Cái này nghe có vẻ đơn giản, ko biết có ai trong diễn đàn tập chưa nhỉ, nếu có thì xin cho biết ý kiến với
(Mình cũng có tập thở thử 1 tuần mà ko thấy kết quả j hết :not_worthy:)

HƯỚNG DẪN CÁCH THỞ:

Có 2 cách thở
CÁCH THỞ 1:

1/. Thở đường Dương: (còn được gọi là thở theo Nhâm Mạch)
Giai đoạn 1: Xoa mặt mũi chân tay cho thật tỉnh táo.

Giai đoạn 2: Hít vào thở ra khá sâu vài lượt để tạo trớn (thở tự do).
Giai đoạn 3: Bắt đầu hít vào bằng mũi, hít rất nhẹ và chậm, một cách tự nhiên, vừa hít vừa nghĩ tưởng tượng có 1 làn hơi như sương khói và nhỏ cỡ chiếc đũa hoặc nhỏ hơn, chạy dưới da vài mm từ đầu mũi xuống bụng qua rốn khoảng 3-4 cm nơi Đan Điền - Khí Hải thì dừng lại. Ngay lúc ấy liền nín thở chứ không nén hơi tại đây.

LƯU Ý: Chỉ nên để ý đến làn hơi tưởng tượng chứ không cần để ý đến hơi thở thật.
Giai đoạn 4: Nín hơi ở Đan Điền độ 5-10 tiếng đếm (đếm thầm) tùy sức của mình. Đồng thời , tập trung tư tưởng ở đó.

Giai đoạn 5: Sau khi nín hơi xong. Bắt đầu tưởng tượng làn hơi khi nãy chạy ngược lên theo đường cũ đến mũi.
Giai đoạn 6: Đến đây bắt đầu thở ra bằng mũi nhẹ nhàng và thoải mái vừa phải (lưu ý không được thở hết hơi cacbonic trong phổi ra. Mà trái lại, nên thở nhẹ và ít thôi). Tóm lại , hít vô và thở ra cũng ít mới là đúng.

LƯU Ý: Nếu khó tưởng tượng thì có thể DÙNG ĐẦU NGÓN TAY KÉO TRÊN DA ( từ đầu mũi xuống Khí Hải và sau đó ngược trở lên mũi ) để Ý TƯỞNG nương theo đó mà đi sẽ dễ hơn.
2/. Thở đường âm: (còn gọi là thở theo Đốc Mạch)
Cách thở đường Âm giống cách thở đường Dương ở phần đầu (các giai đoạn 1,2,3 và 4 ) tức là phần hít vào. Nó chỉ khác ở phần thở ra như sau:

Giai đoạn 5 : Sau khi xong giai đoạn 4, hãy bắt đầu tưởng tượng cho làn hơi từ Đan Điền chạy xuống bộ phận sinh dục,vòng xuống luồn qua hậu môn (sẽ cảm giác hậu môn nhíu 1 cái bắt buộc mới đúng), vòng qua chót xương khu, theo cột sống chạy lên (cũng chạy dưới da vài mm, không được cho hơi chạy trong ống cột sống), qua ót, lên đỉnh đầu rồi chạy xuống đầu mũi.
Giai đoạn 6 : Đến đây, thở ra nhẹ nhàng, vừa phải bằng mũi (cũng thở ra nhẹ và ít như lúc thở đường Dương )

LƯU Ý: Ta cần chú ý mấy điểm sau đây rất quan trọng:
Không được phình bụng, phình ngực cố sức hít vào cho thật nhiều oxy như một số lối thở khác đã có, trái lại hít vào ít và thật êm, thật thoải mái, tránh nén hơi hay gồng cứng cơ bắp ở ngực bụng hay tay chân, vì điều này sẽ đem lại hiệu quả xấu, cũng như có nghĩa là sai phương pháp Âm Dương Khí Công. Tóm lại, phương pháp này tránh sự cố gắng quá sức.
Lúc mới tập, chưa quen nín thở lâu tại Đan Điền, ta nên hít hơi ít, chậm và tưởng tượng làn hơi chạy nhanh, vì nếu ta cố tưởng tượng cho nó đi chậm thì sẽ bị ngộp thở do nín hơi quá lâu, nhất là khi thở đường Âm. Vì vậy phải tưởng tượng cho làn hơi chạy nhanh hơn trên Mạch Đốc, nếu không ta phải thở ra nửa chừng, và như thế là không có kết quả mà còn có hại.

Nên nhớ không nhất thiết làn hơi tưởng tượng phải cùng tốc độ với hơi thở thật, mà thường phải nhanh hơn hơi thở thật. Thông thường tưởng tượng từ mũi đến Đan Điền, cũng như từ Đan Điền lên đến mũi (đường Dương) khoảng 1-2 giây, còn từ Đan Điền xuống hậu môn vòng ra sau lưng lên đầu rồi ra mũi (đường Âm) khoảng 3-4 giây. Nhiều người vì không để ý điều này nên tưởng tượng làn hơi đi xuống Đan Điền rất chậm, cho nên có hiện tượng thiếu oxy và rất mệt. Do đó tập hoài không thấy kết quả và tất nhiên sẽ bỏ cuộc.
Trong cả hai đường thở Âm Dương, sau lúc nghỉ ở Đan Điền, tuyệt đối tránh hít hơi vào một lần nữa hay thở ra cùng lúc với làn hơi đang tưởng tượng đi ra (phải đưa ý tưởng tượng lên đến mũi, lúc bấy giờ mới được thở ra). Như vậy, trước sau gì cũng có 1 lần hít vào, 1 lần thở ra thôi. Và 2 lần này: 1 hít, 1 thở gọi là 1 đường thở hay 1 lượt thở.

Lúc thở không được tự ám thị mình, tưởng tượng hơi thở này nóng hơi thở kia lạnh, hoặc nghĩ rằng thở vào sẽ khoẻ mạnh, mà chỉ nên quán tưởng làn hơi đi mà thôi. Nên nhớ: Tưởng tượng cho làn hơi chạy dưới da vài mm chứ không phải chạy trong cổ họng hay vào phổi, sẽ không có kết quả.
Nhâm Mạch theo châm cứu học là thuộc âm, nhưng đó là THỂ (bản thể) còn sở dĩ ta gọi ở đây là Dương là vì căn cứ vào DỤNG (tác dụng) của nó. Vả chăng, theo nguyên tắc Động (thì) biến, thì NHÂM Mạch thuộc Âm , khi động nó sẽ biến thành Dương. ĐỐC Mạch thuộc Dương sẽ biến thành Âm khi được tác động bằng ý tưởng. Điều này sẽ lý giải tại sao thở đường trước ngực (trên NHÂM Mạch) lại cho phản ứng Dương tính và khí thở đường phía sau lưng (trên ĐỐC Mạch) cho lại phản ứng Âm tính. Nếu không thông điều này, người tập sẽ hoang mang không dám tập, nhất là khi có người không hiểu lý lẽ mà tác giả vừa trình bày ở trên cố tình tác động vào, xuyên tạc sự thật làm cho người khác sợ mà không dám tập.

CÁCH THỞ 2 : (Thở trên da hay ngoài da)

Cách thở này dễ cho người mới tập hơn là cách thở 1. Do đó mau đạt kết quả hơn cho người tập. Cũng dẫn ý theo lộ trình đã trình bày ở cách 1, chỉ khác là ý tưởng tượng (dẫn ý) ở trên da , thay vì dưới da vài mm như cách thở1. Do đó không cần phải tưởng tượng làn khí chạy bám theo đường cong của cơ thể (Ví dụ từ mũi xuống Đan Điền không cần phải tưởng tượng làn hơi đi sát đường cong của cằm rồi xuống cổ , xuống ngực đến Đan Điền, mà chỉ tưởng tượng làn Khí đi thẳng từ đấu mũi đến Đan Điền cũng có kết quả). Cũng như cách 1, kết quả sẽ đến ngay với người tập trong vài buổi đầu nếu tập đúng.