kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Cách định tâm

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Cách định tâm

    CÁCH ĐỊNH TÂM

    Định hay tĩnh tâm được đề cập đến trong nhiều phần của Giáo lý Phật. Như trong Ba Điều Học, có Sila, Giới - làm điều thiện, Samàdhi, Định - làm tâm thanh tịnh, và Pãnà, Tuệ - sự sánh suốt hay khả năng hiểu biết. Trong Bát Chánh Đạo có Sammàsamàdhi, Chánh Định và trong nhiều bộ kinh cũng nhắc đến chánh định. Trong các bài kinh hay pháp thoại, đức Phật đã thuyết về chánh định. Như có đoạn Phật dạy: "Này các tỳ khưu, hảy sống với chánh định, vì người có chánh định sẽ hiểu sự vật đúng như chúng thật sự như vậy", do đó chánh định rất quan trọng trong việc thực hành theo giáo lý của Phật. Tuy nhiên, việc định tâm không những phải được dạy theo ý nghĩa tôn giáo mà trong mọi việc làm. Định tâm cần thiết cho mọi loại công việc, trong đời sống hàng ngày cũng như trong việc tu lập. Có rất nhiều người hiểu định tâm chỉ cần thiết cho các tu sỉ, những ai mới xuất gia hay tín đồ thường xuyên lui tới chùa chiến. Hiểu như vậy là sai. Vậy ý nghĩa tổng quát của Samàdhi (Định) như sau:
    Định hay tĩnh tâm, có nghĩa thông thường là hướng tâm hay ý thức vào một đối tượng. Sự hướng tâm theo cách này là Samàdhi, và yêu cầu như vậy đối với tất cả, dù làm việc hay học hành. Để thành công trong việc học cần có định khi đọc sách, viết bài hay nghe giảng. Nói cách khác, phải đọc, viết, nghe một cách chăm chú, với tâm không xao lãng và tỉnh táo. Sự chú ý hay khả năng định tâm này là sự phối hợp của cả thân lẫn tâm. Ví dụ khi đọc, thân cũng phải sẵn sàng để đọc. Sách phải được mở ra, mắt phải nhìn vào mà tâm cũng phải đọc. Sẽ không đọc được nếu mắt nhìn mà tâm không đọc. Nếu tâm đang nghĩ đến điều khác, mắt sẽ chỉ dán chặt vào chữ. Mắt không nhận ra chữ và không hiểu gì cả. Vậy tâm cũng phải đọc. Khi cả tâm lẫn mắt cùng đọc, thì người đọc sẽ hiểu ra điều đang đọc. Sự hiểu ấy có thể gọi là hiểu nhờ đọc. Khi cả mắt lẫn tâm cùng làm việc phối hợp với nhau trong trạng tâm định tĩnh, việc đọc sẽ nhanh, diều ghi trong sách sẽ được hiểu ngay và được ghi nhớ. Đọc bằng tâm là khi tâm ở trạng thái định thông thường, không phóng tâm sang việc khác ngoài việc đọc. Cùng một cách như thế khi viết. Để thành công khi viết, phải viết bằng tâm trong khi tay đang viết. Nếu tâm nghĩ đến việc khác, sẽ không viết được, ngay cả viết cho thành chữ. Tâm cũng phải viết có nghĩa phải chú ý khi tay đang di chuyển. Khi nghe cũng vậy, tâm và tai phải cùng nghe, nếu tâm không nghe sẽ không hiểu âm thanh chạm vào tai. Vậy tâm cũng phải nghe, và tâm chỉ nghe rõ khi định tĩnh và không có gì vướng mắc, với sự chăm chú. Như vậy, có thể cho rằng, định tâm rất cần thiết khi ta đọc, học, viết và nghe. Khi làm việc cũng vậy, định tâm cũng cần cho việc làm yêu cầu có sức khỏe thể chất, cũng như khi ta nói hay lập kế hoạch làm việc. Với việc định tâm, ta sẽ thành công trong việc làm tốt mọi việc. Hiểu như vậy sẽ thấy định tâm là cần thiết chung cho sự học lẫn công việc.

    Dưới đây chúng ta bàn về việc phát triển tâm định, để giữ cho tâm ở trạng thái an ổn cần có một số luyện tập. Mức độ định tâm chúng ta thường có là không đủ. Tâm đó vẫn còn yếu và dao động, nó dễ bị các suy nghĩ và cảm xúc lôi kéo đi lệch hướng. Cảm xúc này thường được tâm ghi nhận qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, là sáu giác quan của ta. Bằng cách này, ái dục, sân hận, và si mê lần lượt chiếm lĩnh tâm. Khi tâm bị quấy nhiễu bởi những cảm xúc khác nhau như kể trên đây, sẽ rất khó duy trì được sự định tĩnh để học hành hay làm bất cứ việc gì. Dễ thấy là có khi chúng ta không thể tập chung tư tưởng để đọc, viết, hay nghe tốt và kết quả là việc học thất bại. Khi làm việc cũng vậy, không thể làm việc hiệu quả khi tâm phiền muộn do cảm xúc chi phối, và những cảm xúc này được hiểu là kilesa hay những ô nhiễm, như ái dục, sân hận và si mê. Tâm đang được huân tập thường có khuynh hướng này. Sự nhất tâm không mạnh ngay cả khi không có gì chi phối tâm. Chính vì vậy nên chúng ta phải tập triển khai sự định tâm.

    Có hai mục đích cho việc học định tâm: thứ nhất, chúng ta sẽ có thể dung hoà hay làm cho cân những cảm xúc hay những phiền não đang sinh khởi, thứ hai, phát triển được tâm định để những phiền não hay cảm xúc không thể sinh khởi trong tương lai. Với mục đích thứ nhất, cảm xúc hay phiền não sinh khởi trong tâm là ái dục. Khi có ái dục sinh khởi, ta phải học làm cho tâm thanh tịnh khi xét thấy sự ái dục này tổn hại cho việc học hay việc làm trong giới hạn đạo đức hay luật pháp. Đây cũng là một trong những điều Phật dạy: phải kiểm soát tâm không để nó bị quấy nhiễu bởi những cảm xúc. Nhiều khi có sự giận dữ khởi lên trong tâm, làm tâm càng nóng nảy và kích động. Cảm xúc này cũng nguy hiểm vì nó làm tổn hại cho việc định tâm. Trường hợp này phải học làm cho tâm được định và làm tâm dịu lại mỗi khi giận dữ. Có khi si mê khởi lên, điều ô nhiễm này có thể ở trạng thái hôn trầm, ta phải học phát triển tâm định và giải thoát tâm ở trạng thái si mê.

    Chúng ta bàn tiếp đến nguyên tắc luyện tâm của Phật giáo. Trong cuộc sống hàng ngày có một cách an tâm khi nó bị mãnh lực của ái dục, sân hận và si mê chi phối, đó là thay đổi cảm xúc của tâm. Như đã biết, thường cảm xúc của ái dục làm tăng thêm lòng tham ái, cảm xúc này nên được thay thế bằng một cảm xúc khác thoát khỏi ái dục, đó là lòng từ, mettà, đó là tình cảm trong sáng giữa bạn bè, gia quyến, giữa cha mẹ và con cái. Cùng một cách như vậy có thể áp dụng cho sự si mê. Si mê có thể được thay thế bằng một ý tưởng cụ thể hay cảm xúc giải phóng khỏi si mê, hay bằng cách giữ cho tâm sáng suốt. Trạng thái của tâm có thể tuỳ thuộc vào loại suy nghĩ hay cảm xúc mà tâm đang trú vào. Khi tâm trú vào ái dục, thì cảm xúc về ái dục và tham ái tăng trưởng. Nếu tâm không trú vào ái dục nhưng vào đối tượng khác, thì sự cân bằng và thanh tịnh sẽ sinh khởi. Tương tự, chúng ta cảm thấy giận dữ vì tâm đang trú vào suy nghĩ và cảm xúc giận dữ. Khi tâm chuyển hướng an trú vào cảm xúc và suy nghĩ ngược lại, giận dữ sẽ lắng xuống. Cùng một cách với si mê. Khi tâm trú vào một cơ sở vững hơn si mê, thì si mê sẽ thành vô hiệu. Đức Phật đã chỉ ra nhiều suy nghĩ hay cảm xúc để an tâm mỗi khi tâm bị chi phối bởi ảnh hưởng của một số cảm xúc. Với sự hiểu biết này và với thực hành, chúng ta nên biết cách an tâm mỗi khi tâm bị ảnh hưởng bởi phiền nảo. Đây là một trong những mục tiêu luyện tâm và đáng cho chúng ta thực hành.

    Kế đến, chúng ta thực hành định tâm để tăng trưởng và làm vững chắc thêm sức mạnh của tâm. Cách này cũng tương tự như tập thể dục để tăng sức khoẻ. Khi một người tập thể dục thường xuyên và đều đặn, sức khoẻ sẽ tốt hơn. Cũng cùng cách ấy, tâm thiện sẽ tăng trưởng với sự thực hành định tâm bằng cách áp dụng một trong những cách thực tập cho tâm thanh tịnh. Sự kiên cố của tâm định cũng tăng trưởng nhờ luyện tập đều đặn. Đó là cách luyện tâm định.

    Cũng có hai cách để luyện tâm định. Cách thứ nhất là vô hiệu những gì trước đây đã trói buộc tâm. Đối với những người đã có kinh nghiệm định tâm phải có khả năng rèn luyện theo một kỷ luật và không đầu hàng những đối tượng làm tâm khởi lên ái dục, sân hận và si mê. Họ phải có khả năng làm lắng dịu tâm và giữ tâm an ổn. Những đối tượng của tâm và những ô hiểm khi ấy sẽ không làm hại đến việc học, việc làm, hay đến luật pháp, trật tự xã hội hay đạo đức. Ngoài ra, việc định tâm rất cần cho bất cứ công việc nào. Trước tiên là việc học cần có tập trung suy nghĩ để đọc, viết và nghe. Sự định tâm giúp chúng ta có khả năng để học và làm việc và giúp việc học hay làm việc có kết quả tốt hơn. Những điều này chứng minh cho thấy nguyên tắc cơ bản của việc thực hành và áp dụng việc định tâm gồm việc hiểu ý nghĩa tổng quát thế nào là tâm định, sự tăng trưởng của tâm định và cách ứng dụng của nó vào đời sống. Tiếp theo, dưới đây sẽ nói sơ lược về việc hành thiền, là cách phải luyện việc định tâm. Theo kinh sách, để luyện cho tâm được định tĩnh, cần phải có một chỗ thích hợp, không bị quấy rầy và không ồn ào. Đó có thể một nơi yên tĩnh trong rừng, dưới gốc cây, hay trong một ngôi nhà vắng. Mục đích là tìm bất cứ nơi thích hợp nào yên tĩnh, người hành thiền sẽ đến đấy, ngồi tư thế kiết già chân phải đặt lên tay trái, hai tay để lên đùi, tay phải đặt lên tay trái, người giữ thẳng.


    Tuy nhiên, có thể ngồi xếp hai chân về một bên, thế nào cho thoải mái và dễ chịu. Người hành thiền sau đó nhắm mắt lại, gom thân và tâm lại và chú ý đến cảm giác của hơi thở. Người hành thiền có thể biết mỗi hơi thở vô và hơi thở ra. Nếu hỏi do đâu để biết hơi thở vô hay ra, thì câu trả lời sẽ là do một điểm dễ nhận ra như nơi chót mũi hay môi trên nơi luồng khí chạm vào khi hít vô hay thở ra. Không khí hit vô chạm vào chót mũi và môi trên trong khi bụng dưới căng ra, và không khí thở ra cũng chạm cùng điểm đó trong khi bụng dưới thót lại. Rất dễ dàng để cảm thấy không khí đi vô từ chót mũi, đến bụng dưới khi bụng căng ra, và cảm thấy đi ra từ bụng đến chót mũi. Trước tiên, hãy nhận biết diễn tiến của việc hít vô và thở ra như trên. Bây giờ, không cần phải theo dõi hơi thở xuống đến bụng dưới, mà chỉ cần lưu ý đến chót mũi để biết hơi thở vô và ra. Phải có sự tỉnh giác và ý thức được sự xúc chạm của hơi thở. Thoạt tiên, để có sự tập chung của ý thức, có thể đếm như vầy: hít vô đếm 1, thở ra đếm 1; hít vô 2, thở ra 2; 3-3; 4-4; 5-5. Sau đó bắt đầu đếm lại: 1-1;2-2 đến 7-7. Đếm trở lại lần nữa: 1-1;2-2 đến 8-8. Đếm trở lại lần nữa:1-1; 2-2 đến 9-9. Đếm lại từ 1:1-1, 2-2, 10-10. Sau đó, trở lại từ đầu 1-1đến 5-5 và sau đó 1-1, 6-6 và cứ thế tiếp tục. Lập đi lập lại nhiều lần, việc đếm này cho đến khi tâm chuyên chú vào hơi thở một cách vừa phải và đều đặn. Sau đó, không cần phải đếm từng cặp số nữa, mà chỉ cần đếm 1,2,3,4,5,6,... Khi tâm đã thực định thì nên ngưng đếm và chỉ chú tâm vào hơi thở nơi chót mũi hay môi trên.

    Phương pháp đếm hơi thở trên đây là phương pháp được dạy bởi các vị thầy tổ trong quyển Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga). Các cách đếm khác cũng có thể được áp dụng, như đếm từ 1-1 đến 10-10 và sau đó trở lại 1-1 lần nữa. Có thể đếm quá số 10 nếu muốn. Tuy nhiên, các vị thầy khuyên nên đếm đến 10-10 thôi, vì các vị này cho rằng đếm quá số 10 cần phải tập chung để nhớ nhiều hơn. Và các vị khuyên chỉ nên đếm đến giới hạn không cần quá nhiều sự tập trung để đếm. Một phương pháp khác cũng khuyên được áp dụng là khi hít vô nói thầm "Bud", và khi thở ra nói thầm "dho". Như vậy cứ niệm Buddho Buddho Dhammo hay Sangho cũng có thể áp dụng theo cách như trên. Khi tâm đã định, không cần niệm thầm Buddho nữa và khi đó người hành thiền chỉ còn ý thức được không khí chạm vào chót mũi hay môi trên. Cứ thực hành như vậy cho đến khi tâm duy trì được trang thái định một thời gian dài. Những điều được viết ra đây chỉ là những bước đầu tiên của việc tu tập. Hãy để những ai mong muốn có cái tâm thiện lành và trong sạch (cũng như thành công trong việc học hành và làm việc) đưa chúng vào thực hành!

    Cầu cho tất cả chúng sanh giải thoát khỏi thù hận.

    Cầu cho tất cả được hạnh phúc và thoát khỏi sợ hãi.

    nguồn: www.daosuduytue.com
    Last edited by alone46; 03-06-2009 at 12:33 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •