Phật Pháp và Thế Gian Pháp là hai khái niệm con người gán ghép vào hai Pháp có hình tướng khác nhau chứ thực ra thì hai Pháp ấy không có thực thể , không có tự tính,sự phân biệt ấy chỉ là vọng tưởng của con người

Tuy nhiên về mặt tương đối thì hai hình tướng này là khác nhau
Lục Tổ Huệ Năng nói:
- Phật Pháp tại thế gian
- Bất ly thế gian Giác
- Ly thế gian mịch bồ đề
- Kháp như cầu thố giác
Ý là:Không có Pháp xuất thế gian hay Phật pháp riêng biệt , tách rời khỏi thế gian được . Thế gian Pháp là môi trường cho Phật Pháp gieo duyên , tác Pháp . Cố gắng tìm sự giác Ngộ ngoài thế gian giống như tìm sừng thỏ
Tham thiền tới SƠ, Nhị , Tam , Tứ Thiền hay thậm chí tới cõi vô Sắc cũng không thể Giác Ngộ được
- Các Ngài Thích Ca , Tổ Sư , Thiền Sư , kể cả Lục Tổ Huệ Năng đều sống Nhập Thế , mặc áo ăn cơm ,gánh đất trồng rau như người bình thường , thậm chí không nhất thiết phải ngồi Thiền như bài kệ :

-Khi sống ngồi không nằm
- Lúc chết nằm không ngồi
-Đó vốn là mục xương
- Chú có công tích gì

Con người thường chấp và phân biệt hai loại hình tường của Phật Pháp và Thế gian Pháp ,thậm chí tu hành chứng Qủa nó cũng chỉ là nhu cầu thoả mãn của thế gian Pháp . Sự phân biệt đó chỉ là vọng tưởng của Tâm chấp trước chứ hai loại hình tướng đó đều không có thực chất : Sắc Bất Dị Không . Bởi vì có nguyên lý chi phối hai hình tướng đó là : nguyên lý Nhất thiết Pháp Vô Tự Tính . Các Pháp đã Vô Tự Tính thì mọi sự phân biệt chỉ là giả tạm , là quan điểm của mỗi cá nhân hay một nhóm người mà thôi
Phật Pháp là Vô Sở Trụ , không tách rời khỏi thế gian Pháp , mà là khía cạnh Tâm Linh , đóng một vai trò rõ ràng trong cuộc sống . Từ sự nhận thức khổ đau , từ các hiện tượng cuộc sống , quy luật xã hội , quy tắc Đạo Đức , lịch sử từ đó Phật pháp tìm ra quy luật thoát khổ , dạy con người hướng đến cuộc sống tinh thần đẹp đẽ hơn ,tìm đến Chân Thiện Mỹ và mang tính Nhân Văn hơn
Với sự phát triển của khoa học , đặc biệt là vật lý lượng tử , đã tiệm cận với các quan điểm Phật Giáo . cho nên các nhà vật lý nổi tiếng đã cho ra đời các tác phẩm phân tích Phật Giáo như Thế giới trong bàn tay ...

Vật chất như electron có vốn dĩ không có đặc tính , chỉ khi tiến hành đo đạc khảo sát thì đặc tính mới xuất hiện vd như thí nghiệm Ailen Aspect . Vật chất nó cũng mang tính bất định tức không ở chỗ cố định nào . Thứ ba là đặc tính rối lượng tử , tức nó đồng thời xuất hiện nhiều nơi ,khi một hạt bị tác động thì các hạt khác tức thì bị tác động tương tự tức thời không bị chi phối bởi thời gian

Vậy có phải là Nhất thiết Duy Tâm tạo không . vŨ Trụ vạn vật cũng chỉ là thông tin . Thời đại này là thời đại thông tin , Tâm thức cũng là thông tin được lưu truyền
Cuối cùng Phật Pháp bất ly Thế gian Pháp , hãy chọn cho mình một cách hành đạo tu tập sao cho Hiếu Đạo Nghĩa Nhân , tu hành đóng góp cho chính bản thân và đóng góp cho xã hội , tạo ra của cải vật chất hay giá trị tinh thần để giúp bản thân , gia đình và có thể giúp cho người khác là lối sống tốt đẹp của người Tu tại gia cũng như xuất gia