Trang 1 trong 6 123456 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 113

Ðề tài: GÓP NHẶT!

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định GÓP NHẶT!

    QUÁN CƠM CHAY

    Nguyễn Nhân Trí



    Có lần nọ tôi có việc phải vào một quán cơm chay tên “Thanh Tịnh” hay gì đó tương tự tôi không nhớ rõ lắm. Một người quen cần nói chuyện hẹn tôi đến đây để gặp anh ấy.

    Tôi đến quán hơi sớm nên vào ngồi chờ. Người chủ, và cũng là người hầu bàn duy nhất trong quán, là một ni cô không già không trẻ, mặt mũi sáng sủa lanh lợi. Cách bài trí trong quán không cũ không mới và nói chung không có gì đặc biệt. Trong quán có khoảng mười bàn, hầu hết đều còn trống trừ một hai bàn lúc đó đang có khách ngồi ăn. Trên bức tường ở giữa quán có một bàn thờ Phật nho nhỏ trên cao, mấy cây nhang điện sáng rực gần như lấn áp cả hai cây nến giả cũng bằng bóng đèn điện đỏ.

    Trong thời gian ngắn tôi ngồi chờ ở đó, ni cô chủ quán ra chào hỏi niềm nở và trò chuyện với tôi. Khi nói về các món ăn, cô giới thiệu:

    “Các món ăn nầy ở đây, anh sẽ thấy, làm rất công phu giống y như thật. Có nhiều món tôi bảo đảm anh ăn vào sẽ không phân biệt được là thật hay giả”.

    Tôi hỏi: “Thưa cô, thật hay giả là thế nào?”.

    Cô nhìn tôi, có vẻ hơi ngạc nhiên: “Thí dụ như thịt heo quay tôi làm là có phần da, phần mỡ, nhất là phần nạc chẳng những nhìn giống như thật mà khi nhai vào cũng dai dai như từng sớ thịt thật. Thịt gà xé phay, đùi vịt nướng, chả cá chiên và bò kho cũng là những món đặc biệt nổi tiếng của quán nầy”.

    Tôi nghĩ: “Nếu đồ chay mà chủ ý làm cho thật giống đồ mặn như vậy thì sao không cứ ăn đồ mặn thật luôn cho rồi chớ ăn chay làm gì?”

    Tuy vậy tôi mỉm cười: “Cô phải khéo tay lắm mới làm được như vậy”.

    Nét mặt ni cô rạng rỡ lên: “Đúng vậy. Đây là nghề bí truyền không phải ai cũng học được”.

    Người quen tôi vẫn chưa đến. Thấy ni cô vui vẻ hiếu chuyện, và để giết thì giờ, tôi nói ra ý nghĩ vừa rồi của mình: “Đồ chay mà làm giống y như đồ mặn để làm gì vậy cô?”

    Lần nầy ni cô không dấu được vẻ ngạc nhiên. Có lẽ cô nghĩ tại sao tôi lại có thể ngớ ngẩn như thế được. Cô giải thích: “Nếu không thì ai mà đến ăn? Anh không biết chứ… Ăn chay thì có phước nhưng người ta thèm thịt nên phải làm thức ăn cho giống đồ mặn thật thì họ mới ăn được.” Rồi cô nói thêm: “Làm cách nào để khuyến khích người ta ăn chay cũng tốt cả. Miễn sao người ta không sát sinh là họ không mang tội với Trời Đất mà mình cũng được có phước.”

    Tôi để ý chữ “có phước” được nhắc đến 2 lần trong mấy câu giải thích về ăn chay trên của ni cô. Tôi biết ni cô tin rằng ăn chay và làm cho người khác ăn chay là “có phước”, đồng thời cô nghĩ không sát sanh là vì sợ “mang tội”.

    Đây là những quan niệm phổ thông trong Phật giáo hiện hành. Đa số tăng ni lẫn Phật tử tôi quen biết đều có lối suy nghĩ rằng vấn đề chủ yếu khi làm những điều “tốt” là để được phước hay để tránh tội cho bản thân và gia đình họ. Sự kiện đó cho thấy họ làm các điều tốt chủ yếu chỉ là vì lợi ích cá nhân của họ, và chuyện nó có thật sự là những chân thiện mỹ hay không chỉ là một vấn đề thứ yếu.

    Theo tôi đó là một tư tưởng và hành động vị kỷ. Phải chi họ có được ý niệm rằng ăn chay và tránh sát sanh chỉ là để biểu lộ lòng từ bi của họ đối với các sinh vật khác chẳng hạn thì hay đẹp hơn biết bao nhiêu? Theo tôi thì đó mới là một tư tưởng và nghĩa cử đạo đức. Đối với tôi, ngay cả việc ăn chay chỉ vì lý do sức khỏe (chẳng hạn như để tránh các chất hóa học độc hại trong thịt nuôi công nghiệp) thì cũng còn “trong sáng” hơn ăn chay chỉ vì vụ lợi cho mình.

    Có lẽ nhận thấy được vẻ thoáng đăm chiêu trên mặt tôi, và hiểu lầm về lý do của nó, nên ni cô nói tiếp: “Các món ăn ở đây không có hành hay tỏi gì cả, anh đừng lo”.

    Tôi đoán là cô đang nói về việc người ăn chay thường cử ăn hành hẹ tỏi nén vì những món nầy có chất kích thích dễ làm người ta nóng nảy, cộc cằn. Tuy vậy tôi vẫn hỏi: “Tại sao vậy cô?”

    Cô nheo mắt: “Ăn hành và tỏi thì niệm chú sẽ không linh”.

    Tôi hỏi thêm, cố tình ngây thơ: “Niệm chú để làm gì vậy cô?”

    Có lẽ ni cô thật sự lấy làm thương hại cho sự khờ khạo của tôi: “Thì niệm chú để được tai qua nạn khỏi và may mắn chớ để làm gì bây giờ? Nếu anh biết niệm đúng chú thì làm ăn sẽ được phát đạt và tình duyên sẽ được tốt đẹp. Nếu thành tâm siêng năng trì niệm những chú đó thì sẽ linh nghiệm lắm.”

    Rồi cô liệt kê ra mấy bài chú mà cô cho là rất linh nghiệm rồi hỏi tôi có muốn chép lại đem về dùng hay không. Tôi hình như đã nghe qua tên các bài chú nầy ở đâu đó rồi nhưng vì chẳng quan tâm lắm nên không nhớ rõ chúng là gì.

    Theo sự hiểu biết của tôi thì ý tưởng cầu xin, hay niệm chú, để được tai qua nạn khỏi hay mua may bán đắt hay tình duyên gia đạo tốt lành là hoàn toàn trái ngược với chân lý giác ngộ và diệt khổ của Thích Ca Mâu Ni. Nếu chỉ cần cầu xin hay niệm vài câu chú mà mọi việc đều có thể trở thành tốt đẹp thì cần gì phải tu học? Và cần gì phải suy nghiệm và trì hành về Tứ Diệu Đế hay Bát Chính Đạo? (Thật ra, phần lớn chính người niệm chú cũng không hiểu ý nghĩa của các câu chữ họ niệm là gì.) Và dựa vào việc cầu xin hay phù chú thì làm sao đi đến đâu được trong khi cố muốn vay mượn ngoại lực thay vì tự lực tận dụng tri thức để chuyển hóa chính mình?

    Tôi còn đang chưa biết phải trả lời ni cô ra sao thì người quen của tôi bước vào quán. Anh ấy xin lỗi vì đã đến trễ. Cuộc trao đổi giữa tôi và ni cô chấm dứt ngang ở nơi đó. Ni cô trở vào trong tiếp đón các khách ăn khác của cô. Nhờ trò chuyện với ni cô qua giờ mà tôi đã không để ý rằng mình đã ngồi đó chờ người bạn tôi hơn 15 phút.

    Cũng nhờ trò chuyện với ni cô mà tôi nhớ lại rằng phần lớn Phật tử lẫn các tăng ni ngày nay đều có những ý tưởng về tội phước, cầu xin, bùa chú tương tự. Nếu những tu sĩ như ni cô nầy (nếu thật sự cô ấy là một ni cô xuất gia chân chính từ chùa nào đó) còn không hiểu được những ý niệm cơ bản về tu thân và diệt khổ của Thích Ca thì ai sẽ chỉ dạy cho Phật tử về các việc ấy?

  2. #2

    Mặc định

    Ở trong bài viết ở trên có 2 vấn đề được nhắc tới:
    1. Ăn chay: Về vấn đề ăn chay, theo quan điểm Phật giáo mà nói thì người ăn chay tức là không ăn thịt chúng sanh, phát triển tâm từ bi bình đẳng giữa con người và chúng sanh. Ngoài ra, một khía cạnh nhỏ nữa là được phước báu. Phần đông mọi người sẽ nghĩ như vậy nhưng có 1 điều cực kỳ lớn đa phần bị bỏ qua đó chính là hỗ trợ cho vấn đề tu tập. Những ai thường hay ăn chay, ít nhất 10 ngày trở lên mới thấy được điều này. Đó chính là ăn chay làm cho thân không bị trược khí do thịt gây ra, dẫn đến thân tâm rất nhẹ, lúc thiền định, trì chú hay niệm Phật cực kỳ dễ nhiếp tâm hơn do với lúc ăn mặn. Bởi thế, ta có thể thấy được ăn chay thực sự nhiều lợi ích không chỉ về tâm mà còn về vấn đề tu tập của mỗi người.
    Quay trở lại bài viết, theo ý kiến cá nhân mình, việc chay giả mặn là phương tiện cho những chúng sanh không phát tâm ăn chay một số ngày trong tháng. Thật sự mà nói, chẳng thà cho họ ăn chay giả mặn còn hơn là ăn mặn. Dĩ nhiên, lợi ích thì có nhưng không thật sự rốt ráo.
    2. Trì chú: Về vấn đề trì chú, theo Đại Thừa, công năng trì chú của mỗi bài chú đều là bất khả tư nghì. Lợi ích chẳng thể tính đếm.
    Phàm chỉ có người trì chú mới có thể "uống được vị ngọt" của chú. Lâu dần qua ngày tháng sẽ phát triển Bồ đề Tâm, hướng đến tâm thanh tịnh và hỗ trợ rất nhiều trong việc tu tập những Pháp môn khác. Ý nghĩa của chú, chỉ có chư Phật mới có thể thấu hiểu rốt ráo. Người phàm phu chỉ nên quan tâm đến lợi ích và công năng của việc trì chú để hỗ trợ tiêu tai, giải nghiệp từ đó giúp thoát khổ nạn, an ổn tu hành.
    Nói tóm lại, ăn chay và trì chú là 2 phương tiện hỗ trợ đắc lực cho những vị hành giả ngày nay trên bước đường tu tập. Ăn chay, nên ăn với tâm thanh tịnh và trì chú nên trì chú nhiếp tâm để đạt lợi ích cao nhất trên bước đường tu tập của mỗi người trong thời đại Mạt Pháp này.

  3. #3

    Mặc định

    có 2 phái ăn chay: ăn chay thơm ngon cầu kỳ và ăn chay đạm bạc. Đồ chay giả mặn dùng nhiều phẩm màu phụ gia gia vị làm sẵn nên cũng có cái giá của nó

  4. #4

    Mặc định

    Thầy Chân Tính nói về việc thầy ra thất sau hơn 7 tháng nhập thất đọc kinh Nikaya. Xin gửi các bạn cùng xem!


  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Bkav Xem Bài Gởi
    Thầy Chân Tính nói về việc thầy ra thất sau hơn 7 tháng nhập thất đọc kinh Nikaya. Xin gửi các bạn cùng xem!

    Chuyện niêm hoa vi tiếu là giả! Và còn nhiều nhiều nữa. Ở đây rõ ràng thầy Chân Tính còn đang phải nói tránh đi! Chưa thực sự nói thẳng hết! Rõ ràng ngoại đạo mạo nhận đang càng ngày càng không thể che dấu bộ mặt thật của chúng trong thời đại bùng nổ thông tin! Nếu ai cũng 1 lòng đi tìm chân lý như thầy chân Tính thì bè lũ ngoại đạo mạo nhận sao có thể lừa bịp được! Phải không các đạo hữu?
    https://www.facebook.com/groups/2350138305138741/?ref=share

  6. #6

    Mặc định CHỚ VỘI TIN...

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Nonamepas Xem Bài Gởi
    Chuyện niêm hoa vi tiếu là giả! Và còn nhiều nhiều nữa. Ở đây rõ ràng thầy Chân Tính còn đang phải nói tránh đi! Chưa thực sự nói thẳng hết! Rõ ràng ngoại đạo mạo nhận đang càng ngày càng không thể che dấu bộ mặt thật của chúng trong thời đại bùng nổ thông tin! Nếu ai cũng 1 lòng đi tìm chân lý như thầy chân Tính thì bè lũ ngoại đạo mạo nhận sao có thể lừa bịp được! Phải không các đạo hữu?
    Nonamepas đã có thể thấy được “Đúng-sai, thật-giả, trắng -đen...” rồi sao ?! lời dạy : “..Chớ vội Tin... của Bậc Đạo Sư” dạy thế nào ?! Nonamepas đã áp dụng chưa ? Sao vội “bồng bột” mà khẳng định như thế !

  7. #7

    Mặc định

    Thôi bỏ đi...
    Last edited by Nonamepas; 16-07-2020 at 02:53 PM.
    https://www.facebook.com/groups/2350138305138741/?ref=share

  8. #8

    Mặc định

    Vì chưa được thực thấy chỉ một phần của Tam Minh hay Lục Thông nên chuyện Niêm Hoa Vi Tiếu hoặc các chuyện của Thiền Tông sẽ chỉ được họ coi là giả hết bạn @tangbang à.

    Việc nhìn thấy Tâm người khác là có ở các vị Thầy của nhiều pháp môn tôn giáo khác. Là Phật tử nhưng họ mê tín vào vị Thầy của họ nên tự hạ thấp Đạo Phật mà họ đâu có biết.
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  9. #9
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tangbang Xem Bài Gởi
    Nonamepas đã có thể thấy được “Đúng-sai, thật-giả, trắng -đen...” rồi sao ?! lời dạy : “..Chớ vội Tin... của Bậc Đạo Sư” dạy thế nào ?! Nonamepas đã áp dụng chưa ? Sao vội “bồng bột” mà khẳng định như thế !
    - Xét về CÂU TRUYỆN (xin nhấn mạnh TRUYỆN "tr" chứ không phải "ch") thì nhận xét của bạn @Nonamepas là đúng. Cho đến bây giờ, trong Kinh Tạng của Nam Truyền lẫn Bắc Truyền không hề tìm thấy bản kinh nào ghi chép lại về chuyện đức Phật đưa nhành sen lên và Ngài Ca-Diếp mỉm cười. Hoặc việc đức Phật phó thác Tăng-đoàn cho một vị nào được chỉ định, các vị Tỳ-kheo phải nương tựa một người nào đó.

    - Xét về CÂU CHUYỆN (nội dung) thì trong đó là tư tưởng của Đạo Phật: pháp là thiết thực hiện tại (ngay đây, bây giờ), không có thời gian, đến để mà thấy.

    => Do vậy, nếu hiểu ở góc độ "câu truyện", rồi còn vịn vào câu: "bất lập văn tự" mà bỏ qua việc đọc-học kinh sách (Văn Tuệ - Tư Tuệ) là một sự sai lầm nghiêm trọng (tu mù, tà tinh tấn). Nhưng sẽ là có lợi lạc (với 1 số người) nếu nhìn ở góc độ nội dung câu chuyện.

    Tóm lại: NHVT là một câu chuyện hư cấu được tạo ra phục vụ cho mục đích riêng nào đó của người nào đó đã tạo nên nó (ông nào đó ở đời nhà Tống TQ).

  10. #10

    Mặc định

    Nếu chỉ chấp nhận những "câu chuyện" chỉ khi có nguồn gốc văn bản thì đã vô tình hạn chế các phương pháp học và Tinh tấn của Hành giả rồi.
    Trên thực tế rất nhiều truyền thống đã được dạy qua các phương thức không có văn bản như:
    - Giấc mơ: Thuốc gia truyền, Thầy cúng của dân tộc Thái và nhiều truyền thống khác.
    - Thiền định: Rất nhiều dòng tu của các Tôn giáo đều ứng dụng phương pháp này.
    ....

    Kinh sách là đáng quý nhưng cũng không nên quá mê tín vào kinh sách để rồi tự chặn sự Tinh tấn của bản thân.

    Bản thân Phương Tây còn lập ra một bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về Thần thoại (Mythology) mà.

    Khi Tâm ta đủ sáng, Trực giác phát triển sẽ giúp ta tiếp nhận những Bài học và Thử thách từ Vô Hình. Những Bài học và Thử thách đó luôn rất sâu sắc và hữu ích trên đường Tu.

    Những "câu chuyện" nếu chưa đủ cho ta Tin thì hãy bỏ đó đừng vội phán xét, đó mới là hành động Chân Chánh.

    Sự khẳng định mang tính phán xét khi không đủ dữ kiện là một Định Kiến, một sự Suy Diễn là các yếu tố lớn cản trở sự Tinh Tấn.
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  11. #11
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
    Những "câu chuyện" nếu chưa đủ cho ta Tin thì hãy bỏ đó đừng vội phán xét, đó mới là hành động Chân Chánh.

    Sự khẳng định mang tính phán xét khi không đủ dữ kiện là một Định Kiến, một sự Suy Diễn là các yếu tố lớn cản trở sự Tinh Tấn.
    - Đừng cố gắng lập lờ "đánh lận con đen", cũng đừng đánh tráo khái niệm. Như chữ ký SMC: tùy duyên nhưng không nên tùy tiện.

    Ở đây, SMC chỉ nói: khi có ai hỏi về câu truyện NHVT có hay không? SMC chỉ trả lời: câu chuyện ấy SMC không tìm thấy trong tạng Kinh. Hết! Còn ai nói khác, thì bản thân phải nói cho rõ ràng.

    Giống như pháp luật xã hội vậy, CA thổi người vi phạm thì họ phải chứng minh ngta có tội, chứ không có chuyện ngta phải chứng minh mình vô tội.

    Cũng thế, bạn nói Phật thuyết thì phải chứng minh nó nằm ở đâu (nguồn), chứ không phải cái kiểu nói: "nó ko được ghi chép nhưng chưa chắc nó không có".

    Tóm lại, cái gì có nói có, không bảo không. NHVT là câu chuyện KHÔNG ĐƯỢC GHI CHÉP LẠI TRONG KINH TẠNG. Còn chuyện nó giúp ích được gì, ai tin hay không tin là do họ. Nhiệm vụ của mình chỉ kết luận tới câu in hoa vừa rồi là đủ. Như vậy là vừa đủ, không thừa không thiếu, không bị người trí quở trách. Còn nói nhiều quá trở thành... TÙY TIỆN, dư thừa!

  12. #12

    Mặc định



    mucdong vẩn còn ngu với 2 chử " thư viện " chỉ vì sống ở thôn quê.
    chứ ngươi ở thảnh thị (phố ) với thư viện quá bình thường .
    Nhưng tim được kinh phật hôn ta ???

    Ở nhà chùa gọi là tàng kinh các ,muốn đọc kinh phải là người
    xuất gia !!!!

    kết tập kinh điển để sấp xếp lại kinh điển chỉ có :
    * kinh tạng
    * tục tang
    sự kết tập nằm trong kinh tạng hay tục tạng ???
    (giờ lên mạng tìm ,quá hốp )

    hihihihi
    chánh kiến nằm ở đâu ta ???

    chúc các huynh tỉ tịnh tấn trong tu tập.
    cát tường.

    Nhất Tự kiến NHƯ LAI,
    Nhất VÔ qui vị ĐẠO.

  13. #13

    Mặc định ...LÀM SAO BIẾT ĐƯỢC ĐÂU LÀ LỜI CHÂN LÝ..!

    Ta phải biết rằng:
    - Đã là Phàm phu cũng đồng với “Mê-muội, mù-mờ” ! Nên không thể có lời Chân Thật (Chân Lý). Nếu có nói-viết ra thời chỉ là ...Copy..!
    * Đừng nghỉ rằng, Người “Phàm phu” có thể “nói-viết” được các lời dưới đây ?!
    “Bất lập văn tự
    Giáo ngoại biệt truyền
    Trực chỉ Chân tâm
    Kiến tánh thành Phật”.

    Và với “Sự tích NIÊM HOA-VI TIẾU”, là kẻ phàm phu chưa Rỏ được “Bổn Tâm” .Sao có thể “Nghỉ-tưởng” mà viết ra được như thế chứ nhỉ?!

    ..Đã không rỏ đâu là “trắng-đen, thật-giả... Nên sẽ không thể Biết được đâu là lời “Chân-Thật, Chân Lý....” Chỉ dựa vào cái “hiễu biết phàm phu”, lấy “Có-Không” trong Kinh Sách làm thước đo “Đúng-Sai”.
    ..Như Có thời biết là Có, bằng “Không Có” thì lại cho rằng không Có, cho là “Giả”, mà không nhận rằng, Ta đây “thật Không Biết” đâu mới là lời Chân-Thật và đâu là lời Hư-dối.


    “TRI KIẾN LẬP TRI, TỨC VÔ MINH BỔN, (Khi còn Vô minh nhớ lời dạy này, mà “Như Lý Tác Ý”)
    TRI KIẾN VÔ KIẾN, TƯ TỨC NIẾT BÀN


    -Nếu chưa rỏ “Thật-Giả, Trắng-Đen...” thời hảy lấy chữ “Bần” làm “tỉnh thức”

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
    -
    Tóm lại: NHVT là một câu chuyện hư cấu được tạo ra phục vụ cho mục đích riêng nào đó của người nào đó đã tạo nên nó (ông nào đó ở đời nhà Tống TQ).
    Cái kết luận này là Tuỳ Duyên hay Tuỳ Tiện???
    Tự viết ra mà quên nhanh vậy sao???

    Sự Tuỳ Tiện trên được tạo ra phục vụ mục đích riêng của ai vậy SMC???

    Lập lờ đánh lận gì khi tôi chỉ rõ các truyền thống tồn tại hàng ngàn năm nay qua các hình thức truyền thừa từ Thầy tới Trò qua Giấc Mơ, Thiền Định???
    Bạn nghĩ Đạo Phật tệ hơn các truyền thống đó sao???

    Đã nhiều lần tôi nhắc mấy bạn cực đoan hãy đọc các Kinh nói về việc Đức Phật dạy các Chúng Sanh ở các cõi Vô Hình như Chư Thiên, Rồng...

    Đức Phật giao tiếp với họ bằng Tâm Truyền đó.

    Sao bạn lại Tuỳ Tiện loại các Kinh đó ra??? Vậy có phải hành động đó là "đánh lận" để phục vụ mục đích của ai không????

  15. #15

    Mặc định

    Tôi nhận thấy ở cái thời này, sự giác ngộ nó gần trở nên rộng khắp... và nó không đến từ những người tu sĩ, hay ni, sư... mà nó đến từ những con người khoa học, những con người đam mê trí tuệ và nhận thức một cách chân thực cụ thể không hề thần thánh khoa trương... Bởi vì thân phận của họ không có gì để có thể khoa trương và họ có sự khiêm tốn bản năng... Đó là niềm vui của mỗi cá nhân giác ngộ, và cũng là niềm vui của vũ trụ... Một thời kỳ mới đang dần dần sát lập... thời mạc pháp thì cũng là mạc pháp... kẻ hủy pháp không ai khác là những kẻ tự cho mình cái quyền bảo vệ chánh pháp.... Bởi vì họ chẵng biết đâu là chánh đâu là tà...

  16. #16
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tangbang Xem Bài Gởi
    * Đừng nghỉ rằng, Người “Phàm phu” có thể “nói-viết” được các lời dưới đây ?!
    “Bất lập văn tự
    Giáo ngoại biệt truyền
    Trực chỉ Chân tâm
    Kiến tánh thành Phật”.

    Và với “Sự tích NIÊM HOA-VI TIẾU”, là kẻ phàm phu chưa Rỏ được “Bổn Tâm” .Sao có thể “Nghỉ-tưởng” mà viết ra được như thế chứ nhỉ?!

    ..Đã không rỏ đâu là “trắng-đen, thật-giả... Nên sẽ không thể Biết được đâu là lời “Chân-Thật, Chân Lý....” Chỉ dựa vào cái “hiễu biết phàm phu”, lấy “Có-Không” trong Kinh Sách làm thước đo “Đúng-Sai”.
    ..Như Có thời biết là Có, bằng “Không Có” thì lại cho rằng không Có, cho là “Giả”, mà không nhận rằng, Ta đây “thật Không Biết” đâu mới là lời Chân-Thật và đâu là lời Hư-dối.


