kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: CHÍNH THỐNG ĐẠO TẠNG.

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định CHÍNH THỐNG ĐẠO TẠNG.

    ĐẠO TẠNG
    Phật giáo có Phật Tạng, Đạo Giáo tự có Đạo Tạng. Để tránh nhầm lẫn với Đại Tạng Kinh của nhà Phật thì Đạo Tạng của Đạo Giáo tên là Chính Thống Đạo Tạng, là bộ tạng thư lưu trữ những kinh sách Chính Thống được công nhận trong lịch sử văn hóa Đạo Giáo.

    Vào năm thứ 4 Minh thành tổ vĩnh nhạc Đạo tạng do thiên sư đời thứ 43 Trương Vũ Sơ chủ trì biên tu tổng cộng 5305 cuốn hậu thế thường gọi là Chính thống đạo tạng. Vào năm thứ 35 Minh thần tông vạn lịch thì thiên sư đời thứ 50 Trương quốc tường chủ biên thành Tục đạo tạng , chính tục đạo tạng tổng cộng thu nhập 1476 loại đạo thư chia thành 5485 quyển. Vào năm 1996 Hiệp hội đạo giáo trung quốc phó hội trưởng Trương Kế Vũ đạo trưởng chủ trì biên tu thành Trung hoa đạo tàng bảo trì đúng khuôn khổ Tam động tứ phụ căn cứ vào sự bất đồng mà tiến hành quy loại thành 7 bộ rồi tu sửa đến năm 2004 thì chính thức xuất bản phát hành.

    Đạo tạng phân loại một cách mạch lạc tức là chia thành tam động , tứ phụ , thập nhị phân chi. Phương pháp dựa vào Lục Tu Tĩnh ( 406 -477 ) là vị đệ nhất học thuật đạo giáo biên tập , gọi là “ Tam động đệ tử “ , ông ẩn cư Vân Mộng sơn một phần của Tiên Đô sơn , năm 471 đã hoàn thành bộ điển tịch đạo giáo đầu tiên gọi là “ Tam động kinh mục lục “ phân chia thành 3 loại : Động chân , Động huyền , Động thần xuất phát từ “ Thượng thanh kinh “ , “ Linh bảo kinh “ , “Tam hoàng kinh “

    - Thuyết kinh : Thiên bảo quân , Linh bảo quân , Thần bảo quân
    - Diệu cảnh : Ngọc thanh cảnh , Thượng thanh cảnh , Thái thanh cảnh
    - Phân chi : Đại thừa , trung thừa , tiểu thừa
    - Mượn danh : Nguyên thủy thiên tôn , thái thượng đạo quân , thái thượng lão quân

    Tuy nhiều tên như thế nhưng không hỗn tạp.

    Giải thích sơ qua về Tam động tức là Động chân , động huyền và động thần .

    - Kinh nói về Thiên bảo quân qui cho Động chân hệ
    - Kinh nói về Linh bảo quân thì qui cho Động huyền hệ
    - Kinh nói về Thần bảo quân qui về Động thần hệ
    - Kinh mượn danh Nguyên thủy thiên tôn thì qui về Động chân bộ như Thượng thanh kinh
    - Kinh mượn danh Thái thượng đạo quân mà viết thì qui cho Động huyền bộ như Linh bảo kinh
    - Kinh mượn danh Thái thượng lão quân thì qui cho Động thần bộ như Tam Hoàng kinh

    Nói sơ về Tam động thì trong Đạo đức kinh Lão tử nói : Đạo sinh nhất , nhất sinh nhị , nhị sinh tam , tam sinh vạn vật . Mà đạo giáo lấy “Tam nhất “ xem như khái niệm tối căn bản nhất cho rằng Nhất khí hóa tam thanh. Trong Thái Bình kinh cũng xem Tam nhất là chủ tể , xem Tam nhất là cội nguồn vốn dĩ tu thân thì có tinh khí thần ba thứ này hợp làm một , trị quốc thì lấy thiên địa nhân ba thứ hợp làm một nên mới nói “ Dĩ tam nhất vi tông “ . Trong “Thái thượng cảm ứng thiên “ cũng nói “ ti quá chi thần “ thống kê nhân sinh công quả thiện ác mà định giờ sinh năm mất trong “ Thiên đình khai thẩm “ có gọi là thiên toán sư tổ xung chi hoặc là Tam nhất chân thần tựu chung cũng là lí luận về Tam nhất. Nói về Động thì trong Thái bình kinh có nói “ thông đạt chi ý , phu đạo nãi động , vô thượng vô hạ , vô biểu vô lí , thủ kì hóa khí , danh vi thần “ sở dĩ Tam động là ý chỉ sự thông đạt thể hồ quán đỉnh , chỉ đạo pháp vô biên.

    Giới thiẹu về Tứ phụ thì gồm Thái thanh , Thái bình , Thái huyền và Chánh nhất mang tính bổ sung chú thích và giải thích cho Tam động kinh
    - Thái huyền bổ sung cho Động chân kinh
    - Thái bình bổ sung cho Động huyện kinh
    - Thái thanh bổ sung cho Động thần kinh
    - Chánh nhất thì bổ sung thông suốt cho Tam động và Tam thái.

    Trừ những bộ bổ sung thì Tam động mỗi bộ chia làm 12 loại :
    - Bổn văn : là kinh nguyên bản là hạch tâm của đạo tạng
    - Thần phù : chữ viết long chương phượng triện để họa chữ phù
    - Ngọc quyết : chú thích sơ nghĩa với đạo kinh
    - Linh đồ : mô tả hình mạo thần tiên hoặc đồ giải văn tự
    - Phổ lục : sự tích đắc đạo của thánh thần
    - Giới luật : giới quy
    - Uy nghi : giáo nghi , cách thức trai pháp , kinh quỹ , nghi chế
    - Phương pháp : phương pháp tu hành và thiết đàn tế luyện
    - Chúng thuật : thuật luyện đan , hóa hình …
    - Kí truyện : truyện tiên kí , hoàng nhân kí lục..
    - Tán tụng : ca tụng tán xướng thần linh ví dụ như ngũ chân tân tụng, các loại cửu thiên cựu chương
    - Chương biểu : biểu văn thư như cửu trai khải nguyện , tam hội yếu thỉnh thường trình thiên đế ..

    Hiện nay Hiệp hội đạo giáo Trung quốc phát động rất nhiều công trình chỉnh lý , biên tập , bổ sung, sưu tầm…nhằm khôi phục lại Đạo giáo như thời hoàng kim khi xưa .
    Nguồn: Đạo Học Tinh Hoa.

    *CHÚ THÍCH: Hiện giờ các kinh thư trong Đạo Tạng Kinh của Trung Hoa đang lần lần được phiên dịch qua Việt ngữ. Nhưng trong quá trình phiên dịch cùng phổ biến kinh thư sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nguyện chư hộ pháp gia trì và bảo hộ.

    Các kinh được phiên dịch sẽ công khai tại Web: daotangvn.blogspot.com


    LÔI THANH PHỔ HÓA THIÊN TÔN.
    Last edited by Đạo Xán; 18-12-2020 at 03:28 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •