Khai quật mộ cổ 6.000 năm tuổi, chuyên gia sửng sốt: Chủ nhân từng sở hữu một con rồng?




Hình ảnh từ cuộc khai quật. (Ảnh: NewQq)

Hình tượng con rồng ở Trung Hoa bắt nguồn từ thời Phục Hy và Nữ Oa. Khi đó hai vị thần này đều được gọi là "hậu duệ của rồng”.



Từ xa xưa, trong quan niệm của người dân Trung Hoa, rồng đã được coi là thần thú cổ và nắm giữ vị trí rất quan trọng. Đồng thời, con vật này cũng là linh vật hộ mệnh dành riêng cho các bậc đế vương. Nếu họ lơ là chính sự, bỏ bê việc nước, rồng sẽ xuất hiện, cảnh cáo và trừng trị.



Rồng được coi là thần thú, nắm giữ vị trí quan trọng đối với người dân Trung Hoa. (Ảnh: NewQq)



Những ghi chép đầu tiên về sự xuất hiện của rồng là vào thời nhà Hạ, khi đó hoàng đế Khổng Giáp lên ngôi cai trị đất nước. Nắm trong tay quyền hành cao nhất, hoàng đế chỉ vui chơi, ngao du với các ma thần, không chăm lo cuộc sống nhân dân, chính điều này đã khiến rồng nổi giận hiện lên cảnh cáo "Hoàng đế Khổng Giáp lên ngôi vào năm Nhâm Dần, sau một vài năm đã nhìn thấy rồng xuất hiện trước cửa triều đình". Tiếp đến, hơn 800 năm kể từ thời nhà Hán đến nhà Tùy, sử sách đã ghi lại 108 lần rồng xuất hiện, cụ thể: nhà Tống 9 lần, nhà Nguyên 14 lần, nhàMinh 38 lần, nhà Thanh 67 ghi chép.
Trong đó, giai thoại rồng nổi bật nhất phải dưới triều vua Liêu, Liêu Thái Tông. Sau khi phát hiện có một con vật kỳ lạ đang vui đùa cùng vũng nước cạnh cung điện, hoàng đế đã thẳng thừng rút mũi tên của mình ra bắn khiến con rồng bị chết ngay lập tức. Liêu Thái Tông rất vui mừng như mình đã lập được công rất lớn và sai người giấu trong sân trong của cung điện. Sự việc này đã được ghi lại bởi một thái giám bên cạnh ông với những chi tiết miêu tả con rồng: có một sừng, đuôi dài, chân ngắn, thân dài năm thước, lưỡi dài hai tấc rưỡi.


Tranh vẽ rồng thời cổ đại. (Ảnh: NewQq)



Cùng với Liêu Thái Tông, Đạo Quang Đế cũng đã bắt gặp một con rồng bị mắc cạn trong những năm đương quyền. Tuy nhiên, ông đã không giết mà ngược lại còn sơ cứu vết thương và dành không gian để rồng trở lại môi trường sống của nó.
Thời gian trôi qua, cùng với chiến tranh và sự thay đổi khác, tiêu bản của con rồng đã bị mất tích. Tuy nhiên, trước những minh chứng sử sách ghi chép lại, câu hỏi đã được đặt ra, liệu rồng có thực sự tồn tại trong lịch sử Trung Hoa?
Rồng có tồn tại trong lịch sử Trung Hoa?

Tưởng chừng như câu hỏi này không có đáp án thì thật may mắn, một phát hiện khảo cổ học được phát hiện vào năm 1987 đã giải đáp bí mật tuyệt vời này. Nhóm nhà khảo cổ học trong lúc đang tiến hành khai quật ở dốc nước phía Tây, góc Tây Nam, Bộc Dương, tỉnh Hà Nam thì bất ngờ phát hiện một ngôi mộ cổ có niên đại khoảng 6000 năm trước và thuộc thời kỳ văn hóa Ngưỡng Thiều. Ngay sau đó, liên tiếp các cuộc khai quật cứu hộ đã được thực hiện trên ngôi mộ.

Hình ảnh từ cuộc khai quật. (Ảnh: NewQq)

Khi ngôi mộ cổ được mở ra, các nhà khảo cổ học không khỏi sửng sốt, trong lăng không có bảo vật quý hiếm nào mà chỉ có bộ xương của một con rồng cùng với những chạm khắc hoa văn tinh xảo bên trong lăng mộ. Đầu rồng hướng về phía đông bắc, ngẩng cao, lưng cúi xuống, vuốt trước ôm chặt, chân sau vểnh lên và đuôi uốn lượn. Đây là con rồng được khai quật sớm nhất từ trước đến nay nên được các nhà khảo cổ học xác định là "con rồng đầu tiên ở Trung Hoa". Tuy nhiên, danh tính chủ nhân của ngôi mộ Ngọa hổ tàng long này là ai, vẫn chưa được các nhà khảo cổ tìm thấy.
Để khuất phục được rồng và làm lễ an tang như thế này chắc hẳn chủ nhân ngôi mộ phải là một bậc đế vương hay người mang thân phận hết sức đặc biệt nào đó. Nghiên cứu theo dữ liệu lịch sử, đội khảo cổ chỉ ra những cái tên huyền thoại đủ sức thu phục được rồng đó là: Chuyên Húc, Phục Hy và Si Vưu.

Chỉ có các thần mới có thể thu phục được rồng. (Ảnh: NewQq)


Hiện tại, dù chưa có kết luận chủ nhân của ngôi mộ là ai, nhưng cuộc khai quật "con rồng đầu tiên của Trung Hoa" này đã viết lại hoàn toàn lịch sử và chứng minh từ nhiều khía cạnh rằng rất có thể rồng đã xuất hiện thật trên thế giới.