Chữa bệnh tại gia



Bụng trướng, mất ngủ, môi khô, phát ban... thường là những chứng bệnh mà bạn ngại bước ra khỏi nhà để mua thuốc hay đi khám bác sỹ. Nếu bệnh tình chỉ ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số cách thức sau:


1. Đầy bụng, khó tiêu

Hãy uống 1 cốc trà thì là.

Theo ông Teerawong Kasiolarn, chuyên gia về liệu pháp thiên nhiên và châm cứu, thì là có thể chữa được chứng đầy bụng, ăn không tiêu. Chính ông luôn khuyến khích mọi người hãy uống trà sau bữa ăn để kích thích tiêu hóa.

Phòng ngừa: Ăn uống từ tốn, nhai thức ăn thật kỹ và không nên uống nước lạnh hay soda trong khi ăn vì chúng là tác nhân gây khó tiêu và chứng ợ nóng.

2. Phát ban

Thay vì dùng thuốc steroid dạng kem, hãy dùng thử loại kem chiết xuất từ thực vật hay một loại thuốc mỡ như calendula (chiết xuất từ cúc vạn thọ).

Hai loại kem đó có tính chất khử trùng hiệu quả đối với vết bỏng, trầy xước và sưng tấy rát. Nếu không bạn có thể dùng cây lô hội đắp lên vết thương đó.

3. Hen suyễn

Bạn nên tập yoga thường xuyên vì yoga sẽ khiến bạn thở dễ dàng, nhất là những động tác yoga đối kháng Cobra.

Hãy thử nằm sấp xuống sàn nhà, sau đó chống đẩy rồi ép vai. Cố gắng hít thở khi bạn nâng đầu và ngực. Bạn có thể dùng cơ bắp và tay để dồn lực nâng đầu và ngực càng lên cao càng tốt. Lặp lại ít nhất 5 lần mỗi ngày, sẽ rất hiệu quả.

4. Sốt cao

Hãy đeo tất ẩm. Trước khi tìm đến thuốc hạ sốt, hãy thử hạ sốt bằng cách lấy đôi tất tẩm nước mát rồi xỏ vào chân. Sau đó, tiếp tục đeo thêm 1 đôi tất len để dồn hơi nóng cơ thể chạy xuống gan bàn chân để hạ sốt.

Khi bị sốt, không nên ăn kẹo, sữa, hay các thực phẩm chứa nhiều chất béo vì nhiều chất trong các loại thực phẩm đó có khả năng tăng nhiệt độ. Thay vào đó, bạn ăn dưa hấu hay hoa quả.

5. Stress, lo lắng bất thường

Tốt nhất là nên nghỉ ngơi, nhất là khi stress trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát. Thư giãn ở đâu đó một vài ngày, bạn sẽ bình tâm lại và cảm thấy dễ chịu.

Có rất nhiều địa điểm cho bạn lựa chọn, tùy sở thích, để tận hưởng nắng gió và khí trời trong lành. Còn nếu bận đến mức không thể xin nghỉ được, hãy dành chút thời gian đi dạo phố hoặc luyện tập một vài động tác đơn giản để cân bằng cơ thể, tiếp thêm năng lượng và tuần hoàn máu.

6. Cảm lạnh

Hãy thử điều chế phương thuốc thảo dược: tỏi đập dập, gừng tươi thái lát, húng quế, hành hoa và hương vị lá quế, sắc đều lên rồi uống.

Các loại rau củ đó sẽ giảm được biểu hiện cảm lạnh, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch. Nhưng phải nhớ đủ liều, nếu uống được cay đến tê lưỡi thì càng tốt.

7. Môi khô nứt nẻ

Hãy trộn sáp ong và dầu ô liu để tạo thành hỗn hợp sền sệt thoa mềm môi, tránh nứt nẻ khi trời hanh khô.

Nếu môi thường xuyên khô nứt như thế, nên uống nhiều nước.

Ngoài ra, cũng có thể ăn dầu cá dạng chất lỏng kết hợp trong các bữa ăn, rất tốt cho da khô và còn có thể giảm đau hiệu quả.

8. Bệnh herpec môi

Hãy dùng trà, nhất là trà đen vì trong trà đen chứa nhiều axit tanin có đặc tính chống vi rút tốt. Trực tiếp đặt gói trà ấm lên vết đau cho chóng lành.

9. Ho hoặc đau cổ họng

Bạn có thể nhai 1 tép tỏi vì trong tỏi tươi chứa các chất kháng vi rút và kích thích hệ miễn dịch, tốt cho cơ thể, làm sạch vết thương. Nếu bạn không thể chịu nổi mùi tỏi sống, có thể cho vào lò vi sóng hấp chín.

Khi bị ho dai dẳng, hãy hít dầu khuynh diệp, chắc chắn sẽ giảm nhiều.

10. Mất ngủ

Trước khi đi ngủ hãy tập vài động tác thể dục nhẹ nhàng. Hoặc một không gian yên lặng độ vài giờ. Ngoài ra cũng có thể đọc một cuốn sách nào đó. Và nhớ để ánh đèn mờ mờ, tắt hết ti vi và máy tính ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.