Quan điểm tôn giáo
Phật giáo
Phật giáo ra đời trong phong trào đấu tranh chống đạo Bàlamôn, chống lại sự phân biệt đẳng cấp, đòi bình đẳng xã hội, nên không thể không bác bỏ những luận điểm cơ bản của Kinh Vêđa và Kinh Upanishad (những bộ kinh này là cơ sở giáo lý của Đạo Balamôn, tiền thân của Ấn giáo ngày nay).[4] Đạo Phật không thừa nhận linh hồn vũ trụ tối cao Brahman và linh hồn cá thể bất tử atmam. Theo Đạo Phật, cơ thể của chúng sinh được cấu tạo từ những yếu tố vật chất và tinh thần gọi là ngũ uẩn gồm sắc (tức vật chất gồm đất, nước, lửa, gió) và danh(gồm 4 yếu tố tinh thần: thụ, tưởng, hành, thức). Khi chết, những yếu tố này phân hủy, nên không còn cái atman bất tử. Tuy nhiên, Đạo Phật lại thừa nhận sự tái sinh ở kiếp sau và tiếp thu một số yếu tố của Đạo Bàlamôn, như sự luân hồi, nghiệp báo, sự tu luyện nhưng mang nghĩa khác để đạt đến sự giải thoát.[4]

Với nhà Phật, giáo lý siêu việt của Đức Phật luôn chú trọng về nhân quả, về nghiệp duyên, luân hồi, cho nên sẽ không có những phương pháp chỉ dạy cho chúng sinh lao theo những cuộc tìm kiếm vô vọng sự bất tử trường sinh ở trần gian tạp uế; mà chỉ có con đường Chánh đạo dẫn cho con người tìm đến với an vui thanh thản, với giải thoát.... Pháp Phật chỉ cho con người phương pháp đoạn trừ phiền não, dứt lìa khổ đau, liễu sinh thoát tử tìm đến an nhiên cực lạc qua mỗi bước chân đại lực không rời Bát Chánh đạo. Trường sinh bất tử có chăng thì cũng chỉ hiện hữu tồn tại ở một cõi siêu thoát vĩnh hằng vượt khỏi vòng luân hồi (Niết bàn), bất tử bất sinh, mà chỉ bậc giác ngộ chân tu mới chứng đắc được tận cùng rốt ráo.[5]

Ấn Độ giáo
Ngay từ thời cổ đại, Kinh Vêđa mà trực tiếp là Kinh Upanishad ở Ấn Độ đã lý giải vấn đề này như sau: Brahman (linh hồn vũ trụ) được coi là thần thánh sáng tạo tất cả. Atman (linh hồn của mỗi con người, mỗi cá thể súc vật, cây cỏ, v.v.), là một bộ phận của linh hồn vũ trụ, nên về nguyên tắc nó cũng bất tử như linh hồn vũ trụ. Khi cơ thể sinh vật chết đi, atman sẽ tách khỏi cơ thể và đầu thai sang một cơ thể khác mới sinh ra, tiếp tục cuộc sống ở một kiếp khác. Kiếp sau có thể là người, là súc vật hay cây cỏ. Linh hồn cứ đầu thai hết kiếp này sang kiếp khác trong một cái vòng tròn lẩn quẩn như vậy gọi là sự luân hồi (samsara: bánh xe quay tròn). Con người chịu hậu quả của hành vi của chính mình gọi là "nghiệp" (karma: hành động). Chính cái nghiệp của kiếp này quy định cuộc sống ở kiếp sau. Để giải thoát khỏi cái vòng luân hồi, nghiệp báo, con người phải dốc lòng tu luyện, từ bỏ ham muốn dục vọng để linh hồn được "siêu thoát", tức thoát khỏi sự ràng buộc của cơ thể và trở về với linh hồn vũ trụ tối cao, đạt đến hạnh phúc và sự bất tử vĩnh hằng.[4]

Các vị tu phật cho hỏi quan điểm này có đúng là của đạo phật hiện nay hay không?