Cuộc tranh luận giữa những người theo phái Vô thần và phái Đấng sáng tạo
Nguyễn Tiến Vởn



“Người biết về đạo không nói về đạo,
Người nói về đạo không biết về đạo”

(Lão Tử)


Theo tiêu chuẩn truyền thống, đúng hơn là kể từ Galileo và Darwin, những gì thuộc về khoa học thường là đối nghịch với tôn giáo và ngược lại. Tuy nhiên, vẫn không ít ý kiến cho rằng khoa học và tôn giáo không những không đối lập, ngược lại bổ sung và giải thích cho nhau. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều nhà khoa học dùng ngay chính những công trình khoa học của họ và tri thức khoa học của thời đại để bảo vệ niềm tin tôn giáo của mình. Hiệp hội những nhà khoa học tin vào sự sáng tạo ra vũ trụ trong đó có nhân loại được thành lập bởi những nhà khoa học như vậy. Họ tự đặt tên cho ngành khoa học này là Khoa học về sự sáng tạo - một ngành khoa học mà cho đến lúc này trừ ở một số trường Dòng, nhà thờ Thiên chúa giáo, nó chưa được bất kỳ trường học công lập nào chấp nhận như là một môn học (chưa nói đến ngành học) chính thức. Những người ủng hộ trường phái Chúa sáng tạo này không đơn thuần chỉ là những tín đồ tôn giáo, họ còn là những nhà khoa học nghiêm túc thậm chí có nhiều người chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu của họ. Cho nên bên cạnh vấn đề tín ngưỡng tôn giáo, cuộc tranh luận này mang một sắc thái khoa học mà bất cứ ai có thái độ nghiêm túc, dân chủ trong nghiên cứu khoa học cũng không thể làm ngơ.

Những vấn đề chính mà các nhà Khoa học về sự sáng tạo dựa vào đó để chứng minh rằng: thế giới vũ trụ và bản thân con người là do Thượng đế sinh ra bao gồm: Nguồn gốc sự sống và thuyết tiến hóa trong sinh học, Đại hồng thủy, truyền thuyết hay sự thật, Chúng ta đang ở đâu trong vũ trụ? Bí hiểm của biểu tượng ngôn ngữ và vấn đề tồn tại khách quan.

Nguồn gốc sự sống và thuyết tiến hóa trong sinh học

“Sự sống trên trái đất sinh ra từ đâu là câu hỏi có lẽ xa xưa như chính lịch sử con người. Tín đồ Thiên chúa giáo đương nhiên tin rằng Chúa trời tạo ra sự sống trên trái đất. Các nhà khoa học vô thần không bao giờ tinvào một đấng Chúa trời mà con người không về nhìn thấy, mô tả và chứng minh là có được. Công cuộc tìm kiếm câu trả lời của khoa học được bắt dầu không muộn hơn thời Aristote, kéo dài đến ngày nay và chắc sẽ còn tiếp tục mãi.

Theo thuyết tiến hoá của Darwin, sự sống trên trái đất bắt đầu từ "sự không sống". Nói cách khác, vật chất sống (hữu cơ) được sinh ra từ sự tương tác ngẫu nhiên của vật chất vô cơ, là loại vật chất "không sống", hay vô sinh. Thoạt đầu, trên trái đất chỉ toàn chất vô cơ, không hề có mặt bất cứ vật chất hữu cơ nào, dù với cấu trúc hóa học đơn giản nhất. Các chất vô cơ ngẫu nhiên kếp hợp với nhau thành những phức hợp hoá học ngày càng phức tạp, rồi đến một thời điểm (khoảng 3, 4 tỉ năm trước đây) đại phân tư hữu cơ có chứa cả 4 nguyên tố, CO2 , H2, O2 và N2 - phân tử protein đầu tiên, ra đời. Với cấu trúc bậc 4, (cấu trúc không gian), chất protein có một khả năng đặc biệt mà chất vô cơ không có được: trao đổi chất. Sự sống đầu tiên hình thành. Với khả năng trao đổi chất, và sau hàng tỉ năm tiến hoá, chất protein trải qua một quá tnnh tự tổ chức đã hình thành một cơ thể hoàn chỉnh đầu tiên, gổm 1 tế bào sống, tương tự tế bào vi khuẩn mà ta biết hôm nay. Hàng tỉ năm nữa trôi qua, các cơ thể đơn bào phát triển thành cơ thể đa bào, rồi cứ thế, cùng với thời gian trôi qua, cơ thể sống ngày càng trở nên phức tạp tinh vi cho đến khi đạt được trình độ rất cao của quá trình tiến hoá thì Con Người ra đời. Từ lâu, học thuyết tiến hoá đã được coi là một mẫu mực khoa học dùng để giải thích hiện tượng khách quan và phổ biến đến mức hầu như bất kể một nơi nào trên thế giới ngày nay, một học sinh phổ thông trung học cũng đều hiều được nó, chí ít ở mức độ sơ 1ược nhất: sự sống bắt nguồn từ thế giới vô cơ.

Ngược với thuyết tiến hoá, các nhà theo thuyết sáng tạo cho rằng không thể có một sự tiến hoá ở bậc vĩ mô (tức toàn bộ sự sống). Và tất nhiên không thể có chuyện sự sống bắt đầu từ việc kết hợp ngẫu nhiên các nguyên tố trong thế giới vô cơ. Những người này dựa vào các lập luận sau đây.

Thứ nhất, khả năng thế giới vô cơ ngẫu nhiên kết hợp với nhau để thành vậtc hất sống,(protein) là không có, cho dù các nhà theo thuyết tiến hóa lập luận “có thể được với cả tỉ năm trời”. Cứ ước tính (khá lỏng) rằng toàn bộ vũ trụ chứa 1080 nguyên tử, số tương tác giữa các nguyên tử trong một giây cho một nguyên tử là 1012 (một nghìn tỉ tương tác trong một giây) và tuổi của vũ trụ là 1018 giây (tương đương 30 tỉ năm, trong khi đa số các nhà thiên văn học cho rằng con số đó khoảng 15 tỉ năm). Vậy, tổng số các phản ứng có thể xẩy ra kể từ khi vũ trụ ra đời, trong toàn bộ vũ trụ, là 10110. Bây giờ hãy bắt đầu với một cơ thể sống đơn giản nhất, cơ thể đơn bào hay tế bào vi khuẩn. Một tế bào vi khuẩn đơn giản nhất cũng cần một số loại protein tối thiểu khoảng 1000. Để đơn giản hoá, cứ coi đã có sẵn 999 loại, chỉ cần một phân tử protein cuối cùng nữa là ta có một tế bào sống. Mặc dù trong thiên nhiên có cả trăm loại acid amin, là "viên gạch" để xây "bức tường protein", nhưng hãy chỉ lấy 20 loại, là số lượng mà khoa học hiện tại đoán chắc đã tìm thấy trong cơ thể sống. Cũng lại cho qua một thực tế là chỉ những acid amin có 20 loại, là số lượng mà khoa học hiện tại chắc đã tìm thấy trong cơ thể sống. Cũng lại cho qua một thực tế là chỉ những acid amin có "đối xứng tay trái" mới có thể dùng được để xây "bức tường" sống. Và cũng không tính đến một thực tế là, do các động thái hoá học rất đặc biệt, để tạo ra một chuỗi polypeptid (một mẩu nhỏ của phân tử protein) ở môi trường ngoài cơ thể sống là việc cực kỳ khó khăn. Bây giờ hãy tập trung vào khả năng kết hợp ngẫu nhiên để có được một phân tử protein cuối cùng gồm 200 acid amin, một số lượng rất khiêm tốn. Các bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm đã chứng tỏ rằng, để protein có được thuộc tính cấu trúc không gian ba chiều là điều kiện tiên quyết để phân tử protein thực hiện chức năng sống), ít nhất một nửa trong tổng số các điểm kết nối giữa các acid amin phải được xác định theo một trình tự nhất định. Như vậy phân tử protein cuối cùng của chúng ta cần ít nhất 100 "điểm kết nối xác định". Tổ hợp các kết hợp giữa 20 acid amin với 100 điểm kết nối xác định, đạt đến con số 20100, hay 10130, các phản úng ngẫu nhiên. Chưa nói đến thời gian và số lượng phản úng cần thiết cho việc tạo ra các acid amin, thì tổng số các phản ứng ngẫu nhiên này đã lớn hơn một trăm tỉ tỉ (1020) lần tổng số các phản ứng có thể có giữa các nguyên tử trong toàn bộ vũ trụ, kể từ khi nó ra đời đến nay (10110). Đấy mới chỉ là 1 trong số hàng nghìn protein cần thiết cho cơ thể sống ban đầu!

Thứ hai, còn hắc búa hơn nữa cho các nhà tiến hóa luận là cấu trúc AND, được coi là phần tinh túy nhất của sự sống. Bỏ qua chuyện tuổi vũ trụ có tương đương với thời gian cần thiết tối thiểu để tạo ra ADN đầu tiên hay không (mà chắc chắn theo bài toán xác suất trên, quả là không thể xay ra được). Ta tập trung vào một khía cạnh khác khi nói đến cấu trúc sống này. Một chuỗi đơn ADN là một đại poiymer gồm hơn một tỉ phân tử. Khoảng một phần ba (333 triệu) số phân tư trong đó được chương trình hoá bằng 1 trong 4 bazơ chứa nitơ. Vậy theo luật kết hợp ngẫu nhiên (của thuyết tiến hoá) sẽ có 4333 triệu, hay 122,9637*1032 cấu trúc ADN có thể có (tạm lấy tròn 122*1032). Lại giả thiết, chỉ có một trong một tỉ cấu trúc đó là có khả năng tạo ra sự sống, số lượng còn lại sẽ là 122*1023. Giả thiết tiếp là tỉ lệ sống sót của ADN qua mấy tỉ năm tiến hoá chỉ là 1 phần tỉ, vậy hiện lúc này phải còn lại 122*1014, túc 12.200.000.000.000.000 AND trong tự nhiên. Có vấn đề gì với con số này. Vấn đề là ở chỗ, theo logic của thuyết tiến hoá, mỗi loài cần có một cấu trúc ADN riêng (vì thế loại này khác loại kia), vậy với 122*1014 dạng cấu trúc ADN còn tồn tại đến nay, tổng số loài sinh vật hiện có đến hôm nay cũng phải tương đương là 122*1014. Song theo ước tính của các nhà tiến hóa luận, tổng số loài trên trái đất kể tù khi sự sống xuất hiện đến nay chỉ đạt con số khiêm tốn từ 2 đến 3 triệu loài, cả mấy tỉ lần nhỏ hơn số loài cần có. "Vậy, những người ủng hộ thuyết sáng tạo đặt câu hỏi, ADN là sản phẩm của quá trình kết hợp ngẫu nhiên các nguyên tố trong thiên nhiên hay do "Ai Đó" sáng tạo nên theo một thiết kế định sẵn"?

Chuyện đau đầu thứ ba cho các nhà tiến hóa luận là hoá thạch của các sinh vật (đối tương nghiên cứu của ngành khoa học cổ sinh học, một chỗ dựa quan trọng của thuyết tiến hoá). Các nhà tiến hoá luận cho rằng nhìn vào sưu tập các mẫu hoá thạch, ta có thể hình dung ra con đường tiến hoá của sinh giới, từ thấp đến cao, tử đơn giản đến phức tạp. Căn cứ vào những đặc trưng cấu trúc tương tự, các nhà tiến hoá luận có thể phân loại các sinh vật hoá thạch thành từng nhóm khác nhau, gọi là loài và xếp từng loài vào vị trí thích hợp trong cây tiến hoá. Vấn đề đặt ra là theo luật tiến hoá giữa các loài phải có rất nhiều dạng hình trung gian đã từng tồn tại và vì thế phải có hoá thạch của chúng. Ngay Darwin, trong cuốn Nguồn gốc các loài cũng đã phải tự thú nhận điểm yếu nhất này trong học thuyết của ông. Ông viết trong phần mở dầu của chương X: "…Số lượng các dạng trung gian (giữa các loài - NTV), là các dạng đã tồn tại một cách chính thúc (theo lý thuyết tiến hoá - NTV), sẽ là rất lớn. Nhưng tại sao không có một kiến tạo hoặc một giải tầng địa chất nào chứa đầy đủ các gạch nối trung gian này. Rõ ràng là ngành địa lý đã không tìm ra được bất cứ một chuỗi hữu cơ biến đổi tù từ nào và đó có lẽ là một khách quan hiển nhiên và nghiêm trọng nhất chống lại lý thuyết này". Nhưng ông cũng hy vọng "Lời giải thích có lẽ nằm trong sự thiếu hoàn hảo thái quá trong dữ liệu địa lý". Tất nhiên ông tin là khoa học địa lý sau thời ông có thể bổ sung vào cái lỗ hỏng về sự hiện hữu của các đang sống trung gian giữa các loại. Oái oăm thay, gần 150 năm qua, hàng nghìn các nhà cổ sinh học khắp thế giới ra công đào bới, tìm kiếm các mẫu hoá thạch này để mong lấp đầy (khoảng trống giữa các loài”, nhưng khoảng trống đó vẫn nguyên vẹn như thời Darwin còn sống. David Kitts, từng thú nhận ngay trên Tạp chí Tiến hoá "Mặc dù với sự hứa hẹn sáng sủa rằng Cổ sinh học là sẽ đem đến cho chúng ta một phương tiện để có thể nhìn thấy sự tiến hoá, nhưng ngược lại nó đã đem đến cho các nhà tiến hoá còn những khó khăn bộn bề hơn, bởi vì nó (ngành Cổ sinh học) càng làm hiện rõ hơn "khoảng trống giữa các loài". Thuyết tiến hoá cần những hoá thạch sinh vật trung gian, nhưng Cổ sinh học lại không thể cung cấp được". Càng tìm kiếm, càng thấy nhiều hoá thạch các loài chứ không hề thấy hoá thạch các sinh vật trung gian! Vậy có quá trình tiến hoá không, để từ một loài này một (hoặc vài) loại mới xuất hiện?

Còn nhiều cái vênh giữa lý thuyết tiến hoá và các bằng chứng ủng hộ nó, song với khuôn khổ của một bài báo tôi chỉ nêu thêm một vấn đề rất mới mẻ. tuổi của các hoá thạch và phương pháp Cacbon 14.

Việc dùng sự tan rã nguyên tố của các chất phóng xạ để xác định tuổi địa chất đã được sử dụng từ lâu. Riêng với các hoá thạch sinh học, phương pháp đó lượng Cacbon phóng xạ 14 (C14) còn lại trong mẫu xét nghiệm được sứ dụng khá rộng rãi. Trong tự nhiên, CO2 phóng xạ được hình thành bởi sự va đập của tia vũ trụ vào nguyên tử nhỏ. Tỉ lệ giữa CO2 thông thường (C12) và CO2 phóng xạ là 1 nghìn tỉ trên 1. Thực vật hấp thu CO2 phóng xạ tử không khí, đất, nước, rồi đến lượt động vật ăn thực vật, cho nên trong cơ thể sinh vật tồn tại một lượng CO2 phóng xạ, có tỉ lệ rương đương trong tự nhiên. Khi một sinh vật chết, quá trình tan rã (để biến thành lại Nitơ) của CO2 phóng xạ bắt đầu. Một nửa đời của CO2 phóng xạ là 5730 năm. Bằng các phương pháp khác nhau nếu xác định được lượng CO2 phóng xạ trong một mẫu hoá thạch, ta có thể suy ra tuổi của hóa thạch đó (hàm lượng tỉ lệ nghịch với tuổi hoá thạch, có nghĩa thời điểm chết của sinh vật càng xa hiện tại, lượng CO2 phóng xạ còn lại càng ít). Tại hội thảo quốc tế của những người theo trường phái sáng tạo lần thứ năm, tổ chức tại Pittsburgh, PA, USA, từ ngày 4 đến 8/8/2003, Tiến sĩ Baumgardner đã trình bày một báo cáo khoa học thú vị về C14. Khi tập hợp, phân tích kết quả hơn 20 năm nghiên cứu về cac-bon phóng xạ bằng máy do quang phổ gia tốc có độ nhạy cao (AMS) của nhiều phòng thí nghiệm ở nhiều nước khác nhau, ông nhận thấy các mẫu hữu cơ đại diện cho tất cả các thời kỳ của kỷ Phan- erozoic (khoảng 500 triệu năm trở lại đây) đều chứa một lượng CO2 phóng xạ có thể định lượng được và tập trung vào khoảng tử 0,1 - 0,5 pmc (phần trăm CO2 hiện đại). Ông kết luận ngay: các mẫu vật hoá thạch này không thể có tuổi lớn hơn 250.000 năm. Thời gian này tương đương với 43,6 nửa đời của CO2 phóng xạ. Nhưng sau 43,6 nửa đời, lượng CO2 phóng xạ còn lại sẽ không thể nào định lượng được nữa vì quá ít. Một gam CO2 hiện đại (tức trước khi CO2 phóng xạ bắt đầu tan rã, hay CO2 có thể của sinh vật đang sống) chúa 6*1010 nguyên tử CO2 phóng xạ, sau 43,6 nửa đời chỉ còn 6*1010/7.3*1014, tức khoảng 1 phần vạn nguyên tử! Vậy những gì đã hoá đá mà các nhà cổ sinh học tìm thấy hôm nay, không thể nào có được cả triệu năm tuổi như cách tính của học thuyết tiến hóa.

Vậy phải có một giả thuyết nào đó khả dĩ có thể giải thích được vấn đề CO2 phóng xạ này. Giả thuyết nào, Tiến sĩ Baumgadner dựa vào nghiên cứu của chính ông đã kết luận trận đại hổng thuỷ đã gần như xóa sạch mọi thứ trước đó trên mặt đất, những gì ta thấy qua các mẫu hóa thạch ngày nay phần lớn đều và những gì xuất hiện sau trận đại hồng thủy ấy. Nếu có bằng chứng khoa học xác đáng về một đại hồng thuỷ, vậy không thể không tin vào những gì đã được ghi trong Kinh Thánh!

Theo Tạp chí Tia sáng