Y HỌC NĂNG LƯỢNG VÀ BỆNH TRẦM CẢM

CĂN BỆNH CỦA THỜI ĐẠI

Trong loạt bài Y HỌC TÂM LINH VÀ BỆNH TÂM THẦN đã được Love – tâm linh giới thiệu những quan điểm cơ bản của Y học Tâm linh về chứng bệnh tâm thần.

Chúng ta có dịp quay lại đề tài bệnh tâm thần, nhân dịp Tuần báo Giác Ngộ số 476 ra ngày 14/3/2009 đăng bài Khi Những Người Trẻ Trầm Cảm của tác giả Tô Thị Thu.

Cũng trùng hợp vào thời gian này, cô Cao Oanh – một người có khả năng chữa bệnh bằng các phương pháp năng lượng và chuyên tổ chức hoạt động từ thiện điện mời NNC NTT tham dự đợt trao quà từ thiện do các nhà hảo tâm uỷ thác và thăm hai Cơ sở tư nhân Bảo Trợ Xã Hội Trọng Đức tại huyện Đức Trọng – Lâm đồng (CSBTXH TĐ) vào ngày 14/03/2009.


Đoàn công tác từ thiện tại TT BTXH Trọng Đức ngày 14/03/2009


Huỳnh Thị Bích Ngọc (dấu X) trở thành nhân viên tại Trung Tâm

Tại cơ sở này có một bệnh nhân nữ tên là Huỳnh Thị Bích Ngọc nhân chuyến tặng quà Noel 2008 tại cơ sở, bệnh nhân này cứ bám theo như muốn nhờ giúp nên cô Cao Oanh chụp hình mang về nhờ NNC NTT hoá giải. Ông NTT hoá giải ngay từ xa, và nhờ Cơ sở theo dõi kết quả, bà Trần Thị Hằng đã thông báo là cô Huỳnh Thị Bích Ngọc chuyển biến nhanh, nay sức khoẻ bình thường được bố trí công tác phục vụ của trại như nấu ăn, vệ sinh, chăm sóc bệnh nhân…, bức ảnh mới nhất Bích Ngọc (áo đỏ) đang đứng cạnh cô Oanh.

Theo tác giả Tô Thị Thu thì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo: Bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm 850.000 mạng người, đến năm 2020 bệnh trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong các căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh. Nhưng chỉ khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Tại VN, số liệu của Viện sức khoẻ tâm thần cho biết có khoảng 3 – 6% dân số bị trầm cảm.

Dưới đây là nội dung của bài viết:

Áp lực công việc, gánh nặng mưu sinh, tình yêu đổ vỡ, gia đình rạn nứt, bạn bè gây gổ… tất cả đều có thể khiến các bạn trẻ rơi vào tình trạng trầm cảm. Nhưng rất ít người trong số họ hiểu tại sao mình rơi vào tình huống như vậy.

Kẻ “giết người” thầm lặng
Trường hợp của Hoài P., đã tốt nghiệp ĐH Mở - Bán công, khoa CNSH, học lực trung bình, bản tính nhút nhát nên dù ra trường đã 2 năm Hoài P. vẫn chưa kiếm được việc làm. Sợ ba mẹ ở quê biết, P. nói dối đang làm việc ở một Viện NCSH, lương 3 triệu đồng/ tháng. Mỗi lần ba mẹ ở quê vô, P. phải chạy chọt đi mượn xe máy, giả vờ bận rộn, sáng đi tối về như viên chức Nhà nước. Áp lực ngày càng nặng nề hơn khi P. phải nuôi đứa em út ở quê vào thành phố học đại học. Sau 2 năm chịu đựng, ức chế, P. đi khám bệnh và biết mình bị trầm cảm.

Một trường hợp khác như sinh viên Hằng: ”Nhìn bạn bè đi làm chỗ tốt thu nhập khá, trong khi mình vẫn ngày ngày sáng đạp xe đi dạy thêm, tối chạy bàn ở quán nhậu, cảm thấy buồn chán và thất vọng lắm. Nhiều khi chẳng tha thiết cuộc sống này nữa”. Hằng ngậm ngùi.

Không bị áp lực về công việc và tiền bạc nhưng bạn T.H.H. ( Đại học Ngân Hàng ) dù chưa tốt nghiệp đã được các NH trải thảm mời làm việc với mức lương khởi điểm 7 triệu đồng/ tháng. Bạn bè trong lớp nhìn H. ngưỡng mộ, người tỏ vẻ ghen tỵ. Nhưng chẳng được bao lâu, H. trở nên sống khép kín, khó gần lạ lùng. H. từ chối tất cả các buổo họp mặt, vui chơi của cơ quan, bè bạn. Nhiều lần bị từ chối nên bè bạn đã loại H. ra khỏi danh sách. Không ai biết rằng một cú sốc nghiêm trọng xảy ra với H. khi ba mẹ cô bắt đầu ly thân. Ngày ba mẹ H. ra toà cũng là ngày H. rời bỏ công việc tại ngân hàng vì bệnh trầm cảm đã trầm trọng, làm cho cô trở nên xao lãng công việc, không hứng thú với bất cứ thứ gì và thường xuyên trễ hẹn khách hàng. Kết quả cô bị khiển trách nhiều lần và quyết định bỏ việc.

Thực tế không chỉ các bạn trẻ suốt ngày vật lộn với đồng tiền mới bị trầm cảm. cả những người thành công như H. cũng không tránh khỏi rối loạn này. Thậm chí nhiều bạn trẻ thành đạt rất sớm vẫn luôn thường trực cảm giác chán đời, buồn rầu. Trường hợp của Đ.L. ( phường 8, Tân Bình ) là một ví dụ. L. là một triệu phú trẻ tuổi, với căn nhà mặt phố hoành tráng. trong gia đình hạnh phúc với ba mẹ và hai cô em gái. Bạn gái L. cũng là 1 người có địa vị xã hội, hai người hết mực yêu nhau. Bề ngoài tỏ ra vui vẻ, nhưng trong lòng L. lúc nào cũng ôm nỗi buồn ” ta với ta “.Không thể chịu đựng được cô đơn, buồn chán L. bỏ nhà đi biệt tích. Khi trở về, L. mất hẳn tính linh hoạt trước kia, trở nên lạnh lùng. Không ai hiểu nguyên nhân tại sao L. lại mang gương mặt u sầu như vậy.

Tuy không đau đớn và gây tử vong tức thời, nhưng bệnh trầm cảm lại là một kẻ sát nhân thầm lặng, nó tồn tại bên trong con người, ăn mòn cảm xúc, vắt kiệt sức lực nhanh chóng một cách kỳ lạ và rất dễ dẫn đến hành động tiêu cực.

Chữa trầm cảm: nỗ lực nhiều bên
Hầu hết những người bị trầm cảm khi được phát hiện bệnh đã rất nặng. Bs Lê Viết Thanh ( Khoa tâm thần – Trung tâm Y tế Dự phòng Quận Tân bình ) cho biết: “ Trầm cảm gây rối loạn hệ thần kinh thực vật, kèm theo cảm giác hồi hộp, nôn nao, nóng ruột… Trầm cảm đôi khi núp bóng dưới các chứng bệnh khác. Ví dụ nóng ruột thì nghĩ do đường ruột có vấn đề nên đi khám tiêu hoá, hồi hộp thường nghĩ có vấn đề tim mạch … Cho nên khi đã chữa chạy ở các bệnh viện đa khoa, tiêu tốn rất nhiều tiền bệnh nhân mới đến chỗ chúng tôi”. Bs Thanh khuyên rằng, khi bệnh nhân bị các triệu chứng: buồn chán, mất hết năng lượng không còn sức sống liên tục trong 2 tuần liền là phải đến bác sĩ tâm thần ngay. Nếu để lâu bệnh sẽ chuyển sang nặng và khó chữa hơn. Ngoài ra trầm cảm còn có một số triệu chứng sau: nóng nảy, hay gây gổ, mất ngủ hoặc ngủ cả ngày, mất sự tập trung, sụt cân, đau đầu, mau quên, trí nhớ kém, nghĩ rằng mình không đáng sống và lúc nào cũng nghĩ tới cái chết. Nếu một trong các triệu chứng trên kéo dài liên tục trong 2 tuần, bạn có dấu hiệu bệnh trầm cảm.

Không ít bạn trẻ nhầm lẫn giữa trầm cảm và stress. Đ.L. cho biết “ Lúc đó mình nghĩ mình bị stress, đi du lịch xả stress vài ngày về sẽ hết thôi. Không ngờ cảm giác chán nản, không thiết sống nó lại kéo dài, trong khi cuộc sống của mình không có gì suôn sẻ”. Giải đáp thắc mắc của Đ. L., Bs Trịnh Tất Thắng, GĐ BV Tâm thần TpHCM cho rằng:

“ Có 2 nguyên nhân gây nên trầm cảm. Những trường hợp trầm cảm do yếu tố bên ngoài tác động như thất bại trong công việc, tình yêu tan vỡ,…được gọi là trầm cảm ngoại sinh. Tình trạng buồn chán xung quanh thời điểm đó gây nên stress, nhưng nếu buồn chán liên tục hai, ba tuần liền thì dẫn đến trầm cảm. Trầm cảm ngoại sinh nếu được chữa trị kịp thời sẽ rất dễ dàng vì có nguyên nhân ắt sẽ tìm được cách giải quyết.

Còn trầm cảm nội sinh ( tức là bệnh do các yếu tố bên trong gây ra ) mới thực khó chữa trị. Nó thuộc về gien, không biết nguyên nhân từ đâu thì khó mà tìm cách giải quyết triệt để”.

Hiện nay BV Tâm thần TpHCM sử dụng hai cách chữa trị bệnh trầm cảm là uống thuốc và liệu pháp tâm lý. Theo Bs Thắng, trầm cảm là căn bệnh đặc biệt, thuốc giúp kích thích tinh thần bệnh nhân nhưng tâm lý mới là liệu pháp giữ cho tinh thần vững vàng và bình thường trở lại. Tuy nhiên Bs Thắng cũng khuyến cáo:” Thường người ta rất ngại tới BV Tâm Thần, đặc biệt là các bạn trẻ, vì sợ người ta nghĩ mình điên! nên thường mọi người tìm đến các Trung tâm tư vấn tâm lý để trách cảm giác mặc cảm. Tuy nhiên, các chuyên gia tư vấn tâm lý lại không có chuyên môn y khoa, có khi họ tư vấn các vấn đề khác rất hay nhưng với bệnh trầm cảm không thể chữa khỏi”.

Để chữa lành bệnh trầm cảm không chỉ nỗ lực của bệnh nhân và bác sĩ, mà cần sự hợp tác giúp đỡ của nhiều bên như: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Đặc biệt quan trọng là sự hợp tác của những mối quan hệ mà trong môi trường đó bệnh trầm cảm nảy sinh. Đó có thể là cha mẹ, thầy cô giáo, trưởng phòng, giám đốc… Bệnh trầm cảm được quy định bởi gien, nhưng môi trường là tác nhân để các gien đó phát triển. Phải có một môi trường cụ thể tác động thì con người mới dễ mắc chứng trầm cảm.