Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 25

Ðề tài: Hỏi về con đường tu tập của hai trường phái PG Nguyên Thủy và PG Phát Triển ?

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Hỏi về con đường tu tập của hai trường phái PG Nguyên Thủy và PG Phát Triển ?

    Mình muốn hỏi về hai trường phái Phật Giáo như sau :
    - Phật giáo nguyên thủy tu tập như thế nào và đích đến là gì ?
    - Phật giáo phát triển tu tập như thế nào và đích đến là gì ?
    - Hai trường phái trên thì trường phái nào đang có nhiều người theo hơn ?

  2. #2

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi budsas90 Xem Bài Gởi
    Mình muốn hỏi về hai trường phái Phật Giáo như sau :
    - Phật giáo nguyên thủy tu tập như thế nào và đích đến là gì ?
    - Phật giáo phát triển tu tập như thế nào và đích đến là gì ?
    - Hai trường phái trên thì trường phái nào đang có nhiều người theo hơn ?
    1.Phật giáo nguyên thủy tu tập như thế nào và đích đến là gì ? Đáp: phật giáo nguyên thủy tu tập theo đúng những điều đức phật thích ca đã chỉ dạy! Đích đến là làm chủ bốn khổ đau căn bản là sinh già bệnh chết!
    2. Phật giáo phát triển tu tập như thế nào và đích đến là gì ? Đáp: phật giáo phát triển là do ngoại đạo mạo nhận đưa ra, mạo nhận phật thuyết, thực chất là các pháp tu tập của ngoại đạo không phải pháp nhà phật.
    Đích đến là dăm ba thần thông vặt để lừa đảo kẻ u mê không làm chủ được khổ đế!
    3. Hai trường phái trên thì trường phái nào đang có nhiều người theo hơn ? Đáp: phật giáo phát triển nhiều người theo hơn vì giờ đang thời mạt pháp trùng phát triển rất mạnh.
    https://www.facebook.com/groups/2350138305138741/?ref=share

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi budsas90 Xem Bài Gởi
    Mình muốn hỏi về hai trường phái Phật Giáo như sau :
    - Phật giáo nguyên thủy tu tập như thế nào và đích đến là gì ?
    - Phật giáo phát triển tu tập như thế nào và đích đến là gì ?
    - Hai trường phái trên thì trường phái nào đang có nhiều người theo hơn ?
    Kính đạo hữu Budsas90! Có lợi ích gì khi đạo hữu đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này chăng? Chúng ta vốn dĩ có quá nhiều sai biệt: tiền nghiệp quá khứ sai biệt, khuynh hướng tâm lý sai biệt, môi trường sống sai biệt ==> tri kiến sai biệt. Thế nên, dù không chủ ý, nhưng những câu hỏi rất dễ khơi lên sự tranh luận liên miên như thế này phỏng có ích gì cho đạo hữu hay những người tham gia tranh luận đây. Trong khi Niết Bàn có mặt, có con đường dẫn đến Niết Bàn, có Như Lai là người chỉ đường, nhưng sao chỉ một số đệ tử của Như Lai đến được Niết Bàn, còn một số khác thì không?

  4. #4
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Tuanfodacon Xem Bài Gởi
    Kính đạo hữu Budsas90! Có lợi ích gì khi đạo hữu đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này chăng? Chúng ta vốn dĩ có quá nhiều sai biệt: tiền nghiệp quá khứ sai biệt, khuynh hướng tâm lý sai biệt, môi trường sống sai biệt ==> tri kiến sai biệt. Thế nên, dù không chủ ý, nhưng những câu hỏi rất dễ khơi lên sự tranh luận liên miên như thế này phỏng có ích gì cho đạo hữu hay những người tham gia tranh luận đây. Trong khi Niết Bàn có mặt, có con đường dẫn đến Niết Bàn, có Như Lai là người chỉ đường, nhưng sao chỉ một số đệ tử của Như Lai đến được Niết Bàn, còn một số khác thì không?
    - Lành thay! Đức Như-Lai là người chỉ đường (bậc Đạo-sư), chứ không phải một vị Thượng-đế.

    Trích dẫn Nguyên văn bởi budsas90 Xem Bài Gởi
    Mình muốn hỏi về hai trường phái Phật Giáo như sau :
    - Phật giáo nguyên thủy tu tập như thế nào và đích đến là gì ?
    - Phật giáo phát triển tu tập như thế nào và đích đến là gì ?
    - Hai trường phái trên thì trường phái nào đang có nhiều người theo hơn ?
    - SMC không trả lời theo "trường phái, pháp môn" (phương tiện) mà SMC nói đến "nơi đến cuối cùng" (mục đích, cứu cánh): đoạn diệt Tham Ái. SMC chia sẻ đạo lộ cá nhân được học, dựa trên giáo lý Duyên-khởi:

    NHÂN QUÁ KHỨ
    1- Vô minh
    2- Hành

    QUẢ HIỆN TẠI (đồng thời cũng là Nhân tạo Quả Tương Lai)
    3- Thức
    4- Danh & Sắc
    5- Lục nhập
    6- Xúc
    7- Thọ
    8- Ái
    9- Thủ
    10- Hữu

    QUẢ TƯƠNG LAI
    11- Sanh
    12- Già/Bệnh/Chết

    => Chúng ta hiện tại chính là quả của các nhân-quá-khứ (thân 5 uẩn). Chúng ta không thể diệt được nhân quá khứ, nhưng hoàn toàn có thể đoạn diệt nhân-hiện-tại. Điều này trả lời cho câu hỏi: vì sao đức Phật đã là bậc Chánh Đẳng Giác mà còn bị nhức đầu, đau bụng. Tức là: do nhân quá khứ nên Ngài có thân 5 uẩn đời này, vì có sanh thân 5 uẩn nên chịu sự chi phối của Vô thường. Nhưng tại đời này, khi Ngài chứng đắc 4 chân-lí tối thượng, thì Ngài không tạo nhân hiện tại để mà có sanh ra ở tương lai (5 uẩn mới).

    Chúng ta cũng thế, do có thân-tâm này (quả của các nghiệp-quá-khứ), nên phải đoạn nhân-hiện-tại để không sanh ra quả tương lai (đời sau, 5 uẩn mới). Tu cách gì, làm sao... (pháp môn, phương tiện) đều cốt yếu phải đoạn diệt được Ái (8) - tức Dục ái, Hữu ái, Phi-hữu ái. Chính ái đồng khởi với hỉ và tham đưa đến tái sanh để tìm lạc thú trong chỗ này và chỗ khác, ái gồm ba thứ là: khát ái đối với khoái lạc của giác quan là dục ái, khát ái đối với hiện hữu và trở thành là hữu ái, và khao khát đừng hiện hữu mong tự hủy diệt đó gọi là phi hữu ái.

    Dục ái = Sự thích thú hưởng thụ (hay ao ước hưởng thụ) sáu dục lạc (sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp)
    Hữu Ái = Sự chấp vào sáu dục lạc (sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp), ưa thích nó tồn tại mãi mãi hiện giờ vào sau này (Thường kiến).
    Phi hữu Ái = Thích thú tư tưởng đoạn diệt (Đoạn kiến), tư niệm dục hỷ các pháp tứ-không-tưởng định...

    Và theo giáo lý Duyên-khởi ấy, Ái diệt -> Thủ diệt -> Hữu diệt -> Sanh diệt -> Già/Bệnh/Chết diệt -> toàn bộ Khổ-Uẩn này đoạn diệt (giải thoát).

    => Cho nên, cách tu nào, phương tiện gì... mà hướng hành giả đến tái sanh khởi, hướng người hành giả đến dục hỷ "ta tương lai phải có sắc thân thế này, thế khác; tuổi thọ trăm ngàn năm"... cần phải cẩn trọng, cần phải tìm học cho thận cẵn kẽ.

    * không phân biệt, không chấp thiện/ác (giáo lý PG Phát Triển) = không nắm giữ tướng chung/riêng (giáo lý PG Nguyên Thủy), cả 2 khác nhau về từ ngữ, nhưng ý nghĩa học-pháp là như nhau, là đích đến, là để đoạn diệt Ái. Tuy nhiên, phải nhìn nhận: đây là kết quả sau một quá trình tu học, đạt được làm muội lược tham ái); chứ không phải là không cần phân biệt (sau một thời gian) là tự nhiên sẽ "vô phân biệt". Bởi vì: do trong ta còn Bất-thiện pháp nên mới dùng Thiện pháp làm đối đãi để mà tu, uốn nắn, nên rất cần phân biệt rõ ràng "đây là thiện, đây là bất thiện". Sau khi Thiện đã trở thành Toàn-Thiện thì không còn Bất-thiện đối đãi nữa, vì ta là hiện thân của các Thiện-pháp. Chứ không phải "không phân biệt" trên đầu môi chót lưỡi, hay "nói buông bỏ" là sẽ buông bỏ được.

    Cho nên cần phải học từ từ, thực hành từ từ. Các pháp-hành nào mà dựa trên sự ức chế ý thức cần nên phải thật cẩn thận, khéo xem xét lại, nó sẽ như một tấm vải đậy lên đống rác: tạm thời an ổn, nhưng khi thoát ra thì vẫn đâu vào đấy.

    Ps: ở đây SMC chia sẻ trên phương diện bản thân là hành giả mới chập chững tu, nên cần dùng Ý THỨC LỰC làm chủ. Còn vị nào đã tu cao-xa xin "không chấp" ạ !
    Last edited by smc; 25-09-2020 at 05:14 PM.

  5. #5

    Mặc định

    MS viết kèm trích dẫn dưới

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
    - Lành thay! Đức Như-Lai là người chỉ đường (bậc Đạo-sư), chứ không phải một vị Thượng-đế.



    - SMC không trả lời theo "trường phái, pháp môn" (phương tiện) mà SMC nói đến "nơi đến cuối cùng" (mục đích, cứu cánh): đoạn diệt Tham Ái. SMC chia sẻ đạo lộ cá nhân được học, dựa trên giáo lý Duyên-khởi:

    NHÂN QUÁ KHỨ
    1- Vô minh
    2- Hành

    QUẢ HIỆN TẠI (đồng thời cũng là Nhân tạo Quả Tương Lai)
    3- Thức
    4- Danh & Sắc
    5- Lục nhập
    6- Xúc
    7- Thọ
    8- Ái
    9- Thủ
    10- Hữu

    QUẢ TƯƠNG LAI
    11- Sanh
    12- Già/Bệnh/Chết

    => Chúng ta hiện tại chính là quả của các nhân-quá-khứ (thân 5 uẩn). Chúng ta không thể diệt được nhân quá khứ, nhưng hoàn toàn có thể đoạn diệt nhân-hiện-tại. Điều này trả lời cho câu hỏi: vì sao đức Phật đã là bậc Chánh Đẳng Giác mà còn bị nhức đầu, đau bụng. Tức là: do nhân quá khứ nên Ngài có thân 5 uẩn đời này, vì có sanh thân 5 uẩn nên chịu sự chi phối của Vô thường. Nhưng tại đời này, khi Ngài chứng đắc 4 chân-lí tối thượng, thì Ngài không tạo nhân hiện tại để mà có sanh ra ở tương lai (5 uẩn mới).

    Chúng ta cũng thế, do có thân-tâm này (quả của các nghiệp-quá-khứ), nên phải đoạn nhân-hiện-tại để không sanh ra quả tương lai (đời sau, 5 uẩn mới). Tu cách gì, làm sao... (pháp môn, phương tiện) đều cốt yếu phải đoạn diệt được Ái (8) - tức Dục ái, Hữu ái, Phi-hữu ái. Chính ái đồng khởi với hỉ và tham đưa đến tái sanh để tìm lạc thú trong chỗ này và chỗ khác, ái gồm ba thứ là: khát ái đối với khoái lạc của giác quan là dục ái, khát ái đối với hiện hữu và trở thành là hữu ái, và khao khát đừng hiện hữu mong tự hủy diệt đó gọi là phi hữu ái.

    Dục ái = Sự thích thú hưởng thụ (hay ao ước hưởng thụ) sáu dục lạc (sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp)
    Hữu Ái = Sự chấp vào sáu dục lạc (sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp), ưa thích nó tồn tại mãi mãi hiện giờ vào sau này (Thường kiến).
    Phi hữu Ái = Thích thú tư tưởng đoạn diệt (Đoạn kiến), tư niệm dục hỷ các pháp tứ-không-tưởng định...

    Và theo giáo lý Duyên-khởi ấy, Ái diệt -> Thủ diệt -> Hữu diệt -> Sanh diệt -> Già/Bệnh/Chết diệt -> toàn bộ Khổ-Uẩn này đoạn diệt (giải thoát).

    => Cho nên, cách tu nào, phương tiện gì... mà hướng hành giả đến tái sanh khởi, hướng người hành giả đến dục hỷ "ta tương lai phải có sắc thân thế này, thế khác; tuổi thọ trăm ngàn năm"... cần phải cẩn trọng, cần phải tìm học cho thận cẵn kẽ.

    * không phân biệt, không chấp thiện/ác (giáo lý PG Phát Triển) = không nắm giữ tướng chung/riêng (giáo lý PG Nguyên Thủy), cả 2 khác nhau về từ ngữ, nhưng ý nghĩa học-pháp là như nhau, là đích đến, là để đoạn diệt Ái. Tuy nhiên, phải nhìn nhận: đây là kết quả sau một quá trình tu học, đạt được làm muội lược tham ái); chứ không phải là không cần phân biệt (sau một thời gian) là tự nhiên sẽ "vô phân biệt". Bởi vì: do trong ta còn Bất-thiện pháp nên mới dùng Thiện pháp làm đối đãi để mà tu, uốn nắn, nên rất cần phân biệt rõ ràng "đây là thiện, đây là bất thiện". Sau khi Thiện đã trở thành Toàn-Thiện thì không còn Bất-thiện đối đãi nữa, vì ta là hiện thân của các Thiện-pháp. Chứ không phải "không phân biệt" trên đầu môi chót lưỡi, hay "nói buông bỏ" là sẽ buông bỏ được.

    Cho nên cần phải học từ từ, thực hành từ từ. Các pháp-hành nào mà dựa trên sự ức chế ý thức cần nên phải thật cẩn thận, khéo xem xét lại, nó sẽ như một tấm vải đậy lên đống rác: tạm thời an ổn, nhưng khi thoát ra thì vẫn đâu vào đấy.

    Ps: ở đây SMC chia sẻ trên phương diện bản thân là hành giả mới chập chững tu, nên cần dùng Ý THỨC LỰC làm chủ. Còn vị nào đã tu cao-xa xin "không chấp" ạ !
    Bài viết của SMC này rất hay, mọi hành giả đang tu tập nên học theo cách này.
    Còn số rất đông các Phật tử chỉ đến chùa với lòng Tín Phật (Tăng) mà chưa học giáo lý thì có lẽ khác. Bởi họ không hiểu hoặc trước mắt họ chưa chấp nhận việc diệt Ái, chưa thể từ bỏ những thứ mà họ tìm kiếm bấy lâu nay.

  7. #7

    Mặc định

    Hãy để cho chúng ta bàn luận về câu hỏi thường được hỏi bởi nhiều người: Sự khác biệt giữa Ðại Thừa và Nguyên Thủy Phật Giáo như thế nào? Muốn nhìn sự vật theo đúng toàn cảnh, chúng ta hãy quay về lịch sử Phật Giáo và truy nguyên sự hình thành và sự phát triển của Ðại Thừa và Nguyên Thủy Phật Giáo.

    Ðức Phật sanh vào thế kỷ Thứ 6 trước Công Nguyên. Sau khi đạt giác ngộ vào năm 35 tuổi cho đến khi Ngài Nhập Niết Bàn vào năm 80 tuổi, Ngài thuyết giáo và giảng dạy suốt những năm tháng đó. Chắc chắn Ngài là một trong những người nhiều nghị lực nhất chưa từng thấy: 45 năm trường Ngài giảng dạy ngày đêm, và chỉ ngủ khoảng 2 giờ một ngày.

    Ðức Phật tiếp xúc với tất cả mọi hạng người, vua và hoàng tử, Bà La Môn, nông dân, kẻ ăn xin, người học thức người bình thường. Giáo lý của Ngài được thực hiện theo kinh nghiệm, mức hiểu biết và khả năng tinh thần của người nghe Pháp. Ðiều Ngài dạy gọi là Vicana hay lời Phật dạy. Không có cái gì gọi là Nguyên Thủy hay Ðại Thừa thời bấy giờ.

    Sau khi thành lập Ðoàn Thể Chư Tăng và Chư Ni, Ðức Phật đặt ra một số luật lệ gọi là Giới Luật để hướng dẫn các Ðoàn Thể này. Phần còn lại giáo lý của Ngài gọi là Pháp gồm có những bài giảng, những bài thuyết pháp cho các tăng, các ni và người cư sĩ.

    Ðại Hội Kiết Tập Lần Thứ Nhất

    Sau khi Ðúc Phật nhập Niết Bàn được ba tháng, những đệ tử thân cận của Ngài triệu tập một hội nghị tại Rajagaha (Thành Vương Xá). Ngài Ma Ha Ca Diếp, người được trọng vọng nhất mà cũng là bậc trưởng lão, là chủ tịch Hội Nghị. Hai nhân vật quan trọng chuyên về hai lĩnh vực khác nhau - Pháp và Luật - đều có mặt. Một người là Ngài Ananda (A Nan), người đệ tử thân cận nhất (thị giả) của Ðức Phật trong suốt 25 năm. Thiên phú với một trí nhớ xuất sắc, Ngài A Nan có thể đọc lại những gì Ðức Phật nói. Nhân vật kia là Ngài Upali (U Bà Li) nhớ được tất cả những Giới Luật.

    Chỉ hai phần - Pháp và Luật được đọc lại tại Ðại Hội Lần Thứ Nhất. Tuy không có nhiều ý kiến dị biệt về Pháp (không nói đến Vi Diệu Pháp), có một số thảo luận về Luật. Trước khi Ðức Phật nhập Niết Bàn, Ngài có nói với Ngài A Nan nếu Ðoàn Thể Tăng Già muốn tu chính hay thay đổi một số luật thứ yếu, họ có thể làm được. Nhưng vào lúc đó, Ngài A Nan vì quá lo lắng vì Ðức Phật sắp ra đi nên không hỏi những luật thứ yếu ấy là gì. Vì các thành viên trong Hội Nghị không đi đến thỏa thuận những luật nào là luật thứ yếu nên Ngài Ma Ha Ca Diếp quyết định không có luật lệ nào đặt ra bởi Ðức Phật được thay đổi, và cũng không luật lệ mới nào được đưa ra. Không có lý do thực chất nào được đưa ra. Tuy nhiên Ngài Ma Ha Ca Diếp có nói một câu: "Nếu ta thay đổi luật, người ta sẽ nói đệ tử của Ðức Cồ Ðàm thay đổi luật lệ trước khi ngọn lửa thiêu Ngài chưa tắt".

    Tại Hội Nghị này, Pháp được chia ra làm nhiều phần và mỗi phần được trao cho một vị trưởng lão cùng với đệ tử của vị ấy để ghi nhớ. Pháp được truyền khẩu từ thầy đến trò. Pháp thường được tụng niệm hàng ngày bởi một nhóm người thường được phối kiểm lẫn nhau để bảo đảm không có sự thiếu sót cũng như không có gì thêm vào. Các sử gia đều đồng ý truyền thống truyền khẩu đáng tin cậy hơn văn bản của một người viết lại vài năm sau Hội nghị dựa theo trí nhớ của mình.

    Ðại Hội Kiết Tập Lần Thứ Hai

    Một trăm năm sau, Ðại Hội Kiết tập lần thứ hai đẻ bàn luận về một số giới luật. Không cần thiết phải thay đổi những giới luật ba tháng sau khi Ðức Phật nhập Niết Bàn vì lẽ không có gì thay đổi nhiều về chính trị, kinh tế và xã hội trong khoảng thời gian ngắn này. Nhưng 100 năm sau, một số các thầy tu nhận thấy cần phải có sự thay đổi với một số giới luật thứ yếu. Những nhà sư chính thống nói không có gì phải thay đổi trong khi những nhà sư khác khăng khăng xin thay đổi một số giới luật. Cuối cùng, một số nhà sư bỏ Ðại Hội và thành lậpMahasanghika - Ðại Chúng Bộ. Dù được gọi là Mahasanghika, cũng không phải là Mahayana (Ðại Thừa). Trong Ðại Hội Kiết Tập lần thứ hai, chỉ có những vấn đề liên quan đến giới luật được đem bàn cãi và không có gì tranh cãi về Pháp như đã được ghi nhận.

    Ðại Hội Kiết Tập Lần Thứ Ba

    Vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, trong thời Hoàng Ðế A Dục, Ðại Hội Kiết Tập lần thứ ba được triệu tập để bàn thảo về những ý kiến dị biệt giữa những tỳ-kheo của nhiều phái khác nhau. Tại Ðại Hội này những dị biệt không chỉ hạn hẹp trong Giới Luật mà cũng liên quan tới Pháp nữa. Lúc kết thúc Hội Nghị, Ngài Moggaliputta Tissa, tổng hợp vào một cuốn sách gọi là Kathavatthu bác bỏ những quan điểm và lý thuyết dị giáo và sai lầm của một số giáo phái. Giáo lý được phê chuẩn và chấp thuận bởi Ðại Hội được biết là Theravada (Nguyên Thủy). Vi Diệu Pháp được bao gồm trong Ðại Hội này.

