kết quả từ 1 tới 20 trên 28

Ðề tài: Kỳ nhân điểm huyệt Thái Ngọc Kiến

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Kỳ nhân điểm huyệt Thái Ngọc Kiến

    Kỳ nhân điểm huyệt Thái Ngọc Kiến

    Tuyệt học “Quỳ hoa điểm huyệt thủ” lừng danh trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung có thật không? Phóng viên Tân Hoa Xã đã tìm thấy cao thủ số một: Kỳ nhân Thái Ngọc Kiến

    Tại Tổ đình Thiếu Lâm Tự ở Tung Sơn, Đăng Phong, tỉnh Hà Nam - Trung Quốc, người phụ trách công tác quản lý là võ tăng Trịnh Thư Mẫn cho hay: “Điểm huyệt là một loại công phu thượng thừa. Công phu này tuy trong thiên hạ có rất nhiều môn phái nhưng về cơ bản đều thuộc võ công Thiếu Lâm”. Hòa thượng này cho biết số người luyện võ trong thiên hạ thì nhiều vô số nhưng người tinh thông về điểm huyệt lại hiếm như “sừng lân lông phượng”, vì không chỉ đòi hỏi người luyện có công phu thâm hậu mà cần phải có ngộ tính rất cao.


    Hỏi về cao nhân Thái Ngọc Kiến, các võ tăng cho hay vị này là đệ tử tục gia Thiếu Lâm, sau khi theo học quyền sư Lương Dĩ Toàn (một trong Trung Quốc thập đại quyền sư, người sáng lập Trường Võ thuật Nga Pha ở Đăng Phong), còn bái Lưỡng Nghi quyền đại sư Trần Tử Lượng làm thầy, chuyên cần khổ luyện mấy chục năm, trở thành đại sư điểm huyệt Thiếu Lâm. Nhưng sau khi luyện thành không lâu, Thái Ngọc Kiến xuống núi, ở trong chốn thị thành, công phu điểm huyệt cơ hồ không còn mấy người biết.



    Xuống núi làm doanh nhân



    Theo tìm hiểu của phóng viên Tân Hoa Xã (THX), khoảng năm 2000, Thái Ngọc Kiến đã đến Trịnh Châu mở một công ty kinh doanh hàng điện máy. Sau đó mấy năm, ông sang Hồng Kông phát triển sự nghiệp. Phăng theo nhiều đầu mối, cuối cùng phóng viên THX đã liên lạc được với Thái tiên sinh và được ông đồng ý biểu diễn sơ sơ về công phu điểm huyệt Thiếu Lâm.


    Thái Ngọc Kiến (phải) biểu diễn một chiêu điểm huyệt

    Để kiểm chứng công phu thật hay giả, phóng viên đã mời Lý Toàn Quốc – ủy viên Chính hiệp TP Trịnh Châu, chuyên gia nghiên cứu Trung y trị ung bướu và bác sĩ Hàn Tuyết – Phó Chủ nhiệm Trung tâm Phục hồi sức khỏe Bệnh viện Trịnh Châu - một người rất tinh thông về kinh mạch, huyệt đạo đi cùng.


    Chiều 21-2, cuộc gặp mặt đại sư Thái Ngọc Kiến được tổ chức tại quán cà phê Tân Đảo, đường Kim Thủy, TP Trịnh Châu. Thái Ngọc Kiến ngoài 50 tuổi, dáng tầm thước nhưng rắn chắc, đi cùng đệ tử là Thích Diên Lực. Phóng viên ảnh của THX Trần Hiểu Đông là người đầu tiên đề nghị được “thưởng thức” món điểm huyệt để xem mùi vị thế nào.


    Thích Diên Lực đứng bên Trần Hiểu Đông, dùng lưng bàn tay trái vỗ vào dưới sườn phải của Hiểu Đông, thủ pháp cực kỳ mau lẹ. Đột nhiên Hiểu Đông biến sắc thấy rõ, hơi thở dồn dập, toàn thân đơ cứng như gỗ. Thích Diên Lực nhanh chóng dùng hai chưởng vỗ nhẹ vào hai vai, sau lưng Hiểu Đông và bảo anh cúi người xuống thở ra... Lát sau, sắc mặt Hiểu Đông trở lại bình thường. “Lợi hại quá, sau khi bị điểm, nửa người bên phải của tôi đau đớn, tê liệt, nhưng sau khi được giải thì các triệu chứng trên biến mất hoàn toàn!” - Hiểu Đông nói.


    Phóng viên THX đề nghị Thái Ngọc Kiến đích thân ra tay. Ông bảo phóng viên đứng thoải mái, dùng mấy đầu ngón tay trái điểm vào dưới sườn phải. Anh phóng viên đột nhiên cảm thấy cơn đau cuồn cuộn dưới bụng, lục phủ ngũ tạng như thắt lại, còn từ phần cổ thì tê cứng, rất khó thở. Anh ráng kêu nhưng chỉ ngắc ngứ được vài tiếng, muốn cử động chân tay thì càng đau đớn.


    Thái Ngọc Kiến bước tới vỗ vào vai, dưới nách, sau lưng và cũng bảo cúi người thở ra. Rất nhanh, các triệu chứng đau tê bỗng nhiên biến mất như chưa từng xảy ra, chỗ bị điểm cũng không có cảm giác gì.


    Kim Dung từng viết trật

    Năm 2003, Thái Ngọc Kiến gặp Kim Dung tại Hồng Kông. Kim Dung rất hâm mộ môn công phu này và mong muốn được Thái sư phụ nói về điểm huyệt – một phần rất ăn khách trong tiểu thuyết võ hiệp của ông. Thái Ngọc Kiến đã nói rõ những sai lệch trong tiểu thuyết võ hiệp và hiện thực.


    Ông cho biết trong tiểu thuyết võ hiệp thường nói về điểm huyệt thần công bằng ngón tay (chỉ) khiến đối thủ bất động, nhưng trong thực tế thì phần lớn điểm huyệt bằng chưởng. Người bị điểm huyệt, về cơ bản không thể nào nói được, không phải như trong phim khi bị điểm huyệt vẫn nói chuyện hay kêu cứu...


    Lý luận và biểu diễn thị phạm về điểm huyệt của Thái Ngọc Kiến khiến Kim Dung vô cùng kinh ngạc.
    “Nếu như tôi không giải huyệt cho anh trong 1 phút, anh sẽ té nhào xuống đất, sau 5 phút thì cơ thể sẽ bị thương tật rất lớn” - Thái sư phụ giải thích. Ông cho biết công phu điểm huyệt Thiếu Lâm cũng là một môn chiến đấu, nơi tấn công là 36 đại huyệt trên cơ thể. Những huyệt này sau khi bị điểm trúng mà không giải thì sẽ gây tổn hại rất lớn, thậm chí mất mạng.


    Sau đó, bác sĩ Hàn Tuyết cũng đề nghị được “nếm” thử cảm giác điểm huyệt. Thái Ngọc Kiến liền điểm nhẹ vào bụng dưới một cái, Hàn Tuyết lập tức biến sắc, ông Thái vội giải huyệt. “Sau khi bị điểm, bụng tôi như căng ra, đau không chịu được, đúng là kỳ lạ!”- bác sĩ Hàn Tuyết nói.



    Sờ, vuốt mới đáng sợ



    “Điểm huyệt là một môn võ thuật, chữ “thuật” ở đây là nói đến sự khéo léo, kỹ xảo, rất cần thiết trong điểm huyệt” - Thái sư phụ nói. “Vừa rồi chúng tôi dùng thủ pháp mạnh là đả (đánh) và điểm vào huyệt đạo. Nếu chúng tôi dùng thủ pháp nhẹ hơn như sờ, vuốt thì hậu quả còn ghê gớm hơn nhiều”.


    Thái sư phụ giải thích: “Điểm huyệt khác với các môn võ thuật khác. Các môn khác ra đòn càng nặng thì mức độ tổn thương gây ra cho địch thủ càng lớn, nhưng điểm huyệt thì khác, sờ và vuốt là thủ pháp nặng nhất. Nhà võ nói “Thà chịu một đá, không dám chịu một đấm; thà chịu một đấm chứ không dám chịu một chỏ; thà chịu một chỏ chứ không dám chịu một chưởng; thà chịu một chưởng chứ không dám chịu một chỉ; thà chịu một chỉ chứ không dám chịu một vuốt”. Đó là nói về điểm huyệt vậy”.


    Thái sư phụ cho biết cao thủ điểm huyệt ra đòn rất kín, khó phát hiện được, thủ pháp đơn giản chỉ là vỗ vai, bắt tay..., người bị điểm lúc ấy không có cảm giác gì, vài ngày hay vài tuần sau mới phát tác. Do đó, những cao thủ trong điểm huyệt thường không bắt tay với người lạ, nếu quá cần thiết phải bắt tay thì ngón tay cái khép kín hổ khẩu lại, đưa 4 ngón ra bắt hờ.


    Những biểu diễn về điểm huyệt của Thái tiên sinh khiến cho các vị am hiểu về Trung y như Lý Toàn Quốc và Hàn Tuyết rất ngạc nhiên. Bác sĩ Hàn Tuyết nói: “Điểm huyệt trong võ công hoàn toàn khác với châm cứu điểm huyệt trong Trung y, cảm giác cũng không giống nhau”.
    THƯỢNG VĂN
    Last edited by Bin571; 11-04-2009 at 09:44 PM.
    Một người còn phải học hỏi và sửa đổi nhiều !
    Gia Dinh Vo Hinh

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Huyền Diệu Cảnh
    By Bin571 in forum Sách Tôn Giáo
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 02-06-2017, 09:52 PM
  2. 18 cách Cục HUYỀN KHÔNG
    By Bin571 in forum Phong Thủy
    Trả lời: 12
    Bài mới gởi: 08-06-2011, 11:48 AM
  3. Cao huyết áp
    By Thanhbinh123 in forum Y, Dược Thuật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 05-03-2009, 04:21 PM
  4. Thực đơn cho người bị cao huyết áp
    By uafs8 in forum Y, Dược Thuật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 14-04-2008, 04:50 AM
  5. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 09-04-2008, 12:51 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •