kết quả từ 1 tới 7 trên 7

Ðề tài: Cuộc bắt giữ và hành quyết cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein

  1. #1

    Mặc định Cuộc bắt giữ và hành quyết cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein

    Cuộc bắt giữ và hành quyết cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein - Những thông tin lần đầu được hé lộ






    Những ấn phẩm xuất bản mới nhất tại Mỹ và Trung Đông đã tiết lộ nhiều bí mật về vụ bắt giữ và hành quyết cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein.


    Ngày 20/3/2003, liên quân quốc tế do Mỹ lãnh đạo đã mở cuộc tấn công Iraq lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein . Những ấn phẩm xuất bản mới nhất tại Mỹ và Trung Đông đã vừa tiết lộ những bí mật chưa từng được hé lộ về vụ bắt giữ và hành quyết cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein.



    Cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein (Nguồn: Biography)



    Nhiều người tỏ ra tiếc nuối về cái chết của Saddam Hussein


    Ngày 13/12/2003, Tổng thống Iraq Saddam Hussein bị quân đội Mỹ bắt giữ trong một chiến dịch mang tên Chiến dịch Bình minh đỏ. Và ngày 30/12/2006, chính quyền mới của Iraq đã hành quyết ông bằng cách treo cổ.

    Dư luận trong nước Iraq và quốc tế đã có nhiều người phản đối vì họ cho rằng, tòa án không hợp hiến và không tuân thủ các hiệp ước quốc tế. Trước đó, nhiều nước đã khuyên và sẵn sàng đón Saddam Hussein sang sinh sống, tuy nhiên, ông đều từ chối và quyết ở lại Iraq.



    Lính Mỹ mở nắp hầm ẩn náu của Saddam Hussein (Nguồn: AP)


    Nhiều người, trong đó có cả những người Mỹ, đã tỏ ra lấy làm tiếc về cái chết của Saddam Hussein. Tại Mỹ mới đây đã cho xuất bản cuốn sách Thẩm vấn Tổng thống - Debriefing The President của John Nixon, một sĩ quan thuộc Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA), người đã trực tiếp được giao nhiệm vụ thẩm vấn Tổng thống Saddam Hussein sau khi ông bị quân đội Mỹ bắt giữ trong Chiến dịch Bình minh đỏ. Trong cuốn sách này, John Nixon viết rằng, tất cả thông tin mà Washington cung cấp cho người Mỹ về Saddam Hussein đều là dối trá.

    Còn trung sĩ Adam Rogerson thuộc quân đội Mỹ, người lính canh ngục Saddam Hussein lúc đó mới 22 tuổi, nói với hãng BBC rằng: "Đó là một ngày buồn. Trước khi rời khu nhà giam đến phòng tử hình, Saddam đã bước tới chỗ chúng tôi và nói: 'Tất cả chúng ta đều là những người bạn'. Một số binh sĩ Mỹ đã khóc, còn ông ta thì không giấu nổi nỗi buồn. Một khoảnh khắc thật kỳ lạ! Tôi đã từng đi chiến đấu, đã từng thoát chết từ những vụ trúng mìn, nhưng tôi chưa bao giờ thấy mình phải đối mặt với một tình cảnh như vậy".


    Mới đây, ngày 8/7/2020, báo Gulf 365 của Saudi Arabia đã đăng tin cho biết, thẩm phán Iraq người Kurd, Rezgar Mohammed Amin, người đầu tiên tham gia xét xử Tổng thống Saddam Hussein đã tiết lộ một bất ngờ lớn về quyết định hành quyết Saddam Hussein.


    Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Kurdistan 24, ông Rezgar nói: "Tôi không ủng hộ bản án tử hình đối với Saddam Hussein. Đây là âm mưu của nước ngoài và việc thực hiện việc hành quyết là do quyết định của bên ngoài".



    Thẩm phán Rezgar Mohammed Amin đã rời bỏ phiên tòa xét xử Tổng thống Saddam Hussein và trao lại nhiệm vụ cho một thẩm phán khác (Nguồn: AP)


    Trong cuộc phỏng vấn, ông cũng xác nhận, do áp lực của Mỹ và Iran, ông đã phải rời bỏ phiên tòa và trao lại nhiệm vụ cho một thẩm phán khác thực hiện sự chỉ đạo của của Washington và Tehran. Ông Rezgar cũng phủ nhận có bất kỳ cuộc gặp gỡ nào với Saddam Hussein bên ngoài phiên tòa và nêu rõ, ông đã tránh những cuộc gặp như vậy để việc xét xử được diễn ra một cách chuyên nghiệp và công bằng.


    Một số thông tin mới được tiết lộ về việc truy bắt Saddam Hussein


    Mặc dù đã hơn 13 năm trôi qua kể từ khi Saddam Hussein bị hành quyết nhưng nhiều thông tin về chiến dịch truy tìm và hành quyết ông đến nay mới dần dần được tiết lộ.


    Ai đã chỉ điểm và dẫn người Mỹ đến nơi Saddam Hussein ẩn náu?


    Tạp chí Esquire của Mỹ, dựa trên những lời kể mới đây của hai doanh nhân người Iraq về một số chi tiết đáng kinh ngạc về bộ máy an ninh của Tổng thống, đã tiết lộ những bí mật mới về vụ bắt giữ cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein. Đây là những tình tiết cho biết hai người chỉ điểm và dẫn lính Mỹ đến nơi Saddam Hussein ẩn náu là ai và hành động gây sốc của họ khi chụp bức hình khi bắt được ông.




    Lính Mỹ kéo Saddam Hussein ra khỏi hầm (Nguồn: Getty Images)


    Esquire nêu rõ rằng, bước ngoặt trong chiến dịch truy tìm Saddam Hussein xảy ra vào tháng 6/2003, khi hai doanh nhân tên là Haddoushi và Muhammed Ibrahim tiết lộ chi tiết đáng kinh ngạc về bộ máy an ninh của Tổng thống.


    Tạp chí này cho biết: "Quân đội Mỹ lần đầu tiên đã đột kích vào một trang trại ở ngoại ô thành phố Tikrit. Tại đây, các binh sĩ Mỹ đã tìm thấy một thùng sắt lớn chôn sâu dưới đất chứa khoảng mười triệu USD còn nguyên đai nguyên kiện, ghi rõ dòng chữ ngân hàng Chase Manhattan Bank. Ngoài ra, họ còn tìm thấy một số lượng lớn đồ trang sức của vợ Saddam Hussein, bà Sajida Telfah, được đựng đầy trong các túi rác và nhiều tài liệu quan trọng của cá nhân chôn rải rác trong khu vườn".

    Tạp chí Mỹ tiết lộ rằng, ngày 9/12/2006, sau một loạt các cuộc truy lùng, một cậu bé 9 tuổi đã vô tình tiết lộ một cuộc họp ở sa mạc phía Tây Tikrit, dẫn đến việc tóm được Muhammed Ibrahim. Ông này chính là người đã dẫn các lính Mỹ đến hầm ẩn náu của Saddam Hussein để đổi lấy việc Mỹ thả 40 thành viên trong gia đình của ông vừa bị bắt. Ngay sau đó, các mệnh lệnh được phát đi nhanh chóng và gần một nghìn lính Mỹ đã tham gia cuộc đột kích mang tên Chiến dịch Bình minh đỏ.

    Tạp chí nói thêm: "Chủ sở hữu khu vườn và người em trai là thành viên của đội cận vệ Saddam Hussein đã không chịu tiết lộ nơi Saddam ẩn náu. Các lính Mỹ đã gọi Muhammed Ibrahim, người đang tỏ ra rất sợ hãi, đến và anh ta đã hất chân về phía bóng tối".


    Những người lính, được trang bị thiết bị hồng ngoại có thể nhìn rõ vào ban đêm, đã đào đất lên và phát hiện ra một lỗ thông hơi dẫn vào một căn hầm nhỏ. Họ đã chĩa súng vào đó.

    Tạp chí dẫn lời phiên dịch viên người Iraq tên là Samir đi cùng với lực lượng Mỹ rằng: "Khi chúng tôi mở nắp căn hầm, Saddam Hussein bắt đầu hét to: Đừng bắn, đừng bắn! Và khi đó, tôi bảo ông ta ra khỏi hầm, ông giơ hai tay và các lính Mỹ đã lôi ông ra khỏi hầm".

    Thông dịch viên của sư đoàn bộ binh số 4, Joseph Verd Filmore, cho biết: "Samir bắt đầu tát vào mặt Saddam Hussein nhưng các binh sĩ Mỹ đã ngăn không được việc đánh đập ông, bởi vì theo lệnh từ cấp trên là phải bắt sống".

    Nước nào đã bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chống lại việc tử hình Saddam Hussein?


    James Baker, một trong những chính trị gia nổi tiếng nhất ở Mỹ, trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình Al-Arabiya mới đây đã cho biết: "Trong cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an về nghị quyết tử hình Saddam Hussein, ngoài Cuba và Trung Quốc bỏ phiếu trắng, Yemen dưới thời Tổng thống Ali Abdullah Saleh là nước duy nhất đã bỏ phiếu chống, các nước còn lại bỏ phiếu thuận".








    James Baker tiết lộ: "Sau khi Yemen bỏ phiếu chống, chúng tôi đã đề nghị chuyển cho Yemen nhiều triệu USD để họ thay đổi quyết định nhưng họ đã từ chối. Sau đó, chúng tôi dọa sẽ cắt số tiền 250 triệu USD viện trợ hàng năm cho Yemen và Mỹ đã thực hiện lời đe doạ cắt khoản viện trợ này vì không thuyết phục được Yemen thay đổi thái độ".


    Thi thể của Saddam Hussein hiện nay ở đâu?


    Nhiều hãng thông tấn nước ngoài, trong đó có Sputnik (Nga), BBC (Anh), Euronews (châu Âu), Al-Jazeera (Qatar), Al-Arabiya (Saudi Arabia), Masrawi (Ai Cập)... đã dựa trên một nguồn tin của Iraq tiết lộ cho biết, thi thể của cố Tổng thống Saddam Hussein đã biến mất.

    Một nguồn tin thân cận với gia đình Saddam Hussein nói với đài truyền hình Al-Arabiya rằng, họ biết một số thế lực có ý đồ khai quật và cho nổ để phá tan ngôi mộ này sau khi "giải phóng" ngôi làng Al-Awja, phía Nam thành phố Tikrit, quê hương ông.

    Nguồn tin này cho biết: "Chúng tôi biết câu chuyện người ta nói về việc các lực lượng dân quân Hashd Sha’abi của người Shia (thân Iran) tìm cách cho nổ các ngôi mộ của Saddam Hussein và hai người con trai của ông là Uday và Qussay sau khi họ vào giải phóng thành phố Tikrit".

    Nguồn tin này thêm rằng: "Khi chúng tôi biết về những thông tin này, trước khi các lực lượng Hashd Sha’abi tiến vào Tikrit, mộ của Saddam Hussein cùng với hai con trai của ông đã được khai quật và thi thể của họ được chuyển đi một nơi khác mà không ai biết".
    Một nguồn tin khác cho biết, mặc dù làng Al-Awja, quê hương của Saddam Hussein, đã được giảiphóng khỏi Tổ chức Nhà nước Hồi giáo ( IS ) tự xưng nhưng người dân ở đây vẫn không dám về. Họ sợ sẽ bị trả thù hoặc bị bắt.

    Trước khi lên giá treo cổ, Saddam Hussein nói gì?


    Các tin tức báo chí cho biết, trước khi bị hành quyết, ông Saddam Hussein đã di chúc lại cho gia tộc của ông. Theo đó, ông muốn xác của ông sau khi chết được chuyển đến một nơi khác mà đến nay vẫn chưa được tiết lộ.
    Trong một cuộc trò chuyện trên kênh truyền hình Al-Arabiya, cựu Cố vấn an ninh quốc gia thuộc chính quyền mới của Iraq Al-Rubaie nói, khi Saddam Hussein bước lên giá treo cổ, ông ta nhìn thẳng vào tôi, chỉ vào chiếc thòng lọng và nói với những người hành quyết đứng xung quanh ông rằng: "Các người sẽ thấy điều bất ngờ chấn động sẽ xảy ra tại Iraq".

    Ông Al-Rubaie nói thêm: "Saddam Hussein đã nhờ tôi đưa cuốn kinh Coran ông mang theo người trong đêm hành quyết cho người con gái của ông, nhưng tôi đã từ chối. Sau đó, Saddam đã nhờ tôi đưa lại cho luật sư của ông, tôi đã cầm cuốn kinh Coran và trao lại cho công tố viên".

    Bức ảnh hiếm của Saddam Hussein lần đầu tiên được công bố


    Hãng thông tấn Ammon của Jordan mới đây đã đăng một bức ảnh hiếm của Saddam Husssein được cho rằng từ trước tới nay chưa ai biết do Mỹ cố ý giấu.



    Ảnh Saddam Hussein cầm súng trong cuộc họp thành lập Uỷ ban kháng chiến lần đầu được tiết lộ (Nguồn: Ammon)


    Ammon cho biết, đây là bức ảnh chụp Saddam Hussein trong một cuộc họp với một số chiến hữu nhằm thành lập một phong trào kháng chiến chống lại sự chiếm đóng của Mỹ.

    "Chúng tôi sẽ không tiết lộ về việc chúng tôi đã lấy được tấm ảnh đó từ đâu và giữ nó một thời gian dài như thế nào" - hãng thông tấn này nói thêm - "Những ký ức về sự hy sinh của con người này sẽ được ghi nhớ mãi mãi. Đây là một phần của sự thật và tính chất của cuộc đấu tranh mà chúng ta đang trải qua. Chúng tôi sẽ không nói về quan điểm chính trị của con người này, lịch sử sẽ phán quyết, nhưng chúng tôi muốn nói về quan điểm nhân đạo mà phương Tây cố tình che giấu để các thế hệ mai sau nối bước".



    Các báu vật của Saddam Hussein hiện ở đâu?


    Ngày 8/7/2020, báo Gulf 365 của Saudi Arabia đã đăng một bức ảnh Nữ hoàng Anh Elizabeth II gây tranh cãi trên phương tiện truyền thông xã hội, cho thấy phía sau bức ảnh là một loạt báu vật của cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein.



    Nữ hoàng Anh Elizabeth II với nhiều báu vật của cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein (Nguồn: BBC News)


    Tờ báo này cho rằng, nữ hoàng đã phạm một "sai lầm chết người" khi để lộ hành vi bị tình nghi là các lực lượng Anh tham gia cuộc tấn công Iraq năm 2003 đã đánh cắp các báu vật này từ cung điện của Saddam Hussein.

    Việc hành quyết Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã được thực hiện vào sáng sớm ngày 30/12/2006, ngày đầu tiên của lễ Eid al-Adha linh thiêng của người Hồi giáo.



    theo

    Đại sứ Nguyễn Quang Khai là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp với 38 năm trong ngành. Từ năm 1995 - 2011, ông là Đại sứ Việt Nam tại Iraq, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), đồng thời làm Đại sứ không thường trú tại Jordan, Yemen và Lebanon.



    Đại sứ Nguyễn Quang Khai

    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Chiến dịch Bình Minh Đỏ: Sai lầm thô thiển khiến Mỹ không thể bắt được Saddam Hussein sớm hơn



    Bộ bài được Liên quân Mỹ sử dụng như một bộ tài liệu trong chiến dịch truy bắt cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein. Ảnh tư liệu


    Bộ bài 55 lá là một trong những tài liệu quan trọng trong cuộc truy bắt Saddam Hussein. Nhưng khá lâu sau khi hơn nửa "bộ bài" đã nằm trong tay Mỹ, Hussein vẫn bặt vô âm tín.



    "Bảo mẫu" bất đắc dĩ


    Chris Tasker ngồi đó, quan sát Saddam Hussein thong thả dùng bữa sáng - bắt đầu bằng trứng ốp-la, rồi đến bánh xốp đường. Chưa cần nhìn nét mặt, chỉ nhìn vào đĩa đồ ăn, Tasker đã có thể đoán biết sự hài lòng của Hussein.

    8 tiếng mỗi ngày, liên tục trong nhiều tháng liền, chỉ làm một việc duy nhất là theo dõi Saddam Hussein ăn - ngủ - nghỉ, Tasker và 11 người lính khác có thể kể chính xác lịch sinh hoạt hàng ngày, thuộc lòng mọi sở thích, biết rõ Hussein thích bánh ngọt ra sao, ghét thịt bò tới cỡ nào.


    Thân quen tới mức, ngay cả khi cựu Tổng thống Iraq hét lên, đòi một món ăn nào đó, thì họ cũng không cảm thấy ông đáng sợ.


    5 trong số “Super Twelve” – 12 binh sĩ Mỹ thực hiện nhiệm vụ canh gác Hussein


    Nhưng điều mà Tasker không thể lý giải là vì sao mình được chọn làm người canh giữ người đàn ông này.


    Khi Hussein bị bắt, buổi huấn luyện cơ bản dưới trời tuyết của cậu đã lập tức được tạm dừng, chỉ để tất cả cùng tập hợp, xem tin nóng hổi phát khắp toàn cầu và hò reo sung sướng. Còn giờ thì cậu ngồi đây, là 1 trong số "Super Twelve" – nhóm 12 lính canh giữ Saddam Hussein trong những tháng diễn ra phiên tòa, đảm bảo ông yên vị tại trại giam bí mật, khỏe mạnh và thoải mái.


    Nhiệm vụ này có những yêu cầu rất nghiêm ngặt: Phải đối xử với Hussein một cách lịch sự, nhưng cứng rắn khi cần. Không mở lời trước, nhưng sẽ đáp lời nếu ông hỏi. Không kể về gia đình hay cuộc sống cá nhân. Đáp ứng mọi yêu cầu của Hussein thông qua các kênh chính thức. Phục vụ ăn và lau dọn sàn. Đảm bảo nước tắm không quá nóng, không quá lạnh. Giám sát ông tập thể thao và dọn sạch giường cho ông mỗi ngày.


    Và họ tuyệt đối giữ không được tiết lộ về việc đang làm.
    Paco Resse, một thành viên của Super Twelve ví von: "Chúng tôi như bảo mẫu vậy. Thực sự giống ở trại dưỡng lão".


    "Ông ấy là người ngầu nhất"


    Trong mắt những người lính gác, Hussein có vẻ dễ chịu hơn nhiều so với một kẻ đang bị truy tố vì tội ác chống lại loài người. Cách nói chuyện nhã nhặn, sự từng trải ở người tù nhân lớn tuổi này đôi khi làm họ nhớ tới người ông của mình.










    Adam Rogerson vẫn còn nhớ rõ cảm xúc của mình đã thay đổi như thế nào: "Ban đầu, chúng tôi khá xa cách. Ông ấy cứ ngồi nhìn chằm chằm vào tôi, và tôi cũng nhìn như thế về phía ông ấy. Nhưng buổi tối, ông ấy dần thoải mái hơn. Rồi chúng tôi có thể cùng nghe nhau radio. Ông ấy ngồi bên chiếc lò sưởi nhỏ, cùng nhau giết thời gian".


    Hussein không gặp khó khăn để nhớ tên những người quản giáo của mình. Ông thích nói chuyện, sẵn sàng viết thơ tặng họ, dù bằng thứ tiếng Anh pha tạp. Câu chuyện cuộc đời của người đàn ông từng ở đỉnh cao quyền lực có nhiều điều khiến các binh sĩ ngoài 20, đa phần mới chỉ tốt nghiệp khóa huấn luyện cơ bản và chưa từng nếm trải nhiều cay đắng, cảm thấy thú vị.


    "Có lần, ông ấy xem lại những bức ảnh mình hút xì gà ban đêm ở Cohiba. Tôi chỉ muốn kiểm tra xem ông ấy đang làm gì - Đó là bức ảnh chụp cùng một nguyên thủ khác trên thuyền. Và rồi tôi ngồi đó, chỉ để nghe ông ấy kể về việc hút xì-gà với vị lãnh đạo kia. Ai cũng có những câu chuyện thật ngầu. Nhưng có lẽ ông ấy là người ngầu nhất", Rogerson khẳng định.


    Bị giam giữ biệt lập, "không có nhà, không có gia đình", 12 chàng lính trẻ lúc đó chẳng khác nào gia đình của Hussein. Hay ít nhất, là ông khiến họ cảm thấy như vậy. "Ông ấy thường xuyên gọi chúng tôi là con trai, là người anh em, là bạn bè". Ngay cả cái cách Hussein lắng nghe và đưa ra lời khuyên cho những vấn đề của những lính gác quanh mình cũng mang tới sự gần gũi của một "già làng".


    "Cậu phải tìm một người phụ nữ tốt. Không quá thông minh, không quá lầm lì. Không quá già, không quá trẻ. Một người có thể nấu nướng và dọn dẹp", Hussein đã nói như vậy khi nghe Sean O’Shea tâm sự chuyện tình cảm.


    Joseph, người đảm trách nhiệm vụ phiên dịch cho Hussein chia sẻ: "Tôi có nhớ về ông ta như một kẻ độc tài tàn bạo không ư? Tất nhiên là không. Tôi sẽ nhớ những buổi tối ngồi cùng ông ấy - một con người. Thực sự là vậy".


    Nỗi mặc cảm vì tù nhân đã chết


    Sợi dây được cho là từng được dùng để treo cổ Saddam Hussein tại ngôi nhà của một bác sĩ, người chứng kiến vụ tử hình



    Adam Rogerson chưa thể quên những gì đã diễn ra khi họ tiễn người tù nhân của mình đi tới cái chết. "Ông ấy nhìn quanh và nói lời tạm biệt. Ông ấy rất buồn. Một vài người trong chúng tôi đã khóc. Thật điên rồ. Tôi đã từng tham chiến, đã trải qua bom đạn, nhưng lại chẳng được chuẩn bị trước cho tình huống này xảy ra".






    Cho tới nhiều năm sau này, những người lính trẻ ngày nào vẫn chưa thực sự vượt qua sự đau buồn – thứ cảm xúc khi mất đi một người thân quen, chứ không phải một kẻ thù địch. Vài người trong số họ thực sự rơi vào trạng thái căng thẳng sau chấn thương. Có người mang trong mình mặc cảm vì đã gián tiếp giết một người thân của mình. Những cơn ác mộng vẫn đôi lần tìm đến họ.


    "Điều đó không thực sự tác động tới chúng tôi cho tới khi thời gian đẩy xa mọi chuyện. Khi tất cả đã lắng xuống, bạn nằm trên giường buổi tối, tâm trí bạn sẽ quẩn quanh và nghĩ: Mình đã thực sự làm vậy sao? Chúng tôi đã quá gần gũi với ông ấy. Tôi thấy mình đã làm ông ấy thất vọng", Adam Rogerson giãi bày.


    "Về một mặt nào đó, tôi coi ông ấy như một người bạn. Với một chàng thanh niên 22 tuổi, "đó là thứ tình bạn có thể hy sinh vì nhau. Tôi tin rằng nếu một trong những chiếc trực thăng của chúng tôi bị bắn hạ và lực lượng nổi dậy tới giải cứu ông ấy, ông ấy cũng sẽ không làm chúng tôi bị thương".
    (Còn tiếp)

    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Chiến dịch Bình Minh Đỏ: Lần ra dấu vết Saddam Hussein từ... một con ngựa trắng






    Ảnh minh họa.



    Liên quân Mỹ hoàn toàn không nhận ra mình đã bắt được nhân vật được coi là “chìa khóa” dẫn tới nơi ẩn náu của Saddam Hussein, cho tới khi thẩm vấn bạn câu cá của hắn.





    Lần ra manh mối từ một con ngựa trắng
    Sau gần 4 tháng bắt giữ ráo riết mà gần như không thu được bất cứ manh mối nào giá trị, Liên quân Mỹ mới bắt đầu hiểu được toan tính của Hussein.


    Hóa ra, với cựu lãnh đạo Iraq, chính những cận vệ mới là nơi cần tìm tới để trao gửi tính mạng, chứ không phải các bộ trưởng hay tướng lĩnh trong bộ bài 55 nhân vật cấp cao – tài liệu đầu tiên của Chiến dịch truy kích nhà lãnh đạo Iraq bị lật đổ mang tên Bình Minh Đỏ.


    Hussein có hàng trăm cận vệ, chia làm 3 nhóm. Họ không có chức tước trong bộ máy chính quyền, nhưng không vì thế mà thua kém về "bổng lộc".

    Mohammad al-Musslit xuất hiện bên cạnh Saddam Hussein. Ảnh: Slate


    Trong những cuộc đột kích trang trại của nhóm cận vệ cấp 2 tại Tikrit, một cái tên ngay lập tức thu hút sự chú ý. Đó là Rudman Ibrahim Omar al-Musslit. Người này có mặt trong nhiều bức ảnh chụp chung với Hussein, liên tục được nhắc tới trong các tài liệu của tình báo Mỹ.


    Nhưng trên hết, trang trại của anh ta có một manh mối vô cùng đặc biệt: Một con ngựa trắng. Ở Iraq, thứ tài sản này không chỉ thể hiện sự giàu có, mà còn chứng minh vị thế không hề tầm thường của người sở hữu nó.


    Điều tra viên Eric Maddox, một thành viên tham gia Chiến dịch Bình Minh Đỏ đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về gia tộc Musslit. Những cái tên trong dòng họ này lần lượt được viết ra, mối liên hệ giữa nhà Musslit với nhau và với Hussein ngày càng sáng tỏ.


    Hàng chục người mang họ Musslit là cận vệ của Hussein. Trong số 8 anh em ruột của Rudman, anh ta và người em trai Mohammad Ibrahim Omar al-Musslit đều là thành viên của Tổ chức An ninh Đặc biệt, một cơ quan do Hussein lập ra nhằm loại bỏ mọi mối nguy hại với chính phủ. Thú vị hơn nữa, gia tộc Musslit có chung ông cố với Saddam Hussein.
    Kẻ cầm đầu thực sự


    Liên quân Mỹ vẫn tin tưởng rằng Rudman là người có thể dẫn đường họ tìm tới nơi Hussein ẩn náu, cho tới khi Ahmed Yasin Omar al-Musslit, một trong những thành viên trẻ nhất của nhà Musslit bị bắt giữ vào tháng 10. Ahmed Yasin khai, chính là Mohammad, chứ không phải Rudman, mới là người nhận chỉ đạo trực tiếp từ Hussein.




    Rất nhiều thành viên dòng họ Musslit là cận vệ của Saddam Hussein. Ảnh: Slate


    Khoảng 1 tháng sau đó, Rudman "rơi vào tay" Liên quân Mỹ và ngay lập tức được đưa tới Baghdad, bất chấp sự phản đối của Trung tá Steve Russell – một sĩ quan chỉ huy Chiến dịch truy bắt Hussein tại Tikrit. Không có cuộc thẩm vấn nào được diễn ra, không có thêm một thông tin nào được tiết lộ, bởi Rudman đã đột tử trong chưa đầy 24 giờ do tắc nghẽn động mạch vành.


    Cái chết của Rudman khiến Russell vô cùng tức giận, nhưng chính nó lại trở thành một manh mối quan trọng. Cuộc nổi dậy của những người ủng hộ chính quyền cũ vẫn tiếp diễn, không có dấu hiệu gì là bị ảnh hưởng. Tới lúc này, Mỹ mới thực sự tin điều Ahmed nói: Rudman Ibrahim Omar al-Musslit không phải là kẻ cầm đầu, mà là Mohammad.


    Để tránh làm lộ chiến lược, thay vì gọi thẳng tên của Mohammad, Liên quân Mỹ gọi hắn bằng cái tên Fatman (Thằng béo).


    Thông tin mấu chốt tới từ một ngư dân


    Hành trình truy dấu Saddam Hussein và những kẻ bảo vệ ông ta có công lớn của thẩm vấn viên Eric Maddox. Sớm biết sẽ không thể "moi" được thông tin tuyệt mật, Maddox cố gắng tìm hiểu những chi tiết nhỏ và ráp nối chúng lại thành một biểu đồ các mối quan hệ xã hội của từng nhân vật mấu chốt. Biểu đồ này đã chứng minh được hiệu quả của nó, và lần này cũng không ngoại lệ.


    Cuộc thẩm vấn con trai của Rudman – bị bắt cùng ngày với cha anh ta, đã cho Mỹ 2 cái tên: Abu Drees, bạn làm ăn của Mohammad và Basim Latif, tài xế của Mohammad. Điều trùng hợp là, anh trai của Basim là một quan chức an ninh cấp cao tại Tikrit, có mối quan hệ rất tốt với Mỹ.






    Nhờ thông tin của Basim, Liên quân Mỹ đột kích một ngôi nhà cho thuê tại Samarra gần đó và bắt được Musslit al-Musslit, con trai của Fatman. Maddox không mất quá nhiều thời gian để có được thông tin về một trại nuôi cá, nơi Fatman và một người bạn tên Mohammed Khudayr thường lui tới thả câu.


    Cuộc vây ráp trại cá không cho họ người cần tìm, thay vào đó là 2 ngư dân vẫn còn chưa hết bàng hoàng. Lúc này, Maddox chỉ còn 6 ngày để thực hiện nhiệm vụ ở Iraq trước khi về nước. May mắn là, một trong 2 ngư dân đã cho ông một địa chỉ: Căn nhà ở Baghdad, thuộc quyền sở hữu của Mohammed Khudayr.


    Người đàn ông này, củng 3 người khác đã bị bắt giữ trong cuộc đột kích chóng vánh của Mỹ nhằm vào ngôi nhà này. Maddox chỉ còn 6 tiếng để thẩm vấn anh ta. Bất ngờ xảy ra khi Khudayr khai nhận Fatman đã ở cạnh mình khi bị bắt.


    Maddox lao như bay tới nơi 3 "tù nhân" khác đang bị giam giữ và lần lượt mở chùm đầu của từng người. Người thứ 3 chính là Mohammad Ibrahim Omar al-Musslit.




    Chỉ một ngày sau khi bắt giữ Mohammad al-Musslit, Liên quân Mỹ đã tìm được đến đúng nơi ẩn náu và bắt được Saddam Hussein mà không mất tới một viên đạn nào. Ảnh: QĐ Mỹ



    Chỉ sau vài giờ đấu trí, Maddox đã biết nơi Hussein đang ẩn náu - một trang trại ở Tigris, gần thủ phủ Dawr. Năm 1959, sau khi ám sát bất thành Thủ tướng Iraq thời bấy giờ, Hussein đã chạy tới al Dawr trước khi bơi qua Tigris để tới Syria. Khi còn nắm quyền, năm nào Hussein cũng tới đây để kỉ niệm ngày mình trốn thoát an toàn.


    Ngay ngày hôm sau, chiến dịch Bình Minh Đỏ kết thúc không một tiếng súng nổ, Hussein bị bắt trong một căn hầm nổi tiếng với tên gọi "Lỗ nhện".


    (Còn tiếp)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #4

    Mặc định

    Số phận những người cuối cùng che giấu Saddam Hussein



    Saddam Hussein ngay sau khi bị bắt. Ảnh: CNN


    Sau nhiều năm, người đàn ông từng che giấu Saddam Hussein vẫn nói về vẫn nói về chủ nhân của mình bằng sự tôn kính, ngưỡng mộ.

    Chấp nhận bị tra tấn


    "Chính tôi đã đào cái lỗ đó cho ông ấy", Alaa Namiq nói, đôi mắt ánh lên sự tự hào. 6 năm sau ngày Hussein bị xử tử, Alaa mới lần đầu tiên chia sẻ về quãng thời gian che giấu Saddam Hussein - người mà cả gia đình ông đã quen biết nhiều thập kỷ và luôn một lòng tôn kính. Đó cũng là lần hiếm hoi Alaa mở lời.


    "Cái lỗ" mà Alaa nhắc tới chính là "lỗ nhện" nổi tiếng, đường dẫn vào một hầm mà Saddam Hussein ẩn náu trước khi bị bắt. Nó nằm bên dưới trang trại của gia đình nhà Namiq ở al-Dawr, cách quê hương của nhà lãnh đạo Iraq bị lật đổ không xa.




    Hầm ngầm bên dưới trang trại nhà Namiq, nơi Saddam Hussein ẩn náu trước khi bị bắt. Ảnh AP


    Căn hầm nằm sâu khoảng 1,8 - 2,4 mét dưới lòng đất, có một chiếc giường nhỏ, một cái quạt, một lỗ thông gió, một vali đựng 750.000 USD và 2 khẩu AK-47.


    Cách đó không xa là một căn nhà nhỏ, tường đắp bùn, bên ngoài là khu bếp đơn sơ lợp mái kim loại. "Nó có mùi thực sự kinh khủng. Nó giống ga-ra hơn là một ngôi nhà", báo Mỹ New York Times dẫn lời một lính Mỹ tham gia cuộc bố ráp Hussein nhớ lại.


    Cứ mỗi khi Liên quân Mỹ lùng sục, Hussein sẽ di chuyển từ căn nhà xuống hầm ngầm. Căn hầm được che bằng thảm và nhựa dẻo, cùng gạch và đất bụi để ngụy trang.
    "Ông ấy tới đây và nhờ chúng tôi giúp. Tôi đã đồng ý. Ông ấy nói, "cậu có thể bị bắt và bị tra tấn". Nhưng trong truyền thống của các bộ tộc Ả Rập chúng tôi, và luật Hồi giáo, khi ai đó cần tới sự giúp đỡ, chúng tôi sẽ giúp họ", Alaa khẳng định.


    Cả ông và anh trai Qais Namiq đều từng làm việc cho Hussein: Alaa là tài xế, Qais là đầu bếp riêng. Alaa thừa nhận, chính gia đình mình, mà chủ yếu là Qais đã lái xe đưa Hussein di chuyển qua những địa điểm trú ẩn khác nhau.


    Những bài phát biểu hùng hồn, kêu gọi lực lượng ủng hộ mình đứng lên chống lại Mỹ, cũng được Hussein viết tại ngôi nhà này, trước cùng Alaa di chuyển quãng đường hơn 15 km tới thành phố Samarra, tấp vào lề đường và thu âm, nhằm đánh lạc hướng người Mỹ.


    Những ngày lẩn trốn sự truy đuổi của Liên quân Mỹ, Hussein không sử dụng điện thoại, vì ông biết mình có thể bị nghe trộm. Hussein ghi chép mọi thứ ra giấy, kể cả sáng tác văn xuôi và thơ ca. Những tài liệu đó bị Mỹ tịch thu, cùng ngày Hussein bị bắt, Alaa và Qais cũng bị giải đi.


    Nhà hàng của một "anh hùng"


    Alaa và Qais đã sống những ngày tháng khổ sở trong nhà tù Abu Ghraib suốt 6 tháng. Phòng giam của không có nổi một tia sáng lọt vào và liên tục bị đổ nước để luôn ẩm ướt. Namiq kể lại, ông đã bị trùm đầu, bị đánh đập, bị chó săn cắn và bị tra tấn bằng nhạc rock. "Tôi chịu đựng được những con chó, những màn tra tấn, nhưng tôi không thể chịu được thứ âm nhạc đó".


    Chính anh em nhà Alaa là người đã đào chiếc “lỗ nhện” nổi tiếng cho Hussein chui xuống ẩn náu dưới hầm. Ảnh AP



    Sau vài năm làm lái xe, ở tuổi 41, Alaa đã kiếm đủ tiền để mở một nhà hàng gia đình nhỏ bên bờ sông, với một vài chiếc bếp nướng và bàn nhựa ngay tại quê nhà. Ông không che giấu sự tôn kính mà mình dành cho Hussein.






    "Ông ấy biết rồi một ngày mình sẽ bị bắt và bị hành quyết. Trong thâm tâm, ông ấy biết mọi thứ sẽ sụp đổ và ông ấy không còn là Tổng thống nữa. Vì vậy, ông ấy đã bắt đầu một điều mới - thánh chiến chống lại lực lượng chiếm đóng đất nước (quân đội Mỹ). Ông ấy đã hi sinh mọi thứ mình có, bao gồm cả con trai, vì lợi ích của đất nước".

    Khi ra tù và sinh sống yên ổn ở quê nhà, Alaa tin chắc rằng những người sống quanh mình cũng có chung suy nghĩ về vị cựu lãnh đạo đất nước. Người dân ở al Dawr, cho tới nhiều năm sau này, vẫn coi vị Tổng thống bị lật đổ là một "tượng đài". Và anh em nhà Namiq được coi trọng như một thành viên của hoàng tộc vì đã từng bảo vệ cho người họ ngưỡng vọng.


    "Người dân ở Dawr còn tôn trọng và đánh giá cao gia đình của họ hơn trước. Chúng tôi coi đó là một hành động anh hùng", Đại tá Mohammad Hassan, thành viên Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Iraq đóng tại Dawr bày tỏ. "Hành động đó không chỉ là việc của 1 gia đình, mà đại diện cho tất cả công dân Dawr. Thành phố này đón nhận Hussein".


    (Còn nữa)


    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #5

    Mặc định

    Người treo cổ Saddam Hussein kể về giây phút hành quyết


    Cựu cố vấn an ninh quốc gia Iraq, người đã giám sát việc xử tử Saddam năm 2006, nói nhà lãnh đạo Iraq vẫn rất mạnh mẽ cho tới những giờ phút cuối và không bao giờ nói ông hối tiếc.

    Mowaffak al-Rubaie ngồi trong văn phòng với một bức tượng Saddam Hussein đằng sau lưng, sợi dây thừng từng được dùng để treo cổ nhà độc tài quấn quanh cổ bức tượng, nhớ lại những giây phút cuối cùng của nhà cựu lãnh đạo Iraq.


    Ông ấy đã mạnh mẽ cho tới những phút cuối cùng. Tôi nhận ông ấy (Saddam) ở cửa. Không ai bước vào cùng chúng tôi, không có người nước ngoài, không có người Mỹ”, Rubaie nói trong một cuộc phỏng vấn của ông với hãng tin AFP ở văn phòng của ông tại vùng Kadhimiyah phía bắc Baghdad, gần nhà tù nơi vụ xử tử diễn ra bảy năm về trước.


    Ông ấy mặc áo khoác và áo sơ-mi trắng, tỉnh táo và thư giãn, tôi không hề thấy dấu hiệu sợ hãi nào. Tất nhiên, sẽ có những người muốn tôi nói rằng ông ấy suy sụp hay nghiện thuốc, nhưng những gì tôi đang nói là lịch sử”, Rubaie nói.


    “Tôi không nghe thấy ông ấy nói gì về việc hối tiếc hay xin sự thương xót, tha thứ của Chúa trời, hay xin được ân xá. Một người sắp chết thường nói: Xin Chúa trời hãy tha thứ cho những tội lỗi của con, con đang về với người. Nhưng ông ấy không hề nói điều gì như thế”.


    Saddam Hussein, cầm quyền ở Iraq trong hơn hai thập kỷ, tiến hành nhiều cuộc đàn áp đẫm máu, chiến tranh và hứng chịu lệnh cấm vận khắc nghiệt, đã bị treo cổ sau khi bị tuyên có tội với cáo buộc tội ác chống lại loài người vì vụ sát hại 148 nông dân người Shiite ở Dujail năm 1982.


    Ông là tổng thống Iraq từ tháng 7/1979 tới tháng 3/2003 khi Mỹ tấn công Iraq và bị quân đội Mỹ phát hiện ẩn trốn trong một nông trại vào tháng 12 năm đó. Saddam bị xử tử ba năm sau vào ngày 30/12/2006 sau một phiên tòa chớp nhoáng.


    Một số người Iraq, nhất là những người Arập dòng Sunni, nhìn lại thời kỳ Saddam nắm quyền với nhiều tiếc nuối, những giai đoạn ổn định kéo dài ở trong nước trái ngược với tình trạng bạo lực đẫm máu đang lan tràn khắp nước Iraq kể từ khi ông bị lật đổ.


    Ông Saddam cũng được một số người Arập ngưỡng mộ vì cuộc chiến 1980-88 của ông với Iran, việc ông đối đầu với Mỹ, tấn công Israel và cả sự can trường trong phiên tòa ông bị tuyên án tử hình và cả trong khi thi hành án, được quay lại bằng điện thoại di động.


    “Khi tôi đưa ông ấy vào, ông ấy đang bị còng tay và cầm một quyển tinh Koran”, Rubaie nói. “Tôi đưa ông ấy vào phòng thẩm phán trước, nơi người ta tuyên đọc hàng loạt tội danh. Saddam đáp lại: Đả đảo Mỹ! Đả đảo Israel! Palestine muôn năm! Đả đảo đế quốc Ba Tư!”



    Rubaie sau đó đưa Saddam vào phòng xử tử. “Ông ấy dừng lại, nhìn vào giá treo cổ, rồi nhìn tôi từ đầu đến chân… và nói: bác sĩ, đây đúng là thứ cho đàn ông”. Vào lúc Saddam được đưa lên giá treo cổ, chân ông vẫn bị trói, nên Rubaie và những người khác phải đưa ông lên.


    Rubaie nói ông đã kéo cái cần giá treo cổ, nhưng nó không hoạt động. Một người khác mà Rubaie không nêu tên đã tới giúp và ở lần thứ hai, Saddam bị treo cổ. Ngay trước khi bị treo cổ, Saddam bắt đầu đọc đoạn thể hiện đức tin quen thuộc của người Hồi giáo: “Tôi tin không có chúa nào khác ngoài Chúa trời toàn năng, và Mohammed…” nhưng ông phải ngừng lại ở đó trước khi kịp hoàn tất những lời cuối “là người đưa tin của Chúa trời”.


    Rubaie sau đó đi xuống dưới giá treo cổ để thu xác Saddam, cho vào một cái bao màu trắng và đưa lên cáng. Thi thể ông được một trực thăng Mỹ đưa từ nhà tù nơi ông bị treo cổ tới khu dinh thự của Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki, một khu vực dày đặc binh lính được vũ trang tới tận răng.


    Chiếc trực thăng đã đầy người, theo lời Rubaie, nên thi thể phải đặt dưới sàn máy bay và cửa phải mở trong suốt chuyến bay vì chiếc cáng quá dài. “Tôi nhớ rõ mặt trời bắt đầu mọc” khi chiếc trực thăng bay trên bầu trời Baghdad, Rubaie nói.


    Ở khu dinh thự của ông, “thủ tướng bắt tay chúng tôi và nói: Chúa phù hộ cho các anh. Tôi nói: Hãy bước lên nhìn ông ấy. Nên ông ấy bước lên dở tấm phủ mặt ra và nhìn thấy Saddam Hussein”, Rubaie, hiện vẫn là một người thân tín của thủ tướng, nói. “Tôi chưa bao giờ có cảm giác kỳ lạ như thế”.


    Rubaie nói việc xử tử Saddam đã được định đoạt sau một cuộc gặp qua video giữa Maliki và tổng thống Mỹ khi đó, George Bush. “Quý vị định làm gì với tên tội phạm này?” Bush hỏi. “Chúng tôi sẽ treo cổ ông ta”, Maliki đáp. Và Bush giơ ngón tay cái lên, bày tỏ đồng ý và tán thưởng.




    theo VietnamPlus
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  6. #6

    Mặc định

    Những giây phút cuối cùng của Saddam Hussein trước khi bước lên giá treo cổ

    Đại sứ Nguyễn Quang Khai | 04/04/2017 08:11 PM



    "Chúng tôi đề nghị trùm lên đầu Saddam Hussein một cái túi màu đen cho đỡ sợ nhưng ông từ chối," thẩm phán Mounir Sabri Haddad kể lại.




    Tổng thống Iraq Saddam Hussein bị tử hình vào hồi 4 giờ 45 phút sáng ngày 30/12/2006, ngày đầu tiên của lễ Eid Al-Adha của người Hồi giáo. Bản án tử hình đối với Saddam Hussein đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Thậm chí, một số thẩm phán xét xử ông cũng cảm thấy phiên tòa có nhiều điều khuất tất. Một số thẩm phán đã từ chức sau một vài phiên xét xử.


    Đến phút cuối cùng Saddam Hussein vẫn cho rằng mình vô tội. Bước lên chiếc giá treo cổ ông vẫn giữ được bản lĩnh của mình. Thẩm phán Mounir Sabri Haddad, người được giao thi hành án tử hình Saddam Husein đã tiết lộ nhiều chi tiết quan trọng về những giây phút cuối cùng trước khi bước lên giá treo cổ của ông Hussein.






    Thẩm phán Mounir Sabri Haddad



    Thẩm phán Mounir Sabri Haddad sinh năm 1964 tại quận Al-Kadhimyia, thủ đô Baghdad. Ông xuất thân từ một gia đình người Kurd Faili thuộc bộ tộc Shuan. Sau khi tốt nghiệp khoa Luật trường đại học Baghdad, Haddad ở lại làm luật sư và cố vấn luật pháp của trường. Sau đó do bất đồng chính kiến với chính quyền, ông sang sống lưu vong tại Vương quốc Oman và trở về Baghdad sau khi chế độ Saddam Hussein sụp đổ năm 2003.
    Trở về Baghdad, Haddad đã gặp Salem Jawad Al-Jalabi và cùng nhau thành lập một tòa án hình sự đặc biệt để xét xử các tội ác của chế độ Saddam Hussein. Al-Jalabi được cử giữ chức chủ tịch tòa án, Haddad làm thẩm phán thứ nhất. Haddad đã tuyên thệ trước Masoud Barzani, thủ lĩnh đảng Dân chủ Kurdistan, Chủ tịch Hội đồng cầm quyền lúc đó. Sau khi Chủ tịch tòa thượng thẩm Iraq Jamal Mustafa chết, Thủ tướng Nour Al-Maliki đã tiến cử Haddad giữ chức vụ này.

    Haddad đã giành được số phiếu ủng hộ cao nhất trong Hội đồng Bộ trưởng. Hội đồng Tổng thống cũng đã nhất trí phê chuẩn quyết định bổ nhiệm ông. Tính thâm niên trong luật tòa án, Haddad nghiễm nhiên trở thành phó Chủ tịch tòa thượng thẩm. Ông được giao nhiệm vụ giám sát việc thi hành án tử hình đối với Saddam Hussein. Phóng viên báo Al-Sharq Al-Awsat đã có cuộc gặp gỡ với thẩm phán Haddad tại một cuộc họp báo của ông được tổ chức tại khách sạn Sheraton ở Arbil thuộc miền Bắc Iraq.



    Mounir Sabri Haddad kể:

    Tôi gặp Saddam Hussein nhiều lần khi tôi còn là thẩm phán điều tra. Lần đầu tiên tôi gặp Saddam Hussein khi thẩm vấn ông về vụ án trục xuất người Kurds Faili. Cuộc thẩm vấn kéo dài 4 tiếng rưỡi đồng hồ.


    Trong cuộc thẩm vấn này, khi tôi hỏi tại sao ông lại trục xuất người Kurd và tàn sát người Kurd Faili, tôi cứ nghĩ rằng ông sẽ trả lời bởi vì họ không phải người Iraq.


    Nhưng tôi rất bất ngờ khi Saddam nói rằng: "Người Kurd là một bộ phận của nhân dân tôi, một bộ phận của nhân dân Iraq. Tôi chưa bao giờ áp bức họ và cũng chưa bao giờ áp bức bất cứ ai. Tôi chống lại những người nào là kẻ thù của Iraq". Ông ta nói về chính trị nhiều hơn là nói về khía cạnh pháp lý của vấn đề.


    Tôi được Tòa án và Chủ tịch phiên tòa Aref Abdul Razaq Shahin chọn làm người thi hành bản án. Vào đêm trước khi thi hành án, ông Shahin gọi điện thoại cho tôi từ thành phố Al-Suleimanyia thuộc vùng Kurdistan miền Bắc Iraq nói: "Anh là người thi hành bản án tử hình đối với Saddam Hussein. Đã có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng".


    Thời gian thi hành án là thuộc thẩm quyền của cơ quan hành pháp, tức chính phủ. Luật pháp Iraq không cho phép thi hành án tử hình vào các ngày lễ và các dịp mang tính chất tôn giáo. Tuy nhiên, toàn quyền Mỹ cai quản Iraq lúc đó là Paul Bremer đã đình chỉ điều khoản quy định này.


    Như vậy, không có điều khoản nào trong luật pháp Iraq cấm thi hành án tử hình vào ngày lễ nữa. Chính phủ đã chọn thời gian thi hành án vào ngày lễ Eid Al-Adha, một trong những ngày lễ lớn của người Hồi giáo và tôi đã đồng ý.




    Saddam Hussein và cuốn kinh Koran.





    Trước khi thi hành án ít phút, tôi gặp Saddam Hussein. Ông ta mặc chiếc áo bành tô màu đen khi bước vào phòng thi hành án, tay bị còng nhưng vẫn cầm cuốn kinh Koran bị cháy dở, dù đi bất cứ đâu ông cũng luôn cầm theo cuốn kinh Koran này. Tôi bảo ông ngồi xuống phía trước mặt tôi và tôi bắt đầu đọc to quyết định: Tòa án đã kết án tử hình ông bằng biện pháp treo cổ, dựa theo điều này, điều kia của bộ luật hình sự.



    Tại sao cuốn kinh Koran lại bị cháy dở? Theo tôi được biết thì khi Saddam Hussein ẩn náu trong nhà hàng Al-Sa'a ở Baghdad, quân Mỹ đã ném bom nhà hàng này, cuốn Koran bị cháy một phần và ông đã thoát chết khi rời khỏi nhà hàng. Ông tin vào thánh Allah và coi cuốn kinh Koran này là lá bùa hộ mệnh đã cứu sống ông.


    Tôi xin trở lại thời điểm tử hình Saddam Hussein. Khi tôi đọc quyết định của tòa án, Saddam Hussein đã hô to "Allahu Akbar" (Thánh Allah vĩ đại nhất) như ông thường nói trong các bài diễn văn manh tính chất chính trị trước đây. Tiếp theo, ông hô to nhiều lần: Bọn Ba Tư chết đi, bọn Mỹ chết đi, các ngươi là kẻ thù của Thánh Allah....



    Saddam Hussein trong phiên tòa xét xử.


    Ngay từ ngày đầu tiên, Saddam biết tôi là người Kurd Faili. Ông biết rõ tôi là ai. Tuy nhiên tôi muốn nói rằng giữa tôi và Saddam lúc đó là sự giao dịch mang tính chuyên môn và nghề nghiệp thuần tuý. Ông ta không hề dùng những lời lẽ nặng nề mang tính chất chất xúc phạm tôi. Thậm chí khi bước lên giá treo cổ, tôi thấy ông thực sự thoải mái và hài lòng về tôi. Băng ghi âm còn lưu giữ ở văn phòng Thủ tướng chứng tỏ điều này và có thể đưa ra công khai cho người dân Iraq biết.


    Khi tôi đọc xong quyết định của tòa án thì một nhóm cảnh sát, trưởng công tố, thứ trưởng Bộ Tư pháp đã dẫn ông vào phòng thi hành án. Đây là căn phòng rộng rất lạnh. Khi chúng tôi mở còng tay thì xảy ra đấu khẩu giữa Saddam và ông Muwaffaq Al-Rubai'e, cố vấn an ninh quốc gia.


    Saddam là người khởi đầu cuộc đấu khẩu, hỏi Al-Rubai'e: Anh có sợ tôi không? Al-Rubai'e trả lời: Tại sao tôi lại phải sợ anh? Anh là người sẽ phải chết chứ không phải tôi.


    Cùng lúc đó có một vài cảnh sát hỏi: Tại sao ông lại gây biết bao đau khổ cho chúng tôi? Chúng ta là một dân tộc giàu có, nhiều tài nguyên, tại sao ông lại gây ra ngần ấy cuộc chiến tranh, tại sao? Saddam trả lời ông không gây chiến với bất cứ ai: Tôi chỉ chiến đấu chống lại kẻ thù của Iraq là người Ba Tư và Mỹ. Trước đây các anh là những người chân đất, không có giầy dép mà đi, không có sữa mà uống, tôi là người đã mang lại cuộc sống ấm no cho các anh, tôi đã làm cho các anh trở thành con người.


    Tại đây, tôi phải can thiệp, yêu cầu tất cả mọi người giữ bình tĩnh, không nên kích động Saddam. Hình như tay Saddam bị trói quá chặt nên ông đề nghị nới lỏng ra đôi chút: Tôi là người đã già rồi, xương cốt dễ gãy nếu bị trói quá chặt.
    Chúng tôi đã nới lỏng nút trói tay cho ông. Lúc này chúng tôi hỏi ông có dặn dò gì về cuốn kinh Koran ông đang cầm hay không thì ông nhờ trao lại cho luật sư Badr Awad Al-Bandar.


    Tôi hỏi Saddam có dặn dò gì vợ con không và câu nói cuối cùng của ông trước khi bước lên bậc thang dẫn đến sợi dây treo cổ: Hãy để cho đứa con trai của tôi và những người này, người nọ được sống. Sau đó ông bước lên nơi đặt chiếc giá treo cổ một cách tự nhiên, không có bất cứ dấu hiệu do dự hoặc sợ hãi nào.












    Tôi không thể nói Saddam là một người dũng cảm vì như vậy có thể gây kích động dư luận xã hội. Như vậy, sẽ là một vấn đề lớn. Và tôi cũng không thể nói rằng Saddam là một kẻ hèn nhát vì như vậy là nói dối, mà nói dối là điều cấm kỵ đối với tôi. Khi một người đã chết tức là họ đi đến ngôi nhà vĩnh viễn của mình. Thánh Allah sẽ tha thứ cho ông, cho tôi và cho tất cả chúng ta. Thẩm phán cũng như bất cứ ai khác cũng không thể nói dối. Nói dối là hết sức xấu xa.



    Saddam không để ý nhiều đến cái chết, hoặc ông không nghĩ rằng ông sẽ chết trong một ngày nào đó để mà sợ. Ông bước lên giá treo cổ, chúng tôi đề nghị trùm lên đầu ông một cái túi màu đen cho đỡ sợ nhưng ông từ chối. Điều này chứng tỏ ông không sợ chết. Saddam là người rất am hiểu lịch sử. Tôi nghĩ rằng ông ấy rất muốn noi gương Abdul Karim Qasim, người đã từ chối bịt mắt khi cái gọi là Tòa án nhân dân thi hành án tử hình đối với ông.



    Ảnh chụp màn hình cảnh Saddam Hussein bị tử hình. Ảnh: CNN


    Saddam bước lên giá treo cổ. Người ta vừa đặt một chiếc thòng lọng vào cổ ông thì những viên cảnh sát hô to: Al-Sadr muôn năm! (Al-Sadr là một giáo sĩ thủ lĩnh của những người Hồi giáo theo dòng Shia).


    Một cuộc tranh cãi đã xảy ra tại đây. Saddam đáp lại: Các người không xứng đáng là những người đàn ông thực thụ , hành động của các người không quân tử chút nào!


    Sau khi kết thúc thi hành án, một quan chức của đảng Al-Dawa đã hô lớn: Mohammed Baqir Al-Sadr muôn năm.



    Một số người hỏi tôi tại sao lại không để Saddam mặc quần áo màu đỏ là màu quần áo của tử tù? Tại sao lại để ông ta mặc quần áo dân sự như mọi người?


    Tôi nói đây là một trải nghiệm hoàn toàn mới đối với chúng tôi. Chúng tôi không nghĩ rằng Mỹ lại trao Saddam cho chúng tôi. Chúng tôi đã tiếp nhận ông ta vào phút chót sau các cuộc đàm phán khó khăn kéo dài. Ngoài ra còn có sự bất đồng giữa Tổng thống và Thủ tướng xung quanh vấn đề ai sẽ là người ra sắc lệnh phê duyệt án tử hình. Cuối cùng thì Tổng thống Jalal Talabani đã gửi công văn cho Thủ tướng Nour Al-Maliki nói rằng đây không thuộc thẩm quyền của Tổng thống (tôi vẫn còn giữa 1 bản copy).


    Trong tình hình như vậy, Thủ tướng phải ban hành sắc lệnh.
    14 quan chức có mặt tại buổi thi hành án, trong đó có Thứ trưởng Bộ Tư pháp, trưởng công tố và 14 khách mời từ văn phòng Thủ tướng Al-Maliki, Hội đồng Hạ viện và đảng Al-Dawa. Không có ai thuộc phe nhóm Al-Sadr tham dự. Tin đồn Al-Sadr có mặt trong buổi thi hành án là không đúng.




    Saddam Hussein trong phiên tòa xét xử.



    Tôi cảm thấy rất buồn vì đã phải thi hành bản án tử hình đối với Saddam Hussein. Tôi cũng không muốn bất cứ ai trên thế giới này phải chịu án tử hình, cá nhân tôi phản đối án tử hình. Nhưng trước những tội ác mà ông ta gây ra thì khi thi hành án tử hình tôi cho rằng đây là nghĩa vụ của mình.

    Trong vụ án này, tôi là người thực hiện trách nhiệm của mình, tôi là một thẩm phán được tòa án giao nhiệm vụ thi hành bản án tử hình. Đây là nhiệm vụ của tôi. Nhưng thực lòng tôi không muốn giết bất cứ ai, tôi phản đối án tử hình.


    Mới đây ông Rezgar Mohammed Amin, thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử cựu Tổng thống Saddam Hussein từ chức năm 2006 sau vài phiên xét xử, đã dành cho hãng thông tấn Nước Nga ngày nay RT một cuộc phỏng vấn hết sức thẳng thắn.

    Ông cho biết, ông quyết định từ chức là do việc xét xử không công bằng, không dựa trên luật pháp Iraq cũng như luật pháp quốc tế, đồng thời ông luôn luôn bị sức ép từ phía chính phủ Iraq và chính quyền Mỹ.


    Ông nói, nếu Saddam Hussein được xét xử tại tòa án hình sự quốc tế thì ông sẽ không bị án tử hình. Và nếu xử theo luật Iraq thì Saddam Hussein cũng không phải chịu án tử hình.



    Thẩm phán Amin nói, phiên tòa không được truyền hình trực tiếp mà phải qua người Mỹ ngồi phòng bên cạnh kiểm duyệt, cắt bỏ các đoạn Saddam Hussein nói về những vấn đề mà Mỹ không thích.


    Toà án hình sự tối cao Iraq thông qua bản án tử hình đối với Saddam Hussein ngày 26/10/2006, theo luật Iraq thì bản án phải được thi hành trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên chính phủ đã không chờ đến cuối thời hạn cho phép mà ra lệnh tử hình ông ngay 4 ngày sau, tức là vào ngày 30/10 cùng năm.


    Ngày đó lại là ngày đầu tiên của lễ Al- Edha thiêng liêng của đạo Hồi. Luật Iraq cấm tử hình bất cứ người nào vào những ngày lễ tôn giáo và dịp quốc khánh, nhưng chính phủ Iraq và Mỹ đã không tôn trọng điều này. Ông Amin cho rằng việc tử hình Saddam Hussein là một sự trả thù.



    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  7. #7

    Mặc định

    Người tù trong lâu đài của mình: Saddam Hussein qua lời kể của viên cai ngục Mỹ

    Đại sứ Nguyễn Quang Khai | 17/06/2017 07:40 AM





    Khi người ta đưa thi thể Saddam Hussein ra ngoài, một đám người đã nhổ nước bọt lên người ông. Nhưng những người cai ngục Mỹ lại thấy ghê tởm khi nhìn cảnh tượng này.

    Người tù trong lâu đài của mình

    Ngày 20/3/2003, các lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu đã mở cuộc tấn công Iraq. Ngày 1/5/2003, Tổng thống Mỹ G. Bush tuyên bố kết thúc chiến dịch, chế độ Iraq bị lật đổ. Ngày 13/12/2003, Tổng thống Saddam Hussein bị bắt. Ngày 30/12/2006, Saddam Hussein bị tử hình.
    Quân Mỹ đã lấy lâu đài của ông làm nơi giam giữ ông và các quan chức cao cấp trong chính quyền của ông. Nơi đây trở thành nhà tù nổi tiếng dưới cái tên Camp Cropper.



    Cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein



    Mặc dù đã hơn 10 năm trôi qua kể từ khi Tổng thống Iraq Saddam Hussein bị tử hình, nhưng nhiều người vẫn nghĩ về ông, đặc biệt những người ở gần ông vào những ngày cuối cùng trước khi ông bước lên giá treo cổ.



    Cuốn sách về Saddam Husein của tác giả Will Bardenwerper


    Nhiều câu chuyện thật về Saddam Husein kể từ khi ông bị bắt đến khi ông bị tử hình và những cá tính của ông đã được xuất bản.
    Cuốn sách mới nhất về Saddam Husein của tác giả Will Bardenwerper được ra mắt ngày 6/6/2017 với 272 trang mang tên "Người tù trong lâu đài của mình, Saddam Hussein, những người Mỹ cai ngục và những điều lịch sử đến nay chưa nói đến" (The Prisoner in His Palace: Saddam Hussein, His American Guards, and What History Leaves Unsaid).



    Will Bardenwerper là một trong những sỹ quan cai ngục người Mỹ đã ghi lại nhiều câu chuyện về mối quan hệ gần gũi thân thiết giữa Saddam Husein với anh và những người cai ngục Mỹ khác trong trại giam Camp Cropper cho đến khi bị tử hình vào năm 2006.


    Will Bardenwerper được giao nhiệm vụ giám sát Saddam Hussein trong tù cùng với một nhóm lính Mỹ khác thuộc đơn vị quân cảnh 551. Những người lính này mang biệt danh Supper- 21, tên gọi đơn vị cai ngục gồm 21 người.


    Hình ảnh trái ngược với một nhà độc tài


    Will Bardenwerper là sỹ quan bộ binh đóng quân ở tỉnh Al-Anbar. Ông kể rằng, trong những ngày cuối cùng của đời mình, Tổng thống Saddam Hussein thích ăn bánh ga tô, cắt tỉa cây trong vườn và nghe các bài hát của ca sỹ người Mỹ Mary J. Blige.



    Tác giả Will Bardenwerper


    Saddam là người cư xử rất nhẹ nhàng tình cảm với những người lính cai ngục và hết sức lịch sự. Ông hay kể những câu chuyện về gia đình của ông. Hình ảnh của ông hoàn toàn trái ngược với một nhà độc tài. Những người cai ngục kể rằng, Saddam Hussein và họ thường nói chuyện với nhau trong những lúc rỗi rãi để tạo dựng mối quan hệ hữu nghị.


    Mặc dù quen sống trong các lâu đài sang trọng, Saddam rất thích những điều đơn giản nhất trong phòng giam nhỏ bé, chẳng hạn như ngồi trên một chiếc ghế nhựa trong văn phòng dành riêng cho ông và để trang trọng hơn, ông treo một lá cờ Iraq trên tường phía sau lưng.


    Will Bardenwerper nói trong cuốn sách của mình, Tổng thống Saddam Hussein rất thích hút xì gà Cohiba của Cuba ông thường giấu kín trong một cái hộp rỗng bọc trong những chiếc khăn lau ướt.



    Tổng thống Saddam Hussein rất thích hút xì gà.


    Tác giả nói Saddam nghi ngờ về các thức ăn đem đến cho ông nên ông thường chia ra từng miếng nhỏ, từ quả trứng ốp lết đến chiếc bánh ngọt rồi hoa quả. Ông nói thêm, Saddam rất thích giọng hát của nữ ca sỹ người Mỹ Mary J. Blige, nhất là bài hát "Family Affair". Ông cũng rất thích đi xe đạp trong khi chờ ngày ra tòa.


    Các nhân viên cai ngục trước kể lại rằng Saddam Hussein thường xuyên hỏi về cuộc sống riêng tư và gia đình của họ. Ông còn làm thơ gửi cho vợ một người lính Mỹ cai ngục. Will Bardenwerper viết, Saddam thường kể về những kỷ niệm quá khứ của mình.


    Có lần ông kể một câu chuyện về đứa con trai Uday của ông trong một cuộc liên hoan đã hứng lên nổ súng làm chết và bị thương nhiều người, trong đó có người anh cùng cha khác mẹ của ông. Saddam nói "lỗi lầm nghiêm trọng này" đã làm ông nổi giận và quyết định trừng phạt Uday, đốt toàn bộ xe hơi hạng sang của nó gồm Porche, Ferrari, Roll Royce.


    Tác giả cho biết thêm, Saddam rất thích ngồi ở khu vực giải trí dành riêng bên ngoài phòng giam và thích tưới cây. Ông trở nên rất gần gũi với những người lính cai ngục. Những người Mỹ này đã coi Saddam như người ông thân thiết của họ.




    Một hôm, một y tá quân y Mỹ nói với ông có người anh trai mới chết, Saddam đã đứng bật dậy ôm lấy anh rồi nói: "Tôi sẽ là anh trai của cậu". Saddam cũng hứa với một lính cai ngục khác sẽ cung cấp tiền học cho đứa con trai của anh ta nếu sau này làm ra tiền.



    Will Bardenwerper viết: "Có lẽ điều kỳ lạ nhất là tất cả những người lính Mỹ được giao nhiệm vụ cai quản Saddam đều thương tiếc khi ông bị tử hình, mặc dù ông được coi là kẻ thù của nước Mỹ."



    Khi người ta đưa thi thể Saddam Hussein ra khỏi phòng tử hình, một đám người đã nhổ nước bọt lên người ông và thốt ra những lời chửi bới thâm độc. Những người này còn lấy gậy đập vào thi thể của ông.


    Ngược lại, những người lính Mỹ từng cai quản và ở bên cạnh ông một thời gian dài đã cảm thấy ghê tởm khi nhìn cảnh tượng này và muốn nhảy vào can thiệp, nhưng bị chặn lại.


    Ngay sau khi cuốn sách được xuất bản, có rất nhiều bình luận trên trang web Goodreads ca ngợi rằng, cuốn sách đã góp phần làm cho mọi người thấy được một hình ảnh khác của Saddam Hussein.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Saddam Hussein và việc Iraq xóa nợ cho Việt Nam
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 19-09-2017, 12:07 AM
  2. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 18-11-2015, 11:45 AM
  3. HUỲNH TUYỀN QUYẾT và XUYÊN TỈNH QUYẾT
    By Khaitam in forum Phong Thủy, Địa lý
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 25-02-2013, 03:13 PM
  4. Bí ẩn bình ăc quy ở thành cổ Iraq
    By duc_nam8888 in forum Sưu Tập Khác...
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 12-09-2011, 12:42 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •