Nội đan chính tông là như thế nào?
Cộng đồng Đạo Gia là nơi đa dạng với nhiều ý tưởng và thực hành công pháp khác nhau, mỗi môn đều có cái hay riêng của nó nhưng quan trọng hơn cả là nên làm rõ các khác biệt trong những loại công pháp này nhầm tránh sự lầm lẫn về sau. Dưới đây là những hướng dẫn chung về phẩm chất đặc biệt của Đan Pháp và một danh sách khác có lúc được quảng cáo là Đan Pháp nhưng thật ra là Khí Công.
Giải thích của tôi dựa trên nghiên cứu về Đan Kinh của Đạo Gia, những công pháp Đạo Gia thời kỳ đầu và những công pháp Khí Công hiện đại cũng như kiến thức và kinh nghiệm đến từ truyền thừa của sư phụ tôi. Nếu bạn có bất đồng quan điểm, vui lòng comment bên dưới và chúng ta có thể thảo luận.
Điểm đặc biệt của Đan Pháp:
1. Tập trung vào Nhất. Tất cả Đan Pháp chủ yếu tập trung vào như thế nào Hợp Nhất ( Tinh, Khi, Thần ) thành một tổng thể không bị phá vỡ. Mặc dù Khí có di chuyển đến các bộ phận trong cơ thể trong Đan Pháp nhưng nó không được thực hiện bởi chính bản thân chúng ta.
2. Năng Lượng di chuyển một cách tự nhiên ( tự phát ) chứ không phải bị ép buộc. Đạo Đức Kinh viết " miên miên nhược tồn, dụng chi bất cần". ( cứ liên tục chứa và cái dụng của nó không nên bị ép buộc )
3. Năng Lượng trở về Trung Tâm - tích lũy và luyện tiếp.
4. 丹 ( Đan ) khác với 气 ( Khí ) và nó là kết quả của việc Khí được tích lũy trong một thời gian dài. Đan Pháp rất coi trọng Tiên Thiên Cảnh Giới.
Mặc dù Đan Pháp đều có tu luyện Hậu Thiên lẫn Tiên Thiên nhưng Tu luyện phải tiến vào Tiên Thiên cảnh giới thì những hiệu quả của Đan Đạo mới thật sự hiển hiện rõ ràng. Đan Pháp không chỉ là làm cho Khí tuần hoàn khắp cơ thể, mà còn phải trở về trạng thái Cực Tĩnh trong đó thực tế tri giác không còn tồn tại. ( Trí Hư Cực, Thủ Tĩnh Đốc ). Đan Pháp vốn tuân theo các quy tắc siêu hình học của Đạo Gia và các Đan Gia mượn Tiên Thiên Khí để xây dựng Hậu Thiên và dùng Hậu Thiên để củng cố Tiên Thiên.
Không có 1 trường phái Khí Công hay Tĩnh Tọa nào làm chuyện này. Đây là điểm độc đáo riêng biệt của Đan Pháp và Đạo Gia.
5. Đan Pháp tuân theo các nguyên tắc Triết Học của Đạo Gia và luôn luôn quay về Thanh Tĩnh cũng như Trung Tâm. Thở mạnh, dùng Ý mạnh và các phương pháp rèn luyện thể chất đều nằm ngoài lý thuyết Đan Đạo, cũng như từng bị chỉ trích mạnh mẽ bởi những tổ sư như Trương Bá Đoan, Lữ Động Tân, v.v
Mặc dù có thể áp dụng một số khía cạnh của Đan Pháp vào những công pháp khác nhưng cuối cùng vì không thể tiến vào Tiên Thiên Cảnh Giới trong quá trình di chuyển ( Động ) nên những nghê thuật khác ví dụ Trà Đạo hay Thái Cực vẫn không thể cho là hoàn chỉnh Đan Pháp trừ khi họ cũng có tu luyện Tĩnh Công rõ ràng.
Những Công Pháp Khác được quảng cáo sai lầm là Đan Pháp:
1. Cổ Đạo Sĩ Khí Công
Thôi Nã, Quán Tưởng, Đạo Dẫn là những thuật riêng, chúng có lý thuyết và nguyên tắc riêng biệt. Có những giáo viên quảng cáo chúng là Đan Pháp nhưng từ quan điểm lý thuyết của Đạo Giáo thì chúng khá khác biệt với Đan Pháp vì chúng ảnh hưởng đến tư duy ( Tâm ) và chuyển động ( cả Tâm lẫn Thân khi tu luyện ). Một thuật ngữ phổ biến của Đạo Sĩ là Bất Trứ ( 不着 ) tức không bị ảnh hưởng, trong khi thở mạnh, kéo dãn hay uốn mình, và quán tưởng đều là Ảnh Hưởng.
2. Hiện Đại Khí Công
Một số hiện đại Khí Công cũng có bao gồm Đan Pháp trong những giáo trình giảng dạy nâng cao, nhưng nói chung Khí Công chủ yếu liên quan đến việc Hành Khí tuần hoàn trong cơ thể cho mục đích khoẻ mạnh và chữa bệnh. Lợi ích về Thần của Khí Công rất hạn chế vì dành nhiều thời gian tu luyện cái Động nhiều hơn là Tĩnh. Theo Trần Anh Ninh, Đan Pháp bắt đầu từ Tĩnh, nên 2 loại công pháp thực sự khác biệt rất lớn.
3. Võ Công
Võ Công đôi khi cũng bao gồm luôn Đan Pháp trong quá trình giảng dạy, nhưng mục tiêu của Võ Gia thường thường lại không tương đồng với Đan Gia.
4. Nội Đan Công ( công ở đây nghĩa là khả năng ) không thể được mua hay bán
Không giống như Võ Công hay Khí Công, những người có thể thật sự đánh giá khả năng của 1 Đan Gia chỉ có thể là Sư Phụ họ hay những Đan Gia khác. Đan Đạo không phải là một loạt các loại kỹ năng khác nhau mà nó là sự phát triển năng lượng trong chính cơ thể một người. Không thể tham gia một khoá học cao cấp giúp cho việc tu hành của bạn lớn hơn, nhiều bí kỹ tuyện chiêu hơn, cho dù sự chỉ dẫn giảng dạy của một người thầy là thật sự cần thiết để hoàn toàn hiểu rõ và tu luyện Đan Pháp nhưng thật sự không có Đạo Đức hay nói là không thể bán giá cao những kỹ năng cấp độ cao của Đan Đạo như một người có thể làm với Khí Công hay Võ Công, bởi vì tiến bộ của Đan Đạo hoàn toàn dựa trên 2 yếu tố:
a. Chân Truyền ( tính xác thực của truyền thừa công pháp bản thân nhận được )
b. Chân Thành Nỗ Lực học tập và tu luyện từ Đệ Tử.
Ngoài ra không còn cái gì khác, không có gian lận và cũng không có cách nào tạo thêm 1 cái gì cho Đan Đạo, nhằm giúp nó có tính cạnh tranh, bởi vì đây hoàn toàn là Tâm Linh Công Pháp tự bản thân Tu Hành cho nên nó đòi hỏi thật cao sự trung thực, chân thành và cống hiến của cả 2 phía ( Sư Phụ và Đệ Tử ).

Điều quan trọng là chúng ta hiểu rõ những sự khác biệt này, cho dù nguyên tắc nào cũng có ngoại lệ ( một số Đan Kinh cũng có ghi lại Quán Tưởng phương pháp, hay một số phái Khí Công cũng dạy Quán Tưởng ) nhưng một khi hiểu được những điểm chính của Đan Đạo thì rất dễ nhìn ra ai đang tu luyện theo một hệ thống công pháp nào.

Nguồn Facebook