1. Kinh Hoa Nghiêm (PHẨM NHẬP BẤT TƯ NGHÌ CẢNH GIỚI GIẢI THOÁT CẢNH GIỚI PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN THỨ BỐN MƯƠI)
Dẫn chứng:
“Lại người này lúc lâm chung, phút cuối cùng, tất cả căn thân đều hư hoại, tất cả thân thuộc đều phải bỏ lìa, tất cả oai thế đều bị thối thất, cho đến các quan phụ tướng đại thần, cung thành trong ngoài, voi ngựa xe cộ, trân bảo kho đụn v.v... tất cả đều không đem một món nào theo được. Chỉ có mười nguyện vương này chẳng rời người mà thôi. Trong tất cả thời gian nó thường ở trước dẫn đường, trong khoảnh khắc liền sanh về cõi Cực Lạc. Ðến Cực Lạc rồi liền thấy đức A Di Ðà Phật cùng các ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Quán Tự Tại Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát, v.v... các vị Bồ Tát này sắc tướng đoan nghiêm, công đức đầy đủ chung cùng vây quanh. Lúc bấy giờ người ấy tự thấy mình gá sanh nơi hoa sen báu, được Ðức Phật xoa đầu thọ ký. Sau khi được thọ ký rồi, trải qua vô số trăm ngàn muôn ức na do tha kiếp, khắp cả mười phương bất khả thuyết bất khả thuyết thế giới, dùng sức trí huệ tùy theo tâm của chúng sanh mà làm lợi ích. Chẳng bao lâu sẽ ngồi nơi Bồ Ðề đạo tràng hàng phục quân ma, thành bực Chánh Ðẳng Chánh Giác giảng nói pháp mầu vì diệu. Có thể làm cho chúng sanh trong những cõi Phật như số cực vi trần của chúng sanh mà dạy dỗ cho thành thục, nhẫn đến cùng tận kiếp hải, có thể làm lợi ích tất cả chúng sanh một cách rộng lớn.”
Này Thiện Nam Tử! Các chúng sanh kia hoặc nghe, hoặc tin nơi nguyện vương rộng lớn này, rồi thọ trì đọc tụng và giảng nói cho người nghe. Công đức của chúng sanh kia chỉ có Ðức Phật Thế Tôn biết, ngoài ra không ai hiểu thấu. Vì thế nên những người được nghe mười điều nguyện vương này chớ sanh lòng nghi ngờ, nên phải lãnh thọ, thọ rồi nên đọc, đọc rồi có thể tụng thuộc, tụng thuộc rồi nên gìn giữ luôn, cho đến biên chép vì người mà giảng nói. Những người như vậy, trong một niệm tất cả hạnh nguyện đều được thành tựu, được phước vô lượng vô biên. Có thể ở trong biển khổ phiền não cứu vớt chúng sanh, khiến chúng được giải thoát, đều được vãng sanh về thế giới Cực Lạc của Ðức Phật A Di Ðà.

2. Kinh Chánh Pháp Đại Tập Hội Sanghata
Dẫn chứng:
“Như lai nói, Phổ Dũng, chúng sanh không có khả năng vớt cạn đại dương, người mang tâm nguyện nhỏ bé cũng vậy, không có khả năng tiếp nhận chánh pháp này. Phổ Dũng, chưa gặp đủ chư Như lai nhiều như số cát có trong tám mươi sông Hằng thì chưa thể ghi chép chánh pháp Sanghata. Chưa gặp đủ chư Như lai nhiều như số cát có trong chín mươi sông Hằng thì chưa thể nghe chánh pháp Sanghata. Chưa gặp đủ trăm ngàn triệu triệu Như lai thì dù gặp được chánh pháp này cũng không thể tin nhận. Phổ Dũng, người nào gặp đủ hằng hà sa số Như lai, khi nghe chánh pháp này sẽ có niềm tin trong sáng. Người ấy sẽ vô cùng hoan hỷ, có được cái nhìn đúng với sự thật (như thật tri kiến), sẽ tin nhận chánh Pháp Sanghata này mà không sinh lòng khinh rẻ.
Phổ Dũng, ông hãy nghe đây, người nào ghi chép chỉ một bài kệ bốn câu của Chánh pháp Sanghata, sau khi đi qua chin mươi lăm ngàn triệu thế giới hệ thì cõi Phật của người ấy sẽ giống như cõi Tịnh độ của phật A Di Đà

3. Kinh Pháp Hoa: (PHẨM "DƯỢC-VƯƠNG BỔ-TÁT BỒN-SỰ")
Dẫn chứng:
“Tú-Vương-Hoa! Nếu có người nghe phẩm "Dược-Vương Bồ-Tát Bổn-Sự" này cũng được vô lượng vô biên công đức.
Nếu có người nữ nghe phẩm "Dược-Vương Bồ-Tát Bổn-Sự" này mà có thể thọ trì, thời sau khi dứt báo thân đàn bà đó không còn thọ lại nữa.
Sau khi Như-Lai diệt độ, năm trăm năm sau, nếu có người nữ nghe kinh điển này, đúng như lời mà tu hành, thời khi ở đây chết liền qua cõi Cực Lạc, chỗ trụ xứ của đức A-Di-Đà-Phật cùng chúng đại Bồ-Tát vây quanh, mà sanh trên tòa báu trong hoa sen.
Chẳng còn bị lòng tham dục làm khổ cũng lại chẳng bị lòng giận dỗi, ngu si làm khổ, cũng lại chẳng bị lòng kiêu mạn ghen ghét các tánh nhơ làm khổ, được thần thông vô-sanh pháp-nhẫn của Bồ-Tát, được pháp-nhẫn đó thì nhãn căn thanh tịnh. Do nhãn căn thanh tịnh đó thấy bảy trăm muôn hai nghìn ức na-do-tha hằng-hà-sa các đức Phật Như-Lai.”…

4. Kinh Lăng Nghiêm (BỒ TÁT ĐẠI THẾ CHÍ NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG CHƯƠNG)
Dẫn chứng:
“Tôi nhớ hằng hà sa kiếp về trước, có mười hai đức Như Lai nối nhau ra đời trong một kiếp, vị đầu tiên là Vô Lượng Quang, vị Phật rốt sau hiệu là Siêu Nhựt Nguyệt Quang. Đức Phật sau này dạy tôi pháp môn Niệm Phật tam muội. Ví như có hai người, một kẻ chuyên nhớ, một kẻ chuyên quên, hai người ấy dù gặp nhau cũng như không gặp, thấy cũng như không thấy. Nếu hai người đều nhớ nhau, sức nhớ tưởng càng sâu, thì từ đời này đến đời khác, hai kẻ ấy đồng như hình với bóng, không xa rời nhau được. Các đức Như Lai trong mười phương mẫn niệm chúng sanh cũng như mẹ nhớ con, nếu con cứ lẩn tránh, dù mẹ có nhớ cũng không biết làm sao! Trái lại, nếu con nhớ mẹ, cũng như mẹ nhớ con, thì mẹ con đời đời chẳng cách xa nhau. Nếu tâm của chúng sanh hằng nhớ Phật, niệm Phật, thì đời này, đời sau, quyết định sẽ thấy Phật, cách Phật không xa, chẳng cần dùng phương tiện chi khác, tâm mình được khai ngộ. Như người nhuộm các thứ hương, thân kẻ ấy có mùi thơm đó là hương quang trang nghiêm. Chỗ bản nhân của tôi là dùng tâm niệm Phật được chứng vào Vô Sanh Nhẫn, nay ở cõi này nhiếp thọ người niệm Phật đem về Tịnh Ðộ (Cực Lạc). Nay Phật hỏi về viên thông, tôi không lựa chọn, nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm nối luôn được tam ma địa, đây là bậc nhất”

5. Kinh Quán Phật Tam Muội Hải.
Dẫn chứng:
"Sau khi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát này bỏ túc nhân, tự nói đã chứng được Niệm Phật Tam Muội, tất sanh về Tịnh Độ, đức Thế Tôn thọ ký rằng: "Ông sẽ được sanh về cõi Cực Lạc". Bồ Tát liền đọc kệ phát nguyện:
Tôi nguyện lúc mạng chung.
Trừ tất cả chướng ngại.
Thấy Phật A Di Đà.
Sanh về cõi Cực Lạc.
Khi đã về nơi ấy.
Thành tựu các đại nguyện.
A Di Đà Thế Tôn.
Thọ ký cho thành Phật".

6. Kinh Đại Bi Đà Ra Ni.
Dẫn chứng:
“Nếu chuyên xưng danh hiệu và cúng dường đức Bổn Sư ta là Phật A Di Đà, thì sẽ được vô lượng phước, tiêu trừ vô lượng tội, khi mạng chung lại được vãng sanh về cõi Cực Lạc. Bấy giờ đức Như Lai đưa tay tiếp dẫn và xoa đầu kẻ ấy mà bảo rằng: "Người đừng sợ hãi, vì đã được sanh về nước ta".

7. Kinh Quán Thế Âm bồ tát thọ ký

Dẫn chứng:
“Bấy giờ Hoa Đức Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn ! Ở trong Chúng này có thể có Bồ Tát được Tam Muội đó ư ?”
Đức Phật nói: “Có ! Nay trong Hội này: sáu mươi vị Chính Sĩ thuộc nhóm Di Lặc Bồ Tát , Văn Thù Sư Lợi có Đại Thệ trang nghiêm chẳng thể nghĩ bàn, đắc được Tam Muội đó”.
Lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn ! Chỉ có Bồ Tát trong Thế Giới này được Tam Muội đó hay Thế Giới ở phương khác lại có Bồ Tát thành tựu Tam Muội Như Huyễn như vậy?”
Đức Phật bảo Hoa Đức Tạng: “Vượt qua nơi này một ức trăm ngàn cõi về phương Tây có Thế Giới tên là Cực Lạc, nước ấy có Đức Phật hiệu là A Di Đà Như Lai Ứng Chính Biến Tri ngày nay hiện đang nói Pháp. Nước ấy có Bồ Tát, vị thứ nhất tên là Quán Thế Âm, vị thứ hai tên là Đắc Đại Thế được Tam Muội đó.
Lại nữa Hoa Đức Tạng ! Nếu có Bồ Tát theo vị Chính Sĩ ấy, bảy ngày bảy đêm nghe nhận Pháp đó, liền đạt được Tam Muội Như Huyễn”.

8. Kinh Lăng Già.
Dẫn chứng:
“Sau xứ Nam Thiên Trúc. Có Long Thọ tỳ khưu. Hay hiển nghĩa trung đạo. Chứng Sơ Hoan Hỷ địa. Sanh về cõi Cực Lạc

9. Kinh Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức.
Dẫn chứng:
“Lại nữa, Mạn Thù Thất Lợi, đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai kia khi còn tu hành đạo Bồ tát phát những lời nguyện rộng lớn và những công đức trang nghiêm ở cõi Ngài, dầu ta nói mãn một kiếp hay hơn một kiếp cũng không thể nói ngay rằng cõi Phật kia một bề thanh tịnh không có đàn bà, cũng không có đường dữ và cả đến tiếng khổ cũng không. Ở cõi ấy đất toàn bằng chất lưu ly, đường đi có dây bằng vàng giăng làm ranh giới, còn thành quách cung điện, mái hiên cửa sổ cho đến các lớp bao phủ cũng toàn bằng đồ thất bảo làm ra. Thật chẳng khác gì những công đức trang nghiêm ở cõi Tây Phương Cực Lạc
…Lại nữa, Mạn Thù Thất Lợi, nếu trong hàng tứ chúng: bí sô, bí sô ni, ô ba sách ca, ô ba tư ca, và những kẻ thiện nam, tín nữ đều có thọ trì tám phần trai giới, hoặc trong một năm, hoặc mỗi năm ba tháng, vâng giữ giới pháp, làm nơi y chỉ tu học rồi đem căn lành này nguyện sanh về chỗ Phật A Di Đà ở thế giới Cực Lạc Tây Phương đặng nghe chánh pháp, nhưng nếu chưa quyết định, mà nghe được danh hiệu đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì khi mạng chung sẽ có tám vị Ðại Bồ tát như: Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Quán Thế Âm Bồ tát, Ðắc Ðại Thế Chí Bồ tát, Bảo Ðàn Hoa Bồ tát, Vô Tận Ý Bồ tát, Dược Vương Bồ tát, Dược Thượng Bồ tát, Di Lặc Bồ tát từ trên không trung đi đến đưa đường chỉ lối cho thì liền được vãng sanh trong những hoa báu đủ màu. Hoặc nếu có kẻ, nhơn nguyện lực của đức Dược Sư mà được thát sanh lên cõi Trời nhưng nhờ cái căn lành sẵn có ấy chưa hết thì không còn sanh lại những đường ác nữa.

10. Kinh A Di Đà
11. Kinh Vô Lượng Thọ
12. Kinh Quán Vô Lượng Thọ

Còn rất nhiều kinh khác đề cập đến cõi Cực Lạc và phật A Di Đà, nhưng nay tôi chỉ nêu ngắn gọn 12 tựa đề những bộ kinh đại thừa.
Đức phật đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong các kinh cho thấy tầm quan trọng của cõi Cực Lạc và phật A Di Đà.
Vì vậy các đạo hữu nào có ý định khinh chê, bài bác pháp môn Tịnh độ, thì các bạn đã khinh chê Tam Bảo, nên các bạn phải thành tâm sám hối. Vì sao?
- Thứ nhất, các bạn đã phỉ báng phật: Núi Tu Di có thể rơi rụng nhưng lời của Đức Bổn sư thì không bao giờ sai lệch, các bạn không tin Tịnh Độ thì đã cho rằng lời của đức phật là ngụy tạo, là giả dối thì các bạn đã phỉ báng ngài.
- Thứ hai, các bạn đã hủy báng pháp: Các kinh đại thừa trên đều là các kinh quan trọng bậc nhất mà chư phật đời quá khứ , hiện tại, vị lai đã nói, đang nói và sẽ nói. Các bạn không tin Tịnh độ thì đồng nghĩa với việc các bạn nói những kinh trên là giả, như vậy các bạn đã phỉ báng Pháp.
- Thứ ba, các bạn đã hủy báng tăng: có biết bao nhiêu vị cao tăng đại đức vì chúng sinh mà nói pháp Tịnh độ: như các ngài Ấn Quang, Vĩnh Minh, Long Thọ, Thieän Ñaïo… Các ngài đều là trưởng tử của Như Lai, các bạn không tin Tịnh độ thì các bạn đã phỉ báng các ngài.
Và nếu các đạo hữu nào thấy Tịnh độ không hợp với mình, thì các bạn nên chuyên tâm tu tập các pháp môn các bạn đang theo để mau thành tựu, các bạn không nên nói những lời có hại cho người để người ta quay đầu theo các bạn mà bỏ Tịnh độ, như vậy thì các bạn đã biết kết quả của các bạn như thế nào rồi, tôi không cần phải nói dài dòng, đôi lời nhắn nhủ với các bạn.