Mình sưu tập ở trang khác, mong quí vị hiểu rỏ thêm về Kinh Bát Nhã

Thần chú Bát Nhã (Prajnõa Pàramita Mantra)
Lược bản “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” được kết thúc bằng câu chú nguyện 丫包 丫包 扒先丫包 扒先戌丫包 回囚 送扣
“ GATE GATE PÀRAGATE PÀRASAMÏGATE BODHI SVÀHÀ”
Câu Chú này hàm chứa đường lối thực hành Giáo Pháp giải thoát của Phật Giáo và nhấn mạnh vào sự lợi ích thật sự của Trí Tuệ Bát Nhã là dứt trừ tận gốc rễ sự trói buộc của phiền não khổ đau,đem lại sự an lành cho tất cả chúng sinh.
_ Trong quyển “Kindness Clarity and insight” do Thiện Tri Thức xuất bản thì Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 có dạy rằng:
“Trong Tâm Kinh, sự tiến bộ biểu lộ trong câu Thần Chú GATE GATE PÀRAGATE PÀRASAMÏGATE BODHI SVÀHÀ (vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn toàn vượt qua bên kia, hãy ở như thế trong sự giác ngộ)
Chữ GATE đầu tiên liên hệ đến con đường tích tập (gom chứa)
Chữ GATE thứ hai là con đường sửa soạn.
Trong 02 giai đoạn này, sự tiếp cận Tính Không còn mang dấu vết Nhị Nguyên, có Trí Tuệ, cái soi thấu Tánh Không và có Tánh Không được soi chiếu.
PÀRAGATE : vượt qua bên kia, chỉ ra sự băng qua từ mức độ Thế Gian của con đường Thấy (Kiến đạo vị) khi vượt qua giai đoạn này, tri giác Nhị Nguyên tan biến
PÀRASAMẠGATE : hoàn toàn vượt qua bên kia, chỉ ra con đường Thiền Định suốt trong đó các bạn thực hành đã làm quen ngày càng nhiều với Tánh Không mà các bạn đã có tiếp cận trực tiếp đầu tiên tên con đường Thầy.
Để có thể kết thúc, cái nhìn chánh đáng (Chánh kiến) cho phép các bạn siêu vượt vòng sinh tử luân hồi và thực hiện giác ngộ (BODHI) cái trạng thái biến bạn thành một người an lạc và giải thoát cho tất cả (SVÀHÀ).
_ Theo cách giải thích khác thì:
GATE (丫包) là vượt qua, có nghĩa là hãy vượt qua những sai lầm về lý trí đã do ý thức phát khởi lên nhiều thức che mờ thực tại mà sinh ra sự kiêu mạn, sự nghi ngờ, sự thấy biết sai lệch của xác thân, sự hiểu biết sai chân lý, sự hiểu biết bởi: thành kiến, tập quán, dục vọng hình thành. Sự tu tập sai đường như: tuyệt thực, hành hạ xác thân, cầu trường sinh bất tử … do giáo lý ngoại đạo xây dựng. Nếu những ai đã có cố gắng và thật sự vượt qua những mê lầm này (Diệt trừ Kiến Hoặc) thì sẽ thấu hiểu chân lý VÔ NGÃ đồng thời nhận biết được lối đi chân chính. Giai đoạn này gọi là KIẾN ĐẠO.
GATE (丫包) là vượt qua. Khi đã thấy được lối đi chân chính thì thế lực của Tham ái chấp thủ đã được giảm bớt. Tuy nhiên, thế lực này đã được củng cố từ bao đời kiếp khó có thể phá vỡ ngay nên hành giả cần phải cố gắng chuyên chú vượt qua những sai lầm về tình cảm. Tức là, hãy vượt qua các Tâm niệm: Tham ái, Sân hận, Si mê, được 05 Thức Thân hỗ trợ khi đối đãi với 05 Trần cảnh. Do đó, những ai nắm vững tinh thần “Vô sở Trụ, vô sở Chấp” và đã học tập rèn luyện các Pháp Môn thích ứng với mình để thấm ướt năng lực giải thoát thì sẽ mau chóng vượt qua những phiền não chướng ngại này. Khi Tham ái, Sân hận, Si mê đã bị tiêu diệt tận gốc rễ (Dứt trừ Tư Hoặc) thì trạng thái an lạc giải thoát hiển hiện.
PÀRAGATE (扒先丫包) là vượt qua bờ bên kia. Khi trạng thái an lạc giải thoát hiển hiện, tức là các bậc Tu hành đã thật sự xả kỷ diệt Ngã chấp hoàn toàn để siêu hóa lý trí, chứng ngộ Không Tính (‘Sùnyata) của vạn hữu hay là đã biết chuyển y để biến diệu hữu thành Chân Không. Lúc này các bậc tu hành đã hoàn thiện công Đức vô vi, mọi nợ nần của Tâm Thức đã được hoàn tất và chấm dứt sinh tử luân hồi (Dứt trừ Lậu Hoặc). Đây là trạng thái TỰ GIÁC VIÊN MÃN hay hoàn thiện trí tuệ Bát Nhã bờkia, tức là chứng ngộ Niết Bàn và là mục đích cuối cùng của hàng Nhị Thừa.
PÀRASAMÏGATE (扒先戌丫包) là vượt qua bờ bên kia hoàn toàn. Đối với các Bậc Bồ Tát thì mục đích rốt ráo là chứng đắc quả vị Vô Thượng chính đẳng chính Giác cho nên khi Thiện căn chưa đầy đủ thì các Ngài không chứng nhập quả vị Niết Bàn mà vận dụng Trí Tuệ Bát Nhã bờ cao thượng chuyển Chân Không thành Diệu Hữu, hay là rời Chân Đế (Pàramartha) hòa nhập cùng Thế Tục Đế (Samvrïti) thi hành hạnh nguyện cao cả qua việc hóa độ chúng sinh để hoàn thiện phước báu Hữu vi. Khi công hạnh GIÁC THA viên mãn thì vị Bồ Tát Nhất sinh Bổ xứ sẽ lâm phàm kiếp chót để hoàn chỉnh GIÁC HẠNH viên mãn, tức là hoàn thiện Phật Trí và chứng nhận quả vị Vô Thượng chính Đẳng Chính Giác (dứt trừ Vô Minh Hoặc).
BODHI (回囚 ) là giác ngộ, giác tuệ, Phật Trí.
SVÀHÀ (送扣) là đem lại sự an lành phứơc tuệ cho tất cả chúng sinh. Ý nghĩa này cũng tương đương với nguyên lý tình thương phổ biến của Tâm Giác Ngộ của tất cả chư Phật là chữ HÙMÏ (猲)
Như vậy, Thần chú Bát Nhã có thể được diễn dịch là :
“Vượt qua kiến Hoặc, vượt qua Tư Hoặc, dứt trừ Lậu Hoặc, dứt trừ Vô Minh Hoặc, chứng đắc Phật Trí, đem lại sự an lành cho tất cả chúng sinh”.
Dựa vào ý nghĩa này thì Thần chú Bát Nhã chính là chi tiết tu tập để chứng đắc PHẬT TRÍ trong Lục Tự Đại Minh.