    Sau Ðại Hội Kiết Tập lần thứ ba, người con Vua A Dục, Ngài Hòa Thượng Mahinda, mang Tam Tạng Kinh Ðiển đến Sri Lanka, cùng với những lời bình luận được đọc tại Ðại Hội này. Những kinh điển được mang về Sri Lanka vẫn được gìn giữ cho tới ngày nay không mất một trang nào. Những kinh điển này được viết bằng tiếng Pali căn cứ vào ngôn ngữ của Magadhi (xứ Ma Kiệt Ðà) là ngôn ngữ của Ðức Phật. Không có cái gì gọi là Ðại Thừa vào thời bấy giờ.

    Ðại Thừa Xuất Hiện

    Giữa thế kỷ thứ nhất truớc Công Nguyên và thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, hai cụm từ Mahayana (Ðại Thừa) và Hinayana (Tiểu Thừa) xuất hiện trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa hay Kinh Pháp Hoa.

    Vào khoảng thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên, Mahayana (Ðại Thừa) được định nghĩa rõ ràng . Ngài Long Thọ triển khai triết học tánh "Không" của Ðại Thừa và chứng minh tất cả mọi thứ đều là "Không" trong một bộ luận ngắn gọi là Madhyamika-Karika (Trung Quán Luận). Vào khoảng thế kỷ thứ tư, Ngài Vô Trước và Thế Thân viết nhiều tác phẩm về Ðại Thừa. Sau thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, những nhà Phật Giáo Ðại Thừa, giữ vững lập trường rõ ràng này, và rồi cụm từ Ðại Thừa và Tiểu Thừa được nói đến.

    Chúng ta không nên lẫn lộn Hinayana (Tiểu Thừa) với Theravada (Nguyên Thủy) vì những từ ngữ này không đồng nghĩa. Theravada (Nguyên Thủy) Phật Giáo nhập vào Sri Lanka vào thế kỷ thứ ba trước Tây Nguyên lúc đó không có Ðại Thừa gì cả. Phái Tiểu Thừa phát triển tại Ấn Ðộ có một bộ phận độc lập với dạng thức Phật Giáo tại Sri Lanka. Ngày nay không có phái Tiểu Thừa hiện hữu tại nơi đâu trên thế giới nữa. Cho nên, vào năm 1950 Ðại Hội Phật Giáo Thân Hữu Thế Giới khai mạc tại Colombo, đồng nhất trí quyết định bỏ hẳn từ ngữ Hinayana (Tiểu Thừa) khi nói đến Phật Giáo hiện hữu tại Sri Lanka, Thái Lan, Miến Ðiện, Cao Miên, Lào vân vân... Trên đây là sơ lược lịch sử Nguyên Thủy, Ðại Thừa và Tiểu Thừa.

    Ðại Thừa và Nguyên Thủy

    Bây giờ, sự khác biệt giữa Ðại Thừa và Nguyên Thủy như thế nào?

    Tôi đã nghiên cứu nhiều năm Ðại Thừa và càng nghiên cứu bao nhiêu tôi lại càng thấy khó có khác biệt giữa Ðại Thừa và Nguyên Thủy khi nhìn vào giáo lý căn bản.

    * Cả hai đều công nhận Ðức Phật Thích Ca là Bậc Ðạo Sư.
    * Tứ Diệu Ðế đếu đúng như vậy với cả hai trường phái.
    * Bát Chánh Ðạo cũng y như nhau ở hai trường phái.
    * Lý Duyên Sinh hay Lý Duyên Khởi cũng y như nhau tại hai trường phái.
    * Cả hai đều bác bỏ ý kiến về một đấng tối thượng sáng tạo và thống trị thế giới này.
    * Cả hai đều công nhận Vô thường, Khổ, Vô Ngã, và Giới, Ðịnh, và Huệ như nhau không có gì khác biệt.


    Trên đây là những giáo lý quan trọng nhất của Ðức Phật và đều được chấp nhận bởi cả hai trường phái không thắc mắc.

    Cũng có một vài điểm khác biệt. Một điều dị biệt ấy là lý tưởng Bồ Tát. Nhiều người nói rằng Ðại Thừa chỉ con đường Bồ Tát Ðạo đẫn đến Thành Phật (Giác Ngộ) trong khi Nguyên thủy dẫn đến A La Hán. Tôi phải nhấn mạnh là Ðức Phật cũng là một A La Hán. Bích Chi Phật cũng là một A La Hán. Một đệ tử có thể trở thành bậc A La Hán. Kinh Ðiển Ðại Thừa không bao giờ dùng cụm từ Arahant-Yana, Cỗ xe A La Hán. Kinh Ðiển Ðại Thừa dùng ba từ: Bodhisatvayana (Bồ Tát Thừa), Prateka-Buddhayana (Duyên Giác Thừa), và Sravakayana (Thinh Văn Thừa). Trong truyền thống Nguyên Thủy, ba từ trên được gọi là Bodhis (Giác ngộ).

    Một số người nghĩ rằng Nguyên Thủy ích kỷ vì Nguyên Thủy dạy ta nên tìm kiếm sự giải thoát cho chính mình. Nhưng một người ích kỷ làm sao có thể đạt giác ngộ? Cả hai trường phái đều chấp nhận ba Thừa hay Giác Ngộ nhưng coi Bồ Tát là lý tưởng cao nhất. Ðại Thừa tạo nhiều Bồ Tát huyền bí trong khi Nguyên Thủy coi Bồ Tát như một người như chúng ta nhưng hiến dâng cả đời mình để đạt toàn thiện, chủ yếu trở thành một Ðức Phật giác ngộ hoàn toàn cho phúc lợi và hạnh phúc của thế giới.

    Tam Ðẳng Phật

    Có ba đẳng Phật: Samma Sambuddha (Ðức Chánh Ðẳng Chánh Giác) đạt giác ngộ hoàn toàn bằng nỗ lực của chính mình, Pacceka Buddha (Bích Chi Phật) phần đức hạnh kém hơn Ðức Phật Chánh Ðẳng Chánh Giác, và Savaka Buddha (Thinh Văn Phật), môn đồ của A La Hán thành Phật. Ðạt Niết Bàn giữa ba đẳng Phật này hoàn toàn giống nhau. Ðiều khác biệt duy nhất là Ðức Phật Chánh Ðảng Chánh Giác có nhiều Ðức Tính và khả năng hơn hai Ðức Phật kia.

    Một số người nghĩ rằng tánh Không hay Sunyata bàn luận bởi Ngài Long Thọ là giáo lý hoàn toàn Ðại Thừa. Nó căn cứ vào tư tưởng vô ngã hay không có cái ta, trong Lý Duyên Sinh hay Lý Duyên Khởi, tìm thấy trong những Kinh Ðiển Nguyên Thủy bằng tiếng Pali. Một dịp Ngài A Nan hỏi Ðức Phật: "Người ta nói tiếng Không, Vậy Không là gì, thưa Ðức Thế Tôn?" Ðức Phật trả lời "Này A Nan, không có cái ta, không có gì của ta trên thế giới này. Cho nên, thế giới rỗng không". Ngài Long Thọ lấy ý kiến này khi Ngài viết tác phẩm nổi tiếng, bộ "Trung Quán Luận". Ngoài ra tư tưởng tánh Không là quan niệm "A lại gia thức" của Phật Giáo Ðại Thừa mà mầm giống của nó từ những kinh điển Nguyên Thủy. Những nhà Ðại Thừa đã triển khai tư tưởng này thành một tâm lý và triết lý sâu sắc.

    Hòa Thượng Tiến Sĩ W. Rahula
    Chớ nói nhiều. Niệm Phật đi

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Hư Không Tạng Xem Bài Gởi
    Hãy để cho chúng ta bàn luận về câu hỏi thường được hỏi bởi nhiều người: Sự khác biệt giữa Ðại Thừa và Nguyên Thủy Phật Giáo như thế nào? Muốn nhìn sự vật theo đúng toàn cảnh, chúng ta hãy quay về lịch sử Phật Giáo và truy nguyên sự hình thành và sự phát triển của Ðại Thừa và Nguyên Thủy Phật Giáo.

    Ðức Phật sanh vào thế kỷ Thứ 6 trước Công Nguyên. Sau khi đạt giác ngộ vào năm 35 tuổi cho đến khi Ngài Nhập Niết Bàn vào năm 80 tuổi, Ngài thuyết giáo và giảng dạy suốt những năm tháng đó. Chắc chắn Ngài là một trong những người nhiều nghị lực nhất chưa từng thấy: 45 năm trường Ngài giảng dạy ngày đêm, và chỉ ngủ khoảng 2 giờ một ngày.

    Ðức Phật tiếp xúc với tất cả mọi hạng người, vua và hoàng tử, Bà La Môn, nông dân, kẻ ăn xin, người học thức người bình thường. Giáo lý của Ngài được thực hiện theo kinh nghiệm, mức hiểu biết và khả năng tinh thần của người nghe Pháp. Ðiều Ngài dạy gọi là Vicana hay lời Phật dạy. Không có cái gì gọi là Nguyên Thủy hay Ðại Thừa thời bấy giờ.

    Sau khi thành lập Ðoàn Thể Chư Tăng và Chư Ni, Ðức Phật đặt ra một số luật lệ gọi là Giới Luật để hướng dẫn các Ðoàn Thể này. Phần còn lại giáo lý của Ngài gọi là Pháp gồm có những bài giảng, những bài thuyết pháp cho các tăng, các ni và người cư sĩ.

    Ðại Hội Kiết Tập Lần Thứ Nhất

    Sau khi Ðúc Phật nhập Niết Bàn được ba tháng, những đệ tử thân cận của Ngài triệu tập một hội nghị tại Rajagaha (Thành Vương Xá). Ngài Ma Ha Ca Diếp, người được trọng vọng nhất mà cũng là bậc trưởng lão, là chủ tịch Hội Nghị. Hai nhân vật quan trọng chuyên về hai lĩnh vực khác nhau - Pháp và Luật - đều có mặt. Một người là Ngài Ananda (A Nan), người đệ tử thân cận nhất (thị giả) của Ðức Phật trong suốt 25 năm. Thiên phú với một trí nhớ xuất sắc, Ngài A Nan có thể đọc lại những gì Ðức Phật nói. Nhân vật kia là Ngài Upali (U Bà Li) nhớ được tất cả những Giới Luật.

    Chỉ hai phần - Pháp và Luật được đọc lại tại Ðại Hội Lần Thứ Nhất. Tuy không có nhiều ý kiến dị biệt về Pháp (không nói đến Vi Diệu Pháp), có một số thảo luận về Luật. Trước khi Ðức Phật nhập Niết Bàn, Ngài có nói với Ngài A Nan nếu Ðoàn Thể Tăng Già muốn tu chính hay thay đổi một số luật thứ yếu, họ có thể làm được. Nhưng vào lúc đó, Ngài A Nan vì quá lo lắng vì Ðức Phật sắp ra đi nên không hỏi những luật thứ yếu ấy là gì. Vì các thành viên trong Hội Nghị không đi đến thỏa thuận những luật nào là luật thứ yếu nên Ngài Ma Ha Ca Diếp quyết định không có luật lệ nào đặt ra bởi Ðức Phật được thay đổi, và cũng không luật lệ mới nào được đưa ra. Không có lý do thực chất nào được đưa ra. Tuy nhiên Ngài Ma Ha Ca Diếp có nói một câu: "Nếu ta thay đổi luật, người ta sẽ nói đệ tử của Ðức Cồ Ðàm thay đổi luật lệ trước khi ngọn lửa thiêu Ngài chưa tắt".

    Tại Hội Nghị này, Pháp được chia ra làm nhiều phần và mỗi phần được trao cho một vị trưởng lão cùng với đệ tử của vị ấy để ghi nhớ. Pháp được truyền khẩu từ thầy đến trò. Pháp thường được tụng niệm hàng ngày bởi một nhóm người thường được phối kiểm lẫn nhau để bảo đảm không có sự thiếu sót cũng như không có gì thêm vào. Các sử gia đều đồng ý truyền thống truyền khẩu đáng tin cậy hơn văn bản của một người viết lại vài năm sau Hội nghị dựa theo trí nhớ của mình.

    Ðại Hội Kiết Tập Lần Thứ Hai

    Một trăm năm sau, Ðại Hội Kiết tập lần thứ hai đẻ bàn luận về một số giới luật. Không cần thiết phải thay đổi những giới luật ba tháng sau khi Ðức Phật nhập Niết Bàn vì lẽ không có gì thay đổi nhiều về chính trị, kinh tế và xã hội trong khoảng thời gian ngắn này. Nhưng 100 năm sau, một số các thầy tu nhận thấy cần phải có sự thay đổi với một số giới luật thứ yếu. Những nhà sư chính thống nói không có gì phải thay đổi trong khi những nhà sư khác khăng khăng xin thay đổi một số giới luật. Cuối cùng, một số nhà sư bỏ Ðại Hội và thành lậpMahasanghika - Ðại Chúng Bộ. Dù được gọi là Mahasanghika, cũng không phải là Mahayana (Ðại Thừa). Trong Ðại Hội Kiết Tập lần thứ hai, chỉ có những vấn đề liên quan đến giới luật được đem bàn cãi và không có gì tranh cãi về Pháp như đã được ghi nhận.

    Ðại Hội Kiết Tập Lần Thứ Ba

    Vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, trong thời Hoàng Ðế A Dục, Ðại Hội Kiết Tập lần thứ ba được triệu tập để bàn thảo về những ý kiến dị biệt giữa những tỳ-kheo của nhiều phái khác nhau. Tại Ðại Hội này những dị biệt không chỉ hạn hẹp trong Giới Luật mà cũng liên quan tới Pháp nữa. Lúc kết thúc Hội Nghị, Ngài Moggaliputta Tissa, tổng hợp vào một cuốn sách gọi là Kathavatthu bác bỏ những quan điểm và lý thuyết dị giáo và sai lầm của một số giáo phái. Giáo lý được phê chuẩn và chấp thuận bởi Ðại Hội được biết là Theravada (Nguyên Thủy). Vi Diệu Pháp được bao gồm trong Ðại Hội này.

