NGHI THỨC TỤNG TRÌ ĐƠN GIẢN

Nghi Thức Tụng Trì Ngũ Bộ Chú có rất nhiều tùy theo từng Hệ Phái. Tuy nhiên để có thể thực hiện một cách đơn giản và dễ nhớ nhất , chúng ta có thể thực hành theo phương cách sau.
Vào các giờ Tý, Ngọ, Mão, Dậu (4 giờ sinh hóa của trời đất) Hành Giả tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo mới sạch, ở trước Tôn Tượng dâng hương hoa, thực phẩm, đèn nến…. (tùy theo khả năng của mình) rồi trì tụng như sau
Nam mô Phật
Nam mô Pháp
Nam mô Tăng
Quy mệnh bảy vị Phật đời quá khứ
Quy mệnh chư Phật đời hiện tại
Quy mệnh chư Phật đời vị lai
Quy mệnh các Đệ Tử của chư Phật
Hãy khiến cho Chú Sở Trì của con liền theo như nguyện
OM , RAM
OM , XỜ-RỜ-HI-DIM
OM , MA NI , PA ĐỜ-MÊ , HÙM
OM, CHA LÊ, CHU LÊ, CHUNG ĐÊ, SỜ-VA HA
BỜ-HỜ RUM
(Tụng liền một hơi 5 câu Chú , tụng 108 lần cho đến 1080 lần)
Nam mô Phật
Nam mô Pháp
Nam mô Tăng
Quy mệnh bảy vị Phật đời quá khứ
Quy mệnh chư Phật đời hiện tại
Quy mệnh chư Phật đời vị lai
Quy mệnh các Đệ Tử của chư Phật
Hãy khiến cho Chú Sở Trì của con liền theo như nguyện
( Sau đó Hồi Hướng, Phát Nguyện rồi lui ra)





KẾT LUẬN

Ngũ Bộ Chú chính là lược đồ ghi nhớ các giai đoạn tu tập mười Ba La Mật của Bồ Tát Đạo nhằm giúp cho hành giả tự kiểm điểm những sai lầm và thiếu sót của mình trong khi tu tập Chính Pháp giải thoát .
Theo Mật Giáo thì Ngũ Bộ Chú chính là môn Tịnh Bồ Đề Tâm tức là cửa ngõ để đi vào Trí Tuệ của Chư Phật, trong đó :
a . Do phát khởi đức tin trong sạch thâm sâu là Tâm thực tế vốn chẳng sinh, tâm ấy an trụ thì sinh Đại Tuệ sáng chói, chiếu khắp vô lượng Pháp Tính, thấy rõ đường lối hành đạo của Chư Phật .
b . Bồ Tát trụ ở Đạo ấy thì tự nhiên xa lìa được những Nhân Duyên vọng tưởng, diệt trừ được mọi nghiệp khổ phiền não khiến thân tâm được an tịnh cát tường .
c . Người tu hành do Tâm Bồ Đề thanh tịnh soi sáng các Pháp nên ít dùng công sức mà chứng ngộ được bản tâm thanh tịnh vô cấu nhiễm, thấy thật tướng của 84000 món báu và đắc được Trừ Cái Chướng Tam Muội .
d . Khi hành giả đã được Tam Muội tịnh trừ năm chướng rồi thì tự tâm thường thấy diệu tướng sâu lặng tự nhiên (Trạm nhiên ) của tất cả Chư Phật mười phương như xem hình trong gương sáng cho đến trong mọi oai nghi : đi lại, thức ngủ đều chẳng rời những nhân duyên HỘI PHẬT như thế đồng thời hành giả thường được chư Thánh đem những phương tiện thắng diệu để dạy cho tâm tỏ ngộ và thọ nhận được mùi vị an lạc tịch tĩnh của Đại Niết Bàn .
e . Khi ấy, Hành Giả : bên trong thì được đầy đủ các công đức, bên ngoài lại được chư Phật hộ trì . Vì thế ở nơi sinh tử mà không hề bị đắm nhiễm giống như hoa sen ra khỏi mặt nước chẳng vì xuất thân từ chỗ bùn dơ mà bị nhiễm ô . Do an nhiên tự tại trong sinh tử, hành giả lại dùng bốn Nhiếp Pháp để tế độ chúng sinh thoát khỏi biển khổ đồng thời hành giả ngày càng thâm nhập vào Trí Tuệ của Phật và chứng đạt quả vị Vô Thượng Chính đẳng Chính Giác .
Năm giai đoạn trên là đường nét tự thân chứng đạt được Pháp giải thoát vô thượng của các bậc Thượng Căn đại đức vì thế Hệ thống thuần Mật thường nhận định là “ Mau chóng thành Phật “ hoặc “ Tức thân thành Phật “
- Đối với bậc Trung Căn thì Ngũ Bộ Chú biểu thị cho Lực gia trì của năm Bộ nhằm nhiếp trì chúng sinh đi vào nẻo lành để tự khai mở được Chính Pháp của chính mình . Trong đó :



1 . OMÏ RAMÏ :
Biểu thị cho lực gia trì của Kim Cương Bộ ( Vajra Kulàya ) nhằm phá tan phiền não chướng đang ngăn che ánh sáng thắng diệu của Trí Tuệ bản nhiên trong tâm của mọi chúng sinh .
Để có thể tương ưng với lực gia trì này, hành giả cần phải phát huy những hành động hướng thượng nghĩa là hướng tâm về cuộc sống cao cả (Hiền thiện, ngay thẳng, mực thước, chân chính, vị tha) để giảm bớt các chướng ngại và phiền não của thân tâm .

2 . OMÏ ‘SRHYIMÏ :
Biểu thị cho lực gia trì của Bảo Bộ ( Ratna Kulàya ) nhằm nuôi lớn phước đức đang tiềm ẩn trong tâm của chúng sinh khiến cho họ tự nhận biết rằng mình vốn có đầy đủ công đức như Chư Phật .
Để có thể tương ưng với lực gia trì này, hành giả cần phải tu tập hạnh chân thật bình đẳng, tinh tiến dẹp trừ các Pháp bất thiện và nuôi dưỡng Pháp thiện để vượt qua vòng kiềm hãm trói buộc của Ngã Chấp và lòng ích kỷ .

3 . OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ :
Biểu thị cho lực gia trì của Liên Hoa Bộ ( Padma Kulàya ) nhằm làm tươi tốt muôn điều lành và khai mở cho chúng sinh tự thấu ngộ được bản tâm thanh tịnh vô cấu nhiễm vốn có nơi mình .
Để có thể tương ứng với lực gia trì này, hành giả cần phải tu tập những hành động trong sạch nghĩa là cố gắng gìn giữ thân tâm không để cho nó bị nhiễm 6 phiền não căn bản (ảo tưởng kiêu mạn, ganh tị tranh đấu, hoài nghi tự kiêu, trì độn mù quáng, tham dục thèm khát, giận dữ oán hận ) chi phối sai xử .

4 . OMÏ CALE CULE CU DHE SVÀHÀ :
Biểu thị cho lực gia trì của Nghiệp Dụng Bộ (Karma kulàya ) [ hay Khố Tàng Bộ ( Garja Kulàya ) ] là đức Hóa Tha Nghiệp Dụng của Chư Phật vì thương xót chúng sinh mà thi hành tất cả sự nghiệp nhằm giúp chúng sinh đoạn trừ mọi mê vọng để tự chứng đạt được Bản Tâm tịch tĩnh an nhiên của chính mình .
Để có thể tương ưng với lực gia trì này, hành giả cần phải sống hoạt động dưới sự tự tri , tự giác, tự chủ, điều dụng, vị tha để giữ gìn thân tâm yên ổn không bị dao động vì sức cám dỗ của ngoại cảnh hay những lo nghĩ của Bản Tâm .

5 . BHRÙMÏ :
Biểu thị cho lực gia trì của Như Lai Bộ ( Tathàgata Kulàya ) nhằm giúp chúng sinh tự thấu ngộ rằng mình vốn có Lý Trí đầy đủ, Giác Đạo viên mãn chỉ vì Vô minh che lấp nên chưa hiển lộ . Nay được ánh quang minh thắng thượng của Phật Tuệ soi sáng mà khởi Tâm Tàm Quý ( hổ trẽn) quyết chí noi dấu Đức Đại Từ Phụ mà tu tập Chính Pháp giải thoát vô thượng .
Để có thể tương ưng với lực gia trì này, hành giả phải thường xuyên niệm Phật để đánh thức Phật Tính vốn có nơi mình, đồng thời luôn luôn giữ gìn Thệ Nguyện thành Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác nghĩa là nuôi ý nguyện xa lìa cảnh giới tịch tĩnh của Niết Bàn, dấn thân vào Thế Giới uế trược của chúng sinh để thi hành vạn hạnh tự lợi lợi tha, hoàn thiện năm phần Pháp Thân Vô thượng .
Đối với hàng Hạ Căn thì Ngũ Bộ Chú biểu thị cho lực gia trì của Pháp Giới nhằm giúp cho hành giả gieo trồng căn lành, tạo nhân duyên với các Bậc Thánh giải thoát đồng thời làm tiêu giảm bớt một số tội chướng của thân tâm . Tuy nhiên dưới lực gia trì này, hành giả dễ tương ưng với Chư Thiên và Quỷ Thần Bộ ; vì thế dễ bị uy lực của các hàng này dẫn nhiếp . Nếu hành giả thiếu sự khéo léo thì dễ bị lệch đường, đi vào nẻo ác và phá hoại căn lành . Chính vì thế, hành giả cần phải cố gắng giữ gìn giới hạnh cho trong sạch, luôn quy hướng về ân đức Tam Bảo, thường xuyên trì niệm Hồng Danh BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT , luôn kiểm soát tâm ý của mình, luôn tham khảo Kinh Điển Phật Giáo và đàm luận với các bạn lành để minh xác hướng đi chân chính, tránh sự Ngã mạn tự ti, huân tập tâm bình đẳng không chấp trước để có thể mau chóng thọ nhận được lực gia trì của Chư Phật và các Bậc Thánh giải thoát . . . Điều quan trọng là hành giả phải khởi tâm chân thật và cố gắng thực hành mọi Pháp với tâm chân thật quy hướng về quả vị Toàn Giác ; thì hành giả sẽ mau chóng xa lìa Thầy xấu, bạn ác, để gặp Thầy tốt, bạn lành và gặp được Pháp giải thoát chân thật, đúng như lời Đức Phật dạy : TÁC Ý LÀ NGHIỆP


Lâu lâu up lại, để người mới vào có điều kiện để đọc thôi, mong mọi người thông cảm