    “TRI KIẾN LẬP TRI, TỨC VÔ MINH BỔN, (Khi còn Vô minh nhớ lời dạy này, mà “Như Lý Tác Ý”)
    TRI KIẾN VÔ KIẾN, TƯ TỨC NIẾT BÀN


    -Nếu chưa rỏ “Thật-Giả, Trắng-Đen...” thời hảy lấy chữ “Bần” làm “tỉnh thức”[/SIZE][/CENTER]
    - Vậy ai nói điều gì đó cao siêu là Thánh Nhân hết? Vậy chắc mai mốt ai hỏi: Ăn cơm chưa? Chắc nên trả lời: - Tôi uống nước rồi.

    Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
    Cái kết luận này là Tuỳ Duyên hay Tuỳ Tiện???
    Tự viết ra mà quên nhanh vậy sao???

    Sự Tuỳ Tiện trên được tạo ra phục vụ mục đích riêng của ai vậy SMC???
    - Xin cho hỏi: bạn hiểu thế nào là tùy tiện trong 2 trường hợp sau:
    A+ (vì không tìm được trong Kinh Tạng) nên kết luận: NHVT là câu chuyện hư cấu, không có trong Kinh Tạng, do ai đó viết (dựng) nên.
    B+ (vì không tìm được trong Kinh Tạng) nên kết luận: NHVT không có trong kinh, nhưng nói được lời cao siêu, dựng nên chuyện hay ho mang đậm tính chất PG vậy, thì cũng là Thánh Nhân, cũng này nọ... bla...bla...

    - Câu kết luận ấy là SMC kết luận, phục vụ cho mục đích riêng của SMC, rằng: câu chuyện NHVT không có trong Kinh Tạng.

    Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
    Lập lờ đánh lận gì khi tôi chỉ rõ các truyền thống tồn tại hàng ngàn năm nay qua các hình thức truyền thừa từ Thầy tới Trò qua Giấc Mơ, Thiền Định???
    Bạn nghĩ Đạo Phật tệ hơn các truyền thống đó sao???
    - Tôi thấy bạn có vấn đề về đọc-hiểu, thì phải. Truyền thống khác thì kệ nó chứ liên quan gì đến chuyện đang nói ?!? Tôi chỉ kết luận NHVT không có trong kinh Tạng. Rồi bạn có đồng ý không?

    * Đồng ý -> không có gì để bàn.
    * Không đồng ý -> dẫn chứng.

    tự nhiên dẫn ví dụ truyền thống khác không liên quan gì đến đạo Phật. Ít ra không đồng ý thì phải nói: tôi đọc ở kia, tôi thấy ở nọ, chuyện này được ghi chép trong Kinh A, Luật B hay Luận C. Còn đằng này...

    Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
    Đã nhiều lần tôi nhắc mấy bạn cực đoan hãy đọc các Kinh nói về việc Đức Phật dạy các Chúng Sanh ở các cõi Vô Hình như Chư Thiên, Rồng...

    Đức Phật giao tiếp với họ bằng Tâm Truyền đó.
    - Ai đồn?

    Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
    Sao bạn lại Tuỳ Tiện loại các Kinh đó ra??? Vậy có phải hành động đó là "đánh lận" để phục vụ mục đích của ai không????
    - Tự nhiên không đọc những kinh liên quan đến siêu hình cái là "đánh lận"? Không đọc là từ bỏ thọ trì những tác phẩm văn học mang hơi hướng PG liên quan đến siêu hình, chứ tôi chưa từng từ bỏ những bản kinh như vậy xoay quanh nội dung Khổ và Diệt Khổ.

  17. #17

    Mặc định



    Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
    - Vậy ai nói điều gì đó cao siêu là Thánh Nhân hết? Vậy chắc mai mốt ai hỏi: Ăn cơm chưa? Chắc nên trả lời: - Tôi uống nước rồi.

    .
    Câu này hay à nha !!!

    chúc các huynh tỉ tịnh tấn trong tu tập.
    cát tường.

    Nhất Tự kiến NHƯ LAI,
    Nhất VÔ qui vị ĐẠO.

  18. #18

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
    - Vậy ai nói điều gì đó cao siêu là Thánh Nhân hết? Vậy chắc mai mốt ai hỏi: Ăn cơm chưa? Chắc nên trả lời: - Tôi uống nước rồi.






    - Xin cho hỏi: bạn hiểu thế nào là tùy tiện trong 2 trường hợp sau:
    A+ (vì không tìm được trong Kinh Tạng) nên kết luận: NHVT là câu chuyện hư cấu, không có trong Kinh Tạng, do ai đó viết (dựng) nên.
    B+ (vì không tìm được trong Kinh Tạng) nên kết luận: NHVT không có trong kinh, nhưng nói được lời cao siêu, dựng nên chuyện hay ho mang đậm tính chất PG vậy, thì cũng là Thánh Nhân, cũng này nọ... bla...bla...


    - Câu kết luận ấy là SMC kết luận, phục vụ cho mục đích riêng của SMC, rằng: câu chuyện NHVT không có trong Kinh Tạng.






    - Tôi thấy bạn có vấn đề về đọc-hiểu, thì phải. Truyền thống khác thì kệ nó chứ liên quan gì đến chuyện đang nói ?!? Tôi chỉ kết luận NHVT không có trong kinh Tạng. Rồi bạn có đồng ý không?


    * Đồng ý -> không có gì để bàn.
    * Không đồng ý -> dẫn chứng.


    tự nhiên dẫn ví dụ truyền thống khác không liên quan gì đến đạo Phật. Ít ra không đồng ý thì phải nói: tôi đọc ở kia, tôi thấy ở nọ, chuyện này được ghi chép trong Kinh A, Luật B hay Luận C. Còn đằng này...






    - Ai đồn?






    - Tự nhiên không đọc những kinh liên quan đến siêu hình cái là "đánh lận"? Không đọc là từ bỏ thọ trì những tác phẩm văn học mang hơi hướng PG liên quan đến siêu hình, chứ tôi chưa từng từ bỏ những bản kinh như vậy xoay quanh nội dung Khổ và Diệt Khổ.

    Hehehe, về vấn đề đọc hiểu @smc tự xem lại bản thân nhé đừng lo cho tôi.
    (Sự đọc hiểu luôn là vấn đề của não trạng cực đoan, họ luôn có một lối mòn tư duy khiến đọc và không thể hiểu các ý kiến khác lối mòn đã có).

    Giờ quay lại sự Tuỳ tiện:
    Bạn thực sự không thấy việc qui kết chuyện NHVT là "hư cấu" chỉ vì chuyện đó không có trong kinh điển Pali là Tuỳ Tiện sao?
    Từ khi nào kinh điển Pali trờ thành toàn bộ Lịch sử Phật giáo vậy??? Hay điều đó đơn giản là do Arahan rởm nhồi sọ vào đầu bạn nên bạn Tuỳ Tiện bù lu bù loa phục vụ mục đích của mình???

    Nên luôn nhớ việc viết Kinh ra giấy chưa bao giờ là Ý Phật cả.
    Rồi giờ một đám Atula cực đoan lại hùa nhau dùng thứ sản phẩm "Không do Ý Phật" đó để làm "thước đo" đâu là lời Phật Thuyết - Đúng là trơ trẽn.

    Việc đề cao sự "Nhớ Kinh" của ngài Ananda và hạ thấp việc "Tâm Truyền" cũng thể hiện rõ sự Tuỳ Tiện phục vụ ý đồ của đám học trò Arahan rởm.

    Vì chỉ cần có chút hiểu biết về Túc Mạng Minh thì sẽ thấy việc "Nhớ" là vô nghĩa với những vị đắc Arahan thật.
    Quá khứ và Tương lai đều được "Thấy rõ" thì tại sao cả Giáo Pháp của Đức Phật lại phải phụ thuộc vào bộ nhớ của một người Ananda???

    Tôi cố ý dẫn các truyền thống khác: Để họ thấy việc dùng Tâm truyền để Thầy dạy Trò là phổ biến ở rất nhiều truyền thống Tâm linh và các Tôn giáo khác nên qua đó bớt cố chấp mà xem lại các tư tưởng Tuỳ Tiện của bản thân. Đó là các ví dụ về Tâm truyền đó.

    Cả việc ví dụ việc Đức Phật dạy Chư Thiên: Là minh chứng cho việc giao tiếp với cõi Vô hình là một ví dụ về Tâm Truyền mà còn không tin. Đi tin Arahan rởm loại các Kinh đó ra rồi đi đả phá lung tung không phải Tuỳ Tiện sao???

    Từ Arahan rởm và cả đám a dua theo đều có chung vấn đề đọc hiểu và Tuỳ Tiện vậy đó.
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  19. #19
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
    Giờ quay lại sự Tuỳ tiện:
    Bạn thực sự không thấy việc qui kết chuyện NHVT là "hư cấu" chỉ vì chuyện đó không có trong kinh điển Pali là Tuỳ Tiện sao?
    Từ khi nào kinh điển Pali trờ thành toàn bộ Lịch sử Phật giáo vậy??? Hay điều đó đơn giản là do Arahan rởm nhồi sọ vào đầu bạn nên bạn Tuỳ Tiện bù lu bù loa phục vụ mục đích của mình???
    - SMC nói lại một lần nữa: NHVT không được tìm thấy trong Kinh Tạng. Chỗ nào SMC nói: "NHVT không có trong chánh tạng Pali" ? Mời dẫn chứng, chớ học đòi thói "gắp lửa bỏ tay người", "nhét chữ vào miệng Phật (hoặc người khác)"!

    Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
    Nên luôn nhớ việc viết Kinh ra giấy chưa bao giờ là Ý Phật cả.
    Rồi giờ một đám Atula cực đoan lại hùa nhau dùng thứ sản phẩm "Không do Ý Phật" đó để làm "thước đo" đâu là lời Phật Thuyết - Đúng là trơ trẽn.

    Việc đề cao sự "Nhớ Kinh" của ngài Ananda và hạ thấp việc "Tâm Truyền" cũng thể hiện rõ sự Tuỳ Tiện phục vụ ý đồ của đám học trò Arahan rởm.
    - Điều này nên nói với cái đám thầy trò Tổ Sư Thiền tu tiên Lão giáo Đông độ mạo danh Phật giáo thì thích hợp hơn. Vì Tổ "bất lập văn tự", "tâm truyền tâm" mà bây giờ sách Luận của họ chất đống trong thư viện kìa! Còn hạng "đa văn", nhai sách thì nói nhiều, chữ nghĩa là chuyện bình thường như cân đường hộp sữa! Hihi... Nói người chấp kinh sách thì đám Thiền Đông Độ Bắc Kinh Tông nên đốt hết kinh sách đi là vừa; không thì bạn vừa táng vào mặt Tổ sư của bạn đó !

    - Ở đây từ đầu tới cuối, người ta chỉ nói: NHVT không được tìm thấy trong kinh Tạng Nam Truyền lẫn Bắc truyền, chưa nói đến nội dung trong đó. Không lấy Kinh Tạng làm kim-chỉ-nam chẳng lẽ lấy Đạo Đức Kinh hay Nam Hoa Kinh làm thước đo? Chứ có ai hạ thấp cái này, cái kia đâu. Bản thân tự ái rồi nhảy nẩy lên... sợ người ta lột trần cái chuyện NHVT chỉ là sản phẩm tự làm ra để nói rằng: Thiền Tông Đông Độ (Thiền China tu tiên Lão Giáo, dùng PG giải thích, mang hơi hướng PG) là tông truyền của đức Phật, là do đức Phật truyền thừa à !!!

    Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
    Vì chỉ cần có chút hiểu biết về Túc Mạng Minh thì sẽ thấy việc "Nhớ" là vô nghĩa với những vị đắc Arahan thật.
    Quá khứ và Tương lai đều được "Thấy rõ" thì tại sao cả Giáo Pháp của Đức Phật lại phải phụ thuộc vào bộ nhớ của một người Ananda???
    - Nói riết nói bậy mà còn cố cãi cho được. Bạn tự tu hay có Thầy dạy? Thay vì ổng nói bạn nghe, thì bây giờ người ta ghi chép lại thành chữ. Lên Đại Học rồi phủ nhận, coi khinh như chưa từng học cái phép tính 1+1=2 lúc 5t? Định ăn cháo rồi giấu luôn cái bát à !

    Ngài Ananda chỉ nói lại lời đức Phật, các vị đệ tử nghe mà tự Văn - Tư - Tu, chứ có phải nghe Ngài Ananda nói lại là giải thoát đâu.

    Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
    Tôi cố ý dẫn các truyền thống khác: Để họ thấy việc dùng Tâm truyền để Thầy dạy Trò là phổ biến ở rất nhiều truyền thống Tâm linh và các Tôn giáo khác nên qua đó bớt cố chấp mà xem lại các tư tưởng Tuỳ Tiện của bản thân. Đó là các ví dụ về Tâm truyền đó.
    - Kệ người ta! Người ta truyền chung cây tăm xỉa răng thì liên quan gì đến mình (PG)? Đạo Phật không có cái chuyện đó! Bạn theo đạo Thiền, đạo Đạt-ma... mà có xỉa chung cây tăm xỉa răng thì OK, tôi không tu nên tôi không bàn. Nhưng, nếu cho đó là PG thì xin lỗi, tôi không thể im lặng.

    Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
    Cả việc ví dụ việc Đức Phật dạy Chư Thiên: Là minh chứng cho việc giao tiếp với cõi Vô hình là một ví dụ về Tâm Truyền mà còn không tin. Đi tin Arahan rởm loại các Kinh đó ra rồi đi đả phá lung tung không phải Tuỳ Tiện sao???

    Từ Arahan rởm và cả đám a dua theo đều có chung vấn đề đọc hiểu và Tuỳ Tiện vậy đó.
    - Hahaha... Ai đồn?

    Đơn giản thôi, nói chi mà xa xôi chư Thiên chi cho mệt: nhìn mấy con mèo, con chó, con cá heo xung quanh đi... Chúng giao tiếp với nhau đấy, chỉ là con người không thể nghe. Vậy kết luận: đám chó, mèo, cá heo... đang dùng "tâm truyền tâm" à?

    Đức Phật thuyết pháp cho chư Thiên, thì đối với chư Thiên, đó là "ta nói - các vị nghe". Bạn không nghe được thì bảo "tâm truyền tâm" à?

    Con chó nó nghe bạn nói chuyện với ba mẹ, không hiểu gì; cái nó nghĩ bạn đang "tâm truyền tâm" à? Thật hề hước !!!

    Ráng mà tìm lại con đường chân chính đi mà làm người Phật tử, đừng có làm Tổ tử!
    Last edited by smc; 20-07-2020 at 08:57 AM.

  20. #20

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •