.

https://www.youtube.com/watch?v=PX9DyU4mvIc&t=200s

Xin hoan hỉ chia sẻ với các đạo hữu có duyên

Ông Năm Luật – tên thật Phan Hữu Luật. Bút danh Thanh Nhân.
Sinh năm 1946 tại ấp Vĩnh Hiệp, xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Việt Nam. Sinh ra trong một gia đình có năm anh em trai, ông là con út. Một tháng tuổi đã mồ côi mẹ, được cô và bà nội nuôi dưỡng.
Thời đó điều kiện hoàn cảnh không cho phép, ông chỉ học đến lớp ba.
Mười hai tuổi đã nuôi chí không muốn lập gia đình vì biết đời mình quá khổ và mang nặng ơn nhiều người mà chưa đền đáp.
Sống trong gia đình theo Phật giáo Hòa Hảo, năm 19 tuổi, đọc mấy bài thơ tựa “Luận Việc Tu Hành” trong thi văn giáo lý của Đức Thầy, ông bỗng cảm nhận được chân lý và phát tâm chay giới tu hành.

Trong biển khổ đời mãi lội bơi
Bây giờ mới thấy được chân trời
Ánh hồng phá vỡ đêm trăng tối
Quyết chọn đường tu giải khổ đời

Đến năm 69 tuổi, được Đức thầy khai ngộ thì ông nhận ra Bản tâm của mình.
Bốn mươi năm qua cầu Đạo thiết tha
Mới hay ra được Phật chính là ta!

Nhờ Phật, nhờ Thầy chỉ dạy mà chúng ta biết được Phật tánh của mình, là cái rõ ràng thường Biết. Khi sáu căn tiếp duyên với sáu trần, chúng ta không chú ý nơi căn, không chú ý nơi trần thì chúng ta sống tràn ngập trong tự Tánh. Không cầu tìm Tánh, kiến Tánh. Vì chính mình là tự Tánh, nếu còn tìm Tánh, kiến Tánh thì khác chi đội nón tìm nón, cưỡi trâu tìm trâu. Hãy cảm nhận sự thật nơi chính mình, không dùng lời được nữa.

Hiện tiền là Phật thấy hay chưa?
Không bớt, không thêm, chẳng thiếu thừa
Đi, đứng, ngồi, nằm luôn hiển lộ
Nói, cười, ngủ, thức, sớm, chiều, trưa
Không tên không tuổi không hình sắc
Chẳng giận, chẳng mừng, chẳng ghét, ưa
Thấy Biết rõ ràng là Phật đó
Nói hoài, luận mãi hoá cù cưa.
Đức Thầy phân tách ra ngay trong con người mình nó chỉ có hai cái thôi. Một cái chết và một cái không chết.
Cái chết là vật chất. Cái gì mà nó vật chất, nhất là xác thân tứ đại này, ngũ uẩn, tứ đại đất – nước – gió – lửa – tinh cha – huyết mẹ,… nó đã chết rồi, nhờ cái linh hồn vô điều khiển nó, nó mới đi, mới đứng, mới nói, mới làm, mới ăn, mới uống, mới ngủ, thức… đều là Phật Tánh điều khiển hết. Rồi ngoài cái thân này ra, bàn ghế, nhà cửa, cái cây chết đóng thành bàn ghế, chiếc xe cũng chết rồi mới đổ thành chiếc xe, ly bình chết hết rồi mới đổ thành ra ly bình… Tất cả những vật mình thấy được, rờ đụng, nghe được,… đều là chết cả.
Cái mà mình đang thấy, đang nghe, đang biết những cái đó, cái Biết đó là Phật tánh, cái đó không bao giờ chết, bất sanh bất diệt, nó là Phật vĩnh viễn của mình từ xưa nay. Tại mình không biết, đem cái không chết mà chạy theo cái chết, để rồi mình chịu chết. Bây giờ buông cái không chết ra thì mình khỏi chết ngay bây giờ. Cái lý này nó tuyệt vời cái chỗ đó. Nghĩa là tu thành Phật ngay bây giờ, chứ không nói mai mốt gì hết.
Vì cái Biết của chú là Phật, “Chẳng nói vắn dài Phật nọ tức Tâm” (đức Thầy) thì Tâm là cái Biết. Đức Phật cũng nói “Phật tức Tâm, Tâm tức Phật”. Còn không phải Tâm, không phải Phật là cái không biết, cái không biết thì nó phải chết theo định luật vô thường của nó, có sanh có diệt, theo nhân quả nhân duyên, luân hồi sinh tử, có hợp có tan. Còn cái Biết này từ ngàn xưa đến ngàn sau nó như vậy, không bao giờ thay đổi, không bao giờ già, không bao giờ bệnh, không bao giờ chết. Nó như khoảng hư không, không tên không tuổi, không hình không tướng làm sao chết được nó. Có hồi nào giờ có ai đào lỗ chôn hư không đâu? Mà cái Biết này nó siêu việt hơn hư không, là nó biết được hư không luôn đó, nó còn cao cả hơn hư không nữa. Chỗ này hết sức là tuyệt vời. Nếu ngộ được chỗ này rồi, buông hết tất cả, chỉ sống với cái Biết của mình thôi thì ngay bây giờ mình là Phật, khỏi tu ngày nào hết.
Còn bây giờ, mình đem cái không chết mà mình lại chạy theo cái chết, tức là vật chất, vật lý, mắt thấy được, tai nghe được, rờ đụng được, nó đều đã chết cả rồi. Đem cái Biết này chạy theo cái chết cho nên bị chết. Bây giờ buông cái chết ra thì cái Biết này là cái Biết không bao giờ ai làm chết được. Bây giờ đống lửa cháy ào ào trước mặt đó, mình dòm mình biết đống lửa cháy, mình thấy đống lửa cháy. Mình đã ở trong lửa rồi đó, nó đâu đốt cái Biết mình đâu. Ngồi đây, mình nghĩ dưới đáy sông, mình biết vẹm, biết ốc ở dưới hết mà mình đâu có bị ngộp đâu? Như vậy, cái Biết của mình ở trong tam giới này nó tự tại vô ngại đâu có ai làm gì nó đâu? Mà mình không có biết nhận cái chỗ này, mình toàn nhận cái giả này thôi, ôm vô cái giả này không rồi than tôi khổ, tôi đau, tôi chết. Cái chân ông đau chứ cái Biết ông đau đâu mà ông khổ? Tại sao ông không chịu nhận cái Biết ông ôm cái chân chi cho khổ? Cái đầu tôi nhức, chứ cái Biết tôi có nhức đâu mà tôi khổ? Bây giờ buông cái đầu ra, tôi là cái Biết thì cái đầu nhức chứ tôi nhức đâu? Buông cái chân ra, tôi là cái Biết, cái chân đau chứ tôi có đau đâu? Thì ngay bây giờ đã hết đau hết chết rồi, đâu có làm tu ngày nào đâu? Chỗ này hết sức là tuyệt diệu.
Bởi vậy cho đến mấy ông hồi đó gần Thầy, như bác sĩ Luỹ hồi đó, thông minh mà bây giờ còn kiếm tôi để học Đạo này. Tôi hỏi sao mấy ông kiếm tôi chi vậy? Mấy ông nói tại vì hồi đó theo Thầy đi đánh giặc không à, chứ đâu có biết cái chỗ giải quyết sanh tử đâu? Mà giờ tôi biết chú là người Kiến Tánh, giải quyết được sanh tử luân hồi. Tôi cũng được cái ân huệ theo Thầy, tu về thượng ngươn nữa, nhưng về đó cũng còn luân hồi cho nên nhờ chú khai ngộ, thấy Tánh. Tôi nói cho nghe chút là ông ngộ liền đó, đây cũng là bậc trí thức cao. Bởi vậy, cái Pháp môn này nó tuyệt vời lắm, hy hữu lắm. Cho nên Thầy nói từ lâu, Phật nói các Pháp cho chúng sanh tu, nói rút ngắn cái Tự Tánh cho mình cái một để mình tu cho mau, khỏi mất thì giờ, kịp với cơ tận diệt.

Hỏi: Thấu ngộ triệt đáo chân lý vĩnh hằng là gì?

Ông Năm: Vị tỳ kheo hỏi Thấu ngộ triệt đáo chân lý vĩnh hằng thì hôm nay tôi xin trình bày tới quý vị.

Chân lý vĩnh hằng là chân lý bất diệt, đời đời không thay đổi, từ ngàn xưa đến ngàn sau. Chư Phật quá khứ nói như vậy, Phật hiện tại cũng nói như vậy, Phật vị lai cũng nói như vậy. Nhưng mà trong Kinh thì nói người ta hơi khó hiểu. Khi người Kiến tánh là ngộ được Chân lý vĩnh hằng, hay là chứng Niết bàn là ngộ được Chân lý vĩnh hằng hay là ngộ được Chủ nhân ông là Chân lý vĩnh hằng. Hoặc giả là sống đến cái Tâm thanh tịnh, bất sanh bất diệt là Chân lý vĩnh hằng. Nhưng mà ở đây, tôi xin nói một nghĩa gần với mọi người, gần với người tu, cho mọi người dễ hiểu, cho những người trình độ sơ cơ cũng tu được, cũng hiểu được. Là tôi nói cái Biết. Khi mà người thấu tỏ ngộ được, người triệt ngộ được cái Biết của mình, lúc nào nó cũng đang Như như bất động, lúc nào nó cũng bất sanh bất diệt, không duyên theo cảnh, không dính với cái không biết, không dính với vật chất, không dính với của cải, không dính với tiền tài và quên cả cái thân này luôn. Thì người như vậy là người triệt ngộ, thấu triệt được, tỏ ngộ được Chân lý vĩnh hằng, bất sanh bất diệt. Là hiện giờ nó đang lặng trang, sáng rỡ, cái đó từ ngàn xưa tới bây giờ nó không sanh không diệt, nó là niết bàn, nó là thanh tịnh.

Thế nào là không sanh không diệt? Là mắt vẫn thấy, tai vẫn nghe mà thấy chỉ thấy, nghe chỉ nghe thôi, không khởi lên giận hờn thương ghét, không khởi lên khen chê lấy bỏ, thì ngay đó là Chân lý vĩnh hằng, ngay đó là Như như bất động, ngay đó là bất sanh bất diệt. Chứ không phải không là không gì hết trơn, không biết gì hết thì như cây đá. Còn như cái này, trống không, không hình tướng, không tên tuổi, không sắc màu, lặng trang nhưng mà cái gì đến đều biết hết. Vừa nghe liền biết, vừa thấy liền biết. Chớp nhoáng, linh động chứ không phải kiểu tu lờ đờ như Tam Tạng. Tu phải sáng suốt, linh động như Tề Thiên, thì mới có thể đạt đến chỗ cứu cánh giải thoát được, vì đó là Chân lý vĩnh hằng, bất sanh bất diệt. Còn nếu mình chạy theo sự vật bên ngoài hay chân lý tạm thời, cũng như làm lành tránh dữ, cũng như nói bỏ ác làm thiện, cũng như nói tu phải trở về Niết Bàn, không có dính ở cõi sanh tử thì nó cũng chỉ đều là chân lý quy ước, để tạm đối đãi mà nói thôi, còn Chân lý vĩnh hằng ở đây là cái Biết. Nghe thì biết, thấy thì biết, ngủ cũng biết, thức cũng biết. Nói đến trời đất thì biết trời đất, nói đến âm phủ diêm vương thì biết âm phủ diêm vương. Mà đừng chạy theo cái nào hết, đừng dính mắc lời nói, đừng dính mắc sự vật nào hết thì ngay đó là Chân lý vĩnh hằng, sống ngay đó là bất sanh bất diệt, đồng với Thích Ca, đồng với Di Đà, đồng với Phật Di Lặc, cũng đều là cái Biết này trên hết tất cả.
Hỏi: Thực hành Thiền chân không như thế nào cho đúng?

Ông Năm: Kính thưa quý vị, cái danh từ Chân không phần đông các giảng viên hay các vị truyền bá Phật pháp hay có cái hiểu lầm. Giải Chân là thật, không là không, tức là thật không, giống như hư không vậy đó, là chân không, không có gì hết. Đó là hiểu lầm. Nếu chân không là thật không như hư không, không có gì hết thì nó đồng với vô tri, nó đồng với cây đá, nó không có uyển chuyển, linh động, không có sáng suốt màu nhiệm, không có huyền bí gì hết cả. Vì vậy mà nếu thực hành chân không cho thật đúng thì lặng trang, sáng rỡ là chân không nhưng rõ ràng thường biết. Nhớ chỗ đó đó, chân không phải lặng trang, sáng rỡ rõ ràng thường biết, chứ không phải chân không là không có gì hết. Ở đây tôi xin nhắc một câu chuyện của ông Huệ Khả nói chuyện với Đạt Ma Tổ Sư. Đạt Ma Tổ Sư hỏi:

– Cái Tâm của con như thế nào?

Thì Huệ Khả nói: – Bặt hết muôn duyên.

Đó. “Bặt hết muôn duyên” là chân không rồi, không có gì hết rồi. Thì Đạt Ma Tổ Sư hỏi: – E lạc vào không.

Thì Huệ Khả nói: – Rõ ràng thường biết, đâu lạc vào không.

Đó, cái chỗ chân không ở đây tôi giải đáp cho đồng đạo là rõ ràng thường biết, chứ không phải không trơn, không biết gì hết. Rồi Đạt Ma Tổ Sư xác nhận liền: – Ngươi như thế, ta cũng như thế, chư Phật ba đời cũng như thế.
Đó, chỗ chân không là nó như vậy, chứ không phải là không trơn, không biết gì hết.
Hỏi: Khi đau bệnh thì cái Biết ở đâu?

Ông Năm: Thưa quý vị, cái Tâm là cái Biết, cái Biết này không phải ở trong thân mà cũng không phải ở ngoài thân, cũng không phải ở giữa thân là vì nó vô hình, vô tướng. Cho nên không thể dùng chỗ trụ ở nơi nào được. Giống y như Đức Phật nói đó, Như Lai nhược hướng nhược lai, vô sở tùng lai. Nghĩa là, Như Lai thì vô sở tùng lai, không do đâu mà lại, không do đâu mà đi mới là Như Lai. Vì vậy mà cái Tâm mình nó giống như vậy, nó trùm khắp hết, chỗ nào cũng có nó mà nó không ở nơi nào hết. Là vì nếu nói ở trong thân thì tại sao mình biết được chuyện ngoài thân? Nếu nói ở ngoài thân thì tại sao mình biết được việc trong thân? Còn nếu nói không trong, không ngoài, không ở chính giữa thì không trong, không ngoài, ở chính giữa là ở chỗ nào? Tại sao ở chính giữa nó biết được trong, biết được ngoài? Như vậy, trong, ngoài, chính giữa đều có Tâm hết. Bây giờ nếu muốn nói đem Tâm để trong thân là thí dụ như vầy, tôi ngồi đây, tôi đang nói chuyện với anh em đây mà cái đầu tôi nghĩ Đông, nghĩ Tây, nghĩ Nam, nghĩ Bắc đó. Cái Tâm đó là vọng tưởng, như vậy phải đem trở lại, “Đem về giác tánh chân như – Kim thân thị hiện dứt trừ tử sanh”, tức là mình đem cái tâm nghĩ đông, tây, nam, bắc đó trở lại ngay cái thân này, khi mà trở lại cái thân này rồi thì ở trong thân mình nóng, lạnh, đau, buồn gì mình cũng đều biết hết, bệnh hoạn, ốm đau gì cũng biết hết.

Đó, vì vậy mà cái Tâm là ông chủ nhà, chăm sóc cho cái nhà, thì cái nhà nó luôn luôn sạch sẽ, tốt đẹp không có ma quỷ yêu tinh gì lại phá, không có xã hội đen gì vào trong đó. Còn trái lại, cái Tâm mình chạy đông, chạy tây, chạy nam, chạy bắc hoài thì cái thân này không ai bảo vệ nó, bao nhiêu hồng huyết cầu nó đều tê liệt hết, cũng như quân đội mà không có chỉ huy, lính nó ngủ hết trơn, giặc nó đánh phải tiêu, vi trùng bệnh đánh phải tiêu, con người phải chết yểu, chết sớm. Còn bây giờ, cái thân mình được cái Tâm làm chủ, trực tiếp săn sóc nó, làm chỉ huy đánh giặc, hồng huyết cầu đánh lại vi trùng bệnh, thì vi trùng bệnh phải tiêu, thì người đó sẽ sống khỏe mạnh, tăng tuổi thọ,… vì vậy mà, cái tâm đem lại cái thân đó là thiền định, cái thân cũng đem lại cái tâm luôn, vì thân tâm nó ngoài nhưng nó là một chứ không hai, không có thân thì không có tâm, mà không có tâm thì cũng không có thân.

Bây giờ, không có thân cái tâm lấy gì mà điều khiển cho nó làm việc có ích cho đời, cho nhân loại, cho chúng sanh. Mà cái thân không có tâm thì thây ma chết đem chôn, chứ đâu có biết gì đâu mà nhúc nhích, cục cựa? Thân tâm không thể rời nhau được, không thể xa cách nhau được. Vì vậy mà phải sống ngay được cái thân tâm, ứng dụng được thân tâm, và không bị cái tâm vọng nó sai khiến, mà sống ngay cái chân tâm thanh tịnh, lặng trang, sáng rỡ, ứng dụng nhiệm màu. Điều khiển cái tâm vọng, điều khiển cái thân luôn. Cái thân nếu nó cứ nằm hoài, không làm gì có ích cho đời thì điều khiển cho nó phải tu, phải sống với cái lặng trang, sáng rỡ và thương yêu tất cả chúng sanh, cứu khổ chúng sanh đang khổ, giúp đỡ chúng sanh đang đói nghèo, giúp đỡ chúng sanh đang bệnh tật, dạy dỗ chúng sanh tu hành để chúng sanh khỏi bị sa đọa. Đó mới thiệt là kẻ chân tu, đó mới là người sông thân với tâm hợp nhất, thân không rời tâm mà tâm không rời thân. Tu như vậy thì chắc chắn thành công đắc đạo.
Hỏi: Đức Phật nói chúng sanh đều có tánh Phật như ta mà sao chúng sanh không có thành Phật hết, không có bình đẳng như nhau, kẻ thì giàu, kẻ thì nghèo, kẻ thì làm người, kẻ thì làm cầm thú, người thì lên cõi trời, cõi tiên, cõi thần,… đủ hạng hết.

Ông Năm: Hôm nay tôi xin trình bày cho đồng đạo cũng như tất cả quý vị ở đây. Đức Phật nói như vậy thì nó đã đúng như vậy, chúng sanh đều có Phật tánh như Phật, nghĩa là đều có tánh rõ ràng Biết như Phật chứ không có khác. Nhưng tại vì chúng sanh không nhận ra cái Biết của mình, nghĩa là không giác ngộ được cái Biết của mình, rồi mới khởi lên cái niệm tưởng cho ta là biết, cho ta là thông minh, cho ta là sáng suốt. Vì cái tự ngã đó cho nên mới lạc vào bốn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Có ta biết thì đối đãi với cái không biết, có ta là hay là giỏi thì nó đối đãi với cái dở, thì luôn luôn có hai tướng nhân – ngã, hai tướng phàm – thánh, hai tướng âm – dương. Vì có âm dương nên mới có sanh tử luân hồi. Vì sanh tử luân hồi cho nên tùy theo duyên nghiệp, tùy theo niệm tưởng mà sanh sanh hóa hóa, không cùng không tận. Có người sanh cõi trời, có người sanh cõi tiên, có người sanh cõi thần, có người sanh vào địa ngục, có người vào ma quỷ, có người vào trùng, dế, kiến,… đủ thứ hết. Là do tâm của chúng sanh sanh sanh hóa hóa, không cùng không tận, không có một chỗ nào giống như chỗ nào, không có một người nào ý niệm giống như người nào. Cho nên vì vậy mà phải sanh các tướng đều khác nhau hết.
Phật thì một sách một màu, một tướng một hình. Còn phàm thì khác tướng khác vào trong tâm là ở chỗ đó. Mười phương thế giới chư Phật đều là một sắc vàng, đều là 32 tướng hảo chứ không có tướng xấu, không có hình tướng dị kỳ như tất cả chúng sanh. Còn tất cả chúng sanh có tướng xấu, có tướng dị kỳ, có tướng ma quỷ, có tướng hung dữ,… đều là do cái tâm vọng tưởng mà sanh ra tất cả.
Kính thưa quý vị, đề tài này nếu mà giải chi tiết ra hết thì không biết bao nhiêu mà kể, cho nên tôi chỉ nói đại cương, vắn tắt ý đồng đạo đến đây kết thúc.
Hỏi: Đức A Nam gần bên Phật là đa văn đệ nhất sao chưa ngộ được Phật tánh khi đức Phật còn tại thế, mà phải đến sau khi đức Phật nhập Niết bàn rồi thì nhờ đến Ngài Ca Diếp mới khai ngộ?

Ông Năm: Kính thưa quý vị, đồng đạo hỏi chỗ này, tại sao ông A Nam là đệ tử thông minh nhất, lời đức Phật thuyết bao nhiêu là ông thuộc làu hết, mà ông gần sát với đức Phật, lại là em của đức Phật nữa, mà tại sao ông tu hoài như vậy mà không kiến tánh ngộ đạo, tới khi Phật nhập Niết bàn rồi, nhờ ông Ca Diếp khai ngộ thì ông A Nan mới ngộ đạo được. Cái lý 0.đó là như thế nào?

Thì hôm nay, tôi xin trình bày với quý vị, sở dĩ ông A Nan không ngộ đạo là vì ông chấp cái hiểu biết, cái thông minh, sáng suốt của ổng, ông cho như vậy là hơn người rồi, không cần phải học hỏi thêm với ai nữa, cái ngã của ông lớn như vậy vì ông không hạ ngã được, ông cho ta đây là hơn người, thông minh sáng suốt, cho nên ông tu mà không kiến tánh thành Phật được. Vì vậy mà khi Phật Thích Ca nhập Niết bàn rồi thì đã đúng với thời kỳ ông Ca Diếp làm tổ đã sắp mãn, cũng muốn truyền ngôi tổ cho ông A Nan. Bữa đó, ông A Nan mới hỏi ông Ca Diếp. Ông nói – Bạch sư huynh, đức Như Lai truyền cho sư huynh cà sa và cái bình bát thì em biết rồi, với những sách thọ ký hay Kinh Lăng Già thì em cũng biết. Nhưng mà có một điều là kiến tánh thành Phật, sao em chưa hiểu. Nhờ sư huynh giải chỗ Kiến Tánh cho em để em nhận được. Thì lúc bấy giờ, ông Ca Diếp biết rõ cái tâm sự của ông A Nan, vì sự thông minh sáng suốt, cái ngã lớn hơn người, do đó gần Phật mà không ngộ đạo. Lúc đấy, ông Ca Diếp ông la lớn lên, ông kêu – A Nan, A Nan – Dạ. Ông Ca Diếp ông kêu A Nan 3 lần, ông A Nan cũng đều “dạ”. Thì ông Ca Diếp ông nói – Cây trụ cờ đằng trước ngã lật ngược rồi. Tiếng la vừa dứt, ông A Nan bị tiếng la lớn quá ông giật mình ông mới quên đi cái văn tự của ông, ông mới quên đi cái thông minh học hỏi của ông từ lâu, thì bỗng nhiên ông ngộ được tự tánh. Tức là cái tánh nghe, cái âm thanh mình nghe, mình hiểu. Từ lâu ông lấy cái nghe cái hiểu đó ông cho là hay, để lặp lại, để độ chúng sanh, để khuyên người tu chứ ông không biết nhận tánh nghe. Vì vậy mà nhờ tiếng la của ông Ca Diếp quá lớn, ông giật mình thì tánh nghe của ông mới hiện ra, cái lỗ tai nghe âm thanh bên ngoài không còn nghe, thì bây giờ cái tánh nghe nó trùm khắp, lúc nào cũng nghe. Hiện tại cũng nghe, quá khứ cũng nghe, vị lai cũng nghe, khắp trời đất đều nghe. Vì vậy mà lúc bấy giờ ông A Nan mới được kiến tánh ngộ đạo, và được ông Ca Diếp truyền ngôi tổ thứ hai.

Ở đây, câu chuyện của đồng đạo hỏi lý thú ở chỗ nhắc nhở cho chúng ta biết chúng ta có tánh nghe mà phần đông các giảng viên, người đi tìm giáo thì chỉ nghe để học cái hay của Phật, của thầy, cái hay của các vị tổ sư để đi giảng cho người ta nghe, giảng cho người ta học đạo, giảng cho người ta tu mà không chịu quay trở lại nhận cái tánh nghe của mình. Vì vậy mà giảng đạo thì giảng đạo, giảng viên thì giảng viên, pháp sư thì pháp sư nhưng mà tới chừng gần chết cũng phải chết trong đau khổ, cũng phải chết trong sự hành hạ của tử thần, của già bệnh chứ không thoát khỏi được.

Vì vậy mà ở đây, tôi cũng là một người hành đạo giống như quý vị, thì chúng ta nên kịp thời nhận xét chỗ này, để trở lại cái tánh nghe thanh tịnh, vắng lặng của mình, cái tánh nghe trùm khắp, không cần văn tự, không cần âm thanh mà lúc nào cũng thường nghe. Cái đó là tánh Nghe bất diệt, cái tánh Nghe bất diệt này đời đời cũng không mất. Nghe không thấy có nghe, cũng chẳng chấp không nghe, cũng chẳng chấp không chấp, mới cho là thiệt Nghe. Đó, mình nghe rồi cũng như không nghe, cũng không thấy mình hay ho gì hết, cũng không học hỏi gì cái linh tính trong cái nghe hết, mà lúc nào cũng sống trong cái tự tánh hằng nghe của mình, bất sanh bất diệt, lặng trang sáng rỡ. Lúc nào cũng lặng trang, sáng rỡ, rõ biết, thấy biết rõ ràng, thì đó là cái tánh Nghe, tánh Phật. Nhận chỗ này rồi là kiến tánh ngộ đạo.

Kính thưa quý vị, câu chuyện trên tôi trình bày đến đây kết thúc.
Hỏi: Tôi có nhiều vọng tâm mà sao diệt hoài không được? Mong ông Năm giải cho bài thơ sau:

“Vọng tâm muốn diệt hành vô ngã
Sân hận mong trừ quán thế không
Diệt gốc tất không sanh lá lú
Chủ tâm thì hết nghĩ mông lung.

Ý thiền các việc đều thiền cả
Muôn việc đều gom một tấc lòng.” – Cậu Hai Thanh Sĩ

Ông Năm: “Vọng tâm muốn diệt hành vô ngã”. Bây giờ cái vọng tâm là cái tưởng tà tưởng quấy, tất cả các ý nghĩ xấu xa, tham danh, tham lợi, tham tình, rồi tham vật chất, tham của tiền, tham chức tước, tham giàu sang, tham sung sướng,… nói chung đều là vọng tâm cả, nhưng mà tham cho ai? Kính thưa quý vị, tham cho cái xác thân này, thì cái xác thân này nó không thật, mai mốt chết đem chôn, cái xác này nó không thật, mỗi ngày nó mỗi lớn, mỗi ngày nó mỗi già, mỗi ngày nó mỗi bệnh, rồi đến ngày chết, lìa bỏ cõi trần này, không chắc là bao lâu. Cái máy người ta bảo hành 5 tháng, 10 tháng, đôi năm ba năm được, nhưng mà cái thân này không có ông bác sĩ nào bảo hành cả, bữa nay chích, bữa nay mổ xẻ lấy tiền rồi thì đêm nay hay ngày mai chết là cũng rồi, chứ không có bảo hành cho mình một ngày nào hết. Vì vậy mà “Vọng tâm muốn diệt hành vô ngã”. Bây giờ mình hiểu được cái thân này không thật, hiểu được cái thân này không có, mà cái gì có, cái gì thật? Cái Biết là có, cái Biết là thật, cái Biết được xác thân này không thật, cái Biết đó là chân thật, cái Biết này vô ngã, cái Biết đó là Chân Ngã. Thành ra, mình sống với cái Biết lặng trang, sáng rỡ, thanh tịnh, không còn chấp xác thân, không còn bảo thủ xác thân nữa, thì không còn vọng tâm. Lúc đó, mình trở lại Chân Tâm thanh tịnh, vắng lặng. Cái việc tu thành Phật rất dễ dàng như lấy đồ trong túi, chứ không khó khăn gì cả.

Rồi bây giờ, “Sân hận mong trừ quán thế không”. Sân hận mong trừ tức là sao? Sân hận là tánh nóng nảy, tánh nóng giận, tánh hung dữ để giết người, hại người, giết vật, hại thú gì chẳng hạn. Mình muốn trừ nó thì phải quán thế không, tức là cõi thế này không có, mọi người cũng không có, cái người hung dữ cũng không có, người hại mình, giết mình không có, người chửi mình, mắng mình cũng không có luôn. Nếu mình thấy hoàn toàn cái gì cũng không có hết thì sân hận do đâu mà sanh được, không lẽ tôi giận cái khoảng hư không? Không lẽ tôi thù ghét cái khoảng hư không? Vì vậy mà cái lý này rất tuyệt vời. Mình tu như vậy là chắc chắn thành công đắc đạo.

Rồi bây giờ, muốn hết nóng giận, muốn trừ được nóng giận thì cõi thế này không có gì hết, hơi đâu mà nóng giận, hơi đâu mà trừ. “Sân hận mong trừ quán thế không – Diệt gốc tất không sanh lá lú”, đó, như cái cây mình bứng cái gốc thì lá lú đâu có sanh được. “Chủ tâm thì hết nghĩ mông lung”, nghĩa là làm chủ được, mình là cái Biết, mình là cái chân thật, cái thân này giả tạm, cõi đời này chiêm bao, vạn vật đều vô thường, thì đâu có cái gì đâu mà phải nghĩ mông lung, đâu có cái gì đâu mà sanh vọng tưởng. “Ý thiền các việc đều thiền cả”, ý thiền là cái gì? Là cái ý mình nhận ra được cái lặng trang, sáng rỡ, rõ ràng biết. Nó là Niết bàn, nó là Phật tánh, nó là Chân như, mười phương chư Phật cũng sống cái này, cả thế giới mười phương này nó là giả tạm, nó sẽ tan rã hết, chỉ còn cái ý thiền thôi, chỉ còn cái Phật tánh thôi. Thì như vậy, vạn vật đều thiền hết. Mình thấy ai cũng tốt hết, lòng mình từ bi mình thấy ai cũng đáng thương hết, lòng mình an lạc mình thấy ai cũng vui vẻ hết, thì như vậy các việc đều thiền cả. Rồi “Muôn việc đều gom một tấc lòng”. Ngàn việc, muôn việc cũng đều ngay cái Biết này, sống thẳng cái Biết này, tu ngay cái Biết này thì chắc chắn thành công đắc đạo, không khi nào sai chạy.
Hỏi: Kính thưa ông Năm, xin ông Năm giảng về những biểu hiện của người Kiến Tánh.

Ông Năm: Kính thưa quý vị, cái người không Kiến Tánh thường thường làm gì cũng theo cái phàm tình, tức việc làm phải có danh, có lợi, có tình mới làm. Nói vì thương vì ghét mà nói. Đó là người phàm, không Kiến Tánh, thường thường thì hay tham sân si, giận hờn, thương ghét. Còn người Kiến Tánh nó khác hơn là làm vì lợi ích chúng sanh mà làm, nói vì lợi ích chúng sanh mà nói chứ không vì thương, vì ghét mà nói, vì từ bi mà nói, vì từ bi mà làm. Làm việc gì cũng từ trong Tâm thanh tịnh ứng ra cho mình nói, mình làm. Chứ không giống như người chưa Kiến Tánh, làm vì cái tâm phàm mà làm rồi sinh ra buồn vui thương ghét, chán nản trên đường tu. Trái lại người kiến tánh làm việc gì cũng từ tánh Phật ứng ra, do từ bi hỷ xả, càng làm càng tiến hóa, càng làm càng tinh tấn, càng làm càng mau đi đến chỗ thành công đắc đạo, chứ không bao giờ bị trở ngại. Như vậy mới gọi là người Kiến Tánh.

Hỏi: Xin ông giảng câu “Thầm kín dưới tai nghe mắt thấy” và “cần tu như lửa cháy nhà” ạ.

Ông Năm: Đồng đạo hỏi câu “Thầm kín dưới tai nghe mắt thấy” là muốn nói cái người tu, cái người kiến tánh, cái người hành đạo thì tai nghe mắt thấy thì mình để trong lòng mình, thầm kín để mà yên lặng nhận xét mà thôi, chứ không nên chạy theo cái cảnh mà buồn vui thương ghét. Ý đồng đạo hỏi nó là như vậy.

Còn câu kế “Cần tu như lửa cháy nhà”, kính thưa quý vị, bây giờ tôi tạm ví dụ chỗ này. Thí dụ chúng ta ở trong nhà thì cái nhà bị lửa cháy, mà chúng ta không ra thì tất nhiên là bị cháy tiêu luôn. Vì vậy, cần tu như lửa cháy nhà là nói ở trong cõi đời này, chúng sanh ở trong tam giới này như nhà lửa, không biết bao nhiêu sự chết chóc thảm sầu vây quanh, không giờ phút nào sơ hở. Bây giờ mình phải cần tu, phải siêng năng tu, cần tinh tấn tu như người ở trong nhà cháy cần chạy riết ra cho khỏi bị lửa cháy mới khỏi chết, còn không chạy ra là bị chết. Ở trong tam giới này, nếu không siêng năng tu, nếu không tinh tấn tu, nếu không bỏ hết các việc tội ác, không làm các việc từ thiện và nếu không quyết tâm tu cho mình được sáng suốt, trí huệ, sống cái thường Biết lặng lẽ, sáng rỡ mà tinh tấn tu hành thì sẽ bị chết, bị luân hồi sinh tử khổ đau.
Đại ý câu trên tôi trình bày đến đây kết thúc.
Ở trong cuốn Tôn Chỉ Hành Đạo (Đức Thầy) có kể ông Viên Thông có viết giải nghĩa về sáu chữ Nam mô A Di Đà Phật.

“Nam chỉ về tâm phải tịnh thanh”, tức là mình niệm nam mô, chữ nam thì tâm phải tịnh thanh.

“Mô không dục lợi chẳng cầu danh”, niệm chữ “Mô” rồi thì không có dục lợi, không cầu danh.

“A trừ dâm dục nuôi tinh đủ” còn niệm chữ “A” thì phải trừ dâm dục, giữ cái khí huyết tinh khí của con người để mình tu cho sáng suốt, thông minh.

Rồi “Di dứt đắn đo giữ báu lành”, niệm chữ “Di” thì không có lo lắng việc đời để giữ cái Biết thanh tịnh, rỗng lặng sáng suốt.

“Đà ấy kim thân sanh bất diệt
Phật là xá lợi hiệu vô sanh
Lục ra chép để người người biết
Tự lấy mình tu chắc đặng thành.”

Đó là cái cách giải của ông Viên Thông. Còn bây giờ nếu mình giải theo Kinh, theo cái ý của Phật để cho người nghe hành đạo, cách nào cũng giải được hết, cách nào cũng đúng hết bởi vì pháp Phật là vô lượng nghĩa. Cái từ vô lượng nghĩa đó là cái nghĩa không cùng, không tận, tùy theo trình độ, tùy theo căn cơ mà các vị thiền sư hay các vị Phật Thánh có thể giải rất nhiều cách để cho người nghe miễn ngộ đạo được, tu được là được. Ở đây tôi xin giải chữ A Di Đà.

Cái chữ “Nam mô” đó tức là cung kính, quy mạng hay là cứu ngã. Đó, nó có ba nghĩa. Mình cung kính Phật, quy hướng theo Phật và nhờ Phật cứu độ mình khỏi khổ, khỏi chết, khỏi luân hồi, gọi là “Nam Mô”.

Còn cái chữ “A Di Đà” là vô lượng quang, cái nghĩa thứ nhất nó là “vô lượng quang”. Nghĩa là, mình đọc Giảng Thầy đó, “hào quang chư Phật rọi mười phương”. Nghĩa là cái vô lượng quang của A Di Đà và chư Phật đó trùm khắp mười phương thế giới, chỗ nào cũng có vô lượng quang hết. Rồi bây giờ, tất cả chúng ta ở đây, tất cả quý vị cũng như tôi đều có vô lượng quang hết. Hiện giờ, mình đang thấy, đang nghe, đang biết. Cái thấy nó trùm khắp hết, không chỗ nào không thấy. Ban ngày cũng thấy, ban đêm cũng thấy, trời tối cũng thấy, trời sáng cũng thấy. Ngủ cũng biết, thức cũng biết, người nói trong chiêm bao mình cũng biết, thấy người chiêm bao cũng biết luôn. Cái đó là vô lượng quang, không cùng không tận, không có giới hạn. Trời tối thì không sáng nhưng mà cái Biết vẫn biết trời tối. Trời sáng không tối nhưng cái Biết vẫn biết trời sáng. Như vậy, cái Biết vượt lên ánh sáng mặt trời, siêu vượt hơn ánh sáng mặt trời luôn gọi là vô lượng quang.

Rồi chữ “A Di Đà” một nghĩa thứ hai nữa là vô lượng thọ. Vô lượng thọ tức là sống hoài không chết. Ông Phật Di Đà đời đời không chết, không có nhập Niết bàn. Cho nên, tới bây giờ vô lượng kiếp rồi nhưng vẫn còn A Di Đà là giáo chủ cõi Tây phương chớ không ai thay đổi, đó là vô lượng thọ, tức là đức Di Đà sống hoài không chết là muốn nói cái Tánh Phật của mình, cái hiện tiền đang thấy, đang nghe, đang biết này nó bất sanh, bất diệt, nó không bao giờ già, không bao giờ bệnh, không bao giờ chết. Cái thân này nó có hình tướng, nó giả tạm thì mai mốt chết đem chôn, còn cái Biết đời đời bất sanh bất diệt, vô hình vô tướng, không sắc không màu cho nên nó không bao giờ chết tức là A Di Đà, cái nghĩa thứ hai là vô lượng thọ, chính mình đang có cái vô lượng thọ, đang có cái Biết bất sanh bất diệt, mình là A Di Đà chớ không phải A Di Đà ở ngoài.

Rồi một nghĩa nữa, vô lượng công đức. A Di Đà tức là cái người vô lượng công đức, công đức vô cùng vô tận chớ không phải là có giới hạn. Ngài đem công đức mà lập ra cái thế giới A Di Đà, độ vô lượng, vô biên chúng sanh, không cùng, không tận. Bây giờ, tạm ví dụ, cái người có tiền 10 triệu, cho hết 10 triệu cũng hết, có 100 triệu cho hết 100 triệu cũng hết, có 10 tỷ cho hết 10 tỷ cũng hết… Trái lại, Phật pháp thì vô cùng vô tận, cho hoài không hết. Thí dụ bữa nay tôi nói 100 người nghe, mai mốt 200 người nghe, tôi cũng nói cho người ta tu được mà mai mốt 1000 người nghe tôi cũng vẫn nói cho người ta được cái Phật pháp không cùng, không tận, không hết, gọi là vô lượng công đức.

Mình có sẵn ba cái: vô lượng quang, vô lượng thọ và vô lượng công đức y như đức Di Đà. Nếu mình ngộ được cái này, mình tu luôn cái này thì chắc chắn mình thành Phật, chớ mình đừng có tự ti, mặc cảm. Tự ti, mặc cảm có nghĩa là sao? Ông A Di Đà ông là Phật cho nên ông tu thành Phật, còn mình là phàm, không dễ gì thành Phật. Đó là tự ti, mặc cảm. Cho nên, đức Thầy cho biết là “Chẳng nói vắn dài Phật nọ tức Tâm”. Đức Thích Ca cũng vậy: “Tức Tâm là Phật”. Như vậy, mình đang có Phật, mình tu thành Phật như Phật chớ có đừng ngại, đừng có sợ rằng tôi không thành Phật mà phải quyết chắc rằng mình tu thành Phật thì tất cả chúng ta đều thành Phật hết.
Hỏi: Ông Năm giảng cho con bài thơ trong Tứ Cú Liên Hoàn Thi:

“Vô niệm không suy tưởng dữ lành
Bản lai thanh tịnh Phật vô sanh
Gọi là nhất niệm tâm không trụ
Trực nhận thấy nghe biết vận hành.”

Ông Năm: Bốn câu này ở trong tập thơ nói về cái lý rốt ráo để cho cái người kiến Tánh thành Phật. Đại thừa của đức Thích Ca chánh đẳng, chánh giác là ngay chỗ vô niệm. “Vô niệm không suy tưởng dữ lành” nghĩa là thường thường cái tâm mình không khi nào yên được, nếu nó không tưởng dữ thì tưởng lành, không tưởng Phật thì tưởng ma, không tưởng chánh thì tưởng tà, không tưởng phải thì tưởng quấy, không tưởng đúng thì tưởng sai, lúc nào cái vọng tâm nó cũng chạy như vượn, như khỉ, không khi nào nó dừng lại được. Cho nên, mình tu muốn ngộ đạo, muốn kiến Tánh, muốn thành Phật thì “vô niệm không suy tưởng dữ lành”, dừng ngay cái suy nghĩ đối đãi dữ lành ra, không có niệm chánh niệm tà gì hết, lúc nào cũng lặng trang, sáng rỡ, rõ ràng biết, gọi là “vô niệm không suy tưởng dữ lành”. Khi mà mình hành được như vậy thì chắc chắn mình sẽ kiến Tánh, mình chắc chắn sẽ ngộ đạo, tu như vậy là đã tiến đến cái chỗ trí huệ, tiến đến chỗ giải thoát được. Cho nên, mình phải ngộ cái chỗ này, tu cái chỗ này mới thành công đắc đạo được.

Đến câu thứ hai, “Bản lai thanh tịnh Phật vô sanh”. “Bản lai thanh tịnh” tức là mình trở lại cái bộ mặt thật của mình, luôn luôn nó thanh tịnh, nó không có sanh diệt. Người tu sống với Tánh Phật thanh tịnh, không sanh diệt thì mới khỏi luân hồi sanh tử. Còn nếu sống theo cái niệm sanh diệt, tức là phải – quấy, chánh – tà, vọng – chơn, ma – Phật đó thì tức nhiên nó phải theo cái âm dương, phải theo luân hồi sanh tử, phải sanh – già – bệnh – chết. Còn bây giờ trở lại cái niệm không sanh diệt, lúc nào cũng lặng trang, sáng rỡ, rõ ràng biết thường hằng, không khởi lên gì hết thì đó là chứng cái chỗ vô sanh, khỏi luân hồi sanh tử.

Tới “Gọi là nhất niệm tâm không trụ”, “nhất niệm tâm không trụ” là làm sao? Chữ nhất niệm mà tâm không trụ ở đây tức là vô niệm, chưa có khởi niệm gì hết mà vẫn rõ ràng thấy nghe hiểu biết gọi là nhất niệm. Mình thấy cái nhà là biết cái nhà là nhất niệm, chưa có niệm thứ hai. Mình khởi lên khen cái nhà tốt, cái nhà xấu đã rơi vào niệm thứ hai. Thấy trời đất biết trời đất, thấy người biết người, thấy vật biết vật gọi là nhất niệm, mà không dính mắc với cái niệm đó, chỉ thấy, chỉ nghe, chỉ biết thôi, 0gọi là tâm vô trụ, nhất niệm mà tâm vô trụ, không dính mắc với cái niệm, không chú ý cái niệm luôn, luôn luôn trống rỗng, giải thoát, thanh tịnh, không có dấu vết, không có tuổi tên, không có hình tướng gì hết, gọi là “nhất niệm tâm vô trụ”.

Kế đó là “Trực nhận thấy nghe biết vận hành” tức là mình nhận thẳng cái chỗ đang thấy, nghe, biết, nó ứng dụng, nó vận hành ngày giờ, đêm tháng, không lúc nào nó dừng hết. Vạn vật ở trên đời này, nhúc nhích cử động cũng đều do cái tâm sáng suốt, cái trí huệ màu nhiệm đang thấy đang nghe mình nó vận hành chớ không phải dừng một chỗ. Vạn vật đều vận hành, vũ trụ đều vận hành, nếu quả địa cầu này không vận hành thì quả địa cầu tan rã, thế giới này không nhúc nhích, thế giới cũng tan rã, biển cả mà không chảy thì cũng nước thối, nước không còn vận hành được thì nước cũng phải tiêu, trời đất không vận hành được, trời đất cũng tiêu. Vì vậy mà sống ngay cái Tánh Phật sáng suốt màu nhiệm thì vạn vật nó đều vận hành theo ứng dụng của tự Tánh hết, chớ không có cái nào dừng. Nên chúng ta sống ngay chỗ đó gọi là kiến Tánh thành Phật. Ngộ ngay chỗ đó, tu ngay chỗ đó để thành Phật, hoàn toàn giải thoát sanh tử luân hồi, hoàn toàn màu nhiệm, huyền diệu không làm sao tả hết được, không làm sao nói hết cái chỗ vận hành của tự Tánh được. Cái chỗ này tôi chỉ mong rằng toàn thể quý vị tự hành rồi tự biết, tự thấy, tự nghe chớ cái chỗ này tôi không thể dùng văn tự mà nói hết được, dù ngồi đây tôi nói tối ngày, sáng đêm cũng không hết cái chỗ vận hành của tự Tánh nữa, nó hết sức cao sâu, hết sức màu nhiệm, hết sức tuyệt vời luôn.
Quý vị ráng tu, ráng hành rồi sẽ tỏ ngộ, rồi sẽ hiểu biết được những cái chỗ cao sâu màu nhiệm này.
Hỏi: Tâm có trước hay pháp có trước?

Ông Năm: Kính thưa quý vị, ở đây tôi xin nói căn bản theo lời của đức Phật. Đức Phật nói rằng: “Nhất thiết duy Tâm tạo”. Cái chữ “Pháp” là Phật pháp một nghĩa, chữ “Pháp” là vạn vật trên thế gian này là một nghĩa nữa, hai cái cũng đều là chữ “Pháp”, nhưng mà sở dĩ cái “Pháp” nó có ra là vì từ nơi cái Tâm. Nếu không có Tâm thì nó không có Pháp. Vì có Tâm nó mới có Pháp. Tức là ngay ở cái chỗ lặng trang, sáng rỡ, rõ ràng biết là Phật tánh, lúc đó nó chưa có pháp gì hết, chưa có tên tuổi, chưa có gì hết nhưng mà tự nó chấp nó là sáng suốt, tự nó chấp nó là thông minh, nên từ cái tướng chấp đó nó mới hiện ra cái tối là bị sáng. Cũng như bây giờ, đức Phật nói: “Tri kiến lập tri tức vô minh bổn” đó, thấy biết mà tạo nên thấy biết, tức là nguồn gốc của vô minh. Từ cái chỗ đó, nó có cái bóng tối, nó mới sanh ra đối đãi âm dương. Từ cái âm dương nó mới sanh ra vạn vật mà vạn vật chịu theo cái sự luân chuyển của âm dương thì nó phải đi theo cái cơ sinh – trụ – dị – diệt, có sanh, có trụ, có rời đổi thì có phải tiêu diệt. Thì đó là cái định luật ở cõi trần, không ai thoát được.

Còn người nào ngộ được chỗ này, biết rõ ràng trước kia có Tâm, chỉ có cái Biết lặng lẽ sáng trưng thôi, nó chưa có tạo nghiệp gì hết, bây giờ mình tu muốn giải khỏi, muốn khỏi luân hồi sanh tử, muốn khỏi sa đọa, muốn khỏi chết chóc thảm sầu thì buông hết tất cả vật chất, trở về cái lặng lẽ, sáng biết đó mà không chấp mình là sáng biết, không kêu tên mình là cái Biết, cũng không thấy mình có tướng biết, lúc nào nó cũng không hình tướng, không sắc màu, không dấu vết, không tên họ nhưng mà cái gì đến nó biết, qua rồi thôi, không cố chấp, không tự cho mình là biết, cũng không tự cho mình là không biết mà lúc nào cũng thường sáng sủa, lặng trang, lúc nào cũng thanh tịnh, vắng lặng như vậy. Lặng lặng biết biết là Phật tánh, lặng lặng không biết là vô ký, biết biết mà còn tự cho mình biết, còn háo danh cho mình biết, còn có tướng nhân ngã để thấy biết thì đều còn bị trói buộc và còn bị luân hồi sanh tử, không phải là đúng chánh pháp. Còn người nào đúng chánh pháp, từ Phật Tánh sanh ra thì lặng trang sáng rỡ, không có khởi một niệm gì hết, trở về với cái như như bất động đó thì chắc chắn được thành Tiên, được thành Phật, không còn luân hồi sanh tử khổ đau nữa.
Hỏi: Con nằm mơ thấy đức Phật Thích Ca Mâu ni, trong cơn mộng con xin đức Phật tên cuốn Kinh để tu hành thì đức Phật trả lời là cuốn Kinh không tên. Vậy con nên trì tụng Kinh nào hả ông Năm?

Ông Năm: Kính thưa quý vị, tất cả những chiêm bao thì nó cũng có nhiều nghĩa, có khi giấc mộng linh là cái tâm mình còn linh, thấy gì có nấy; có khi giấc mộng vàng – những người ngủ thức dậy được khai ngộ cái Phật pháp sáng suốt, giúp đời; còn có khi ảo mộng là thấy mà không có gì hết. Còn trường hợp của vị đồng đạo này là thấy Phật Thích Ca và xin đức Phật tên cuốn Kinh đạt cứu cánh thì đức Phật nói đó là cuốn Kinh không tên. Cái đại ý thì cái này là chân lý mà nó cũng rất hay.

Cái có tên là có hình tướng, bây giờ cha mẹ sanh mình ra có cái thân, rồi nếu không đặt tên làm sao kêu được, buộc lòng có tướng rồi thì phải có tên. Đức Phật nói đó, hữu tướng rồi mới tới danh tự tướng, từ cái vô tướng mới sanh ra hữu tướng, rồi hữu tướng mới tới danh tự tướng, rồi bắt đầu có tên. Cha mẹ mình đặt cho mình cái tên rồi từ đó mình mới chấp cái tên đó, mới tạo nghiệp luân hồi sanh tử. Vì vậy đức Phật nói câu đó rất hay, rất tuyệt vời, cái cuốn Kinh của mình là không tên.

Bây giờ, con mắt mình nhìn thấy thì mình biết, tai mình nghe mình liền biết, mũi ngửi mùi, lưới nếm vị cũng đều biết hết. Cái lặng trang, sáng rỡ, rõ ràng biết đó nó không hề có tên gì hết, tạm đặt cho nó “cái Biết” để mà mình nhận, để mình ứng dụng, để mình thực hành thôi chớ nó không có tên gì hết. Chính cái đó mới cứu cuộc đời mình khỏi sa đọa, chính cái đó cứu cuộc đời mình khỏi trầm luân, chính cái đó mình mới sống được an vui, hạnh phúc, bất sanh bất diệt. Bây giờ, chúng ta phải tu nhận ra cái chỗ này, nhận ra cái không tên mà cái gì nó cũng biết hết. Tất cả những cái có tên đều là bị biết của nó, tất cả những cái có hình tướng cũng đều là bị biết của nó. Bây giờ, buông hết cái đối đãi có hình tướng ra, buông hết cái có tên tuổi ra thì hiện giờ đang lặng trang, sáng rỡ, vừa thấy liền biết, vừa nghe liền biết, như như bất động, sống thẳng với cái này, lúc nào cũng như như bất động, lặng trang sáng rỡ, rõ ràng biết thì như vậy nhận được cái không tên, nhận được cái bất sanh bất diệt, thoát khỏi chết chóc, thoát khỏi thảm sầu, được an vui hạnh phúc gọi là được thành công đắc đạo
Hỏi: Ông Năm giảng cho con hiểu về pháp cúng dường. Mình cúng dường bậc chân tu thì mình phước đức rất lớn, còn cúng dường nhầm người dối tu thì mình bị tội không có phước gì cả. Nghe người ta thường nói bố thí thì phải có phước mà sao có chỗ này nó hơi trái, con không hiểu. Làm phước mà bị tội nghĩa là làm sao?

Ông Năm: Kính thưa quý vị, có một người nữ đồng đạo hỏi về việc cúng dường: ở trong Kinh nói cúng dường được người chân tu thì có phước đức vô lượng, trái lại cúng dường người dối tu, họ làm việc tội lỗi thì mình cũng sẽ bị tội lỗi. Mà thường thường, ai cũng nói làm lành thì có phước, tại sao mình cúng dường lại bị tội? Bữa nay tôi cũng xin giải cho nó rõ ràng.

Lời Phật nói lúc nào cũng chân lý và chân chánh hết nhưng tại người giải không đến nơi, người hiểu không đến chốn do đó mới thành ra một sự nghi hoặc, làm cho người nghe không dám tin và không biết làm sao mà nhận cho rõ ràng. Ở đây, nó đúng y như vậy. Đức Phật nói đó: Cúng dường Tam Thế Phật tức là các vị Phật vô vi mười phương chư Phật đó, thập phương tam thế Phật đó cũng không có bằng công đức cúng dường một vị đạo nhân vô tâm. Tức là một người đạo nhân vô tâm mà mình cúng dường đó thì công đức nó vô lượng còn hơn cúng dường tam thế Phật.

Đạo nhân vô tâm là làm sao? Chữ nhân là người, chữ đạo là Tâm, là cái Biết, cái người tỏ ngộ được cái Tánh Biết là Phật Tánh, rồi đối với cõi trần này họ vô tâm, họ không có bị cái cảnh trần mà họ sanh ra vui buồn thương ghét, họ không bị cảnh trần mà họ ham danh, ham lợi, ham tình, hay là mê vật chất, cho nên họ hoàn toàn từ bi giúp đời thôi. Cái phương tiện có nhiều họ giúp đời nhiều, có ít họ giúp đời ít. Thành ra cúng dường cho cái người vô tâm, vừa độ mình, độ chúng sanh thì công đức vô lượng.

Cái đó thì ai cũng biết rồi nhưng mà có một điều là cúng dường người tu tội lỗi, tại sao mình phải tội, mình làm phước mà không có phước? Kính thưa quý vị, đây là một vấn đề thực tế rõ ràng luôn. Biết người đó là dối tu, là dối đạo mượn cửa đạo hay cửa chùa để lợi dụng bá gia, mình a dua theo người đó, mình làm thân thiện với người đó, mình cúng dường để xúi giục cho họ làm thêm cái việc sai trái. Vì vậy mà mình sẽ bị tội chung với người đó. Nếu người đó chết xuống địa ngục thì mình cũng sanh theo xuống địa ngục để đền cái món nợ tội chung với nhau.

Còn cúng dường người có tội mà mình không tội, mình vẫn có phước là vô tình. Tôi thấy ông đó tu hiền, tôi tưởng ông là chân tu, tôi giúp cho ông để ông tu hành. Trái lại, ông lén lút làm việc gì tội lỗi đó, tôi không biết thì người cúng dường không có tội, vẫn có phước. Là tại vì người kia làm tội thì người kia chịu, còn người này làm phước chớ họ không có khởi ác tâm, họ cũng không a dua theo cái người làm tội, cho nên không thể gây tội cho họ được. Vì vậy mà người cúng dường cũng phải nên xem cho kỹ thiệt chân tu thì mình nên giúp đỡ, mình khuyến khích để cùng hưởng với nhau cái sự tốt đẹp, cái sự phước đức về tương lai. Trái lại, họ dối tu thì nên khuyên họ, bỏ đi con đường dối, trở lại con đường lành, mình sẽ giúp họ, còn nếu họ không chịu, họ làm điều tội lỗi hoài thì mình xa lánh họ để sau này khỏi bị liên can với nhau trong sự cúng dường là như vậy.

Còn ở đời, làm lành thì có phước, làm dữ thì mang tội, đó là cái nhân quả nó phải như vậy rồi. Nhưng trong việc làm đó nó có hai nghĩa, một là giúp cho người ta có phương tiện để giúp ích cho đời rộng rãi là có công đức vô lượng, trái lại giúp nối giáo cho giặc, mình thêm mũi giáo cho giặc nó dài, nó sẽ giết được nhiều người nữa thì đó là tự mình làm thêm tai họa. Cho nên là có tội.
Ông Năm: Thường thường, chánh nó đối với tà. Tà niệm là làm sao? Tức là suy nghĩ tà vạy, còn cũng tưởng, mất cũng tưởng, có cũng tưởng, không cũng tưởng, thành cũng tưởng, bại cũng tưởng, thương cũng tưởng, ghét cũng tưởng. Thất tình lục dục bắt buộc con người phí biết bao tâm cơ trí não phụng sự nó. Danh lợi, cảm tình, uy quyền, phú quý được hàng ngày ghi nhớ ấy về phần ta. Đức Thầy dạy về cái tà niệm nó như vậy đó. Bao nhiêu cái sự nhớ nhung ở trên đời này, vật chất, danh lợi gì cũng đều việc tà hết.

Về phần chánh dạy rằng: “Tâm cần phải bình, tánh cần phải tịnh, giữ tư tưởng cho thanh cao, trí ráng tìm Chân lý, Chân lý ấy là cái Đạo của mình đối với nhân loại, của mình đối với Trời Phật, của mình đối với mình. Vì thế hãy đặt tư tưởng mình vào công cuộc tìm phương cứu với sanh linh trong vòng trầm luân oan nghiệt.” Nghĩa là cái tư tưởng chánh đó, luôn luôn lúc nào cũng nghĩ đến cái việc cứu vớt sanh linh trong vòng trầm luân oan nghiệt, phải “tin tưởng Phật, Trời và cầu nguyện những đấng thiêng liêng ban bố phước lành cho dân chúng và tìm con đường giải thoát cho mình bằng cách lạc Đạo an bần, xả thân tu tỉnh”.

Thành ra về phần tà thì nghĩ danh lợi, uy quyền, phú quý, vật chất xa hoa; về phần chánh thì buông hết danh lợi, uy quyền, phú quý, vật chất xa hoa, chức trọng quyền cao đều buông hết mà chỉ nghĩ cho mình tìm một con đường giải thoát, lạc Đạo an bần, xả thân tu tỉnh. Vui với cái đạo, sống với cảnh nghèo, quên cái thân này để sống với cái Biết giác ngộ. Xả thân là buông cái thân không chấp nữa, tu tỉnh là sống với cái lặng trang sáng rỡ, lúc nào cũng thanh tịnh, sáng biết. Gọi là sống với bản tánh giác ngộ và tu với cái đó thì mới thành công đắc đạo được.

Còn muốn nói cho dễ hiểu, dễ tu hơn nữa thì tôi muốn nói cái năng lực nhận biết hiện giờ bà con mình, hiện giờ đồng đạo mình, hiện giờ đồng bào mình ai ngồi đây cũng đang cái năng lực nhận biết, vừa nói liền biết, vừa nghe liền biết, ngay cái chỗ năng lực nhận biết đó là chánh niệm, không khởi lành khởi gì hết, không khởi thương khởi ghét gì hết, không khởi vọng khởi chân gì hết, lúc nào cũng lặng trang, sáng rỡ, rõ ràng thường biết. Nhận ngay chỗ này thì gọi là kiến Tánh, nhận ngay chỗ này thì tu giải thoát. Gọi là chánh niệm, gọi là chánh Tâm. Mà tu đúng cái chánh Tâm, chánh niệm thì hoàn toàn không dính hai bên. Giữa chánh với tà đối đãi thì còn dính hai bên, có chánh – có tà, có Phật – có ma, có lành – có dữ nhưng mà sống ngay cái năng lực nhận biết lặng trang sáng rỡ, không có rơi vào đối đãi, vượt ra ngoài lành dữ, vượt ra điều chánh tà luôn. Như vậy mới hoàn toàn là chánh niệm, mới hoàn toàn là chánh tư duy, vượt ra ngoài tà tư duy, vượt ra ngoài tà niệm, đi đến chỗ thanh tịnh giải thoát, gọi là kiến Tánh thành Phật.
Hỏi: Cái thấy của mắt và cái thấy của Tâm khác nhau như thế nào?

Ông Năm: Kính thưa quý vị, thông thường mọi người ở trên thế gian này ai cũng dùng cái thấy của mắt. Tất nhiên là con mắt mình nhìn mới thấy, không nhìn là không thấy. Thành thử ra cái lẽ thường ở đời, ai cũng nhờ cái thấy của mắt, chỉ có người tu cao, chỉ có người tu tự Tánh mới tiến lên một bậc nữa, mới biết dùng được cái thấy của Tâm. Nghĩa là trong khi mình nhắm mắt, không mở mắt, mình tưởng về nhà của mình thì mình thấy cái nhà trong cái đầu của mình. Cái nhà của mình như thế nào, trong nhà có mấy người mình đều biết hết. Hoặc mình nhìn thẳng vô trong bụng của mình, đau ốm, nhức nhối, gan ruột phèo phổi gì mình cũng biết hết. Đó là cái thấy của Tâm. Thành ra cái thấy của Tâm nó không giới hạn thời gian, không gian, có thể như ở đây thấy được 33 tầng trời, ở đây thấy được mười phương thế giới. Còn cái thấy của mắt nó giới hạn, gần mới thấy, xa không thấy, cách vách, ngăn tường thì không thấy, còn trống rỗng mới thấy được. Đó là cái thấy của mắt. Còn cái thấy của Tâm thì nó không ngại xa gần, nó không giới hạn thời gian, không gian, lúc nào nó cũng hằng thấy, hằng nghe, hằng biết. Sống như vậy mới gọi là người tu tiến đến chỗ chân thiện mỹ, sống cái thấy của tâm, vượt ra cái thấy của mắt, sống cái nghe của Tâm, vượt ra cái thấy của lỗ tai.

“Dùng tâm ngó không dùng mắt ngó
Lấy tâm nghe đừng có lấy tai nghe
Ngó nghe luôn trong lòng chẳng bỏ bê
Bọn lục tặc ắt hết lăm le quấy rối” – (Ngài Thanh Sĩ)

Người nào sống được cái thấy cái thấy của Tâm, xem lại lòng mình, dọn sạch không còn lục tặc, không còn sáu giặc nó tranh đấu trong lòng nữa thì lúc đó Tâm thanh tịnh. Mà Tâm thanh tịnh thì được phát huệ, Tâm thanh tịnh thì được chứng quả vị bất sanh bất diệt, Tâm thanh tịnh thì được ngộ Tánh, được kiến Tánh, gọi là được thành Phật.
Hỏi: Tại sao Sư Tử Tôn Giả đắc đạo rồi mà còn bị chém đầu? Vậy là nghĩa sao hả ông Năm.

Ông Năm: Kính thưa quý vị, câu chuyện Sư Tử Tôn Giả, phần đông, từ ở trong hạng xuất gia cho đến hạng tại gia đều lấy làm thắc mắc. Thường thường, nói cái người chứng đạo, đắc đạo thì vượt ra ngoài sanh tử luân hồi, không còn khổ não nữa, tại sao Sư Tử Tôn Giả là người đắc đạo, là vị Tổ thứ hai mươi bốn trong hai mươi tám vị Tổ ở Ấn Độ vẫn còn bị chém đầu?

Kính thưa quý vị, tôi xin kể lại câu chuyện này để nói ra cho sáng tỏ cái ý nghĩa của buổi nói chuyện hôm nay. Sư Tử Tôn Giả là người đã đắc pháp rồi, đã được làm Tổ thứ hai mươi bốn. Sau khi biết cái duyên mình đã mãn, nhường ngôi Tổ cho Tổ thứ hai mươi năm là Hạc Lạc Na, Ngài mới đến cái chỗ đó ngồi để chờ trả cái nghiệp quả sau cùng. Khi Ngài Sư Tử Tôn Giả ngồi đó, ông vua kế tân vương đến hỏi Sư Tử Tôn Giả:

– Ông ngồi đây làm gì?

Sư Tử Tôn Giả nói:

– Tâu Bệ hạ, tôi ngồi đây tôi luyện cái uẩn không, tứ đại giai không.

Ông vua hỏi:

– Ngươi luyện được chưa?

Ông nói:

– Được.

– Nói được thì cho ta xin cái đầu.

Sư Tử Tôn Giả trả lời:

– Thân này không phải là món của bần tăng thì đâu có tiếc chi cái đầu với Bệ hạ.

Bấy giờ, Sư Tử Tôn Giả quay ra chém đầu, cái đầu rơi xuống đất. Giọt máu trắng ở trong vòng cổ nó xẹt lên trúng cái tay của ông vua, ông vua đứt cánh tay rụng xuống về đau luôn bảy ngày thì ông vua băng hà.

Lúc bấy giờ, Thái tử lên ngôi mới có cái điều suy nghĩ: Nếu vua cha của mình làm đúng, tại sao phải bị rớt cánh tay và đau bảy ngày chết? Trong này có cái gì u uất đây, để mình nghiên cứu kỹ lại. Cuối cùng, ông cho người đi lùng bắt mấy người ngoại đạo để điều tra. Chừng đó, phái Bà La Môn ngoại đạo ở Ấn Độ đó mới khai ra. Chính cái đám ngoại này tổ chức một âm mưu để thí vua đặng dành ngôi vua nhưng sợ bại lộ phải mang họa, nên mới nghĩ ra một cái kế phải mặc đồ nhà sư, hạng tu xuất gia đệ tử Phật để thí vua, có bề gì thì vua bắt tội ở bên nhà sư chớ không bắt tội ở bên ngoài đạo. Thành ra, cái kế mưu của ngoại đạo như vậy, cuối cùng cuộc thí vua thất bại nó mới chạy trốn. Chừng đó, ông vua ông thấy vạt áo vàng là đệ tử Phật, ông mới nói rằng: Đệ tử Phật mà còn như vậy thì người lãnh đạo là ông Sư Tử Tôn Giả cũng vậy. Nên ông mới lại chém đầu Sư Tử Tôn Giả. Ông Sư Tử Tôn Giả đến dâng cái đầu cũng không phải là vô cớ. Tại vì tiền kiếp, Sư Tử Tôn Giả còn thiếu nợ ông vua một cái đầu. Giờ ông đắc pháp rồi, ông dâng đầu để trả luôn cho rồi cái nghiệp quả. Như vậy, ông trả đầu ông có đau khổ hay không? Thành ra những người đắc đạo lần sau đó, người ta mới làm một bài thi kết luận câu chuyện của Sư Tử Tôn Giả:

Uẩn thân không phải có (Sư Tử tôn giả ngâm cái bài thi đó đó)
Tứ đại vốn là không
Đưa cổ vào gươm bạc
Dường như chém gió đông

Cái người ngộ đạo, cái người đắc đạo thì người ta không thấy có cái thân này, cái thân vốn là hư không. Dù cho gươm chém đứt đầu đi nữa cũng như chém gió đông, chớ cũng không có sao hết trơn. Đúng như đức Phật nói đó: Liễu thì nghiệp chướng bổn lai không mà vị liễu thì ưng tu hoàn túc trái. Nếu mà chưa tỏ ngộ thì giết một mạng đền một mạng, Sư Tử Tôn Giả trả cái đầu phải đau khổ như bao nhiêu người khác, còn khi tỏ ngộ rồi thì nghiệp chướng bổn lai không. Nghiệp chướng, cái bản thể của nó cũng không, bổn lai cũng không có hình tướng cho nên cái trả đầu, nhân quả đó là cái chuyện xác thân này, đó là cái chuyện thế gian của nghiệp chướng. Đối với cái Phật Tánh thì nó không có dính dáng gì hết, nó không có ngần ngại gì hết.

Cho nên hôm nay, tôi trình bày cùng quý vị là tôi được đức Thầy khai ngộ cho tôi nói thẳng cái Biết. Đây là cái pháp tuyệt vời đó, “nghiệp chướng bổn lai không” đó. Người nào nhận được cái Biết này, sống ngay cái Biết, buông cái thân luôn, không còn nghĩ tới nữa dù có bị chém đầu cũng không có đau đớn. Dù bị chết bằng cách nào cũng không có chết chóc gì hết cả, hoàn toàn là giải thoát, vượt ra ngoài sanh tử khổ đau. Giống như Tam Tạng đi thỉnh Kinh vậy đó, khi mà Tề Thiên đạp văng xuống sông rồi, bỏ cái xác rồi nhưng mà cái linh hồn lên thuyền Bát Nhã, rồi từ đó tới sau bay trên hư không, chớ không có chết chóc gì hết. Như vậy, chứng tỏ là người Kiến Tánh ngộ đạo, hoàn toàn sống ở trong cõi trần tục này, hoàn toàn sống ở trong luật nhân quả, hoàn toàn sống ở trong sanh diệt của âm dương nhưng mà cái tự Tánh ra ngoài âm dương, cái tự Tánh ra ngoài sanh diệt. Cái Biết thường lặng sáng, không mê mờ, không mịt mờ, khỏi trang hoàng, luôn luôn sáng lạng như mặt trời, như mặt trăng, lúc nào cũng bất sanh, bất diệt. Như vậy sống được cái chỗ này, ngộ được chỗ này thì chúng ta tu thành công đắc đạo.
Kính thưa quý vị, có một đồng đạo hỏi về pháp môn Không Hai, kêu là Bất Nhị của đức Phật Thích Ca là như thế nào? Thường thường, ở trong Kinh có nhiều cách giải pháp môn Không Hai. Thí dụ như ông Duy Ma Cật ông làm thinh, cũng là pháp môn Không Hai. Các vị đại đệ tử của Phật mỉm cười, Bồ tát không có nói cũng là pháp môn Không Hai. Rồi bây giờ, tất cả những lời nói để chỉ cho con người ta nhận được Phật tánh, để tỏ ngộ tu thành Phật thì cũng là pháp môn Không Hai. Như vậy, bây giờ cái gì là pháp môn Không Hai?

Bữa nay, tôi xin nói một cách dễ hiểu, sáng tỏ để cho tất cả bà con mình dễ tu, dễ nhận cái pháp môn Không Hai. Người ta tưởng đâu cái pháp môn Không Hai là quá cao siêu, quá tuyệt vời như là xuất thế gian, Như Lai thượng thượng thiền rồi, dành cho đức Phật, dành cho các vị Tổ, dành cho các vị xuất gia từ nhỏ tới lớn ở trong chùa, chớ ở tại gia cư sĩ không dễ gì tu được pháp môn Không Hai. Hoặc giả là mình còn làm ăn nuôi gia đình, tạo sự nghiệp không dễ gì tu pháp môn Không Hai. Còn làm vua, làm quan cũng không dễ gì tu pháp môn Không Hai. Thì tôi xin thưa ở đây, không phải là ở hình tướng. Điều Ngự Giác Hoàng là một vị vua của đất nước Việt Nam tu pháp môn Không Hai và chứng được cái đạo thành Phật. Còn quan là ông Tuệ Trung Thượng Sỹ đó cũng tu được pháp Không Hai và chứng đạo. Rồi nói dân dã, vô số người cư sĩ tại gia, vô số người nhà giàu, vô số người nhà nghèo, vô số người lang thang rách rưới xin ăn cũng có thể ngộ được, tu được pháp môn Không Hai, chớ nó không có giới hạn cho cá nhân người nào hết.

Bây giờ tôi xin giải rõ vấn đề pháp môn Không Hai. Thường thường, tất cả lời nói đều rơi vào đối đãi, mà rơi vào đối đãi là có hai. Bây giờ tôi nói bà con niệm Phật để cầu vãng sanh về Cực lạc thì Cực lạc đối với cõi Ta Bà là có hai, tôi nói bà con ráng tu đặng chứng Niết bàn – Niết bàn đối với sanh tử có hai, ráng tu có phước để lên cõi trời – cõi trời thì đối với cõi đất nên có hai, ráng tu điều lành bỏ điều ác – lành đối với ác nên có hai, ráng theo chánh bỏ tà – tà với chánh nó cũng có hai, ráng theo Phật bỏ ma – ma với Phật nó cũng vẫn có hai. Dù tôi nói ngàn muôn cái, hàng triệu triệu cái, hàng tỷ tỷ lời nói đi nữa thì cũng đều là có hai hết, chớ không bao giờ là không hai hết.

Còn bây giờ, tôi hỏi lại quý vị, tất cả bà con đang nghe tôi nói, đang thấy tôi nói, cái đang thấy, đang nghe đó nó một hay là hai? Phải không? Dù cả ngàn người, cả muôn người thì cũng có cái nghe liền biết, cái thấy liền biết, cái lặng trang nghe, biết, cái lặng trang thấy, biết, không khởi lên niệm lành, niệm dữ, không khởi lên niệm chánh, niệm tà, không khởi lên niệm Phật niệm ma, lúc nào cũng lặng trang, sáng rỡ, rõ ràng biết. Như vậy, cái đó là có một, chớ không bao giờ hai. Nó là sợi dây điều hòa điện lực, câu ngang là cháy bóng đèn, nó không bị đụng hai cái âm dương mà nó nổ. Thì tu cũng giống như vậy, mình chấp văn tự thì pháp có hai, thì nó phải bị đối chọi văn tự, nên phải bị âm dương nó chuyển xoay, phải bị luân hồi sanh tử, phải bị tan rã theo định luật của những việc có tướng đều hư hoại. Trái lại mình buông cả văn tự, buông cả pháp môn, sống thẳng cái lặng trang, sáng rỡ, rõ ràng biết của mình. Như vậy là tỏ ngộ được pháp môn Không Hai, như vậy là tu được pháp Không Hai, như vậy là chứng được pháp Không Hai, là lặng trang, sáng rỡ, thanh tịnh, rõ ràng biết, không có một lời gì hết. Đó mới thiệt là pháp môn Không Hai. Ngộ được chỗ này thì ai cũng thành công đắc đạo hết, chớ không giới hạn là hạng nào cả.
Hỏi: Cá lội trong nước nghĩa làm sao, nhờ ông Năm giảng giùm cho con hiểu?

Ông Năm: Kính thưa quý vị, có một đồng đạo đã nghe tôi nói ở trên mạng và cũng nhận ra cái Biết, tu cái tánh Biết, bỗng một đêm ngủ thấy mình lội qua sông mà không bị ngộp rồi mới kể cho một đồng đạo nữa nghe. Đồng đạo nói ông Năm nói cái Biết cũng như cá ở trong nước. Cô không hiểu thế nào thì đồng đạo nói muốn hiểu phải hỏi ông Năm. Hôm nay, sẵn có quý vị hỏi lại tôi trong cái tin nhắn về điện thoại, ở đây, tôi cũng xin góp ý cái chỗ này. Cô này nhận được cái chỗ tu, nhận được tánh Biết, lội xuống nước không thấy ngộp thì đó là đúng lý.

Cái thân mình xuống nước nó bị nước nó ngộp, cái thân mình vô lửa bị lửa cháy nó nóng, còn cái Biết vô lửa cũng không bị nóng, xuống nước cũng không bị ngộp. Đó là tuyệt đối của cái Biết. Nếu mình tu ngộ được cái Biết, sống được cái Biết này, chẳng những xuống nước không bị ngộp, vô lửa không bị cháy mà dù có lên trời xuống đất đi nữa, cũng không có cái gì vướng mắc được cái Biết. Dù xuống địa ngục, lên thiên đường, cái Biết vẫn là cái Biết thôi. Lên thiên đường cũng không thấy là vui sướng, xuống địa ngục cũng không thấy là khổ, hoàn toàn thoát ra ngoài sanh tử luân hồi, hoàn toàn thoát ra ngoài âm dương. Cho nên không bị cái gì chướng ngại.

Còn đồng đạo hỏi như cá ở trong nước là nó có một ý nữa. Bây giờ, con cá đâu có làm sao lội khỏi nước? Nó ngủ cũng ở trong nước, thức cũng ở trong nước, ăn cũng ở trong nước, nhúc nhích cử động gì cũng ở trong nước, nếu rời khỏi nước đem lên khô thì con cá chết. Vì vậy mà luôn luôn con cá không rời nước tức là ở trong nước, là ý muốn nói cái chỗ này, con người chúng ta có cái Biết, nhờ cái Biết là linh hồn, là Phật tánh điều khiển cái thân này nó mới sống được, nó mới đi đứng được, mới ăn uống được, mới ngủ thức được và nó mới hoạt động hàng, ngày hàng giờ cũng đều nhờ cái Biết này tất cả. Nếu rời khỏi cái Biết thì cái thây này nó chết cũng như con cá không ở trong nước thì con cá chết. Nhưng mà con cá không nhận nước mà đi kiếm nước thì là con cá không có hiểu biết, con cá không có trí, cho nên con cá phải khổ. Con người mình cũng vậy, không có cái Biết, mình chết liền, không có Phật tánh mình bị đọa đày, bị khổ đau mà mình không nhận cái Biết là Phật tánh, không sống ngay cái Biết để tu hành, không sống ngay cái Biết để hạnh phúc, an lạc, không sống ngay cái Biết để giải thoát được cái cái cảnh khổ đau ở trên cõi đời này mà mình đi tìm cầu cái Biết, đi tìm cầu Phật Thánh, tu kiếm ông Phật ông Phật bên ngoài, tu theo ông Phật bên ngoài thì như vậy giống như con cá ở trong nước mà không biết nước vậy, không ra khỏi nước mà không nhận nước là mình vì vậy con cá phải bị chết. Con người ở trong cái Biết, không nhận cái Biết là mình, không tu giải thoát thì cũng phải chết, cũng phải luân hồi sanh tử khổ đau như con cá rời khỏi nước vậy.
Hỏi: Như pháp môn Tịnh Độ, Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu cõi Tây phương Cực lạc là cõi có thật, nhưng mà đức Phật dạy có 2 cách: cách niệm Phật cầu vãng sanh về cõi Tây phương của đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Cực lạc, cách thứ hai là niệm Phật đến chỗ cứu cánh giải thoát. Vậy hai cách này là như thế nào?

Ông Năm: Kính thưa quý vị, vừa qua đồng đạo hỏi về pháp môn Tịnh Độ. Theo trong Kinh 48 lời nguyện của đức Di Đà thì từ một niệm đến mười niệm, hoặc giả là một ngày đến bảy ngày, nếu người nào thành tâm niệm Phật như vậy thì khi lâm chung sẽ được Đức Phật A Di Đà rước về cõi Tây phương Cực lạc. Còn một cách nữa, có nhiều người nói là niệm Phật để được giải thoát. Hai cái này là ý nghĩa như nào?

Kính thưa quý vị, tôi xin trả lời như thế này. Đành rằng có nhiều cách tu, có nhiều phương pháp tu, chung quy cũng trở lại cái chỗ kiến Tánh thành Phật. Vì vậy mà người tu Tịnh độ niệm sáu chữ A Di Đà, mong rằng đức Phật rước về Tây phương Cực lạc nhưng mà nhờ niệm như vậy đánh tan đi sự phiền não, rầu buồn, đánh tan đi sự dục vọng, ô nhiễm thì trong lòng lần lần trở lại thanh tịnh mà trở lại thanh tịnh thì được kiến Tánh, mà kiến Tánh thì được giải thoát khỏi luân hồi sanh tử và được về thế giới Cực lạc thượng phẩm thượng sanh để đi độ tất cả chúng sanh.

Còn người tu niệm Phật được giải thoát, đúng theo lời đức Thầy, niệm Phật để trừ cái vọng niệm chúng sanh, mà niệm niệm Phật thì lìa tất cả cái vọng niệm chúng sanh cho đến khi nào nhất tâm bất loạn, chừng đó lòng ham muốn và tình dục đâu còn khởi sinh ra được? Thế cho nên, niệm Phật là niệm cái bản lai thanh tịnh của Phật cho lòng mình được nương theo đó mà thanh tịnh, chẳng còn nhiễm trần ai. Đó là pháp môn tuyệt diệu mà đức Thầy nói cho chúng ta được trở về với cái bản lai thanh tịnh. Bản lai thanh tịnh tức là cái Biết ban sơ, mình niệm nam mô A Di Đà Phật để cầu vãng sanh về Cực lạc. Lần lần, mình niệm riết rồi mình mới ngộ ra được mình là người đang biết, cái Biết niệm Phật, cái đó là Phật, sống thẳng với cái Biết đó là niệm bản lai thanh tịnh. Mà niệm bản lai thanh tịnh thì trở về chân tâm vắng lặng và được thành công đắc đạo. Cho nên đức Thầy có nói một đoạn này:

“Đường đạo lý chớ nên chán nản
Hãy bền lòng tìm Phật trong Tâm
Phật Tây phương thiệt quá xa xăm
Hãy tìm kiếm ở trong não trí.”

Đó, nghĩa là mình tu mau lẹ, kết quả và thành công vững chắc là mình tu ngay ông Phật của mình, niệm ngay ông Phật của mình, thành ngay ông Phật của mình, chứng ngay ông Phật của mình. Đó là chắc chắn thành công đắc đạo, cũng như là tỏ ngộ ngay ông Phật của mình, còn cái kia tu kiếm ông Phật ở bên ngoài thì nó xa vời, nó lâu lắc. Bây giờ nói ông Phật Tây phương thì mười muôn tám ngàn dặm hoặc mười muôn ức cõi Phật cũng xa. Bây giờ nói ông Phật bên Ấn Độ cũng xa, khó kiếm. Bây giờ nói ông Phật ở Trung Hoa hiện giờ cũng xa, khó kiếm. Bây giờ nói ông Phật ở Hòa Hảo, đức Thầy cũng vắng mặt không biết đâu mà kiếm. Thì thôi, bây giờ nhận ra ông Phật là cái Biết, sống ngay cái Biết lặng lẽ, thanh tịnh, không khởi vọng niệm, lúc nào cũng thường hằng, bất sanh bất diệt, như vậy ngộ được ông Phật của mình thì chắc chắn thành công, không xa vời, không khó khăn nữa thì tôi tin chắc rằng nếu ai chịu niệm Phật và tìm ngay ông Phật của mình thì chắc chắn được thành công đắc đạo
Hỏi: Xin ông Năm giảng về Tổ thứ tư của Ấn Độ là Tổ Ưu Ba Cúc Đa!

Ông Năm: Kính thưa quý vị, Ưu Ba Cúc Đa là Tổ thứ tư ở Ấn Độ, khi tu đắc pháp rồi mới lên làm vị Tổ. Bữa đó đang ngồi thuyết pháp, bỗng nhiên có ma vương Ca Tỳ Ma La dẫn năm trăm quyến thuộc lại đấu pháp với Ưu Ba Cúc Đa, dùng thần thông chuyển cả đất trời, tối tăm mù mịt dữ dằn lắm, thiên hôn địa ám rồi nổi trận lôi đình, làm cho cả pháp trường ai cũng hồn mất một thể hết. Nhưng mà Ưu Ba Cúc Đa là người đắc đạo chánh đẳng, chánh giác, chứng quả A la hán rồi nên đủ thần thông diệu dụng. Ưu Ba Cúc Đa dùng thần thông giơ tay lên, chuyển pháp một cái thì cái cảnh tối nó tiêu mất hết. Ca Tỳ Ma La bị hóa thành một con sâu luôn, nằm bên cạnh chỗ thuyết pháp của Ưu Ba Cúc Đa chứ không được làm người nữa. Nhưng vì lòng từ bi không lỡ để cho con sâu này nó bị đọa và bị tiêu diệt cho nên Ngài mới cứu mạng cho con sâu tỉnh lại rồi nó hóa thành một con người, xin ăn năn sám hối và dẫn năm trăm quyến thuộc quy y Tam bảo tu hành theo đạo Phật, làm đệ tử Phật chứ không làm yêu ma nữa. Xong rồi Ca Tỳ Ma La mới mời Tổ để đi đãi một bữa trai tăng, cúng dường ấy, cũng như tôi nhận ông làm thầy rồi, kể từ đây tôi là đệ tử của ông, tôi mời ông một bữa cúng dường trai tăng. Tổ Ưu Ba Cúc Đa nói rằng ta mắc lo cứu đời, dạy đạo, không rảnh đâu mà đi ăn tiệc, bây giờ người muốn đáp ơn cho ta thì hồi xưa ngươi có mặt lúc đức Phật trụ thế, bây giờ người làm sao ngươi hóa hiện ra Đức Phật và 1250 đệ tử y như hồi đó để cho ta coi một lần. Lúc bấy giờ, Ca Tỳ Ma La nói cái việc đó thì con làm được nhưng yêu cầu Sư phụ đừng có xá nghe. Ngài xá hay Ngài đảnh lễ là con mất đức, con chết à. Rồi bấy giờ, Ca Tỳ Ma La biến mất. Trong giây lát, hào quang chói chói rực rỡ bên mé rừng đi ra. Đức Phật Thích Ca đi trước, 1250 đệ tử đi sau, nào là Xá Lợi Phất, Tu Bồ Đề, Mục Kiền Liên gì không thiếu một ông nào hết. Đi một hàng như vậy, hào quang chói chói rực rỡ một phía rừng. Lúc đó, ông Ưu Ba Cúc Đa ông quên rồi, ông tưởng đâu là Phật hiện thiệt, ông mới đứng dậy xá. Ca Tỳ Ma La hoảng hồn biến mất luôn.

Đó là muốn chứng tỏ mình tu phải nên cẩn thận, nên dè dặt, ma vương có thể nó hóa y như Phật được, nó hóa tòa sen được, nó hóa cõi Cực lạc được, nó hóa làm đức Thầy cũng được luôn. Thành thử ra nếu mình không khéo thì bị người ta tìm cách hại mình được, bị ma vương nó hóa ra Phật để nó lôi kéo mình vào con người tội lỗi được. Cho nên, bây giờ tôi cũng thường nghe nhiều người nói có một người chèo chiếc ghe đồ, nói là ông lão bán khoai đi ở cái miền trên, đó, coi chừng ma vương nó hiện. Hay hoặc ở Bình Phước, cũng có một người ra đời xưng Thầy, cho đến nhiều người cũng xưng thần thánh như ông Trần Tâm ở bên Miên chẳng hạn. Thành ra bây giờ rất nhiều người cũng xưng thần thánh, cũng xưng đức Thầy để gạt lường bá gia, để lôi kéo mình vào đường tội lỗi rồi mình bị sa đọa. Vì vậy mà nhìn cái gương của cái ông Ưu Ba Cúc Đa, chúng ta phải nhận xét cho kỹ, phải tin tưởng ông Phật là cái Biết của mình, trở về với cái tánh Phật, lặng trang, sáng rỡ, lúc nào cũng rõ ràng thấy Biết. Đó là ngộ đạo, đó là tu tiến lên con đường Phật, Thánh chứ không phải tin ông Phật ở ngoài, rồi tìm kiếm ông Phật ở ngoài, chạy theo ông Phật ở ngoài thì dễ bị lạc lầm, dễ bị ma quỷ nó giả ra Phật, ma quỷ nó giả ra thần thánh, rồi nó lôi kéo vào con đường trụy lạc, lôi kéo mình vào con đường sa đọa mà đường tu mình bị dở dang, bị hư hại, chẳng những hại cho mình, mà hại tất cả mọi người chung quanh mình, những người đó tin theo mình cũng bị sa đọa, cũng bị trụy lạc luôn. Đó là một điều nên nhớ và việc tu hành của chúng ta nên cố gắng, nên cương quyết, tu ngay ông Phật của mình, chớ tu ông Phật ở ngoài dễ bị lầm lạc.
Hỏi: Niết Bàn, Bất sanh và Tự tịch diệt?

Ông Năm: Kính thưa quý vị, đây là những danh từ Kinh. Thứ nhất là “Niết Bàn”. Thường thường, người tu ai cũng khoái vấn đề tu chứng Niết Bàn hay đắc Niết Bàn hay về Niết Bàn. Nhưng thực sự, nếu mình giải cho chính xác, chữ “Niết” nghĩa là bất sanh, bởi nó là tiếng Ấn Độ; còn chữ “Bàn” cái nghĩa của nó là bất diệt. Thành ra ngay nơi cái Tâm rõ ràng biết, thanh tịnh, vắng lặng, rỗng rang, trùm khắp đất trời, không có cái gì che đậy được cái tánh Niết Bàn đó, cái đó là Phật, cái đó là cái Biết đang lặng lẽ, sáng trang, rực rỡ của mình, đây là Phật Tánh. Người nào nhận ra chỗ này gọi là kiến Tánh thành Phật, đó là Niết Bàn.

Rồi tới “Bất sanh”. “Bất sanh” tức là không sanh hay là vô sanh. Bây giờ vô sanh là làm sao? Thật ra cũng không phải cái cảnh vô sanh ở đâu hết mà ở ngay con người mình, kêu bằng “Niết Bàn tịch tịnh là đường vô sanh”. Ngay nơi cái Tánh Phật rỗng lặng, thanh tịnh của mình hiện giờ đang thấy, đang nghe, đang biết mà thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, biết chỉ là biết như vậy là vô sanh, sống ngay cái đó là ngộ đạo, là kiến Tánh, là thành Phật. Cho nên đức Phật dạy cho một ông tiên nhân, ông hỏi đức Phật về vấn đề tu để giải quyết sanh tử luân hồi. Đức Phật nói ngươi muốn ngộ đạo, tu giải quyết sanh tử luân hồi thì “trong cái thấy chỉ là cái thấy, trong cái nghe chỉ là cái nghe, trong cái biết chỉ là cái biết, trong thọ cảm chỉ là thọ cảm, ông không phải là quá khứ, ông không phải là hiện tại, ông không phải là vị lai.” Nói bấy nhiêu đó thì ông này tỏ ngộ, ông chỉ tu hai tiếng đồng hồ, đắc quả A la hán. Bây giờ, chữ “bất sanh” này là vô sanh, tức là trong cái thấy chỉ là cái thấy. Bây giờ mình thấy nhà cửa, thấy trời – trăng – mây – nước thì mình chỉ thấy thôi, không có khởi ý khen chê, không có khởi lòng yêu ghét thì trong cái thấy chỉ là cái thấy; trong cái nghe chỉ là cái nghe, dù nghe tiếng sấm nổ trời gầm, tiếng trời đất gì cũng nghe hết nhưng mà mình giữ cái Tánh Nghe thôi – tôi là người đang nghe, không chạy theo cái tiếng nghe, trong cái biết chỉ là cái Biết, trong thọ cảm chỉ là thọ cảm, tất cả cái gì dù thấy, dù nghe, dù hiểu biết, dù thọ cảm thì cũng lặng trang, sáng rỡ, rõ ràng biết thôi, không khởi lên vui buồn thương ghét. Như vậy là kiến Tánh, là ngộ đạo, là giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.

“Tịch diệt”, trong cái tịch diệt chữ tịch, diệt là vắng lặng, thanh tịnh, sống cái tâm vắng lặng, thanh tịnh, lúc nào cũng lặng trang sáng rỡ. Tỏ ngộ chỗ này, tu ngay chỗ này thì đều được thành công đắc đạo hết.
Hỏi: Xin ông Năm giảng về Tổ thứ ba – Tổ Tăng Xán?

Ông Năm: Nay có dịp đồng đạo hỏi, tôi xin kể lại câu chuyện của Tổ thứ ba để quý vị nương theo đó mà có cái pháp môn hành đạo, đặng mình có thể đạt đến chỗ cứu cánh, giải thoát.

Một hôm, vị Tổ thứ ba là Tổ Tăng Xán đại sư, Ngài có bệnh ghẻ lở và bệnh hủi mới đến ra mắt Tổ thứ hai là Huệ Khả. Ngài nói rằng:

Xin Ngài sám tội cho tôi, đặng tôi hết cái bệnh ghẻ lở như thế này.
Lúc bấy giờ, Huệ Khả (Tổ thứ hai) nói rằng:

Ngươi đem cái tội ra đây ta sám cho.
Tăng Xán đại sư mới dòm lại trong lòng mình coi cái tội ở đâu, kiếm tìm hoài sao không thấy cái tội và cũng không đem ra được, mới bạch rằng:

Bạch Tổ sư, tôi tìm cái tội không thấy.
Huệ Khả đại sư nói:

Cái tội tánh nó không sanh, không ở trong, không ở ngoài, không ở chính giữa, tức là ta sám tội cho ngươi rồi đó.
Lúc bấy giờ, vừa xong vấn đề sám tội. Thường thường, mình tìm cái tội, mình sợ tội, mình tu cho khỏi tội rồi bây giờ kiếm cái tội thì kiếm không có. Như vậy, cái tội không có tại mình theo vọng tưởng nó mới có kết nghiệp, nó mới sanh ra tội lỗi. Bây giờ, mình xét lại cho kỹ, sống với cái thanh tịnh, rõ ràng biết, vắng lặng, Như như bất động thì tội không dựa vào đâu mà có được. Cho nên ông này đem ra không được thì ông kia nói: “Ta sám tội cho ngươi rồi đó”. Lúc bây giờ, ngài Tăng Xán mới hỏi thêm:

Bạch thầy, con muốn cầu đạo giải thoát nhờ thầy dạy cho con cái pháp giải thoát.
Huệ Khải nói với Tăng Xán rằng:

Ai trói buộc nhà ngươi?
Ông Tăng Xán ông quay lại, tìm hoài, không thấy ai trói buộc hết, nói:

Bạch thầy, không có ai trói buộc con hết.
Huệ Khải đại sư nói:

Nếu không ai trói buộc thì ngươi cầu giải thoát làm chi?
Ngay đó, ông Tăng Xán ngộ được một cái lý rồi. Không giải chỗ này thì khó hiểu, nhưng giải ra thì cũng dễ. Hiện bây giờ, cái Biết của mình này, có ai trói buộc cái Biết đó được không? Cái thân mới bị nghiệp, cái thân mới bị trói buộc, cái vọng tưởng nó bị vướng mắc cõi trần luân hồi sanh tử, còn cái Biết lặng trang sáng rỡ, lúc nào nó cũng như vậy, không ai trói buộc nó hết, không ai làm cho nó bị dính mắc hết, cho nên cái đó không cần cầu giải thoát vì nó đã giải thoát rồi. Cho nên ông nói rằng: “Không ai trói buộc thì ngươi cầu giải thoát làm chi?”. Kế đó, Tăng Xán mới hỏi thêm một câu nữa:

Bạch Ngài, cái Tâm của cổ Phật như thế nào?
Lúc bấy giờ, Huệ Khả đại sư nói:

Cái Tâm của ngươi như thế nào?
Đó, cái chỗ này mới là chỗ tuyệt diệu đó. Ông này ông tưởng đâu cái Tâm cổ Phật là lạ lùng lắm, cao siêu lắm cho nên ông mới hỏi như thế nào. Cho nên ông thầy ông mới nói: “Cái Tâm của ngươi như thế nào?” Như vậy, không giải đáp chỗ này nhưng mà đó là giải đáp rồi. Cái Tâm mình lặng trang, sáng rỡ, rõ ràng biết thì cổ Phật cũng cái Tâm đó, cũng lặng trang, sáng rỡ, rõ ràng biết, có hơn, có kém chút nào đâu. Ở thánh không thêm, ở phàm không bớt, như như bất động, lúc nào cũng lặng trang, sáng rỡ. Sống ngay cái đó tức là ngộ được Phật tánh, sống ngay cái đó tức là tu thành Phật. Cho nên ông này ông không giải đáp mà hỏi lại: “Cái tâm ngươi như thế nào?”

Ông Tổ Tăng Xán ngồi suy nghĩ một hồi rồi nói:

Bạch thầy con không có tâm (vì ông tìm tâm đâu có được nên mới nói vậy).
Ông Huệ Khả nói:

Nếu ngươi không tâm thì chư Phật há lại có tâm hay sao?
Ngay cái câu đáp đó là ông Tăng Xán tỏ ngộ. Sau này ông thay cho ông nhị Tổ làm Tổ thứ ba để truyền pháp ở đất Trung Hoa và nối giọt xuống sau này mới tới Tổ thứ tư, thứ năm rồi mới tới Lục Tổ Huệ Năng. Tăng Xán đại sư là Tổ thứ ba. “Ngươi không có tâm, chư Phật há lại có tâm hay sao?”, tại vì hiện giờ kể cả ông Tăng Xán, kể cả đức nhị Tổ hay là chư Phật ba đời cũng chỉ có một cái lặng trang, sáng rỡ đó thôi. Rồi người ta đặt là Tâm, đặt là Tánh, đặt là Niết bàn, đặt là Tây phương, đặt là Cực lạc ,…đều là những cái giả danh để mà đặt cho thôi chớ cái Phật tánh lặng trang sáng rỡ nó không có tên gì hết. Vì vậy mà ông này nói: “Bạch thầy con không có tâm” thì ông kia nói: “Ngươi không có tâm, chư Phật há lại có tâm hay sao?” Như vậy là có tâm hay là không tâm? Cái chỗ này mình phải giải cho vỡ lẽ thì người nghe mới có thể ngộ được. Nếu có tâm thì phải có dấu vết, phải có hình tướng, phải có tên họ, phải có chỗ ở, trên trời hay dưới đất hay ở đâu? Còn nếu không hình tướng, không tên họ, không dấu vết thì là không tâm. Mà nếu không thật tâm thì không biết, tại sao hiện giờ đang biết? Thành ra như vậy nói có tâm cũng trật, nói không tâm cũng trật. Nếu có tâm thì là thường kiến, không tâm thì đoạn kiến. Cái người kiến Tánh ngộ đạo thì không lạc vào thường kiến, cũng không lạc vào đoạn kiến. Vì vậy mà đức Thầy nói chứng minh cái điều này:

“Chuyện cao siêu Phật pháp còn dài
Khó gặp chữ không không mà có.”

Đó, không không mà có. Tức nhiên, cái Tâm nó không hình tướng, nó không tên tuổi, không sắc màu gì hết nhưng cái gì vừa đến là nó đều biết hết. Hiện giờ quý vị đang ngồi đây, nắng biết nắng, mưa biết mưa, lạnh biết lạnh, nực biết nực, thấy trời biết trời, thấy đất biết đất, vạn vật đều không qua cái Biết của toàn thể quý vị được. Như vậy cái đó là có tâm. Nhưng mà cái Biết đó không hình tướng, không sắc màu, không tên tuổi, không thể dùng cái gì nói cho nó được cả, cho nên các Tổ đều im hơi, lặng tiếng. Thấy không? Duy Ma Cật làm thinh, ngậm miệng rồi cho tới Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, các vị Phật, các vị Đại Bồ tát, Như Lai đều cũng mỉm cười chớ các Ngài không nói một lời. Như vậy ở đây là muốn nói cái chỗ đó đó, cái chỗ có tâm cũng như không tâm, mà không tâm cũng như có tâm, không thể dùng lời nói mà nói được, không thể dùng suy nghĩ mà hiểu được, không thể dùng cái hình tướng mà nhìn ra được, không thể chụp hình được nhưng mà lúc nào cũng lặng trang, sáng rỡ, rõ ràng biết. Như vậy, đó là tuyệt đối của Như Lai, đó là tuyệt đối của Phật tánh, nếu ai ngộ được chỗ này rồi thì chắc chắn mình tu thành Phật, không bao giờ sai chạy.
Hỏi: Trước đây con có nghe một vị đồng đạo nói về Pháp Kiến Tánh. Lúc con nghe thì hoàn toàn không hứng thú, không hiểu gì cả. Tại sao cùng một bài pháp Kiến Tánh do hai người đã ngộ pháp thuyết ra mà con lại thọ nhận hoàn toàn khác nhau? Nhờ ông Năm chia sẻ giùm con chỗ này.

Ông Năm: Kính thưa quý vị, đồng đạo hỏi qua vấn đề cùng bài pháp Kiến Tánh nhưng tại sao hai người nói khác nhau, có người nói thì mình hiểu, có người nói thì mình không hiểu gì hết. Hôm nay, tôi thưa trình bày với quý vị, cái người kiến Tánh nói rằng kiến Tánh mà nói mình không hiểu gì hết thì cái người đó kiến Tánh bằng văn tự, kiến tánh bằng kinh điển, kiến Tánh bằng nghe lời nói của các Phật, của các vị Tổ rồi bắt chước nói theo. Vì vậy mà không có trình bày rõ ràng, không nói sát với căn cơ trình độ. Vì vậy mà người nghe không có thể hiểu gì hết là phải, kêu bằng tu mà không có sáng đấy cũng giống như mù mà dắt kẻ đui.

“Phật thành rồi Phật mới độ đời
Tăng phải đạt mới lôi dắt chúng
Lý không rõ nói bừa đâu trúng?
Nghĩa không thông luận bướng càng sai;
Kinh để xem cho rõ vạy ngay
Không phải để tối ngày tụng luống.”
(Ngài Thanh Sĩ)

Kinh để xem cho hiểu nghĩa, để nhận lý mà tu; còn chỉ tụng luống, chỉ đọc theo văn tự rồi theo văn tự thì cái người giải cũng không hiểu gì hết, người nghe cũng không hiểu luôn. Còn nếu có một người nói, người ta hiểu được thì người đó đã nhận được cái lý đạo, nhận được cái tự Tánh của mình rồi thì nói thẳng cho người nghe biết – Ờ, tánh Phật của ông là hiện tiền, đang rõ ràng biết, vừa thấy liền biết, vừa nghe liền biết; ông nhận ngay chỗ này thì ông gọi là kiến Tánh, chứ không phải tánh Phật ở đâu xa, không phải ở rừng, ở núi, không phải ở Tây phương Cực lạc mà ở ngay cái chỗ đang lặng trang, sáng rỡ, rõ ràng biết của ông. Nếu nói như vậy thì người nghe người ta đã hiểu, đã ngộ được rồi.
Hỏi: Cái tánh Biết tự nó ứng ra ngôn ngữ, không cần suy nghĩ, tư duy. Cho con hỏi những lời nóng nảy, bốc đồng, không suy nghĩ của mình có được gọi là tánh Biết không ông Năm?

Ông Năm: Kính thưa quý vị, cái chỗ này chúng ta phải nhận xét cho kỹ khỏi dễ bị lầm lạc theo con đường tu mà nó sai lầm không trúng. Cái tánh Biết nó ứng dụng ra cho mình nói, mình cười, mình đi, mình đứng, mình ngủ, mình thức, thở vô thở ra cũng đều biết hết. Đi biết đi, ngủ biết ngủ, thức biết thức, nói biết nói, cười biết cười, lúc nào cũng tánh Biết, đó là phải rồi. Nhưng có điều, khi tánh nóng giận nó xảy ra, rồi mình cho là tánh Biết thì cái đó là sai. Thành ra khi nóng giận xảy ra, mình là người đang biết nóng giận. Nhớ cái người đang biết nóng giận mới là tánh Biết, mới là mình, còn cái nóng giận đó là cái vọng tưởng, duyên theo trần cảnh, nó mới sanh ra nóng giận, sanh ra vui buồn thương ghét. Vì vậy mà mình người tu phải ngộ được chỗ này. Cái gì xảy ra mà mình thấy được thì nó là bị biết, nó là đối đãi, nó còn luân hồi sanh tử, không phải là mình, nóng giận xảy ra cũng là bị biết, tôi là người biết nóng giận thì nóng giận không phải là tôi. Buồn rầu xảy ra, tôi là người biết buồn rầu, buồn rầu không phải là tôi, đau khổ xảy ra, tôi là người biết đau khổ, đau khổ không phải là tôi. Tôi sống ngay cái Thường Biết dù đau khổ, dù buồn rầu, dù nóng giận, dù cả ngàn, cả muôn thứ đi nữa cũng chỉ có cái Biết thôi.
Nếu người tu nhận được với cái Biết, sống thẳng với cái Biết này, mọi việc kia mình vẫn biết, vẫn lờ đi không quan trọng nữa, mình đứng ra ngoài quan sát thôi, tự nó đến rồi tự nó đi, cũng như dù mây áng cả cái không gian này nhưng mà không áng được cái mặt trời, mặt trời vẫn soi sáng, không bít cả không gian, không gian vẫn là không gian, mây rồi nó đến rồi nó cũng bay, nóng giận phiền não cũng vậy, tự đến rồi tự đi. Bao nhiêu buồn vui thương ghét rồi tự đến, rồi cũng tự đi. Chúng ta giữ cái lặng trang, sáng rỡ lúc nào cũng biết là kiến Tánh thành Phật, không đợi chết mới thành Phật, không đợi về Tây phương mới thành Phật mà ngay đây, chúng ta nhận cái lặng lẽ, sáng biết, không khởi vọng niệm, như như bất động, như vậy là Phật. Chúng ta nhận cái bị biết – buồn vui thương ghét, chúng ta nhận các hình tướng hư hoại như cái thân này thì chúng ta luân hồi sinh tử, chứ không phải ở nơi đâu hết. Hiện tiền bây giờ, ngay đây, sống thẳng với cái lặng trang sáng rỡ hiện tiền biết, không khởi niệm lành dữ thì ngay đó là giải thoát sanh tử, ngay đó là ngộ đạo, ngay đó là chứng đắc.
Hỏi: Con nhận ra cái Biết nhưng mà phải tiếp xúc với công việc hàng ngày với mọi người rồi muốn an trụ ngay cái Biết thì phải làm như thế nào?

Ông Năm: Kính thưa quý vị, khi mình tiếp xúc với mọi người trong khi mình nói năng, mình làm mọi công việc thì mình đem cái tâm trở lại cái thân, nghĩa là thân đâu tâm đó. Tôi nói cái gì thì tôi biết cái nấy, tôi làm cái gì thì tôi biết tôi làm cái nấy, không để cho cái đầu chạy Đông, chạy Tây, không để cho cái đầu chạy Nam, chạy Bắc. Lúc nào cũng sống ngay cái chỗ lặng trang, sáng rỡ, rõ ràng biết. Như vậy, đó là mình hành đạo, đó là mình thiền định, đó là mình tu cái pháp môn tối thắng của đức Phật Thích Ca là Kiến Tánh thành Phật chớ không phải bỏ công việc, hay không phải đi đâu hết mà hiện tiền bây giờ, tôi đương tiếp chuyện với mọi người, tôi đương làm việc bán buôn hay làm ăn cái gì đó nhưng mà lòng tôi vẫn thấy được trong con người tôi có đau, có bệnh, có gì tôi đều biết hết tất cả. Nhất cử, nhất động trong thân tôi, tôi đều chăm sóc hết chớ tôi không bỏ bê. Vì vậy mà mọi hành động của tôi, luôn luôn là tôi đều làm chủ, tôi luôn luôn là có mặt cho nên cái xác thân này, bao nhiêu hồng huyết cầu nó mạnh dạn, nó hăng hái lên, nó đánh tan bao nhiêu vi trùng bệnh, nó đánh tan những cái yếu đuối trong cơ thể. Con người mà tu như vậy, làm như vậy có thể tăng thêm tuổi thọ từ mười năm hoặc hai chục năm. Cũng như một đứa bé được cha mẹ chăm sóc thì nó sẽ mau lớn. Một cái cây được người chủ chăm sóc thì cái cây nó mau lớn. Cái xác thân này được cái tâm chăm sóc thì xác thân này nó mạnh dạn, nó sống lâu, nó trường thọ.
Kính thưa quý vị, người biết tu như vậy, biết hành như vậy, vừa lợi ích cho tâm của mình được sáng suốt, không bị vô minh cản trở là vì lúc nào cũng sống ngay cái lặng trang, sáng rỡ, không duyên theo ngoại cảnh, vừa không bị xác thân yếu đuối bệnh hoạn, là vì lúc nào xác thân mình cũng được chăm sóc. Hai điều có lợi ích hết, tu như vậy là rất tốt đẹp, “giữ tròn linh tánh mới hay” là như vậy.
Qua cái đề tài trên, tôi trình bày đến đây kết thúc
Hỏi: Cuộc sống của con hiện bây giờ lo làm kế sinh nhai mà con mới vào tu tập nữa, muốn sống với cái Biết thì phải sống làm sao?

Ông Năm: Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật, nam mô A Di Đà Phật.

Kính thưa quý vị, đồng đạo hỏi câu này thì rất có ý nghĩa. Thường thường nói lên cái Biết thì ai cũng nhận được là hiện giờ mình đang có, đang thấy, đang nghe, đang biết. Rồi bây giờ sống với cái Biết phải làm sao?

Kính thưa quý vị, điều này tôi xin nói cho quý vị sát đề, dễ hiểu. Sống với cái Biết thì chúng ta khỏi làm sao hết là vì cái Biết là mình. Hiện giờ, mình đang biết, đang rõ ràng thấy biết, ngủ cũng biết, thức cũng biết, ăn cũng biết, đi đứng nằm ngồi đều biết, không lúc nào không biết. Cái Biết nó là mình, đâu cần phải làm sao để sống với nó bao giờ? Là lúc nào mình cũng là nó, nghĩa là mình trốn không khỏi nó, mình đi đâu thì cái Biết nó cũng biết, mình trốn đâu cũng không ngoài cái Biết được vì lúc nào nó cũng đang biết. Cái hiện tiền đang biết đó là Tâm, “Chẳng nói vắn dài Phật nọ tức Tâm”. Đó, Phật cũng là Tâm, cái Biết cũng là Tâm, Niết bàn cũng là Tâm, Cực lạc cũng là Tâm. Nhắm ngay chỗ này mà tu thì ai tu cũng được hết, dễ dàng thành, dễ dàng đắc, chớ không có khó khăn gì hết là vì cái hiện tiền đang có của mình. Nếu nói rằng tôi đi tìm cái Biết thì không bao giờ có cái Biết. Là vì sao? Cái Biết là tôi, mà tôi không nhận, tôi đi tìm nữa thì đâu có cái Biết nữa để tìm? Cũng như bây giờ mình nói một cái việc của các Tổ sư đi. Nghĩa là ông Thần Quang Huệ Khả ông bạch với Đạt Ma Tổ Sư, ông nói rằng: “Con không được an tâm, nhờ Tổ sư dạy cho con cái phép an tâm”. Bấy giờ Đạt Ma Tổ sư nói: “Ngươi đem tâm ra đây ta an cho”, chớ không cần dạy dài dòng về danh tự gì hết. Lúc bấy giờ cái câu nói đó đánh mạnh vào cái tâm lý của Huệ Khả, bất thình lình Ngài buông hết để tìm coi cái tâm ở đâu, cái tâm không an này nó ở đâu. Tìm hoài không thấy, cuối cùng mới nói: “Bạch Tổ sư, con tìm hoài cũng không thấy được cái tâm không an”. Đạt Ma Tổ sư nói mạnh một câu: “Ta an tâm cho ngươi rồi đó”. Ngay đó, Huệ Khả liền tỏ ngộ chân tâm, kiến Tánh ngay chứ không còn phải tìm Đông, tìm Tây, kiếm Nam, kiếm Bắc nữa. Như vậy cái ý nghĩa là như nào? Kính thưa quý vị, ở đây các Ngài muốn nói, cái đem tâm để tìm ra cái tâm cho an thì cái đó là cái tâm an. Mình nhận ra cái lặng lẽ, sáng biết để đi tìm tâm kiếm tâm thì cái lặng lẽ sáng biết đó là tâm, nhận ra cái đó rồi thì mình được an lạc ngay, có hạnh phúc ngay, an tâm ngay, chớ không phải tìm tâm ở nơi nào khác nữa. Vì vậy mà cái đạo lý hôm nay tôi muốn nói chúng ta phải nhận ngay chỗ này, tu ngay chỗ này thì mới mau thành công, đắc đạo. Còn nếu không nhận chỗ này, tu vòng vo tam quốc, tìm Phật, kiếm Phật thì không biết chừng nào gặp Phật. Tu bên ngoài hoài thì không biết chừng nào gặp được tâm mà phải buông ở bên ngoài, quay trở lại lòng mình, thấy rõ những cái cử chỉ của tư tưởng mình, những cái cử chỉ của tâm địa mình, những cái hành động ở trong lòng mình, nhận ra được rõ ràng, không sai lầm thì đó là hiểu được Tâm, ngộ được Tâm và an được Tâm. Tu như vậy chắc chắn thành công đắc đạo.
Kính thưa quý vị, qua đề tài trên tôi trình bày đến đây kết thúc.
Hỏi: Con nhận ra cái Biết nhưng mà phải tiếp xúc với công việc hàng ngày với mọi người rồi muốn an trụ ngay cái Biết thì phải làm như thế nào?

Ông Năm: Kính thưa quý vị, khi mình tiếp xúc với mọi người trong khi mình nói năng, mình làm mọi công việc thì mình đem cái tâm trở lại cái thân, nghĩa là thân đâu tâm đó. Tôi nói cái gì thì tôi biết cái nấy, tôi làm cái gì thì tôi biết tôi làm cái nấy, không để cho cái đầu chạy Đông, chạy Tây, không để cho cái đầu chạy Nam, chạy Bắc. Lúc nào cũng sống ngay cái chỗ lặng trang, sáng rỡ, rõ ràng biết. Như vậy, đó là mình hành đạo, đó là mình thiền định, đó là mình tu cái pháp môn tối thắng của đức Phật Thích Ca là Kiến Tánh thành Phật chớ không phải bỏ công việc, hay không phải đi đâu hết mà hiện tiền bây giờ, tôi đương tiếp chuyện với mọi người, tôi đương làm việc bán buôn hay làm ăn cái gì đó nhưng mà lòng tôi vẫn thấy được trong con người tôi có đau, có bệnh, có gì tôi đều biết hết tất cả. Nhất cử, nhất động trong thân tôi, tôi đều chăm sóc hết chớ tôi không bỏ bê. Vì vậy mà mọi hành động của tôi, luôn luôn là tôi đều làm chủ, tôi luôn luôn là có mặt cho nên cái xác thân này, bao nhiêu hồng huyết cầu nó mạnh dạn, nó hăng hái lên, nó đánh tan bao nhiêu vi trùng bệnh, nó đánh tan những cái yếu đuối trong cơ thể. Con người mà tu như vậy, làm như vậy có thể tăng thêm tuổi thọ từ mười năm hoặc hai chục năm. Cũng như một đứa bé được cha mẹ chăm sóc thì nó sẽ mau lớn. Một cái cây được người chủ chăm sóc thì cái cây nó mau lớn. Cái xác thân này được cái tâm chăm sóc thì xác thân này nó mạnh dạn, nó sống lâu, nó trường thọ.

Kính thưa quý vị, người biết tu như vậy, biết hành như vậy, vừa lợi ích cho tâm của mình được sáng suốt, không bị vô minh cản trở là vì lúc nào cũng sống ngay cái lặng trang, sáng rỡ, không duyên theo ngoại cảnh, vừa không bị xác thân yếu đuối bệnh hoạn, là vì lúc nào xác thân mình cũng được chăm sóc. Hai điều có lợi ích hết, tu như vậy là rất tốt đẹp, “giữ tròn linh tánh mới hay” là như vậy.

Qua cái đề tài trên, tôi trình bày đến đây kết thúc
Hỏi: Cái từ “như thị” là như thế nào? Nhờ ông Năm giảng giùm cho con hiểu.

Ông Năm: Quý vị nào hỏi cái danh từ này thì đã từng coi kinh và đã từng đọc nhiều về kinh Đại thừa mới nói đến cái chỗ này. Tôi cũng xin nhắc lại. Ngày xưa, khi đức Thích Ca ở tại Linh Sơn, bên cạnh có trên hàng ngàn đệ tử. Bữa đó, ngài Ca Diếp và các đệ tử đều cũng hội họp tại tịnh xá thì ông Xá Lợi Phất ra trải chiếu và chọn cái nền sạch sẽ đàng hoàng để thỉnh đức Phật ra thuyết pháp. Ngài vừa đánh chuông và thỉnh nguyện cái câu “Như thị ngã văn” để bắt đầu cầu Phật ra thuyết pháp. Đức Thích Ca vừa bước ra, nhìn tất cả đại chúng rồi đi luôn chứ không nói một lời. Lúc bấy giờ, các đệ tử đều im lặng hết, cũng không dám hỏi, cũng không dám nói gì hết. Sau một tiếng đồng hồ thì Xá Lợi Phất ra mới thỉnh nguyện nhờ đức Phật thuyết pháp: “hôm nay không biết Đức Phật vì sao mà mới nói đến “như thị” thì đức Phật lại làm thinh đi ra không nói một lời?” – Đức Phật nhìn một loạt các đệ tử rồi nói: “Ta đã thuyết hết rồi, đâu còn pháp đâu nữa mà thuyết?” rồi đức Phật làm thinh luôn. Như vậy đó, trong kinh chỉ nói như vậy thôi chớ không có giảng cái ý nghĩa đó như thế nào và cũng không biết Phật nói như vậy là cái ý Phật làm sao. Vì vậy mà hôm nay, nhân cái việc trao đổi đạo đức thì tôi cũng xin góp ý một phần nào trong vấn đề này. Mong quý vị cũng hoan hỷ và lưu ý cho.

Tại sao đức Phật làm thinh không nói một lời mà đức Phật nói: “Ta đã nói hết rồi”? Thì hôm nay tôi xin nói cái chỗ này. Đức Phật không nói một lời là muốn để cho các đệ tử nhận biết mình có cái tánh Thấy. Đức Phật không nói một lời mà. Đức Phật ra đứng nhìn giáp hết cho đệ tử nhìn thấy Phật. Thì cái mình đang nhìn thấy Phật, cái đó là tánh Thấy của mình. Nếu mình không có tánh Thấy, làm sao mình thấy đức Phật đứng nhìn qua giáp một bận các đệ tử? Thì như vậy, ngay nơi cái tánh Thấy đó mà không khởi lên gì hết, thì đó là “như”. “Như thị”, chữ “như” là như như bất động, chữ “thị” là tánh Thấy. Ngay nơi tánh Thấy của mình, nhìn vạn vật, trời trăng mây nước, nhìn cả vũ trụ này nó đều thấy hết, nó vẫn như như bất động, nó không bao giờ có cái vọng tưởng. Mình không nhận, không bắt kịp cái tánh Thấy, mình đem cái đầu vô, mới suy nghĩ, mới giải đáp, mới thắc mắc, mới lý luận. Càng suy nghĩ, càng lý luận chừng nào lại càng xa đạo chừng đấy. Cho nên cái bài Tín Tâm Minh của Tổ Tăng Xán, Ngài mới dùng cái từ “Tín Tâm Minh”. “Tín Tâm Minh”, cần gì phải lý luận, tức là tin cái tâm mình là sáng. Đó, hiện bây giờ nếu tất cả anh em đồng đạo, tất cả các vị đồng chung một tôn giáo hay các tôn giáo bạn, cả trên thế giới này cũng vậy. Nếu ai cũng tin cái tâm mình là Phật thì như vậy là sáng rồi đấy, Tín Tâm Minh. Còn cứ tin cái xác thân này rồi tin cái cõi trần giả tạm này, rồi lo tạo nghiệp tội lỗi, rồi lo tạo nghiệp sanh tử thì luân hồi sanh tử. Thì bây giờ mình buông hết tất cả, tin cái tâm tôi là Phật, buông hết tất cả, chỉ còn cái lặng trang, sáng rỡ, lúc nào cũng biết thì mình thành Phật. Như vậy là rất rõ ràng, rất dễ dàng, đức Phật không nói một lời mà đã nói hết tất cả rồi, đâu cần phải nói nữa? Nếu nói lý thuyết nhiều chừng nào thì chúng sanh chạy theo lý thuyết, nói nhiều chừng nào thì chúng sanh chạy theo lời nói chứ chúng sanh không nhận ông Phật của mình. Bây giờ, Phật không nói thì chúng sanh đâu có chỗ chạy theo lời nói thì phải chạy theo ông Phật của mình. Vì thế mà ở đây, giống như đức Phật đưa cái hoa sen, không nói một lời thì ông Ca Diếp mỉm cười. Như vậy là Tín Tâm Minh đó. Đức Phật đưa ra cái hoa sen nói Phật đây nè thì ông Ca Diếp – ờ, tôi nhận được ông Phật rồi thì đức Phật truyền ngôi tổ: “Ta có chánh pháp nhãn tàng, Niết bàn diệu tâm”. Hai người không có ai nói một lời mà như vậy là đã đắc đạo rồi, đã ngộ đạo rồi là bởi vì cái vừa thấy liền biết, đó là Tín Tâm Minh. Thấy không?

Rồi kế đó, ông Ca Diếp ngộ được cái chỗ đó, ông A Nan chưa ngộ. Sau ông Ca Diếp mới truyền cho ông A Nan cái tánh nghe, hét một tiếng A Nan giật mình, quên hết văn tự, nhận được mình có tánh nghe thì ông A Nan tỏ ngộ, chứng ngôi Tổ thứ hai. Thì bây giờ “như thị” là tánh Thấy, “ngã văn” là tánh Nghe. Bữa nay nói thêm danh từ “ngã văn”. Đức Phật nói “như thị, ngã văn”. Đó, nghĩa là “như thị” nghĩa là mình đang có tánh Thấy, “ngã văn” – mình đang có tánh Nghe. Vừa thấy vừa nghe liền bắt kịp ngay đó, tôi đang thấy, đang nghe không chạy theo vật bị thấy, bị nghe, không chạy theo cảnh bị thấy, bị nghe thì ngay đó là tỏ ngộ tánh Phật, ngay đó là chứng được tánh Phật, như như bất động. Tất cả chúng ta, nếu ngộ được chỗ này, tu ngay chỗ này thì chắc chắn chúng ta đều thành công, đắc đạo hết. Dù bò bay, mái cựa cũng vẫn có tánh Phật, dù cõi trời, cõi người, cõi thần cũng vẫn có tánh Phật, dù nam, dù nữ, dù già, dù trẻ cũng có tánh Phật là tánh Biết này tất tật. Nếu ai ngộ được cái này, nếu ai nhận được cái này, ai tin chắc mình là Phật, tu ngay tánh Phật này thì chắc chắn thành Phật. Một ngàn người thành một ngàn người, một vạn người thành một vạn người, không ai không thành, nếu tu đúng như vậy, hành đúng như lời của Phật dạy mà không thành Phật thì tôi chấp nhận, tôi chịu đọa thế cho.

Kính thưa quý vị, đề tài trên tôi trình bày đến đây kết thúc.