    Sau Ðại Hội Kiết Tập lần thứ ba, người con Vua A Dục, Ngài Hòa Thượng Mahinda, mang Tam Tạng Kinh Ðiển đến Sri Lanka, cùng với những lời bình luận được đọc tại Ðại Hội này. Những kinh điển được mang về Sri Lanka vẫn được gìn giữ cho tới ngày nay không mất một trang nào. Những kinh điển này được viết bằng tiếng Pali căn cứ vào ngôn ngữ của Magadhi (xứ Ma Kiệt Ðà) là ngôn ngữ của Ðức Phật. Không có cái gì gọi là Ðại Thừa vào thời bấy giờ.

    Ðại Thừa Xuất Hiện

    Giữa thế kỷ thứ nhất truớc Công Nguyên và thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, hai cụm từ Mahayana (Ðại Thừa) và Hinayana (Tiểu Thừa) xuất hiện trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa hay Kinh Pháp Hoa.

    Vào khoảng thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên, Mahayana (Ðại Thừa) được định nghĩa rõ ràng . Ngài Long Thọ triển khai triết học tánh "Không" của Ðại Thừa và chứng minh tất cả mọi thứ đều là "Không" trong một bộ luận ngắn gọi là Madhyamika-Karika (Trung Quán Luận). Vào khoảng thế kỷ thứ tư, Ngài Vô Trước và Thế Thân viết nhiều tác phẩm về Ðại Thừa. Sau thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, những nhà Phật Giáo Ðại Thừa, giữ vững lập trường rõ ràng này, và rồi cụm từ Ðại Thừa và Tiểu Thừa được nói đến.

    Chúng ta không nên lẫn lộn Hinayana (Tiểu Thừa) với Theravada (Nguyên Thủy) vì những từ ngữ này không đồng nghĩa. Theravada (Nguyên Thủy) Phật Giáo nhập vào Sri Lanka vào thế kỷ thứ ba trước Tây Nguyên lúc đó không có Ðại Thừa gì cả. Phái Tiểu Thừa phát triển tại Ấn Ðộ có một bộ phận độc lập với dạng thức Phật Giáo tại Sri Lanka. Ngày nay không có phái Tiểu Thừa hiện hữu tại nơi đâu trên thế giới nữa. Cho nên, vào năm 1950 Ðại Hội Phật Giáo Thân Hữu Thế Giới khai mạc tại Colombo, đồng nhất trí quyết định bỏ hẳn từ ngữ Hinayana (Tiểu Thừa) khi nói đến Phật Giáo hiện hữu tại Sri Lanka, Thái Lan, Miến Ðiện, Cao Miên, Lào vân vân... Trên đây là sơ lược lịch sử Nguyên Thủy, Ðại Thừa và Tiểu Thừa.

    Ðại Thừa và Nguyên Thủy

    Bây giờ, sự khác biệt giữa Ðại Thừa và Nguyên Thủy như thế nào?

    Tôi đã nghiên cứu nhiều năm Ðại Thừa và càng nghiên cứu bao nhiêu tôi lại càng thấy khó có khác biệt giữa Ðại Thừa và Nguyên Thủy khi nhìn vào giáo lý căn bản.

    * Cả hai đều công nhận Ðức Phật Thích Ca là Bậc Ðạo Sư.
    * Tứ Diệu Ðế đếu đúng như vậy với cả hai trường phái.
    * Bát Chánh Ðạo cũng y như nhau ở hai trường phái.
    * Lý Duyên Sinh hay Lý Duyên Khởi cũng y như nhau tại hai trường phái.
    * Cả hai đều bác bỏ ý kiến về một đấng tối thượng sáng tạo và thống trị thế giới này.
    * Cả hai đều công nhận Vô thường, Khổ, Vô Ngã, và Giới, Ðịnh, và Huệ như nhau không có gì khác biệt.


    Trên đây là những giáo lý quan trọng nhất của Ðức Phật và đều được chấp nhận bởi cả hai trường phái không thắc mắc.

    Cũng có một vài điểm khác biệt. Một điều dị biệt ấy là lý tưởng Bồ Tát. Nhiều người nói rằng Ðại Thừa chỉ con đường Bồ Tát Ðạo đẫn đến Thành Phật (Giác Ngộ) trong khi Nguyên thủy dẫn đến A La Hán. Tôi phải nhấn mạnh là Ðức Phật cũng là một A La Hán. Bích Chi Phật cũng là một A La Hán. Một đệ tử có thể trở thành bậc A La Hán. Kinh Ðiển Ðại Thừa không bao giờ dùng cụm từ Arahant-Yana, Cỗ xe A La Hán. Kinh Ðiển Ðại Thừa dùng ba từ: Bodhisatvayana (Bồ Tát Thừa), Prateka-Buddhayana (Duyên Giác Thừa), và Sravakayana (Thinh Văn Thừa). Trong truyền thống Nguyên Thủy, ba từ trên được gọi là Bodhis (Giác ngộ).

    Một số người nghĩ rằng Nguyên Thủy ích kỷ vì Nguyên Thủy dạy ta nên tìm kiếm sự giải thoát cho chính mình. Nhưng một người ích kỷ làm sao có thể đạt giác ngộ? Cả hai trường phái đều chấp nhận ba Thừa hay Giác Ngộ nhưng coi Bồ Tát là lý tưởng cao nhất. Ðại Thừa tạo nhiều Bồ Tát huyền bí trong khi Nguyên Thủy coi Bồ Tát như một người như chúng ta nhưng hiến dâng cả đời mình để đạt toàn thiện, chủ yếu trở thành một Ðức Phật giác ngộ hoàn toàn cho phúc lợi và hạnh phúc của thế giới.

    Tam Ðẳng Phật

    Có ba đẳng Phật: Samma Sambuddha (Ðức Chánh Ðẳng Chánh Giác) đạt giác ngộ hoàn toàn bằng nỗ lực của chính mình, Pacceka Buddha (Bích Chi Phật) phần đức hạnh kém hơn Ðức Phật Chánh Ðẳng Chánh Giác, và Savaka Buddha (Thinh Văn Phật), môn đồ của A La Hán thành Phật. Ðạt Niết Bàn giữa ba đẳng Phật này hoàn toàn giống nhau. Ðiều khác biệt duy nhất là Ðức Phật Chánh Ðảng Chánh Giác có nhiều Ðức Tính và khả năng hơn hai Ðức Phật kia.

    Một số người nghĩ rằng tánh Không hay Sunyata bàn luận bởi Ngài Long Thọ là giáo lý hoàn toàn Ðại Thừa. Nó căn cứ vào tư tưởng vô ngã hay không có cái ta, trong Lý Duyên Sinh hay Lý Duyên Khởi, tìm thấy trong những Kinh Ðiển Nguyên Thủy bằng tiếng Pali. Một dịp Ngài A Nan hỏi Ðức Phật: "Người ta nói tiếng Không, Vậy Không là gì, thưa Ðức Thế Tôn?" Ðức Phật trả lời "Này A Nan, không có cái ta, không có gì của ta trên thế giới này. Cho nên, thế giới rỗng không". Ngài Long Thọ lấy ý kiến này khi Ngài viết tác phẩm nổi tiếng, bộ "Trung Quán Luận". Ngoài ra tư tưởng tánh Không là quan niệm "A lại gia thức" của Phật Giáo Ðại Thừa mà mầm giống của nó từ những kinh điển Nguyên Thủy. Những nhà Ðại Thừa đã triển khai tư tưởng này thành một tâm lý và triết lý sâu sắc.

    Hòa Thượng Tiến Sĩ W. Rahula
    Rõ ràng thời Phật tại thế không có, sau này mới có là mạo nhận lần 1.
    Rõ ràng thời Phật tại thế không có mà dán nói kinh do Phật thuyết là mạo nhận lần 2.
    https://www.facebook.com/groups/2350138305138741/?ref=share

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Nonamepas Xem Bài Gởi
    Rõ ràng thời Phật tại thế không có, sau này mới có là mạo nhận lần 1.
    Rõ ràng thời Phật tại thế không có mà dán nói kinh do Phật thuyết là mạo nhận lần 2.
    Ông đúng là tên BẤT LƯƠNG ko thể khác hơn, ông thật dốt khi tôi đã post rất tường minh như vậy mà ko nhét vào đầu ông được. Ông lại tự hiểu theo cái cách hẹp hòi như bấy lâu để mà nói là mạo nhận ư? Ông ko hiểu do dốt hay vì mục đích khác thì cũng đừng nghĩ ko ai hiểu như ông mà nói cho có như vậy!
    Tận ngọn nguồn thì thưa với ông là ko có cái gọi là nguyên thủy hai đại thừa gì hết! Đừng có kiểu trích dẫn theo ý cạn cợt của bản thân mình chư vậy! Ông có hiểu cái quái gì ở câu in đậm này đâu hèn chi bảo sao nghe sư Thích Giác Khang giảng pháp ông chụp ngay một đoạn ví dụ của sư và nói nhăng nói cuội.
    Chả thấy post được cái gì ít nhất nó có ích về mặt lịch sử hay truyền thừa hay tu học, đi đâu cũng lê la cái quan điểm chia rẽ bộ phái. Ông là nhất rồi đấy! Stupid nhất! Thượng hạng chứ chẳng phải loại 1 nữa! Cái quái gì cũng xiên xỏ được mà chả trúng trật cái gì!
    Cứ vào chém 1 hoặc 2 câu ra vẻ hiểu biết, thật ra ông rỗng toác, từ kiến thức sơ đẳng đến nội chứng, kể cả từ phương diện lịch sử.
    Chớ nói nhiều. Niệm Phật đi

  10. #10

    Mặc định

    Một cái là chú trọng pháp hành để chuyển hóa thân tâm bản thân mình, một cái là học nhiều giáo lý để trở thành nhà lý luận, giảng sư, nhà thông thái rồi đi tranh luận, giảng đạo và phát triển Phật sự có định hướng.

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi new_man Xem Bài Gởi
    Một cái là chú trọng pháp hành để chuyển hóa thân tâm bản thân mình, một cái là học nhiều giáo lý để trở thành nhà lý luận, giảng sư, nhà thông thái rồi đi tranh luận, giảng đạo và phát triển Phật sự có định hướng.
    Đạo hữu nhầm! Người ta học nhiều giáo lý là để hành cho đúng giáo pháp mà đức Phật Thích Ca đã giảng dạy! Chứ không phải như những kẻ không chịu suy nghĩ, tìm hiểu, thẩm sát kỹ lưỡng, coi tu học như trò đùa, hành pháp vô trách nhiệm. Vớ được cái gì là ôm vội lấy mà tu. Cuối cùng tu theo ngoại đạo mạo nhận, uổng phí 1 đời mất công vô ích!
    https://www.facebook.com/groups/2350138305138741/?ref=share

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Nonamepas Xem Bài Gởi
    Đạo hữu nhầm! Người ta học nhiều giáo lý là để hành cho đúng giáo pháp mà đức Phật Thích Ca đã giảng dạy! Chứ không phải như những kẻ không chịu suy nghĩ, tìm hiểu, thẩm sát kỹ lưỡng, coi tu học như trò đùa, hành pháp vô trách nhiệm. Vớ được cái gì là ôm vội lấy mà tu. Cuối cùng tu theo ngoại đạo mạo nhận, uổng phí 1 đời mất công vô ích!
    Chính xác, có những kẻ tự cho mình là CHÍNH, coi người khác là TÀ. Y chang cách truyền giáo của các cha cố đạo độc thần xưa vậy. Đi đến đâu là đem sự bất ổn đến đó.
    Ai mà theo mấy tay như Nonamepas thì hết kiếp này lại luân hồi kiếp khác mà thôi. Như con vẹt ra rả điệp khúc "ngoại đạo" chứ ngoài ra ko có gì hơn.
    Mà này? Nếu ông chắc chắn con đường ông đang rao giảng là đúng thì post lên đây cách tu hành của ông đang thực hành để đi đến giải thoát nó như thế nào cho anh em tụi tôi được theo với? Lộ trình tu hành có gặp vướng mắc gì chăng? Lộ trình tâm thức có những điều gì mới lạ chăng? Đã nhập xuất các tầng thiền được trôi chảy chăng?
    Có sự hỷ lạc khi thiền định chăng? Có loại bỏ được 5 triền cái chăng?
    Có còn thấy sự thở chăng? Có còn cái biết khi chú tâm khi thiền định chăng?
    Có tự thấy được các mạch máu, các cơ quan nội tạng trong cơ thể mình như mình đang soi gương chăng?....Và còn rất nhiều nữa ông bạn ạ!

    Chắc ông lại post hai chữ: "Vậy à?" cho nó có vẻ thiền vị và trốn như trong các bài viết trước?
    Chớ nói nhiều. Niệm Phật đi

  13. #13

    Mặc định

    Phật Giáo phát triển không phải do Phật Thích Ca thuyết, nên nếu học các giáo lý đó để tu thì cũng được nhưng không phải phương pháp của đức Phật Thích Ca. Còn họ nghĩ còn hàng vạn các vị Phật khác mà học thì họ cứ học thôi.

  14. #14

    Mặc định

    Trong kinh Nguyên thủy có giáo pháp của Đức Phật nên họ học hành là để chuyển hóa thân tâm, giải thoát. Còn trong kinh Phát triển không phải do Đức Phật thuyết nên họ mới trở thành như bạn nói:"Chứ không phải như những kẻ không chịu suy nghĩ, tìm hiểu, thẩm sát kỹ lưỡng, coi tu học như trò đùa, hành pháp vô trách nhiệm. Vớ được cái gì là ôm vội lấy mà tu. Cuối cùng tu theo ngoại đạo mạo nhận, uổng phí 1 đời mất công vô ích!"

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi new_man Xem Bài Gởi
    Trong kinh Nguyên thủy có giáo pháp của Đức Phật nên họ học hành là để chuyển hóa thân tâm, giải thoát. Còn trong kinh Phát triển không phải do Đức Phật thuyết nên họ mới trở thành như bạn nói:"Chứ không phải như những kẻ không chịu suy nghĩ, tìm hiểu, thẩm sát kỹ lưỡng, coi tu học như trò đùa, hành pháp vô trách nhiệm. Vớ được cái gì là ôm vội lấy mà tu. Cuối cùng tu theo ngoại đạo mạo nhận, uổng phí 1 đời mất công vô ích!"
    Đạo hữu thật là "như lý tác ý, ly dục ly bất thiện pháp, thật là nguyên thủy và thật là chơn như"....
    Xin bái phục tinh thần trách nhiệm và đạo hạnh cao vời của đạo hữu @new_man
    Chớ nói nhiều. Niệm Phật đi

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi budsas90 Xem Bài Gởi
    Mình muốn hỏi về hai trường phái Phật Giáo như sau :
    - Phật giáo nguyên thủy tu tập như thế nào và đích đến là gì ?
    - Phật giáo phát triển tu tập như thế nào và đích đến là gì ?
    - Hai trường phái trên thì trường phái nào đang có nhiều người theo hơn ?
    Phật giáo nguyên thuỷ là 1 cái tên, tu tập như thế nào là tuỳ duyên của mỗi người (không gò bó). Phật giáo phát triển cũng là 1 cái tên, tu tập thế nào thì tuỳ ở hoàn cảnh. Còn chuyện đi đến đâu thì còn tuỳ vào người đi. 2 phái trên đều là do tâm phân biệt mà thành, cho nên phái nào nhiều người ít người cũng chẳng quan trọng vì mục đích tu "đạo" không nằm ở số lượng.

    Người ta đọc biết bao nhiêu sách vở cũng chỉ để gạt người, gạt mình, và tránh bị người khác gạt, nhưng dù có giỏi đến đâu, có gạt được cả thiên hạ thì sau cùng cũng khó thoát khỏi tự gạt chính mình.
    Last edited by lavender87; 28-10-2020 at 07:44 AM.

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lavender87 Xem Bài Gởi
    Phật giáo nguyên thuỷ là 1 cái tên. Phật giáo phát triển cũng là 1 cái tên.
    Ngoại đạo mạo nhận cũng là 1 cái tên.
    https://www.facebook.com/groups/2350138305138741/?ref=share

  18. #18

    Mặc định

    Gửi các bạn đang giữ tư tưởng: Những cái gì mà nằm ngoài kính do phật giảng, là không phải CHÁNH PHÁP.
    Các bạn hãy nghĩ thế này: Đức phật dùng 45 năm đi thuyết pháp. Con số 45 là một con số CÓ GIỚI HẠN.
    Giả sử đức Phật còn thuyết pháp thêm vài năm thậm chí vài chục năm nữa con số đó là 80-90 chẳng hạn. Vậy theo các bạn các năm sau đó : CÁC LỜI PHẬT NÓI VÀO CÁC NĂM 45->90 kia có phải là KINH không? Nó có trùng lặp với những gì đức phật đã nói trong 45 năm trước đó không?
    - KINH chỉ là những lời nói của đức Phật để giúp cho 1 hay 1 vài đối tượng giác ngộ. Mỗi trường hợp có 1 bám chấp khác nhau, nên đức Phật cần 1 phương tiện khác nhau để tháo gỡ sự vướng mắc cho đối tượng đó.
    Theo các bạn như thế là đủ rồi ư? những gì viết lại trong 45 năm đó có bao hàm được tất cả các bám chấp của cả thiên hạ này không?
    Nếu như có 1 công thức cố định để đi đến đích cuối cùng, thì đức phật chỉ cần sử dụng 1 bộ kinh, nói đi nói lại 45 năm là đủ, sao phải sanh ra nhiều bộ kinh như thế làm gì?
    - KINH chỉ là 1 ảnh sao chụp, tại 1 thời điểm, vị trí nhất định, thể hiện 1 giá trị tức thời của Pháp, Pháp thì lại Duyên theo sự bám chấp mà đổi sao cho quy tâm về hợp đạo, Đạo thì luôn vận hành

  19. #19

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Viên Mộc Xem Bài Gởi
    Gửi các bạn đang giữ tư tưởng: Những cái gì mà nằm ngoài kính do phật giảng, là không phải CHÁNH PHÁP.
    Các bạn hãy nghĩ thế này: Đức phật dùng 45 năm đi thuyết pháp. Con số 45 là một con số CÓ GIỚI HẠN.
    Giả sử đức Phật còn thuyết pháp thêm vài năm thậm chí vài chục năm nữa con số đó là 80-90 chẳng hạn. Vậy theo các bạn các năm sau đó : CÁC LỜI PHẬT NÓI VÀO CÁC NĂM 45->90 kia có phải là KINH không? Nó có trùng lặp với những gì đức phật đã nói trong 45 năm trước đó không?
    - KINH chỉ là những lời nói của đức Phật để giúp cho 1 hay 1 vài đối tượng giác ngộ. Mỗi trường hợp có 1 bám chấp khác nhau, nên đức Phật cần 1 phương tiện khác nhau để tháo gỡ sự vướng mắc cho đối tượng đó.
    Theo các bạn như thế là đủ rồi ư? những gì viết lại trong 45 năm đó có bao hàm được tất cả các bám chấp của cả thiên hạ này không?
    Nếu như có 1 công thức cố định để đi đến đích cuối cùng, thì đức phật chỉ cần sử dụng 1 bộ kinh, nói đi nói lại 45 năm là đủ, sao phải sanh ra nhiều bộ kinh như thế làm gì?
    - KINH chỉ là 1 ảnh sao chụp, tại 1 thời điểm, vị trí nhất định, thể hiện 1 giá trị tức thời của Pháp, Pháp thì lại Duyên theo sự bám chấp mà đổi sao cho quy tâm về hợp đạo, Đạo thì luôn vận hành
    Đúng như bạn nói đó, nhưng chắc bạn chưa đọc kinh Nguyên Thủy, được coi là bộ kinh đầu tiên được kết tập. Trong toàn bộ số kinh văn đó đức Phật chỉ có 1 chân lý là Tứ Diệu Đế và duy nhất 1 con đường là Bát Chánh Đạo thôi. Đó chính là công thức. Các bài pháp chỉ để làm rõ, hiện thực hoá con đường này.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Vào bếp xem các vua triều Nguyễn ăn gì
    By Bin571 in forum Văn hóa Ẩm Thực
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 04-09-2011, 10:43 AM
  2. Từ nguyên tử ngẫm về triết lý Phật giáo
    By bachliencu in forum Đạo Phật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 05-04-2011, 11:03 PM
  3. Quốc bảo: Ấn vàng, ấn ngọc triều Nguyễn
    By Bin571 in forum Truyền thuyết - Giai thoại - Lịch sử VIỆT NAM
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 30-01-2011, 09:20 PM
  4. Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 12-10-2010, 07:51 PM
  5. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 29-04-2009, 06:42 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •