Bài văn khấn khi đi tảo mộ chuẩn nhất trong Tiết Thanh minh

Tại mộ phần của tổ tiên, gia chủ đặt lễ vật cúng vào chỗ thờ chung để làm lễ. Nếu nơi đó không có chỗ thờ, không phải nghĩa trang thì cần chuẩn bị đôn, kệ để đặt đồ lễ chứ không xếp trên mặt đất.

Theo quan niệm dân gian, Thanh minh vừa là dịp lễ, vừa là ngày mặt trời ở vị trí hoàng đạo, may mắn và người dân đi tảo mộ, tu sửa lại mộ phần tổ tiên với đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn. Với nhiều gia đình, lễ tảo mộ là dịp con cháu sum họp để thực hiện trách nhiệm, sự tận nghĩa, hiếu hạnh, thành kính với tổ tiên.


Khi đi tảo mộ, các gia chủ không chỉ sửa sang, quét dọn lại phần mộ của người thân đã khuất mà còn cần làm lễ kính cáo với thổ địa, thần linh cai quản khu vực nghĩa trang, cũng như vong linh người thân về việc sửa sang, tảo mộ.Ngoài ra, người dân chọn Tiết Thanh minh là ngày cắt cỏ trên mộ và đắp đất lên mộ (tảo mộ). Vì ngày này thời tiết chuyển sang ấm dần, mưa nhiều hơn, cây cỏ tốt hơn trùm lên mộ, có thể làm mộ sụt lở nên cần phải cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ.

Sắm lễ tảo mộ Tiết Thanh minh thường bao gồm:
Hương đèn, trầu cau, tiền vàng, rượu thịt (chân giò, gà luộc hoặc một khoanh giò nạc), hoa quả.
Khi đến nghĩa trang hay khu vực có để mộ phần của gia đình mình thì gia chủ đặt lễ vào chỗ thờ chung. Sau đó thắp đèn, nhang, vái 3 vái vị Linh thần Thổ địa rồi khấn.

Dọn dẹp, sửa sang mộ phần của người đã khuất là phong tục lâu đời của người Việt trong dịp Tiết Thanh minh. Ảnh minh họa.

Bài văn khấn lễ vong linh ngoài mộ theo sách Văn khấn cổ truyền Việt Nam:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy hương linh: (tên người dưới phần mộ, nếu là các cụ tổ tiên đã xa đời thì có thể gọi là cụ Tam Đại, Tứ Đại ...).
Hôm nay là ngày: nhân Tết Thanh minh.
Tín chủ chúng con là:
Ngụ tại địa chỉ:
Chúng con và toàn thể gia đình con cháu, nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục, nền đức cao dày, gây dựng cơ nghiệp của ... ( người dưới phần mộ). Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh (cụ, ông, cha…….) lai lâm hiến hưởng.
Chúng con xin phép được sửa sang phần mộ, bồi xa, bồi thổ cho được dầy bền, tu sửa minh đường cho thêm vững chắc.
Cúi xin linh thiêng chứng giám, thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì con cháu, qua lại soi xét cửa nhà. Che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc, điều lành mang đến, điều giữ xua đi. Độ cho gia đạo hưng long, quế hòe tươi tốt. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).
Tổng hợp