kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Lời nguyền trên cây "cầu ma"

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Lời nguyền trên cây "cầu ma"

    Lời nguyền trên cây "cầu ma"


    Cô sinh viên trẻ trung, xinh đẹp, bị phản bội đã gieo mình xuống dòng nước đen kịt như mặt thần chết để kết thúc đời mình và cái thai trong bụng. Cô đã để lại lời nguyền: "Những ai yêu như tôi sẽ phải chết như tôi, tại cây cầu này". Như là ứng nghiệm, nhiều cô gái thất tình đã tìm đến nhảy cầu tự tử gây xôn xao dư luận...


    Điểm nóng về tai nạn...

    Bây giờ nơi cây cầu cô sinh viên đó nhảy xuống đã có tên, cái tên rất thảm thương như để “tưởng niệm” các cô gái chết vì tình – cầu Đa Cô. Người dân ở đây kể rằng, có nhiều cô gái ở tuổi “ô mai” nhảy cầu tự tử vì tình nên nhân dân ở đây đặt tên cây cầu là Đa Cô (!?) tức là nơi nhiều cô gái đã “trả” sinh mạng của mình vì tình. Cầu Đa Cô rộng 9,0 m, dài 33 m, thuộc lý trình km 925 + 287 QL 1A, chạy qua Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. Đây là cung đường rất rộng, đẹp thoáng đạt và tiện lợi giao thông. Nhưng cây cầu này là nơi nhiều cô gái nhảy cầu tự tử và là điểm đen về tai nạn giao thông!

    Theo thống kê của chính quyền địa phương, 20 cô gái chết bằng cách nhảy cầu. Trong 5 năm trở lại đây đã có 7 người đều là các cô gái rất trẻ, do thất tình hoặc gặp rắc rối trong chuyện tình cảm. Những cô gái "sống sót", kể lại rằng, phần vì họ bị ám ảnh rất nhiều khi nghe người ta kể và "cảnh báo" về oan hồn chết vì tình trên cây cầu này!? Họ còn bảo, nhiều khi đau đầu quá, không tự chủ được và như có cái gì đó “cưỡng bức” dẫn đến hành động nhảy cầu tự tử.

    Người ta còn thêu dệt những chuyện ly kỳ huyền bí đầy màu sắc "liêu trai" về cây cầu. Những câu chuyện như thế ám ảnh nhiều người qua đây vào lúc đêm tối, có người sợ tới mức cố kéo ga phóng thật nhanh nên đã chết vì tai nạn.

    Đi tìm "oan hồn" cô gái để lại lời nguyền

    Chúng tôi đã tìm tung tích cô gái để lại lời nguyền độc đó qua hai người. Người thứ nhất là cô Đặng Lan, giáo viên bộ môn văn từng có quan hệ thân thiết với cô gái. Ngày đó cô đã hướng dẫn cô bé làm đề tài nghiên cứu về văn học dân gian, nên hiểu tâm tư tình cảm và tính khí cô bé dễ thương đó. Người thứ hai, là thày giáo Nguyễn Khắc Sinh, giảng viên dạy văn trường ĐHSP Đà Nẵng, nơi cô gái đã học hai năm.

    "…21 năm về trước, lúc đó, trường ĐHSP Đà Nẵng mới là Cao đẳng sư phạm, thành phố còn xơ xác và tiêu điều lắm. Trường CĐSP Đà Nẵng cũng hoang vu nhưng đã thu hút rất nhiều sinh viên. Trong khoá 9 của trường, Khoa sư phạm văn là có nhiều nổi trội hơn cả, vừa là khoa đắt giá nhất của trường… Nhưng cái mà cánh thanh niên trai tráng chú tâm nhất là các nữ sinh tươi tắn, xinh đẹp.

    Trong lớp K9 ấy có cô bé tên Nhi: Hoàng Thị Nhi, quê ở Hoà Vang. Nhi có nước da trắng ngần như trứng gà bóc, tóc mượt và dài tận gót chân, mặt trái xoan xinh xắn như hoa nên được các chàng trai nâng niu như nâng trứng. Cô bé học rất giỏi, chăm chỉ, bạn bè và thầy cô trong trường ai cũng quý mến. Năm thứ ba cô đã phải lòng một chàng sinh viên Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, họ quấn quýt bên nhau như đôi uyên ương. Cứ như thế, cái gì đến đã đến, Nhi có bầu đến tháng thứ 4 họ mới biết. Chàng trai biết tin, anh ta hứa với cô là về quê xin cha mẹ cho cưới, nhưng rồi không hiểu vì sao không thấy quay lại… ". Cô Đặng Lan nhớ lại.



    Còn thày Nguyễn Khắc Sinh kể : "Vào một đêm trăng, thày còn nhớ rất rõ, lúc đó thày cũng đang ở nội trú để tiện công tác. Đêm đó vào độ giữa tháng tư, trăng vằng vặc sáng lạ thường, nửa đêm, trong phòng vừa tắt đèn đi ngủ, có người vẫn chưa kịp chợp mắt thì Nhi mở cửa phòng đi ra ngoài, có người để ý cô vẫn mặc đồ ngủ nên không đoán là cô đi đâu xa. Chỉ đến khi đợi mai không thấy Nhi đâu, mới tá hoả đi tìm, thì không thấy đâu. Còn Nhi khi ấy bước bần thần ra đến cây cầu hoang cách trường gần một cây số nằm ở phía nam trường học của mình. Bất giác, mấy người đi chợ đêm thấy cô đứng trên đó khóc, rồi gọi mẹ, gọi cha, gọi tên chàng người yêu và oán rằng sẽ chết. Mấy người đi chợ vội la lối... Cô hét lên:


    - Các ông bà đừng lại đây, nếu không tôi chết các ông bà cũng không yên.
    - Đừng cháu ơi, cháu con trẻ…
    - Không! Đừng lại đây, tôi chết cho thằng đó phải chết!
    - … !?
    - Những ai yêu như tôi sẽ phải chết như tôi, tại cây cầu này...n…a…y…



    Còn lại chỉ là âm thanh hãi hùng của cô gái trên mặt sông, và tiếng la của những người chứng kiến, cả cái vùng ngoại ô hồi đó buồn tẻ của cái thành phố này bừng tỉnh dậy sớm so với lệ thường để chuẩn bị cho công tác từ thiện là vớt xác cô lên để lo hậu sự. Những người đi chợ đêm đã khai báo với cơ quan công an rằng họ không kịp cứu cô gái. Và nhân chứng, vật chứng của vụ nhảy cầu chỉ là đoạn đối thoại ngắn nêu trên đang được lưu trong kho tài liệu mà thôi".



    Dừng một lát, thày Sinh kể tiếp: Công việc vớt xác Nhi còn khó hiểu hơn rất nhiều. Dòng sông ngày xưa tuy còn sâu hơn hai mét nước, chảy xiết chứ không bị rác vùi thành sông lấp như bây giờ, nhưng cũng không là nơi khó hiểu với con người bản địa. Vậy mà hai ngày hai đêm người thân và những người giúp việc lặn hụp vẫn không vớt được xác của Nhi. Cho đến khi phải đem rào gai buộc mấy tạ đá chim xuống để lôi cả tấn rác lên mới kéo được xác Nhi lên. Người ta nói xác cô bị chìm xuống lớp bùn rác tới mấy chục xăng-ti-mét, một điều kinh ngạc, lạ thường, để rồi chi tiết đó đến nay sau bao nhiêu cái chết tương tự kinh hãi như thế lại được hư cấu thêm trở thành chuyện ma quái đản!


    Các nhà khoa học nói gì?


    Để tìm lời giải cho hiện tượng trên, chúng tôi đã tìm gặp những người làm công tác khoa học tại địa phương. TS. Nguyễn Văn Thanh, cán bộ khoa tâm lý trường ĐHSP Đà Nẵng giải thích rằng: “Có thể giải thích hiện tượng có một số cô gái tự tử trên cũng giống như cầu Tràng Tiền ở Huế mà báo chí đã đưa tin, có thể do hiệu ứng tâm lý, xu hướng thường xảy ra ở lớp trẻ cực đoan muốn tìm đến cái chết là thường. Không phải chuyện ma quái như thiên hạ đồn thổi quá đáng”.



    Còn PGS. TS Đặng Ngọc Nam, giảng viên khoa địa chất trường ĐHBK Đà Nẵng, là một nhà khoa học làm công tác giảng dạy, nhưng thường xuyên kết hợp với những đoàn khoa học cấp nhà nước, đã tham gia nghiên cứu thực địa và hiện tượng lạ tại địa phương lại đặt ra giả thuyết: “Hiện nay, tai Việt Nam, có một số điểm đen về tai nạn giao thông như trên, có công trình nghiên cứu với giả thuyết rằng dưới những điểm đen đó có từ trường do nhiều tính chất phức tạp của địa chất tạo nên. Ví như dưới đó có mỏ quặng, hoặc hai long mạch giao nhau… thì khi nhiệt độ trái đất tác động sẽ sinh ra điện trường tác động lên người tham gia giao thông, tác động vào nơ-ron thần kinh, làm mất khả năng điều khiển, đó chính là nguyên nhân gây tai nạn. Đến nay dưới lớp đất cầu Đa Cô có hiện tượng trên hay không chưa có đoàn khoa học cấp nhà nước về khảo sát”.


    Một số người dân lập am, miếu thờ ở ngay trên cầu gây cản trở cho người tham gia giao thông nhưng khuyên bảo họ dở bỏ là điều không thể. Trung tá Phan Công Khánh, người phụ trách về công tác chống nạn mê tín trong các đợt truy quét tại cầu Đa Cô nói: "Người dân nơi đây đã coi cầu Đa Cô như một nơi tụ hội của ma quỷ và thần thánh, người ta coi đó như một “tín ngưỡng” trong đời sống hàng ngày. Chúng tôi đã nhiều lần mở chiến dịch truy quét nhưng xong rồi đâu lại vào đấy”.

    Thành Văn
    Last edited by Bin571; 14-10-2008 at 06:16 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •