HIỆN TƯỢNG CẦU VỒNG TOÀN PHẦN VÀ TÔN TƯỢNG PHẬT NGỌC

Chiều 30/03/2009 nhằm ngày mồng 5 tháng 3 Kỷ Sửu, khoảng 17 giờ chiều có cơn giông lớn xuất hiện từ hướng Đông Nam TpHCM, quan sát từ khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, NNC NTT thấy có chút mưa, gió bụi nhiều, từ phía đông nam xuất hiện cột mống cầu vồng, rồi mống cầu vồng lan tỏa tới kín cả chân trời phía đông bắc thành cầu vồng nối kín đều từ chân trời Đông Nam tới Đông Bắc, cầu vồng xuất hiện rất lâu khoảng 30 phút. NNC NTT đã chụp hình nhưng rất tiếc máy ảnh chỉ chụp được một phần của cầu vồng, ông đã chụp làm 3 phần: 2 chân và phần đỉnh cầu vồng. Thời điểm đó nhiều người dân Tp HCM thấy cầu vồng toàn phần.


Cầu vồng nhìn thấy tại TpHCM



NNC NTT cho tôi xem cuốn sách Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về Chúa Jesus của Tủ sách Thiện Tri Thức, Phần thứ sáu: Sự Biến Hình. Xem phần này ta sẽ thấy hiện tượng tâm linh khi cầu vồng xuất hiện có ý nghĩa như thế nào, thời điểm này TpHCM nói riêng và các tỉnh phía Nam nói chung đang và sắp được chiêm bái tôn tượng Phật Ngọc.

Kinh Phúc Âm theo Thánh Luca 9, 28 – 36:


Khoảng tám ngày sau cuộc đàm thoại, Đức Jêsus đem theo Phêrô, Gioan, Giacôbê lên núi cầu nguyện, trong lúc Ngài cầu nguyện, khuôn mặt Ngài biến đổi sáng ngời và y phục Ngài trở thành trắng tinh rực rỡ. Và kìa có hai người đang nói chuyện với Ngài: đó là Môisê và Êli, xuất hiện trong vinh quang nói về cuộc khổ nạn mà Ngài sắp phải hoàn tất ở Giêrusalem, Phêrô và hai bạn ngủ li bì; tuy nhiên khi tỉnh dậy, họ nhìn thấy vinh quang của Đức Jêsus và hai vị Môisê và Êli đứng gần Ngài. Khi họ chia tay với Đức Jêsus, Phêrô nói với Ngài: “Thưa Thầy, chúng con sung sướng được ở đây, chúng con có thể dựng ba lều, một cho Thầy, một cho Môisê và một cho Êli”. Phêrô không biết điều mình đã nói. Khi ông đang nói, một đám mây đến bao trùm lấy các Ngài, các môn đệ hoảng sợ khi thấy các Ngài biến mất trong đám mây có tiếng nói vang ra: ”Đây là CON yêu quý của ta, các ngươi hãy nghe lời Người!” Và trong lúc tiếng nói còn vang dội, Đức Jêsus ở lại một mình. Các môn đệ lặng thinh, và trong những ngày ấy, không nói cho ai biết điều họ trông thấy.” (Luc, 9, 28-36)

Đức Đạt Lai Lạt Ma:

Một lần nữa, đoạn văn về sự biến hình nêu ra những đề tài chung cho những truyền thống tôn giáo lớn của thế giới. các đề tài chung ở đây là khả năng có những kinh nghiệm thần bí bằng thị kiến và sự quan trọng của các ẩn dụ như cầu vồng, đám mây, mặc dù trong văn cảnh của Phúc Âm, ý nghĩa của đề tài ấy hơi khác có tính độc nhất khi quan niệm Đức Jêsus như CON Thiên Chúa. Nhưng đại thể, nếu một Phật tử thuần thành đạt đến một độ cao thành tựu trên con đường tiến hóa tâm linh thì một sự biến đổi như thế có thể biểu hiện ở cả bình diện vật lý. Các kinh Phật (sutras) kể lại các câu chuyện tương tự về Đức Phật… các môn đệ xuất chúng như Shariputa (Xá Lợi Phất) và Maudgalyayana (Mục Kiền Liên) nhận thấy sự thay đổi ngoại hình của Đức Phật, một luồng ánh sáng chiếu tỏa từ thân thể Ngài và một nụ cười nhẹ nhàng đặc biệt chiếu sáng dung nhan Ngài…”

“ Thị kiến về hai vị tiên tri Môisê và Êli cũng tương ứng với nhiều truyện kể Phật giáo nói về các sự kiện thần bí trong đó một cá nhân mình đối diện với các nhân vật lịch sử. Người ta gọi là những dag – nang…”
“ Để hiểu được các hiện tượng thần bí ấy, cần phải có kiến thức tối thiểu về hiện tượng hiển lộ hay hóa hiển (émanation) nói chung…”
“ Ngày nay cũng vậy, có nhiều người có kinh nghiệm về thị kiến thần bí. Một số đã bước vào tiếp xúc với các đại sư quá khứ Ấn độ, Tây tạng…”
“Ví dụ trong đoạn văn có nói Phêrô nhìn thấy Môisê và Êli, nếu vào lúc đó những người khác cùng đi theo Đức Kitô, hoàn toàn có khả năng một số người trong nhóm đã không nhìn thấy Môisê và Êli.”
“ Đối diện với hiện tượng hóa hiện như thế, thông thường người ta muốn biết cơ chế của chúng… Trong Phật giáo, nếu chúng ta đặt trong nhãn giới tantra, phương tiện bí truyền của Phật giáo Tây tạng, có thể đưa ra lời giải thích từ động lực của năng lượng vi tế được gọi là prana…”
“ Một hiện tượng tương tự đi kèm theo các thị kiến thần bí xảy ra ở hồ thiêng Lhamo Lhatso ở Tây tạng…Tuy nhiên, nếu mười người nhìn hồ một lúc, mỗi người có thể có một thị kiến khác nhau. Nhưng cũng có thể cả mười người đều thấy một hình ảnh.”
“ Trong các đoạn Phúc Âm này, người ta thấy có một sự quy chiếu về số mệnh. Điều này dẫn tôi đến chỗ tự hỏi trong bối cảnh Kitô giáo có hay không niềm tin mỗi người có một số mệnh riêng biệt phải hoàn tất”

Cha Laurence:
“Vâng. Mọi người đều có một số mệnh mà nói cho rốt ráo là phải tham dự vào sự hiện hữu của Thiên Chúa.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma:
“Người ta có thể nói rằng, do những hoàn cảnh, mà số phận cá nhân tiến triển và thay đổi không?”

Cha Laurence:

“Vâng, bởi vì cá nhân được tự do chấp nhận hay không số mệnh hay “tiếng gọi “ đó. Có một mối liên hệ giữa số mệnh và sự tự do”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma:
“Trong Phật giáo, mặc dù người ta không dùng từ số mệnh, mà thấy có khái niệm krama (nghiệp) là một từ tương đương gần giống số mệnh. Nếu karma bao gồm một lực đẩy có mức độ, thì trong mọi trường hợp, cần có đủ điều kiện để karma thực hiện. Như tôi đã nói, một số hình ảnh như đám mây, cầu vồng đều được thấy trong nhiều truyền thống tôn giáo. Về mặt tự nhiên, khoa học có thể giải thích cầu vồng hình thành ra sao do độ ẩm, nhiệt độ…Nhưng tôi luôn luôn phải suy nghĩ về những cầu vồng riêng của mỗi người không phải do nhiều màu sắc mà giống như một ánh sáng trắng thuần khiết trải ra theo đường thẳng thay vì tạo thành hình cung. Tôi luôn tự hỏi điều ấy có thể hiện hữu như thế nào.”

“Trong Phật giáo Tây tạng, hình ảnh cầu vồng bao gồm hai chức năng. Trước tiên nó thường kết hợp với các dấu chỉ điềm tốt, may mắn, hoạnh tài. Ngoài ra, cầu vồng còn minh hoạ bản chất huyễn hóa và không thực thể của các sự vật và biến cố.

Tôi thích thú đoạn văn này kể lại một tiếng nói đến từ không trung. Cũng vậy, trong các lời giáo huấn của Phật giáo, người ta tìm thấy những quy chiếu tương tự vào một tiếng nói không biết từ đâu đến. Người Tây tạng thường tin rằng vào thế kỷ thứ VII, dưới triều của Lha Tho-thơri, các kinh điển Phật giáo từ trời giáng xuống. Các học giả đã bác bỏ và khẳng định kinh điển được đưa từ Ấn độ về. Nhưng thời kỳ ấy, nếu người ta biết được kinh điển thật ra từ Ấn độ đưa về, hẳn người ta đã không tôn thờ kinh điển. Tóm lại, huyền thoại kinh điển từ Trời giáng xuống đã xuất hiện và huyền thoại ấy đã đóng một vai trò đặc biệt trong truyền thống tâm linh của họ.”

Qua cuộc đối thoại của Cha Laurence và Đức Đạt Lai Lạt Ma ta thấy giữa Thiên Chúa giáo và Phật giáo đã có những ví dụ tương tự liên quan tới các vị giáo chủ và có những điềm trời gắn liền với sự kiện, biến cố, các điềm lành khi có cầu vồng.

Sự kiện Phật giáo về sự phát hiện ra khối ngọc thạch khai thác được ở Canađa năm 2000 nặng 18 tấn, xanh biếc, đạt tiêu chuẩn làm đồ trang sức mang tên Polar Pride (Niềm kiêu hãnh Bắc cực) lại được phát hiện từ giấc mơ của Lạt ma Zopa, tại mỏ ngọc ở Canađa, cùng với lời khuyến khích của Ngài mà đạo hữu Ian Green phát tâm mua bằng được qua đấu giá và tôn tạo pho tượng Ngọc Phật tại Thái lan. Khối Ngọc thạch này đẹp và lớn lại được tạc thành Tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni gần giống bức tượng đặt tại Bảo Tháp Đại Giác Ngộ ở Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) nhưng với nụ cười hơi tươi hơn, cái nhìn tư thế thiền nhưng mở mắt to hơn. Vì sao vậy? Thời kỳ này Ngài vẫn làm giáo chủ, Ngài tiếp tục độ cho những ai đó tu theo Chánh Pháp Nhãn Tàng của Ngài để thành Phật. Pháp thân của Ngài là Kim cang bất hoại, Báo thân của Ngài kết thành Ngọc trong suốt.

Tu theo con đường của Ngài sẽ như thế, không chỉ là hình tượng mà là thật. NNC NTT cho biết vào đầu tháng 11 Âm lịch năm Giáp Thân (2004), sau khi thu tro hỏa táng Vị Minh Sư của môn phái La Phù Sơn, ông đã có may mắn cùng tìm thấy và cùng chứng minh báo thân của Vị Minh Sư này kết thành Ngọc Người trong như pha lê. Môn phái này về nguyên tắc tu không xuống tóc nhưng tuyệt dục và chay trường tuyệt đối (không dùng mật ong, không uống sữa và bất cứ chất gì từ động vật nên gọi là chay trường tuyệt đối). Các giới cấm khác cũng tương tự như các vị thọ tỳ kheo.
Tại sao sau khi hoàn thành Tôn tượng, trong hành trình đi nhiều quốc gia trên thế giới lại tới Việt nam đầu tiên? Hẳn không hoàn toàn do Việt Nam gần Thái lan nơi tạo tác Tôn tượng này. Có nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng điềm trời như Đức Đạt Lai Lạt Ma nói ở trên đã minh chứng khi chúng ta thấy cầu vồng toàn phần. Nếu để ý các bạn thấy bức hình chụp Tôn tượng Phật Ngọc do Đại Tùng Lâm phát hành có ghép thêm cầu vồng phía trên đỉnh Tôn tượng. Điềm báo may mắn, hoạnh tài chúng ta cần thời gian chiêm nghiệm. Nhưng tôi thấy gần đây trái quýt và thanh long của chúng ta ngọt hơn, quý vị để ý sẽ thấy điều tôi nói có lý (quýt biểu tượng cát tường, tài lộc; thanh long biểu hiện thăng tiến; nên các thầy có kinh nghiệm hay hướng dẫn đệ tử mua trái cây cúng ít nhất có ba loại Mãng cầu, Thanh long, Quýt). Cầu vồng xuất hiện ngày 5/3/Kỷ Sửu vào tháng Thìn, là tháng tốt mà lâu nay các thầy hướng dẫn an vị bàn thờ Phật nên vào tháng Thìn.

Còn sự kiện và biến cố là gì? Đạo Phật sẽ phát triển hơn xưa? Long Hoa Vận Hội? Người Việt nam sẽ có nhiều người tu theo Chánh Pháp Nhãn Tàng và Chánh Pháp vẫn tiếp tục phát triển từ Việt nam? (Ba mươi ba vị Tổ truyền thừa mà vị Tổ thứ ba mươi ba Lục tổ Huệ Năng là người Nam ta). Đã có các bài Kinh, Kệ, Chú, Quyết được bổ sung lấy từ Đại Tạng Kinh cho phù hợp với việc tu tập trong thời đại mới không?...

Xin lưu ý là nếu có gì hay tốt thì cũng mừng, nhưng đừng như hiện tượng phổ biến hiện nay nhiều người mới thóat nghèo có chút tiền không lo dành dụm cho phát triển mà đem tiêu xài ăn uống nhiều mà thành bệnh, mua sắm nhiều đồ chơi tiện nghi mà trở thành hư đốn… Trời cho, Trời lấy mấy hồi.

Phát triển bền vững là đề tài khó cho mỗi người, mỗi gia đình, mỗi dòng tộc, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia?...

Chỉ có phát triển Tâm Đạo mới có thể làm nền tảng cho sự phát triển bền vững. Tiền đẻ ra tiền nhưng hết Phước thì không có cách nào làm cho Tiền tới. Khi đó chỉ có Họa tự nhiên tới mà thôi…