kết quả từ 1 tới 7 trên 7

Ðề tài: Thói hư tật xấu của người Việt

  1. #1

    Mặc định Thói hư tật xấu của người Việt

    Thói hư tật xấu của người Việt: Trọng mê tín- xem nhẹ trách nhiệm, ham hội hè, "thần mãn"
    Vương Trí Nhàn



    Trọng mê tín và xem nhẹ trách nhiệm với xã hội (Nguyễn Trường Tộ(*), Tám việc cần làm gấp 1867)


    Trong dân gian, phần nhiều hễ có công sai đến thúc giục thuế khóa thì cả hương hào lý dịch cũng lánh mặt. Thế mà ngày cúng thần thì không thiếu mặt nào cả. Có những gia đình không được khá giả, qua một kỳ cúng thần mang nợ suốt đời. Có người còn phải bỏ xứ đi phiêu tán. Thế mà họ không hề oán trách chuyện thần thánh phiền phức, lại đi oán trách sưu cao thuế nặng.

    (*) Nguyễn Trường Tộ thuộc thế kỷ XIX, nhưng về tư tưởng gần với các trí thức thế kỷ XX, nên xin phép được đưa vào đây.


    --------------------------------------------------------------------------------




    Khổ vì hội hè (Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, 1915)



    Xét cái tục hội hè của ta, rước xách rất phiền phí, ăn uống rất lôi thôi, chơi bời rất chán chê, tiêu pha rất tốn kém, thực là hại của mà lại mua lấy cái khó nhọc vào mình. Đã đành mở hội trước là trọng việc sự thần(1), sau là cầu vui cho dân, nhưng trong mà rước xách tế bái lắm hóa ra khổ. Hội đến hàng tháng, chịu làm sao cho được?

    Vả lại đã gọi là hội, trừ ra việc đóng góp, việc ăn mặc cũng đã tốn kém nhiều rồi, còn ngần nào chơi bời, ngần nào cờ bạc, con em bỏ công bỏ việc ở nhà để đi hội, chẳng những vô ích mà lại hại thêm cho làng nữa.

    …Xưa nay chỉ mấy người hào trưởng(2) trong làng sính mớ hội vì họ có nhiều món lợi riêng, như mở tổ tôm điểm, bài phu điểm(3), hoặc gá bạc để lấy hồ(4)… Họ mượn tiếng sự thần, kỳ thực lá cầu tư lợi. Mà khốn nạn cho dân đàn em lại phần nhiều là ngu xuẩn, nói đến việc sự thần không ai dám gàn trở gì nữa, dẫu khổ cực thế nào cũng phải nhắm mắt chịu. Nếu ai gàn trở thì sợ thần quật chết tươi. Mà thần chẳng quật, bọn hào trưởng cũng quật, tội nghiệp!

    (1) sự ở đây là thờ phụng.

    (2) người có thế lực trong làng.

    (3) những địa điểm ăn chơi, bài phu cũng là một loại bài lá như bài bất bài cào…

    (4) tiền người đánh bạc nộp cho chủ sòng gọi là hồ.


    --------------------------------------------------------------------------------




    Nạn “thần mãn”

    (Ngô Tất Tố, Phải hỏi ngôi đền ấy thờ ông thần nào đã - báo Thời vụ 1938)


    An Nam vốn là một nước nhiều thần nhất thế giới. Cái vạ thần mãn(1) kéo dài mấy trăm mấy ngàn năm nay làm hại bao nhiêu trâu bò gà lợn... của chúng ta. Đành rằng cũng có nhiều ông thần có công với dân, đáng để cho dân kỷ niệm, song cũng vô số thần cực kỳ bẩn thỉu dơ dáy, thí dụ như ông thần Cường Bạo đại vương chẳng hạn, nếu còn sống chắc phải đầy đi Côn Lôn. Thế mà chúng ta cứ thờ bừa đi, lễ bừa đi, há chẳng oan cho cái đầu cái cổ.

    (1) quá nhiều thần, thừa thần,cũng như nạn nhân mãn là quá nhiều người, thừa người.

  2. #2

    Mặc định Gì cũng cười

    Nhân đọc Bài của Bác Bin571, Ngoan Đồng sực nhớ lại bài học văn hồi lớp Đệ Lục (Lớp 7). Bài "Gì cũng cười" của cụ Nguyễn Văn Vĩnh.

    An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì; quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang.

    Có kẻ bảo cười hết cả, cũng là một cách của người hiền. Cuộc đời muôn việc chẳng qua là trò phường chèo hết thảy không có chi là nghiêm đến nỗi người hiền phải nhăn mày mà nghĩ ngợi.

    Ví dù được y như vậy, thì ra nước An Nam ta cả dân là người hiền. Nếu thế tôi đâu dám đem lời phường chèo mà nhủ người nhếch mép bỏ tính tự nhiên mà làm bộ đứng đắn lại, nghiêm nhìn những cuộc trẻ chơi.

    Nhưng mà xét ra cái cười của ta nhiều khi có cái vô tình độc ác; có cái láo xược khinh người; có câu chửi người ta; có nghĩa yên trí không phải nghe hết lời người ta mà gièm trước ý tưởng người ta; không phải nhìn kỹ việc người ta làm mà đã chê sẵn công cuộc người ta.

    Thực không có tức gì bằng cái tức phải đối đáp với những kẻ nghe mình nói chỉ lấy tiếng cười hì hì mà đáp. Phản đối không tức, kẻ bịt tai chẳng thèm nghe cũng không tức đến thế...

    Ừ, mà gì bực mình bằng rát cổ bỏng họng, mỏi lưỡi, tê môi, để mà hỏi ý một người, mà người ấy chỉ đáp bằng một tiếng thì khen chẳng ơn, mắng chẳng cãi, hỏi chẳng thưa, trước sau chỉ có miệng cười hì hì, thì ai không phải phát tức.

    Ta phải biết rằng, khi người ta nói với ta, là để hỏi tình ý ta thế nào. Ai nói với mình thì mình phải đáp. Tuỳ ý mình muốn tỏ tình ý cho người ta biết thì nói thực; không hiểu thì hỏi lại; mà không muốn nói tình ý cho người ta biết, thì khéo lấy lời lịch sự mà tỏ cho người ta hiểu rằng câu hỏi khi phạm đến một điều kín của mình. Hoặc là có khôn thì lựa lời mà tỏ cho người ta biết những điều mình muốn cho biết mà thôi, và khiến câu chuyện cho người ta không khỏi căn vặn được mình nữa.

    Nhưng phàm người ta hỏi, mình đã lắng tai nghe, là mình nợ người ta câu đáp.
    Nam mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  3. #3

    Mặc định

    Vâng, Chào Thầy Đồng, con cũng xin góp vui với thầy về tiếng cười Việt.
    Từ điển Larousse, Le Robert định nghĩa cười: Rire=bày tỏ niềm vui hay chê bai, bằng một cử động của miệng, kèm theo những hơi thở ra đứt đoạn, ít nhiều ồn ào
    Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (1895) cũng định nghĩa "cười là để tỏ niềm vui, hay chê bai" như tự điển Pháp, nhưng còn thêm "cười để có ý gì".
    Từ điển tiếng Việt (1991) gần đây, đã ghi thêm 47 chữ "cười", mỗi chữ ghép với một trạng-từ (adverbe) hay túc-từ (complément) để trình bày cái dụng hay nguyên nhân của tiếng cười.
    Chẳng hạn như: Vui một cách hồn nhiên thì cười rộ, cười ha hả, cười hì hì, không bằng lòng thì cười nhạt, hờn dỗi thì cười mát, hằn học thì cười gằn, che dấu ngượng nghịu thì cười gượng, khinh miệt thì cười khà, mỉa mai thì cười khẩy, tự ép uổng để làm vừa lòng kẻ khác thì cười ruồi, xí xóa một lỗi lầm thì cười trừ, chê bai trong lòng thì cười thầm, cười một cách vô duyên là cười nham nhở v.v
    Luận bàn:
    Có thể nói dân Việt ta ở trường hợp nào cũng có thể ứng đáp bằng một tiếng cười. Chỉ có dân Việt mới nhận được những khía cạnh tinh tế của mỗi tiếng cười, cũng như phân biệt được nghĩa của tiếng Việt qua các dấu thanh (sắc, huyền, hỏi ngã, nặng) mà lỗ tai Tây phương khó nhận ra được, nên thường có trường hợp họ bị phật lòng vì ngộ nhận về tiếng cười của người Việt chúng ta.
    Vì sao dân ta có "thói gì cũng cười" như thế? Phải chăng vì tiếng cười lệ thuộc vào sắc thái văn hóa, cũng như vào hoàn cảnh lịch sử của dân Việt chúng ta. Suốt bao nhiêu thế kỷ dưới các thời đô hộ, dân ta bị ngoại bang đàn áp một cách tàn bạo, bị quan lại, cường hào trong nước ức hiếp, tù đày, nếu gặp phải những trường hợp ứng xử gay cấn, khó khăn, một câu trả lời sơ suất có thể bị nguy hại, có khi còn bị thiệt mạng nữa là khác. Cho nên thay vì dùng lời nói để đối đáp, thì dân ta thường chỉ buông ra một tiếng cười, để che đậy mọi tình ý thầm kín của mình, khiến cho đối phương không thể vin vào đâu để bắt bẻ, buộc tội được.
    Vạ ở miệng ra, bệnh qua miệng vào...

    Thứ nhất là tội miệng mà...
    Khôn thì ngậm miệng, khoẻ thì cắp tay


    Bọn đô hộ ngoại bang, cùng các tay sai của chúng rất ghét lối ngậm miệng, dùng tiếng cười để che đậy những gì mà người dân bị áp bức đã nghĩ về họ, và cho đó là một "tật xấu", là giả dối, "làm cho mọi việc hết nghiêm trang", có thể tổn thương đến uy quyền của chúng.
    Lê Văn Siêu đã phân trần: "Làm thế nào khác hơn được? khi một dân tộc bị sống trong hoàn cảnh đe dọa diệt tộc thường xuyên, bởi một kẻ mạnh gấp trăm ngàn lần mình, ở ngay bên nách mình, nếu chẳng nghĩ tha thiết đến sự sống còn, đến con cái nối nghiệp, thì chỉ sơ sẩy để đầu óc viễn vông một chút thôi, cũng đủ mất tích vào trong bản đồ của địch thủ. "
    Trước một vấn đề không biết trả lời thế nào, mà cũng không thể làm thinh được, thì dân Việt ta ngày xưa chỉ dùng cái cười để "ứng đáp". Làm thinh và tiếng cười, cả hai đều làm đối phương phật ý. Nhưng làm thinh thì có thể bị coi như là có ý chống đối, còn cười thì đối phương không hiểu được ta muốn gì, nên rất bực tức và qui tội dân ta là "vô lễ" vì làm cho "mọi việc hết nghiêm trang".
    Tóm lại, ứng đáp bằng tiếng cười ở những trường hợp gay cấn, khó khăn như thế là một cái khôn riêng của dân ta. Đó là một đặc tính hằng hữu của nền văn hóa Lạc Việt đã giúp nòi giống chúng ta còn sống sót cho đến ngày nay.
    Nhưng dùng tiếng cười để khỏi trả lời, để kín đáo che đậy một sắc thái tâm lý, theo thời gian dần dần trở thành một thói quen, một tập tục, mà không khỏi có nhiều người lạm dụng bừa bãi, nên Nguyễn Văn Vĩnh mới có thể vin vào đấy mà chê trách như trên được
    Con lượm lặt và Edit lại đó thầy
    Last edited by Vang Anh; 28-10-2007 at 11:55 AM.
    Áo trắng em đến trường, cùng đàn chim ca rộn ràng.Từng làn gió vờn tóc em, kỉ niện buồn vui ngập tràn...Áo trắng, áo trắng, áo trắng...Em phải giống như, chút mây chút nắng hững hờ.Nhẹ bay bay, cứ đi chầm chậm, cô học trò ơi!Tóc xanh thẹn thùng chao nghiêng đợi chờ ...Áo trắng, áo trắng, áo trắng...Em phải giống như chút mây chút nắng hững hờ.Nhẹ bay bay, sách luôn giữ chặt trong tay.Mắt ơi đừng liếc sang ngày, qua mau qua mau

  4. #4

    Mặc định

    Vang Anh co cong Thu Thap .Rire la tieng Phap Vang Anh
    viet ra day vay la duoc roi .Vai Hang Tham Vang Anh
    Chuc vui ve

  5. #5

    Mặc định

    Kinh Chao Ong Lao Ngoan Dong
    Theo Nha Phat day "Khong co cai gi Buc tuc ,Buc Minh gi het .Tap theo Phat neu duoc thi Binh Than Binh Than va Binh Than va Vui Ve luon luon
    Kinh Chao vui ve vui ve
    Vui Ve

  6. #6

    Mặc định

    trích..
    ""An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì; quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang.""

    CÃM TÁC VỀ CÁI CƯỜI NGƯỜI VIỆT...

    Gì cũng cười ...

    Cười vì thiên hạ đổi màu
    Cười vì thiên hạ đổi màu đẳng cao
    Cho nên không biết thương nhau
    Mà chỉ có biết dùng dao chia lià

    Cho nên sông lệ máu đià
    Cho nên sông lệ máu đià khắp nơi
    Thấy toàn bình địa đang chơi
    Làm sao mà chẳng tả tơi tiêu tùng

    Thấy toàn bình địa mã hùng
    Làm sao mà chẳng bảo bùng cuồng phong
    Cười vì thiên hạ lọt tròng
    Cho nên đâu thấy trần hồng thãm thê

    Cười vì thiên hạ quá khê
    Cho nên chẳng thấy sự mê cuả mình
    Cười vì thiên hạ ăn rình
    Cho nên đâu thấy sự tình khổ đau

    Cười vì thiên hạ đang cào
    Cho nên đâu thấy khổ đau cuả người
    Cười vì thiên hạ ăn người
    Cho nên đâu biết gì người nửa đâu

    Cười vì thiên hạ ăn sầu
    Cho nên đâu biết nửa câu vì người
    Thấy toàn bình điạ đang cười
    Cho nên đâu biết vì người người ơi

    Bình địa còn biết chi người
    Bình địa còn biết chi người với nhau
    Bình địa chỉ biết húc rào
    Bình địa chỉ biết húc rào ngốn ăn

    Nực cười cho loại sa tăng
    Giả nhân giả nghiã giả căn giả truyền
    Giả ân giả hiệu giả hiền
    Giả quyền giả thế giả hiền giả ân …

    Gialam

  7. #7

    Mặc định Thảm thương những tấm biển chỉ đường


    Đây là những tấm biển chỉ đường lên “Nóc nhà Việt Nam” do Hãng hàng không quốc gia Việt Nam tài trợ kinh phí và được thiết kế công phu, được lắp đặt ở các vị trí ngã hai, ngã ba ... từ khu vực Núi Xẻ (Trạm Tôn) lên đỉnh Phan Si Păng cao 3.143 mét, giúp du khách đi lại thuận tiện hơn.

    THEO DânTrí
    Last edited by dragonle; 13-03-2010 at 06:57 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •