kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: 100 THẺ XÂM QUANG ÂM

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,579

    Mặc định 100 THẺ XÂM QUANG ÂM


    QUANG ÂM ĐẠI SỸ BAN QUẺ XĂM


    Đất nước thần tiên vạn linh
    Hai tiên nữ người trời giáng linh tại Việt Nam.
    Tiên nữ thứ nhất.Liễu Hạnh Công Chúa là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng và Tây Vương Mẫu Đại Thiên Tôn.
    Tiên nữ thứ hai. Bà Chúa Ba là con gái thứ ba của Ngọc Hoàng và Tây Vương Mẫu Đại Thiên Tôn…
    Liễu Hạnh Công Chúa (Mẫu Nghi Thiên Hạ).
    là con gái thứ hai và là chị gái của bà Chúa Ba vì lỡ đánh rơi chén ngọc trong ngày hội bàn đào mừng sinnh nhật Tây Vương Mẫu, và ba lần bà giáng hạ hiện thân cứu độ nhân gian và cứu độ cho những người phụ nữ bất hạnh và những người căn cao số nặng nghiệp kiếp trùng trùng. Những người sinh con cái muộn và lương duyên chẳng được như ý đến cầu xin bà đều được mãn nguyện. Không những như vậy bà còn có những áng thơ bất hủ…
    Đối đáp với trạng bùng Phùng Khắc Khoan ba ngày ba đêm không phân thắng bại, bà đại diện cho trí tuệ thương yêu nòi giống và sắc đẹp thần tiên của con người Việt Nam, giúp cho những người phụ nữ được bình đẳng mang trí tuệ cống hiến cho đời và cho gia đình… nên nhân gian ngưỡng mộ tôn bà là Thánh Mẫu. Mẫu nghi thiên hạ tại Việt Nam.
    Bà Chúa Ba (Phật Tổ Quan Âm Hương Tích Động hay Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay)
    Là em gái của Liễu Hạnh Công Chúa.
    Hai Chị em bị phạm luật trời và giáng xuống Việt Nam.
    Bà Chúa Ba tu tại Hương Tích Động theo tích cổ đã có hơn ba nghìn năm trăm năm. Bà Chúa Ba là con gái thứ ba của Ngọc Hoàng Thượng Đế.
    Phạm luật trời bà bị đày giáng xuống trần gian tu tại Hương Tích Động. Khi giáng xuống đầu thai tại nhân gian, cha ở nhân gian làm nhiều tội ác, khi xuống địa ngục muôn vạn hình phạt.
    Để cứu cha bà đã chặt cánh tay và móc mắt vượt nghìn gian khổ để cứu cha. Cảm động lòng trời Ngọc Hoàng cử Đẩu Mẫu Nguyên Quân xuống ban tặng nghìn mắt nghìn tay để phổ độ cứu chúng sinh và nhân gian gọi là
    Phật Tổ Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (hay gọi là Từ Hằng Chân Nhân, Quan Âm Đại Sỹ. Hoặc Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn. Bà đã hóa thân khắp nơi đâu có tiếng kêu cứu là có hiện thân. Bà Chúa Ba dùng thiên nhãn và pháp độn thông thiên địa để cứu ngay lập tức. Nhân gian gọi bà là Quan Âm cứu khổ cứu nạn. Trước kia khi tu tại hương tích động bà đã dùng pháp đoán quẻ thần tiên để biết việc lành dữ sắp sửa sảy ra. Bà dùng mỗi một sợi tóc là một quẻ, mỗi một con mắt là một thần thông. Mỗi một bàn tay là một thần cứu cho mọi sinh linh. Khi trở về trời bà đã để lại một trăm quẻ bói thần tiên nên người đời gọi là Quan Âm ban quẻ để biết họa phúc.
    Đây là trăm quẻ của Quan Âm Đại Sỹ con gái Ngọc Hoàng Thượng Đế Đại Thiên Tôn muôn vạn người trên trái đất ngưỡng mộ, nhân gian tín cầu sẽ được linh ứng vô cùng và gọi là quẻ thần tiên.






    https://thantienvietnam.com/kinh-dic...-xam-1-10.html
    Last edited by phoquang; 09-05-2021 at 04:35 PM.

  2. #2
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,579

    Mặc định


    * THẺ 1:

    Dịch Nghĩa:

    Đất trời tự thuở hồng hoang ấy
    Ngày tháng tốt lành vạn vật xoay
    Người được xăm này là hiếm thấy
    Vua liền ban thưởng việc thẳng ngay



    * ĐIỂN CỐ:



    BÀN CỔ KHAI THIÊN LẬP ĐỊA, SÁNG TẠO RA VŨ TRỤ



    Trước khi có Trời đất, vũ trụ chỉ là một khối khí hỗn độn, trong đó không có ánh sáng và âm thanh. Tại trung tâm có một cục đá lớn đã thọ khí Âm Dương chiếu diệu rất lâu đời, nên đã thâu được các tính linh thông của vũ trụ mà tạo thành thai người. Sau 10 tháng 16 ngày (có tích là qua 18.000 năm thai nghén), đúng giờ Dần, một tiếng nổ vang, khối đá linh ấy nứt ra, một vị Linh Chân hy hữu ra đời, là Thần mang hình hài như con người được gọi là Bàn Cổ.

    Ngài cảm thấy không gian này vô cùng chật chội, liền dùng một cái rìu phá tan khối hỗn độn. Khối hỗn độn ấy mở ra, chia làm hai phần: phần nhẹ mà trong mỗi ngày đều bay lên cao, vì thế hình thành bầu trời; phần nặng mà đục mỗi ngày đều rơi xuống thấp, vì thế hình thành mặt đất. Giữa Trời và Đất, Bàn Cổ cũng mỗi ngày lớn lên một trượng. Ngài càng lớn càng cao, trở thành đầu đội trời, chân đạp đất, một người cao lớn không ai sánh nổi.

    Vừa sinh ra thì vị ấy tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả, dần dần lớn lên, mình cao trăm thước, đầu như rồng, có lông đầy mình, sức mạnh vô cùng. Một ngày kia, Bàn Cổ chạy qua hướng Tây, bắt gặp một cái búa và một cái dùi ước nặng ngàn cân. Bàn Cổ, tay phải cầm búa, tay trái cầm dùi, ra sức mở mang cõi trần.

    Thuở đó Trời Ðất còn mờ mịt. Ngài ước cho phân biệt Trời Ðất thì nhân vật mới hóa sinh được. Ngài ao ước vừa dứt tiếng thì sấm nổ vang, Thiên thanh, Ðịa minh, vạn vật sinh ra đều có đủ cả.

    Ngài liền chỉ Trời là Cha, chỉ Ðất là Mẹ, muôn dân là con. Ngài chính là tôn chủ sáng lập thế gian, nên cũng gọi Ngài là Thái Thượng Ðạo Quân. Ngài tự xưng là Thiên tử, tức là con Trời, cai trị muôn dân. Ngài là vị vua đầu tiên của cõi thế gian nên gọi Ngài là Hỗn Độn thị.

    Tương truyền, Bàn Cổ có ba người con là Phục Hy, Nữ Oa, và Hoa Tư.

    Bàn Cổ thọ được 18.000 tuổi rồi quy tiên. Khi Ngài chết. mắt trái biến thành mặt trời, mắt phải biến thành mặt trăng, máu biến thành sông, mỡ biến thành biển, râu tóc biến thành thảo mộc, thịt biến thành đất đai, tóc biến thành tinh tú, da biến thành cây cỏ, xương cốt và răng biến thành vàng đá, tinh túy biến thành châu ngọc, mồ hôi biến thành mưa. Đầu Ngài biến thành Đông Nhạc Thái Sơn, hai chân biến thành Tây Nhạc Hoa Sơn, ngực và bụng biến thành Trung Nhạc Tùng Sơn, vai trái biến thành Nam Nhạc Hoành Sơn, tay phải biến thành Bắc Nhạc Hằng Sơn.

    Sau khi Bàn Cổ chết, giữa Trời và Đất hoàn toàn trống trải. Về sau không biết bao nhiêu năm, lại xuất hiện Nữ Oa. Nữ Oa là một người sống giữa Trời Đất, cảm thấy quá vắng vẻ mới nghĩ tới việc tạo ra một số người để sống cùng với Bà. Bà dùng nước và đất sét vàng nặn thành người. Bà nặn một người đàn ông, rồi nặn một người đàn bà. Thật là kỳ lạ, bà nặn xong một người, thổi một hơi vào người đất, người đất đã biến thành một người biết nói biết cười. Những người này thành từng bầy sống quanh Nữ Oa, nhảy múa, gào thét. Gọi Nữ Oa là mẹ. Đây chính là thần thoại "Nữ Oa tạo người".

    Những thần thoại này rất hoang đường, nhưng chúng ta cũng đọc được một số thông tin. Thần thoại Bàn Cổ khai thiên lập địa nói rõ tổ tiên chúng ta tin rằng sức mạnh của con người là vĩ đại, con người có thể dùng lao động để cải tạo tự nhiên. Thần thoại Nữ Oa tạo người đã phản ánh cuộc sống của con người buổi đầu. Hiện tại chúng ta biết, lịch sử loài người còn tồn tại thời đại thị tộc mẫu hệ, lúc ấy, người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống, con cái chỉ có thể nhận được mẹ của mình, không biết ai là cha. Thần thoại Nữ Oa có phải ảnh hưởng của xã hội mẫu hệ?

    Tiếp theo thì có Thiên Hoàng, Ðịa Hoàng, rồi Nhân Hoàng nối nhau cai trị thiên hạ thay Bàn Cổ.





    http://truyenxuatichcu.com/than-thoa...ra-vu-tru.html
    Last edited by phoquang; 09-05-2021 at 05:04 PM.

  3. #3
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,579

  4. #4
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,579

    Mặc định

    Giải thích Thành ngữ - Tục ngữ
    Gương vỡ lại lành




    Hàm ý chỉ sự chia lìa, tan vỡ, sau đó lại được hàn gắn, đoàn tụ. Câu này thường vận để nói đến tình duyên vợ chồng.

    Chuyện kể:

    Từ Đức Ngôn yêu công chúa Nhạc Xương, em gái Trần Hậu Chủ. Gặp buổi nước Trần suy loạn, Từ Đức Ngôn nói với công chúa nên có vật gì làm tin để sau này tìm được nhau, rồi lấy gương đập vỡ làm hai mảnh, mỗi người giữ một nửa, hẹn sang năm vào ngày rằm tháng giêng đem bán ở Kinh Đô. Nước Trần bị diệt, công chúa phải vào hầu hạ nhà Dương Tố. Đúng hẹn, Từ Đức Ngôn tìm vào chợ Kinh Đô, thấy một người hầu gái đem bán mảnh gương vỡ. Từ Đức Ngôn lấy nửa gương của mình ra khớp lại thì thấy vừa vặn, mới đề bài thơ gửi lại. Công chúa nhận được thơ khóc lóc thảm thiết. Dương Tố biết chuyện mới lấy làm mủi lòng, độ lượng, bèn mời Trần Đức Ngôn đến và giao trả công chúa, cho hai người đoàn tụ. Người đời từ đó có câu rằng “Gương vỡ lại lành” là chuyện của Từ Đức Ngôn và Nhạc Xương mà ra. (1)

    Gương vỡ lại lành như chuyện trên thì không mấy khó, vì có người động lòng trắc ẩn mà đem nối lại tình duyên cho họ. Còn gương vỡ mà không lành thì nhiều. Điều đó khiến mọi người đáng suy nghĩ lắm:

    Bây giờ gương vỡ lại lành

    Khuôn thiêng lừa lọc đã đành có nơi (2)

    Còn như kẻ mê tín thấy gương vỡ thì cho là điềm không lành. Điều đó nói lên không ai muốn cảnh gia đình ly tán, đổ vỡ, lục đục.

    Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn

    (1): Theo truyện “Gương vỡ lại lành” - “Điển hay tích lạ”, Nguyễn Tử Quang, NXB Trẻ, 2001.

    (2): Theo Truyện Kiều.





    https://www.sachhayonline.com/tua-sa...-lai-lanh/1933
    Last edited by phoquang; 09-05-2021 at 05:31 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Nhật Quang Bồ Tát và Nguyệt Quang Bồ Tát
    By Người học Phật in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 31-10-2012, 02:53 PM
  2. Tranh ảnh của ngài Nhật Quang và Nguyệt Quang Bồ Tát
    By Người học Phật in forum Đạo Phật
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 23-10-2012, 09:15 PM
  3. Bảo Tháp - Phật phóng hòa quang
    By DeNhatXiXon in forum Đạo Phật
    Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 14-08-2011, 08:47 PM
  4. Trả lời: 31
    Bài mới gởi: 10-02-2011, 03:47 PM
  5. Thánh cô và vân quang
    By minh đài in forum Chuyện thời sự, xã hội
    Trả lời: 8
    Bài mới gởi: 30-07-2010, 08:53 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •