Amitabha = A Di Đà = Không ngằn mé, ko thể đo lường

Trung Hoa dịch: vô lượng quang, vô lượng thọ.

=> Ý muốn nói không có ngằn mé, bất lập về KHÔNG GIAN (quang) và về THỜI GIAN (thọ).

Đối với Tịnh Độ Tông Nhật Bản (sơ tổ Đàm Loan) thì dòng truyền này tương tự những gì SMC từng chia sẻ: đức Di Đà và TPCL mang giá trị biểu trưng. TPCL như một nơi để hướng về ở bước đầu nhập môn. Trong kinh có ghi: "những ai đang niệm Phật thì chắc chắn đã sanh - đang sanh và sẽ sanh về TPCL, không thoái chuyển". Lấy Tín (tin) làm đầu; vì tất nhiên đời quá khứ có gieo nhân Tịnh Độ, nên đời này mới biết niệm Phật (đã sanh). Đời này, nhờ niệm Phật + tịnh hóa thân tâm, làm chuyển biến con người tốt hơn (đang sanh) và đời tương lai chắc chắn sẽ vãng sanh (sẽ sanh).

Vô Lượng Quang - Vô Lượng Thọ ý chỉ cho sự vượt lên, thoát ra khỏi sự chi phối của không gian và thời gian (sự bất lập thời gian). Chúng sinh cần vượt qua cái gì? Vượt qua được các lậu hoặc, 10 kiết sử... các sợi dây trói buộc ở đời làm chậm chân, ngăn che người hành giả tiến lên trên con đường thăng hoa tâm giải thoát, tuệ giải thoát (giải thoát khỏi các lậu hoặc, các kiết sử).

PHẬT HIỆU DI ĐÀ PHÁP GIỚI TẠNG THÂN TÙY XỨ HIỆN
QUỐC DANH CỰC LẠC TỊCH QUANG CHƠN CẢNH CÁ TRUNG HUYỀN

Thân Phật A Di Đà bao trùm vũ trụ pháp giới, nơi nào tâm chúng sinh không còn phiền não vô minh (vượt thoát không gian, thời gian), thì Phật Di Đà hiện hữu, người đó là Phật A Di Đà ở nước Cực Lạc, nên gọi là "Tùy xứ hiện". Nước gọi là Cực Lạc, còn gọi là thường-tịch-quang luôn luôn thanh tịnh vắng lặng không ở đâu xa, ở ngay trước mắt, xung quanh ta, ở khắp san hà đại địa gọi là "Cá trung huyền".

=> Tóm lại, ở dòng truyền thừa Tịnh Độ Nhật Bản đích đến chính là quay trở lại cái chân tâm, Phật tánh ngay trong mỗi người. Vậy nên Phật hiệu Di Đà là Pháp thân Phật chứ chẳng có cái ông Phật Di Đà bằng xương bằng thịt với đầy đủ lục căn, ngũ uẩn đang ở đâu đó. Cái Pháp thân này có cùng khắp pháp giới tức là ở chúng sinh hữu tình nào cũng có nhưng phải tùy duyên mới hiện. Nên chỉ khi nào niệm Phật "nhất tâm bất loạn", nội tâm không còn bị chi phối bởi tham, sân, si; tịch tĩnh, an nhiên thì chính là lúc gọi là vãng sanh.