Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 22

Ðề tài: Cáo phó: HT. Thích Thanh Tứ viên tịch

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Cáo phó: HT. Thích Thanh Tứ viên tịch

    Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ - Thành viên Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đã thu thần thị tịch vào lúc 08 giờ15 phút ngày 26 tháng 11 năm 2011 (nhằm ngày 02 tháng 11 năm Tân Mão), trụ thế 85 năm, hạ lạp 65 năm

    CÁO PHÓ

    - Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam;

    - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

    - Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

    - Ban Chấp hành Trung ương Hội người Cao tuổi Việt Nam;

    - Ban chấp hành Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam;

    - Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản;

    - Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội;

    - Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội, Tỉnh hội Phật giáo Hà Nam, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương;

    - Ban Chấp hành họ Trần Việt Nam;

    - Tùng Lâm Quán Sứ, Môn đồ pháp quyến, hiếu quyến vô cùng kính tiếc báo tin:

    TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THANH TỨ

    Thành viên Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, XII; Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Tôn giáo; nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội người Cao tuổi Việt Nam; Uỷ viên Ban chấp hành Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản; Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Hà Nam, Chứng minh Đạo sư Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh, Thái Nguyên; Chủ tịch Ban chấp hành họ Trần Việt Nam; Viện chủ trụ trì Tùng Lâm chùa Quán Sứ, chùa Châu Long, chùa Thọ Cầu thành phố Hà Nội; chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình; chùa Nho Lâm và chùa Bình Kiều tỉnh Hưng Yên.

    Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, hạng Nhì; Huân chương Độc lập hạng hai; Huân chương Đại đoàn kết dân tộc; Kỷ niệm chương chiến sỹ Cách mạng bị địch bắt và tù đầy tại Hỏa Lò của Thủ Tướng Chính Phủ; nhiều kỷ niệm chương, huy chương của các bộ ngành; Bằng tuyên dương Công đức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhiều phần thưởng cao quý khác.

    Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Nhà nước, Môn đồ pháp quyến và các giáo sư y bác sĩ Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội và giáo sư y bác sỹ trong nước và nước ngoài đã tận tình chăm sóc cứu chữa, nhưng vì tuổi cao sức yếu, Trưởng lão Hòa thượng đã thu thần thị tịch vào lúc 08 giờ15 phút ngày 26 tháng 11 năm 2011 (nhằm ngày 02 tháng 11 năm Tân Mão).

    Trụ thế: 85 năm, Hạ lạp: 65 năm

    - Lễ nhập kim quan chính thức cử hành vào lúc 08 giờ ngày 28 tháng 11 năm 2011 (tức ngày 04 tháng 11 năm Tân Mão) tại Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Kim quan được quàn tại Đại Lễ đường Tùng Lâm Quán Sứ, số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

    - Lễ viếng bắt đầu vào lúc 09 giờ ngày 28 tháng 11 năm 2011 đến hết ngày 29 tháng 11 năm 2011 (tức từ ngày 04-05/11 năm Tân Mão).

    - Lễ truy điệu được cử hành lúc 08 giờ ngày 30 tháng 11 năm 2011 (tức ngày 06 tháng 11 năm Tân Mão) và sau đó cung tiễn kim quan nhập Bảo tháp tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) lúc 13 giờ cùng ngày.

    Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
    Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
    Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
    Hội đồng Tư vấn Tôn giáo
    Ban chấp hành Trung ương Hội người Cao tuổi Việt Nam
    Ban chấp hành Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam
    Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản
    Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội
    Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội, Tỉnh hội Phật giáo Hà Nam,
    Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên
    Ban chấp hành họ Trần Việt Nam
    Tùng Lâm Quán Sứ, Môn đồ pháp quyến, hiếu quyến.

  2. #2

    Mặc định

    Nam mô A Di Đà Phật

  3. #3

    Mặc định

    Nam mô A Di Đà Phật

    .....
    đúng là thời gian k chờ ai cả, kẻ ngu muội cầu pháp thì p vượt bao khó khăn gian khổ, có khi còn chưa được ngộ nhân duyên. huống chi...
    mấy lần thấy thầy ngồi hóng nắng trong sân chùa, tính lại lễ thầy mà lại e ngại rồi thôi. giờ thì k bao giờ còn cơ hội nữa rồi

  4. #4

    Mặc định

    Nam Mô A Di Đà Phật

  5. #5

  6. #6
    Lục Đẳng Avatar của VôChínhDiệu
    Gia nhập
    May 2011
    Nơi cư ngụ
    Chân Tịnh
    Bài gởi
    14,127

    Mặc định

    Nam Mô A Di Đà Phật
    Nam mô A Di Đà Phật
    Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật
    Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát
    Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát

  7. #7

    Mặc định

    Cáo phó: HT. Thích Thanh Tứ viên tịch

    Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ - Thành viên Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đã thu thần thị tịch vào lúc 08 giờ15 phút ngày 26 tháng 11 năm 2011 (nhằm ngày 02 tháng 11 năm Tân Mão), trụ thế 85 năm, hạ lạp 65 năm


    - Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam;

    - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

    - Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

    - Ban Chấp hành Trung ương Hội người Cao tuổi Việt Nam;

    - Ban chấp hành Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam;

    - Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản;

    - Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội;

    - Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội, Tỉnh hội Phật giáo Hà Nam, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương;

    - Ban Chấp hành họ Trần Việt Nam;

    - Tùng Lâm Quán Sứ, Môn đồ pháp quyến, hiếu quyến vô cùng kính tiếc báo tin:

    TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THANH TỨ

    Thành viên Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, XII; Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Tôn giáo; nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội người Cao tuổi Việt Nam; Uỷ viên Ban chấp hành Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản; Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Hà Nam, Chứng minh Đạo sư Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh, Thái Nguyên; Chủ tịch Ban chấp hành họ Trần Việt Nam; Viện chủ trụ trì Tùng Lâm chùa Quán Sứ, chùa Châu Long, chùa Thọ Cầu thành phố Hà Nội; chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình; chùa Nho Lâm và chùa Bình Kiều tỉnh Hưng Yên.

    Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, hạng Nhì; Huân chương Độc lập hạng hai; Huân chương Đại đoàn kết dân tộc; Kỷ niệm chương chiến sỹ Cách mạng bị địch bắt và tù đầy tại Hỏa Lò của Thủ Tướng Chính Phủ; nhiều kỷ niệm chương, huy chương của các bộ ngành; Bằng tuyên dương Công đức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhiều phần thưởng cao quý khác.

    Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Nhà nước, Môn đồ pháp quyến và các giáo sư y bác sĩ Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội và giáo sư y bác sỹ trong nước và nước ngoài đã tận tình chăm sóc cứu chữa, nhưng vì tuổi cao sức yếu, Trưởng lão Hòa thượng đã thu thần thị tịch vào lúc 08 giờ15 phút ngày 26 tháng 11 năm 2011 (nhằm ngày 02 tháng 11 năm Tân Mão).

    Trụ thế: 85 năm, Hạ lạp: 65 năm

    - Lễ nhập kim quan chính thức cử hành vào lúc 08 giờ ngày 28 tháng 11 năm 2011 (tức ngày 04 tháng 11 năm Tân Mão) tại Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Kim quan được quàn tại Đại Lễ đường Tùng Lâm Quán Sứ, số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

    - Lễ viếng bắt đầu vào lúc 09 giờ ngày 28 tháng 11 năm 2011 đến hết ngày 29 tháng 11 năm 2011 (tức từ ngày 04-05/11 năm Tân Mão).

    - Lễ truy điệu được cử hành lúc 08 giờ ngày 30 tháng 11 năm 2011 (tức ngày 06 tháng 11 năm Tân Mão) và sau đó cung tiễn kim quan nhập Bảo tháp tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) lúc 13 giờ cùng ngày.

    Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
    Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
    Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
    Hội đồng Tư vấn Tôn giáo
    Ban chấp hành Trung ương Hội người Cao tuổi Việt Nam
    Ban chấp hành Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam
    Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản
    Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội
    Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội, Tỉnh hội Phật giáo Hà Nam,
    Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên
    Ban chấp hành họ Trần Việt Nam
    Tùng Lâm Quán Sứ, Môn đồ pháp quyến, hiếu quyến.


    THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT
    V/v tổ chức Lễ tang Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ
    Thành viên Hội đồng Chứng minh
    Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Kính gửi: Ban Thường trực Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo

    Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ - Thành viên Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, XII; Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Tôn giáo thuộc Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội người Cao tuổi Việt Nam; Uỷ viên Ban chấp hành Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản; Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Hà Nam, Chứng minh Đạo sư Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh, Thái Nguyên; Chủ tịch Ban chấp hành họ Trần Việt Nam; Viện chủ - trụ trì Tùng Lâm chùa Quán Sứ, chùa Châu Long, chùa Thọ Cầu thành phố Hà Nội; chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình; chùa Nho Lâm và chùa Bình Kiều tỉnh Hưng Yên..

    Trưởng lão Hòa thượng đã được Đảng và Nhà nước trao tặng: Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, hạng Nhì; Huân chương Độc lập hạng hai; Huân chương Đại đoàn kết dân tộc; Kỷ niệm chương chiến sỹ Cách mạng bị địch bắt và tù đầy tại Hỏa Lò của Thủ Tướng Chính Phủ; nhiều kỷ niệm chương, huy chương của các bộ ngành; Bằng tuyên dương Công đức của GHPGVN và nhiều phần thưởng cao quý khác.

    Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Nhà nước, Môn đồ pháp quyến và các bác sĩ trong và ngoài nước đã tận tình chăm sóc cứu chữa, nhưng vì tuổi cao sức yếu, Trưởng lão Hòa thượng đã thu thần thị tịch vào lúc 08h15’ ngày 26 tháng 11 năm 2011 (nhằm ngày 02 tháng 11 năm Tân Mão).

    Để tưởng nhớ công lao to lớn của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ đối với Đạo pháp và Dân tộc, Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN quyết định tổ chức lễ tang cao nhất tại Trụ sở Trung ương Giáo hội và đề nghị Quý Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo tổ chức lễ tưởng niệm Hòa thượng tại Trụ sở Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo vào lúc 08 giờ ngày 30/11/2011 (nhằm ngày 06/11 năm Tân Mão).

    Đây là Phật sự đột xuất và có ý nghĩa quan trọng, kính mong Quý Ban Trị sự tổ chức và thực hiện tốt nội dung thông cáo đặc biệt này và báo cáo kết quả về Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

    TM. BAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
    GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
    PHÓ CHỦ TỊCH KIÊM TỔNG THƯ KÝ
    (đã ký)
    Hòa thượng THÍCH TỪ NHƠN

    BAN LỄ TANG TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THANH TỨ

    - Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN;
    - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN;
    - Nguyên Đại biểu Quốc hội Nước CHXHCNVN khóa XI, XII;
    - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN;
    - Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Tôn giáo;
    - Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội;
    - Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Người Cao tuổi Việt Nam;
    - Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản;
    - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Hà Nam;
    - Chứng minh Đạo sư Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh, Thái Nguyên;
    - Chủ tịch Ban Chấp hành họ Trần Việt Nam;
    - Viện chủ Tùng Lâm Quán Sứ, chùa Châu Long, chùa Thọ Cầu – Tp. Hà Nội, Tổ đình chùa Bái Đính – Ninh Bình; Tổ đình chùa Nho Lâm, chùa Bình Kiều – tỉnh Hưng Yên.

    BAN CHỨNG MINH

    - Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam
    - Hòa thượng Thích Thanh Sam – Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký HĐCM GHPGVN
    - Hòa thượng Thích Hiển Pháp - Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN
    - Hòa thượng Danh Nhưỡng - Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN
    - Hòa thượng Dương Nhơn - Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN

    BAN LỄ TANG

    I. Trưởng Ban: Hòa thượng Thích Trí Tịnh - Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật, Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Tăng sự Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

    II. Phó ban:

    - Hòa thượng Thích Từ Nhơn - Thành viên Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN
    - Hòa thượng Thích Chơn Thiện - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban giáo dục Tăng ni Trung ương GHPGVN
    - Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
    - Hòa thượng Thích Trí Quảng - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
    - Hoà thượng Thích Giác Toàn - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Kinh tế Tài chính Trung ương GHPGVN
    - Thượng toạ Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
    - Thượng toạ Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương, Trưởng Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội
    - Thượng toạ Thích Quảng Tùng - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Từ Thiện xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
    - Hòa thượng Thích Trí Tâm – Trưởng Ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
    - Hòa thượng Thích Trung Hậu – Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
    - Hòa thượng Thích Thiện Duyên – Trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
    -Ông Hà Văn Núi – Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

    III. Ủy viên

    - Hoà thượng Thích Thiện Pháp - Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự - Chánh Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
    - Hòa thượng Thích Thiện Tánh - Uỷ viên Kiểm soát Hội đồng Trị sự
    - Hoà thượng Đào Như - Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự
    - Hòa thượng Thích Huệ Trí - Ủy viên Pháp chế Hội đồng Trị sự
    - Thượng toạ Thích Gia Quang - Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự - Chánh Văn phòng 1 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
    - Thượng toạ Thích Thanh Duệ - Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự
    - Thượng toạ Thích Thanh Phúc – Uỷ viên Thường trực Hội đồng Trị sự
    - Thượng toạ Thích Thiện Thống - Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự
    - Thượng toạ Thích Quảng Hà - Ủy viên Kiểm soát Hội đồng Trị sự
    - Thượng toạ Thích Thanh Điện - Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự
    - Thượng toạ Thích Thanh Quyết - Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự – Trưởng Ban Trị sự tỉnh Quảng Ninh, Phó Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Hà Nam
    - Thượng tọa Thích Thanh Phong – Uỷ viên Thường trực Hội đồng Trị sự
    - Thượng toạ Thích Thanh Đạt - Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự
    - Thượng toạ Thích Thanh Hiện – Uỷ viên Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo Hưng Yên
    - Đại đức Thích Đức Thiện - Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự
    - Đại đức Thích Minh Tiến - Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự
    - Đại đức Thích Thanh Vân – Uỷ viên Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo Hải Dương
    - Ban Dân vận Trung ương
    - Ban Tôn giáo Chính Phủ
    - Cục an ninh xã hội Bộ Công an
    - Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội
    - Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên
    - Ông Trần Văn Sen – Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành họ Trần Việt Nam
    - Phật tử Trần Văn Tính – đại diện thân quyến


    TIỂU SỬ

    TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THANH TỨ

    Thành viên Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, XII; Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Viện Trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Người Cao tuổi Việt Nam; nguyên Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản; Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Hà Nam; Chứng minh Đạo sư Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh, Tỉnh hội Phật giáo Thái Nguyên; Viện Chủ Tùng Lâm chùa Quán Sứ, chùa Châu Long, chùa Thọ Cầu thành phố Hà Nội, Tổ đình chùa Bái Đính tỉnh Ninh Bình, Tổ đình chùa Nho Lâm, chùa Bình Kiều tỉnh Hưng Yên.

    I. XUẤT THÂN:

    Hòa thượng Thích Thanh Tứ, thế danh Trần Văn Long, sinh năm 1927 tại thôn Miêu Nha, xã Song Mai, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên trong một gia đình nông dân nghèo. Ngài là con thứ ba của cụ ông Trần Văn Đáo và cụ bà Nguyễn Thị Trỏ, trên Ngài còn có 2 người anh trai.

    Năm lên 3 tuổi, thì cụ bà mất, Ngài được cha nuôi dưỡng. Với lòng thành kính Tam Bảo, hàng ngày cha con lên chùa làng để làm công quả tích phúc tạo duyên, nhờ đó mà Ngài đã sớm có duyên với Phật Pháp. Năm lên 6 tuổi, Ngài được Ni Trưởng Thích Đàm Ân trụ trì chùa Nho Lâm, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên nhận về nuôi và cho đi học tại các trường trong vùng.

    Năm lên 12 tuổi, Ni Trưởng Thích Đàm Ân cho đến thụ giáo Hòa thượng Thích Thanh Hồ, trụ trì chùa Đống Long, xã Hùng An, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Với đạo hạnh và trí tuệ thông minh sẵn có, Ngài đã được thụ giới Sadi năm 1939 và năm 1947 Ngài được thụ Đại giới Tỷ khiêu tại chùa Đống Long do Tổ đình chùa Pháp Quang, thôn Thọ Ngãi, xã Tân Minh, huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây cũ nay là thành phố Hà Nội tổ chức.

    II. NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC

    Sống trong cảnh thực dân phong kiến đô hộ, nhân dân lầm than đau khổ, Ngài đã sớm nhận thức rằng: nước mất thì đạo cũng bị hủy hoại, nhân dân tín đồ Phật tử cũng không có cuộc sống an lạc, Phật Pháp không được xiển dương. Chính vì vậy, Ngài đã liễu nghĩa được mối quan hệ mật thiết không thể tách rời Đạo - Đời và đây chính là tiền đề quan trọng đối với con đường tu hành phụng sự đất nước và giác ngộ quần sinh mà Ngài đã lựa chọn.

    Thấm nhuần tư tưởng: "Phật pháp bất ly thế gian giác" với truyền thống yêu nước "Hộ quốc an dân" của Phật giáo Việt Nam suốt 2000 năm hiện diện và đồng hành với dân tộc, Ngài đã sớm giác ngộ Cách mạng, tích cực tham gia hoạt động bí mật trong lòng địch, ủng hộ các phong trào Cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Mặt trận Việt Minh, Ngài đã hóa thân Bồ Tát, lúc làm tu sĩ, lúc làm dân thường, lúc là người chiến sĩ Cách mạng với bầu nhiệt huyết ưu đời mẫn thế.

    Tháng 03 năm 1945, được sự chỉ đạo của tổ chức Cách mạng, Ngài đã lên kế hoạch để cùng với nhân dân địa phương tổ chức phá kho thóc của chế độ phong kiến và đế quốc Nhật đặt tại chùa Đống Long nơi Ngài đang tu hành, nhằm cứu giúp đồng bào đang lâm vào cảnh đói khổ bi thương, rồi tập hợp quần chúng nhân dân, Phật tử trong vùng đấu tranh và giành chính quyền năm 1945 tại quê hương.

    Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước lại bước vào thời kỳ toàn quốc kháng chiến, Ngài lại tiếp tục tham gia các phong trào phụng đạo yêu nước của giới Tăng ni, Phật tử tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1947 đến năm 1949 Ngài được suy cử làm Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh Hưng Yên, tổ chức thành viên của Hội Liên Việt (nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).

    Từ tháng 01 năm 1950 đến tháng 9 năm 1951, Ngài đã trực tiếp tham gia lực lượng vũ trang bí mật tỉnh Hưng Yên, làm công tác dân vận, thúc đẩy Tăng ni, Phật tử tích cực tham gia các phong trào lao động sản xuất ủng hộ kháng chiến, bảo vệ Cách mạng. Với những hoạt động tích cực đó, thực dân Pháp đã đưa tên Ngài vào danh sách những người "đặc biệt quan tâm".

    Từ tháng 10 năm 1951 đến tháng 4 năm 1953, Ngài đã bị thực dân Pháp bắt giam và tra tấn, giải qua nhiêu trại giam, nhà tù: Bốt La Tiến, bốt Lực Điền ở thị xã Hưng Yên; nhà thờ Kẻ Sặt, nhà giam giam ở tỉnh Hải Dương; Nha công an, nhà tù Hỏa Lò, trại giam Thanh Liệt, tỉnh Hà Đông, nay là thành phố Hà Nội.

    Trong cảnh giam tù, thực dân Pháp đã sử dụng nhiều thủ đoạn tra tấn điều tra, hòng làm lu mờ ý chí Cách mạng đang lắng đọng trong Ngài. Song với tinh thần đại hùng, đại lực, đại từ bi, Ngài đã thể hiện rõ bản lĩnh của người Trượng Phu phụng sự đất nước, Ngài luôn thản nhiên trước sự tra tấn cực hình của cai ngục và cuối cùng thực dân Pháp đã phải trả tự do cho Ngài cùng hơn 100 chiến sỹ Cách mạng khác. Ra khỏi nhà lao, Ngài lại tiếp tục tham gia hoạt động Cách mạng cho đến ngày miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.

    Từ năm 1955 đến năm 1957, Ngài chăm lo Phật sự tại chùa Đống Long, chùa Nho Lâm, chùa Phó Nham huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên và trực tiếp cùng Tăng ni, Phật tử và nhân dân địa phương tham gia lao động sản xuất.

    Từ năm 1958 đến năm 1967, Ngài tham gia thành lập Tùng Lâm Phật giáo tỉnh Hưng Yên và được suy cử làm Chánh Thư ký. Trong thời gian này, Ngài đã cùng Chư tôn đức Phật giáo tỉnh tập trung kiện toàn hệ thống tổ chức Phật giáo tại Hưng Yên và hướng dẫn lao động sản xuất, giúp đỡ Tăng ni tại các cơ sở tự viện giải quyết những khó khăn về đời sống tu tập trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh.

    Năm 1968, hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương hợp nhất thành tỉnh Hải Hương, Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam tỉnh Hải Hưng được thành lập, Ngài được suy tôn làm Chánh Thư ký tỉnh hội. (từ 1969-1973).

    Từ năm 1974 đến năm 1980, Ngài được suy cử Uỷ viên Ban Trị sự kiêm Chánh Văn phòng Trung ương Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, chính thức làm việc tại chùa Quán Sứ, Trụ sở Trung ương Hội. Với trọng trách của mình, Ngài đã cùng Chư tôn Giáo phẩm thành viên Ban Trị sự Trung ương, xây dựng nhiều chương trình hoạt động Phật sự ích đạo lợi đời, củng cố hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương, tạo nền tảng và tiền đề cho việc phát triển tổ chức Giáo hội Phật giáo toàn quốc khi đất nước hoàn thành sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà.

    Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, Nam Bắc chung một nhà, non sông liền một dải, Trung ương Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam đã chủ động thành lập các phái đoàn vào thăm các tổ chức hệ phái Phật giáo miền Trung và miền Nam để tạo mối liên hệ pháp lữ và chia sẻ tâm nguyện của Tăng ni Phật tử giữa các vùng miền sau nhiều năm đất nước chia cắt.

    Trong các chuyến viếng thăm đó, Ngài được cử làm Thư ký đoàn để tham vấn Chư tôn đức trong việc xây dựng nội dung và chương trình làm việc tiếp xúc với chư tôn đức lãnh đạo các tổ chức hệ phái Phật giáo ở miền Trung và miền Nam.

    Cuối năm 1979 đầu năm 1980, đoàn Phật giáo miền Bắc do Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận – Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thế Long – Phó Hội trưởng kiêm Tổng Thư ký và Ngài lúc đó là Chánh Văn phòng đã vào thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Huế, gặp gỡ chư tôn giáo phẩm lãnh đạo các tổ chức, hệ phái Phật giáo ở miền Trung và miền Nam, làm công tác vận động tổ chức hội nghị hiệp thương xúc tiến thành lập Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam.

    Sau một thời gian chuẩn bị, Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam được thành lập và Ngài được cử làm Phó Thư ký Ban vận động. Với trọng trách của mình, Ngài đã đi thăm nhiều cơ sở tự viện, gặp gỡ nhiều chư tôn Giáo phẩm thuộc các tổ chức, hệ phái Phật giáo, trên cơ sở đó Ngài đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng, giúp chư tôn Giáo phẩm của các tổ chức, hệ phái Phật giáo đồng thuận, hòa hợp để sớm đi đến sự hợp nhất tổ chức thành lập Giáo hội toàn quốc.

    Với sự gia trì của Tam Bảo, sự nhất tâm của Tăng ni, Phật tử, Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam đã được long trọng tổ chức từ ngày 04 đến ngày 07/11/1981 tại chùa Quán Sứ - Hà Nội, Trụ sở Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam. Sau 04 ngày làm việc trong tinh thần đoàn kết, hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm tổ chức, Hội nghị đã quyết nghị thống nhất các tổ chức hệ phái Phật giáo Việt Nam, với danh xưng Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, thông qua Hiến chương, chương trình hoạt động Phật sự và nhân sự Ban lãnh đạo trung ương: Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự. Và Ngài được suy cử làm Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng I Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho đến tháng 11 năm 1997.

    Tháng 11 năm 1997, Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IV (1997-2002) thành công, Ngài được suy cử làm Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự. Năm 2001 Ngài được suy cử làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội. Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ V (2002-2007) và lần thứ VI (2007-2012), Ngài được suy tôn là thành viên Hội đồng Chứng minh và suy cử làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

    Trải qua các chức vụ từ Chánh Văn phòng, Phó Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ngài đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với đạo Pháp, đặc biệt là sự phục hồi các hoạt động Phật sự của Phật giáo miền Bắc sau ngày đất nước được thống nhất. Được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các bộ ngành, Ngài đã cùng Chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội đi đến nhiều tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc để cùng trao đổi và tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc kiện toàn tổ chức, nhân sự Giáo hội tại địa phương, phục hồi các hoạt động Phật sự đúng chính pháp tại các cơ sở tự viện, kêu gọi công đức trùng tu các cơ sở tự viện bị xuống cấp, động viên Tăng ni, Phật tử yên tâm hành đạo và tích cực tham gia lao động sản xuất, đăng ký hộ khẩu ổn định đời sống tu hành, độ người Phật tử xuất gia và Phật tử tại gia. Nhiều di tích lịch sử văn hóa của Phật giáo được tôn tạo và mở hội truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc, Phật pháp được xiển dương và hạn chế hủ tục không phù hợp với chính pháp. Trong quá trình kiện toàn tổ chức nhân sự Giáo hội địa phương, một số Tỉnh Thành hội Phật giáo lúc mới thành lập gặp nhiều khó khăn, Ngài đã trực tiếp đảm trách ngôi Chứng minh đạo sư hoặc làm Trưởng Ban Trị sự để cho Tăng ni, Phật tử địa phương nương tựa, như Tỉnh hội Phật giáo Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Hà Nam. Bên cạnh đó, Ngài còn trao truyền giới châu tuệ mệnh cho hàng ngàn Tăng ni mới xuất gia và hàng vạn Phật tử tại gia thông qua các đại giới đàn do Ban Trị sự và các Tổ đình tổ chức.

    Sự nghiệp giáo dục đào tạo Tăng ni có đủ tài đức là một trong những Phật sự được Ngài quan tâm đặc biệt. 30 năm xây dựng và trưởng thành của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội luôn gắn liền với tên tuổi và công lao to lớn của Ngài. Ngài đã đảm trách các Phật sự từ Chánh Văn phòng đến Phó Viện Trưởng và nay là Viện Trưởng, Ngài đã dành nhiều tâm lực và trí tuệ với một mong muốn Phật giáo miền Bắc phải có một tuyển Phật trường xứng tầm với lịch sử Phật giáo Việt Nam. Sau hơn 20 năm, với bao vất vả, Ngài đã tìm được nơi đắc địa tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội để đặt đá xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội và đến năm 2006 đã làm lễ khánh thành giai đoạn I, với một cơ ngơi to đẹp, trang nghiêm, đủ điều kiện ăn ở nội trú để Tăng ni sinh yên tâm tu học như hôm nay.

    Năm tháng cứ trôi đi, tuổi Ngài một cao hơn, sức khỏe lại yếu thêm, nhưng Ngài vẫn thường xuyên về Học viện thăm hỏi động viên cán bộ, giảng sư, Tăng ni sinh, rồi Ngài trực tiếp giảng dạy cho Tăng ni sinh những bài học đầu tiên, hàng tháng Ngài chủ trì và chỉ đạo các phiên họp của Hội đồng điều hành Học viện.

    30 năm xây dựng và trưởng thành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ngài đã có nhiều đóng góp to lớn cho những thành tựu Phật sự chung của Giáo hội hội Phật giáo Việt Nam, Ngài trở thành cấu nối giữa đạo với đời, giữa Phật giáo miền Bắc với Phật giáo miền Trung và Phật giáo miền Nam. Là thành viên tích cực trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Ngài được tín nhiệm cử tham gia Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Tôn giáo của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    Với tinh thần phụng sự chúng sinh là thiết thực cúng dàng chư Phật, Ngài đã thường xuyên đến thăm hỏi và tặng quà động viên các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật, ảnh hưởng chất độc da cam, các trung tâm nuôi dưỡng người không nơi nương tựa, những gia đình gặp hoạn nạn, khó khăn, xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, tham gia các hoạt động xóa đói giảm nghèo. Ngài còn trực tiếp tham gia Ban Chấp hành Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam, Hội Người Cao tuổi Việt Nam để cùng đóng góp tham mưu xây dựng chính sách xã hội ngày một hiệu quả hơn.

    Đối với công tác Phật sự quốc tế, Ngài đã đi thăm, làm việc và tham gia nhiều Hội nghị tôn giáo Quốc tế được tổ chức ở các nước châu Mỹ, châu Âu, châu Á, và Liên Xô (trước đây). Ngài chủ trì nhiều buổi làm việc, tiếp nhiều vị chính khách Quốc tế đến thăm và làm việc với Giáo hội. Những nơi Ngài đến, những vị khách được Ngài tiếp đều nhận được tình cảm thân thiết thắm tình. Thông qua đó, hình ảnh và đất nước con người Việt Nam, Phật giáo Việt Nam đã được bạn bè quốc tế hiểu hơn và đánh giá cao. Với những khả năng trí tuệ tinh anh, Ngài được mời tham gia Ban Chấp hành Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Hòa bình Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Hữu Nghị Việt Nam – Nhật Bản.

    Với những đóng góp to lớn đối với Đạo pháp và Dân tộc, Ngài luôn được Tăng ni, Phật tử, nhân dân quý mến và tin tưởng. Ngài được Trung ương Giáo hội công cử làm đại diện giới Tăng ni, Phật tử tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội và được cử tri bầu trúng cử hai khóa Quốc hội khóa XI, XII, và là thành viên Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội. Là một đại biểu lớn tuổi nhất trong Quốc hội, song Ngài vẫn luôn tích cực tham gia đầy đủ các kỳ họp, thực hiện chức năng nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, xác đáng tại các kỳ họp, các phiên thảo luận của Quốc hội, tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họp được Quốc hội và cử tri đánh giá cao, với tấm lòng kính trọng một vị cao Tăng luôn vì dân vì nước. Đúng như Anh hùng Lao động, Giáo sư Vũ Khiêu đã tặng Ngài đôi câu đối: “Chính Đại Quang Minh Tâm Hướng Phật – Từ Bi Hỷ Xả Chí Ưu Dân”.

    Dù ở vị trí cương vị nào, Ngài luôn nhận được tình cảm kính trọng đặc biệt của Tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như cộng đồng xã hội. Đảng và Nhà nước đã trao tặng Ngài nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương kháng chiến hạng nhất, hạng nhì; Huân chương Độc lập hạng hai; Huân chương Đại đoàn kết toàn dân tộc; Thủ Tướng Chính Phủ tặng kỷ niệm chương chiến sỹ Cách mạng bị địch bắt và tù đầy tại Hòa Lò. Các Bộ ngành và các đoàn thể xã hội trao tặng Ngài nhiều kỷ niệm chương, bằng khen. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tặng nhiều Bằng tuyên dương công đức.

    Và đặc biệt, ngày 12 tháng 10 năm 2011, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định trao tặng Trưởng lão Hòa thượng Huân chương Hồ Chí Minh, phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, vì đã có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp Cách mạng của Đảng và của Dân tộc. Qủa thật Ngài là tấm gương sáng tốt đạo đẹp đời của hôm nay và mai sau.

    III. THỜI KỲ LÂM BỆNH

    Từ tháng 6 năm 2010, giữa mùa an cư kết hạ Phật lịch 2554, sức khỏe của Ngài có phần suy giảm, các đệ tử xuất gia và tại gia của Ngài đã mời nhiều giáo sư, bác sỹ trong nước và quốc tế đến thăm khám, điều trị và có sự chuyển biến tích cực.

    Trong thời gian này, Ngài đã dành nhiều thời gian cho việc chỉ đạo một số công tác Phật sự quan trọng, đặc biệt trong việc kiện toàn nhân sự, chuẩn bị mọi mặt cần thiết cho việc thành lập tổ chức giáo hội tại một số địa phương. Bên cạnh đó Ngài vẫn thường xuyên lên thăm và động viên Tăng ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, thăm và động viên chư Tăng ni tham gia an cư kết hạ tại các trường hạ tập trung của các Tỉnh, Thành hội Phật giáo khu vực phía Bắc và tham gia Hội đồng giới sư trao truyền giới châu tuệ mệnh cho Tăng ni hậu học tại các giới đàn.

    Tưởng rằng Ngài sẽ được trụ lâu hơn nữa để làm thạch trụ cho Tăng ni Phật tử và các cấp Giáo hội Phật giáo đặc biệt là khu vực phía Bắc nương y ở nơi Ngài được mãi mãi. Song quy luật vô thường vốn có, Ngài đã an nhiên thu thần thị tịch vào hồi 08h15’ ngày 26 Tháng 11 năm 2011 (nhằm ngày 02 Tháng 11 năm Tân Mão, trụ thế 85 tuổi, gần 80 năm tu sống trong cảnh thiền môn, tham gia hoạt động Cách mạng, lãnh đạo phong trào Phật giáo. Ngài viên tịch đã để lại cho môn đồ tứ chúng, các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam niềm tiếc thương vô hạn. Ngài mãi mãi là tấm gương sáng về tình thần phụng sự Đạo pháp và Dân tộc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

    NAM MÔ VIỆT NAM PHẬT GIÁO GIÁO HỘI HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH

    HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THƯỢNG THANH HẠ TỨ GIÁC LINH THIỀN TỌA HẠ

  8. #8
    Đai Đen Avatar của darkshilen89
    Gia nhập
    Aug 2008
    Nơi cư ngụ
    Xóm mê tín
    Bài gởi
    597

    Mặc định

    Lễ tang của ngài liệu có quá phô trương ?
    Nam Mô Đa Bảo Như Lai .
    Nam Mô Tỳ Bà Thi Như Lai .
    Nam Mô Ca Sa Tràng Như Lai .
    Nam Mô Ba Đầu Ma Thắng Như Lai.

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi darkshilen89 Xem Bài Gởi
    Lễ tang của ngài liệu có quá phô trương ?
    m nghi k fo truong.tham chi co nhieu phat tu con muon the hien long thanh kinh hon nua co. hon nua day la nghi thuc dc quy dinh danh cho nhung bac ton kinh b ah.

    m dua thay v tan hung yen, nen biet co nhieu ng k biet la dang dua tang ai.neu qua fo truong thi ai cung fai biet chu.
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  10. #10

    Mặc định

    thế nào là phô trương

  11. #11
    Đai Đen Avatar của darkshilen89
    Gia nhập
    Aug 2008
    Nơi cư ngụ
    Xóm mê tín
    Bài gởi
    597

    Mặc định

    Có người đóng giả Tứ Đại Thiên Vương gác 4 góc. Làm thế về trời được sao ?
    Nam Mô Đa Bảo Như Lai .
    Nam Mô Tỳ Bà Thi Như Lai .
    Nam Mô Ca Sa Tràng Như Lai .
    Nam Mô Ba Đầu Ma Thắng Như Lai.

  12. #12

    Mặc định

    Vui mừng khi biết tin 1 người lại được giải thoát. Và tôi hăm hở chờ xem vị tăng này có để lại cho đời viên xá lị nào không.

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi ngheodoi Xem Bài Gởi
    Vui mừng khi biết tin 1 người lại được giải thoát. Và tôi hăm hở chờ xem vị tăng này có để lại cho đời viên xá lị nào không.
    HÌnh như chôn, chứ có thiêu đâu mà ra cái gì, nhỡ ko ra cái gì thì mệt lắm, lại lắm eo xèo

    Mà ra cái gì thì với kỹ thuật đốt bây giờ khác với ngày xưa Phật và cac đệ tử tự dùng lửa tam muội bay lên hư không này kia, ... nói chung cũng chịu,

    có điều mấy hôm nay trời âm u lạnh lẽo, và đườngqua chùa quán sứ cũng đầy âm khí, nhiều người qua về bị ốm

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi maihoa Xem Bài Gởi
    HÌnh như chôn, chứ có thiêu đâu mà ra cái gì, nhỡ ko ra cái gì thì mệt lắm, lại lắm eo xèo

    Mà ra cái gì thì với kỹ thuật đốt bây giờ khác với ngày xưa Phật và cac đệ tử tự dùng lửa tam muội bay lên hư không này kia, ... nói chung cũng chịu,

    có điều mấy hôm nay trời âm u lạnh lẽo, và đườngqua chùa quán sứ cũng đầy âm khí, nhiều người qua về bị ốm
    hihi, em hiểu ý huynh rùi... hihi, đó cũng là lý do tại sao mà ba em chưa bao giờ ủng hộ mẹ và em trỡ thành Phật tử... hihi...
    The Truth Will Set You Free
    The Lie Will Make You To Be Slave.

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi ngheodoi Xem Bài Gởi
    Vui mừng khi biết tin 1 người lại được giải thoát. Và tôi hăm hở chờ xem vị tăng này có để lại cho đời viên xá lị nào không.
    thầy đc nhập tháp mà, có thiêu đâu mà có xá lị nhỉ
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  16. #16

    Mặc định

    Nếu có xá lị thì nhập tháp hay thiêu cũng vậy thôi
    Mà xá lị là gì nhỉ? Ai biết chắc chắn tư vấn giúp đi
    Hoặc post hình lên ...thanks

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Copy-Paste Xem Bài Gởi
    Nếu có xá lị thì nhập tháp hay thiêu cũng vậy thôi
    Mà xá lị là gì nhỉ? Ai biết chắc chắn tư vấn giúp đi
    Hoặc post hình lên ...thanks
    Xá-lị hay xá-lợi (tiếng Phạn: शरीर sarira; chữ Hán: 舍利) là những hạt nhỏ có dạng viên tròn hình thành sau khi thi thể được hỏa táng hoặc thân cốt sau khi chết của các vị cao tăng Phật giáo. "Xá-lị" còn có nghĩa là những hạt nhỏ trông giống ngọc trai hay pha lê được tìm thấy trong tro hỏa táng của một số vị cao tăng Phật giáo, mà khoa học hiện đại chưa giải thích thuyết phục được nguyên lí hình thành của các hạt này. Đây là các bảo vật của thế giới Phật giáo.
    Tên gọi

    Danh từ Xá Lợi do âm tiếng Phạn là Sàrìrikadhàtu. Trước đó nói đến Xá Lợi, người ta nghĩ đến Xá Lợi của Đức Phật. Sau này có những vị Thánh Tăng và các vị Đạo Sư đắc đạo, sau khi làm lễ trà tỳ, đệ tử cũng thâu được nhiều Xá Lợi. Tất cả những đồ dùng là di tích của Phật và các vị Thánh Tăng như y, bình bát, tích trượng, v.v. đều gọi là Xá Lợi. Hiện nay ở Miến Điện, người ta còn thờ tóc và móng tay của Đức Phật khi ông ta còn sống đã cắt cho hai vị đệ tử tại gia đầu tiên. Trong kinh tạng Pali thường đề cập đến Xá Lợi Xương, Xá Lợi Răng và Ngọc Xá Lợi.
    [sửa] Nguyên nhân hình thành

    Có nhiều cách thức để giải thích sự hình thành của xá lỵ như:[1].

    Hình thành từ thói quen ăn uống đồ chay: Các nhà sư do thói quen ăn chay, thường xuyên sử dụng một khối lượng lớn chất xơ và chất khoáng, quá trình tiêu hóa và hấp thu rất dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate. Những tinh thể muối đó tích lũy dần trong các bộ phận của cơ thể và cuối cùng biến thành xá lị. Tuy nhiên, giả thuyết này không đủ sức thuyết phục vì có nhiều người cũng người ăn chay trên thế giới nhưng hỏa táng lại không có xá lị, Số người theo đạo Phật nhiều nhưng cơ thể những tín đồ bình thường lại không có xá lị.

    Hình thành do bệnh lý: Một số nhà khoa học cho rằng, có thể xá lị là một hiện tượng có tính bệnh lý, tương tự như bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật... Tuy vậy giảt thiết này cũng không thuyết phục vì sau khi đưa xác đi thiêu, trong phần tro của những người mắc các chứng bệnh kể trên không hề phát hiện xá lị. Mặt khác, những cao tăng có xá lị thường sinh thời thường rất khỏe mạnh, tuổi thọ cũng rất cao.

    Theo quan điểm duy tâm và tâm linh của Nhà Phật thì cho rằng xá lị là kết quả của quá trình tu hành và khổ luyện và là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức, chỉ xuất hiện ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn làm việc thiện.

    [sửa] Những mẫu vật

    Theo truyền thuyết đạo Phật, khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn thi thể Phật Thích Ca được phật tử hỏa táng. Sau khi lửa tàn, người ta tìm thấy trong tro có rất nhiều tinh thể trong suốt, hình dạng và kích thước khác nhau, cứng như thép, lóng lánh và tỏa ra những tia sáng muôn màu, giống như những viên ngọc quý, tất cả được 84.000 viên, đựng đầy trong 8 hộc và 4 đấu[2].

    Các hạt xá lị thường được đặt trong chén thủy tinh trên bàn thờ trong các chùa, đặt trong tượng Phật, hoặc đặt trên đỉnh tháp trong chùa. Theo như truyền thuyết thì tượng Phật vàng ở thủ đô Bangkok của Thái Lan có đến 7 hạt xá lị. Tại Việt Nam, ngọc xá lợi của Phật Thích Ca được Đại đức Narada Mahathera, tọa chủ chùa Vajirarama ở Sri Lanka tặng năm 1953 và được thờ tại Chùa Xá Lợi [1]. Trong vườn tháp Huệ Quang trên núi Yên Tử, Việt Nam, có ngọn tháp tổ 9 tầng bằng đá là nơi thờ xá lị vua Trần Nhân Tông - vị tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
    [sửa] Trong lịch sử Việt Nam

    Trong lịch sử Việt Nam, quan điểm xá lị đã được Ngô Sĩ Liên giải thích trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Bản Kỷ - Quyển II thời Lý Thái Tông như sau:

    "Thuyết nhà Phật gọi xá lỵ là tinh túy do tinh khí tụ lại, khi đốt xác, lửa không đốt cháy được cho nên gọi là bảo. Tương truyền người nào học Phật thành thì thân hóa như thế. Có lẽ vì sự đoạn tuyệt tình dục thì tinh khí kết lại thành ra như thế ấy. Người đời không thường thấy, cho là lạ, có biết đâu là tinh khí dương tụ lại mà thành thôi. Vua (Lý Thái Tông) cũng mê hoặc việc ấy, nhân đó đổi niên hiệu. Từ đấy về sau, những người hiếu danh cạo đầu làm sư, nhẫn nại chịu chết như loại Trí Thông nhiều lắm."
    http://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%A1_l%E1%BB%8B
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  18. #18

    Mặc định

    Dạ, thưa Bà trẻ. thanks bà nhiều...bà đã đến 30 tuổi chưa ạh.
    xin thưa diển đàn,ai đã tận mắt nhìn thấy hoặc tay đã chạm vào
    xá lị xin tư vấn giúp.thanhks

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Copy-Paste Xem Bài Gởi
    Dạ, thưa Bà trẻ. thanks bà nhiều...bà đã đến 30 tuổi chưa ạh.
    xin thưa diển đàn,ai đã tận mắt nhìn thấy hoặc tay đã chạm vào
    xá lị xin tư vấn giúp.thanhks
    dạ, thưa Ông trẻ. thanks ông trẻ nhiều... em chưa đến đôi mươi, nhưng xá lợi cũng đã được chiêm bái, và cũng có được chạm vào một xá lợi tự hóa của cao tăng Tây Tạng.
    Chết không phải là hết, 1 bậc hòa thượng chết chưa chắc đã về đến Tịnh độ, chứ đừng nói gì là giải thoát, mà xá lợi với này kia. Chẳng có ai chắc chắn được điều gì đâu bạn à, còn về phô trương, cũng có phần phô trương, các bạn xem ảnh thì chắc cũng có phần cảm nhận, dù ít dù nhiều, nhưng qua các bức ảnh, tôi thấy đa số phật tử thì khá thành kính, có một vài tăng, ni buồn khóc, còn lại thì không cảm xúc, cá biệt thì có người cười! Đó tôi nghĩ mới là điều nên nói, còn cụ Hòa thượng đã tịch rồi, thì thuận theo lẽ vô thường, không nên bàn ra bàn vô vấn đề tu tập của cụ.

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Copy-Paste Xem Bài Gởi
    Dạ, thưa Bà trẻ. thanks bà nhiều...bà đã đến 30 tuổi chưa ạh.
    xin thưa diển đàn,ai đã tận mắt nhìn thấy hoặc tay đã chạm vào
    xá lị xin tư vấn giúp.thanhks
    xá lợi của Phật, hay của các vị thánh tăng (đệ tử Phât), theo kinh điển thì ko nhiều, Nhưng trong nhiều đợt triển lãm xá lợi tại Việt nam bấy lâu nay, hoặc các thầy đi nepan, ấn độ tây tạng ...về cho các phật tử thì hơi bị nhiều, tất nhiên chắc đa phần mọi ngừuoi trên diễn đàn đều đã có dịp xem vì riêng triển lãm tại hà nội đã mấy đợt, lại nhiều ngày...và adduwwocj tặng thì tận tadduwwocj sờ thoải mái rồi

    nhiều so với việc chia cho 84.000 ngôi bảo tháp ban đầu (xá lợi Phật ý)

    Tuy nhiên, ngày nay có nhiều xá lợi của các vị sư, phật tử...trên thế giới

    Và đương nhiên , ko khó gì việc có cả xá lợi giả, nhưng viên này trông cũng màu sắc lấp lánh...theo nhu cầu, nhưng chẳng sinh ra, lớn lên ..mà thường là để lâu sẽ tan hoặc teo tóp lại, màu sắc xỉn (người ta hay nói là do tu tập kém , nó sẽ tự mất đi...hoặc cứ y nguyên, tùy sự sản xuất ...

    Bằng chứng rõ rệt thì khó nói, vì độ linh thiêng của một pho tượng... cũng ít người biết

    Có điều ngay trong kinh đức Phạtddaxx nói, trong thế giới hữu vi, ko có gì là thật

    Mà nay là thời mạt pháp, buôn thần bán thánh khó tránh khỏi

    Mời bạn xem tiếp đôi điều về xá lợi

    http://www.paliviet.info/VHoc/61-Thupav/61.pdf

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 11-11-2012, 11:52 PM
  2. Chuyện dùng phong thủy giữ ngôi báu của Viên Thế Khải
    By Bin571 in forum Phong Thủy, Địa lý
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 27-09-2011, 04:14 PM
  3. Mời các vị tiên sinh thích thơ Đoàn Thị Điểm và Bà Huyện Thanh Quan.
    By vukhactrung in forum Văn học - Hội họa - Thi Ca
    Trả lời: 139
    Bài mới gởi: 11-09-2011, 10:01 PM
  4. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 08-08-2011, 11:02 AM
  5. Tuyệt chiêu tề gia của Đại Tổng thống Viên Thế Khải
    By Bin571 in forum Lịch sử, giai thoại, truyền thuyết của các nước khác
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 22-12-2010, 09:16 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •