kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: Chùa Ông Bổn ( Miếu Nhị Phủ )

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Chùa Ông Bổn ( Miếu Nhị Phủ )

    Miếu Nhị Phủ còn có tên là Hội quán Nhị Phủ hay Chùa Ông Bổn; là một ngôi miếu do người Hoa xây dựng trên đất Đề Ngạn xưa (nay là vùng Chợ Lớn) vào khoảng đầu thế kỷ 18. Hiện ngôi miếu tọa lạc tại số 264 đường Hải Thượng Lãn Ông, phường 14, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.



    Lịch sử



    Vào cuối thế kỷ 17, nhiều người Hoa thuộc nhóm ngôn ngữ Phúc Kiến, vì mưu sinh nên đã sang Việt Nam rồi định cư ở vùng Chợ Lớn. Để có nơi thờ cúng, giữ gìn tập tục và gặp gỡ; những người đồng hương ở hai phủ Tuyền Châu và Chương Châu (nên có tên là Hội quán Nhị phủ), thuộc tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) đã chung góp công sức, tiền của lập nên một ngôi thờ cách nay khoảng 275 năm[1], tức vào khoảng năm 1730, mà giờ đây có tên là miếu Nhị Phủ.

    Về sau, nhóm Tuyền Châu lập thêm Hội quán Ôn Lăng vào năm 1740, nhóm Chương Châu lập thêm Hội quán Hà Chương vào năm 1809, cách không xa khu vực miếu Nhị Phủ.

    Từ khi thành lập cho đến nay, miếu Nhị Phủ đã qua ba lần trùng tu lớn vào những năm 1875, 1901 và 1990. Dù vậy, ngôi miếu vẫn giữ được nét cổ kính qua phong cách kiến trúc và trang trí truyền thống của người Hoa gốc Phúc Kiến.

    Trong bài phú dài có tên Cổ Gia Định phong cảnh vịnh, chùa Ông Bổn (vì ông Bổn được thờ chính), tức miếu Nhị Phủ đã được nhắc đến:

    Coi chùa ông Bổn Đầu Cân
    Dám quên chữ ngọn rau tấc đất.

    Kiến trúc



    Miếu Nhị Phủ toạ lạc trên một diện tích rộng khoảng 2.500 m2. Phần sân chiếm gần phân nửa diện tích, phần còn lại dùng để xây dựng bao gồm các điện thờ và trụ sở hội quán.

    Miếu có kiến trúc tổng thể theo hình chữ "khẩu" (chữ Hán), gồm bốn dãy nhà dài, vuông góc nhau, khoảng trống ở giữa tạo nên sân thiên tỉnh.[2]

    Mỗi dãy nhà đều có một lớp mái, riêng tiền điện có hai tầng mái. Tất cả mái đều lợp ngói ống, diềm mái là hàng ngói men xanh. Mái có hình thuyền, trên các đầu đao có gắn tượng cá hoá rồng, còn ở các đầu kìm là những tượng rồng, thân dựng thẳng, đuôi xoè lên cao, chầu hai bên mặt trời. Dọc theo đường bờ nóc và tàu đao là phù điêu rồng, phượng, mai, lan, cúc, trúc... được ghép bằng mảnh gốm nhiều màu sắc.[3] Nhìn chung, miếu Nhị Phủ là một công trình kiến trúc độc đáo, kết hợp điêu khắc gỗ, đá và gạch ngói, như những vòm cửa bằng đá, những hàng cột gỗ to, có cột cao đến 7m, chân cột kê trên các chân đế bằng đá chạm trổ mỹ thuật...

    Hiện vật quý



    Trong miếu hiện còn lưu giữ một số hiện vật quý, như chuông cổ được đúc vào năm 1825, chuông bằng gang làm năm 1875, tượng kỳ lân bằng đá, các bao lam, bình phong... có niên đại từ giữa đến cuối thế kỷ 19.

    Miếu có tất cả 14 câu đối và 30 hoành phi, phần lớn được làm từ năm 1864 đến năm 1901. Các hoành phi, câu đối được chạm viền xung quanh, bên trong chạm nổi các chữ Hán trên nền hoa văn rồng, mây, sóng nước... ngoài ý nghĩa ca ngợi thần thánh còn có giá trị nghệ thuật thư pháp và nghệ thuật chạm gỗ.

    Các vị thánh, thần được tạo tác tinh tế bằng gỗ hoặc thạch cao. Và tất cả đều được đặt trong những khám thờ, được trang trí bằng nhiều họa tiết sinh động, đẹp đẽ. Trong các khám thờ, nổi bật và giá trị hơn cả là khám thờ ông Bổn, có niên đại 1894, được làm bằng gỗ, sơn son thiếp vàng, chạm trổ đề tài lưỡng long tranh châu, ngô đồng, phượng, lân... xen kẽ hoa văn đồng tiền, chữ thọ, tôm, cua, cá...trông rất nguy nga, lộng lẫy.

    Giá trị

    Miếu Nhị Phủ là một trong những ngôi chùa miếu, có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hiện vật cổ nơi đây còn có một giá trị khác, đó không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi qui tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Hoa gốc Phúc Kiến.

    Vì vậy, vào ngày 30 tháng 8 năm 1998, miếu Nhị Phủ đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là một di tích Văn hóa-Lịch sử cấp quốc gia.

    Ông Bổn

    Trong khi hầu hết các chùa, đền, miếu, hội quán của người Hoa ở Chợ Lớn đều thờ chính là Thiên Hậu Thánh Mẫu hay Quan Đế, thì miếu Nhị Phủ là nơi duy nhất thờ Bổn Đầu Công, vị thần bảo vệ đất đai và con người.

    “Phúc đức chính thần” tức ông Bổn, chiếm vị trí trung tâm của gian chính điện. Tượng ông Bổn bằng gỗ cao khoảng 1,5m, thể hiện một ông già quắc thước, khoan hòa với chòm râu bạc trắng buông dài, dáng ngồi thoải mái, một tay gác lên tay ngai, một tay vuốt chòm râu...

    Ngoài Ông Bổn được thờ chính (ngày lễ tế: 15 tháng 8 âm lịch), Nhị Phủ còn thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Quảng Trạch Tôn Vương, Quảng Đại Tôn Vương, Thái Tuế, Quan Công, Quan Thế Âm bồ tát, Chúa Sanh nương nương, Hoa Phấn phu nhân, cùng rất nhiều vị thần khác.

    Chú thích

    1.^ Theo tài liệu của Ban quản lý miếu biên soạn.
    2.^ Sân Thiên tỉnh, tức giếng trời. Đây là một đặc điểm của nhiều chùa Hoa. Nhờ vậy, chùa được thoáng, rộng, vừa đủ ánh sáng tự nhiên, tạo cho bên trong chính điện một không khí trang nghiêm, u nhã của một kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng.
    3.^ Về mặt kiến trúc tuy vẫn theo kiểu Phúc Kiến, nhưng mái ngói của Nhị Phủ trông đơn giản hơn mái ngói của Hội quán Ôn Lăng và Hội quán Hà Chương, vì không có gắn các "quần thể tượng gốm" trang trí...

  2. #2

    Mặc định

    Chùa Bình Hoà (Miểu Ông Địa) - Bến Bình Đông, TP.HCM

    Chùa Bình Hoà toạ lạc tại 745 bến Bình Đông, phường 13, quận 8, TP.HCM.
    Chùa theo phái Bắc Tông.
    Khoãng thế kỷ 18, nơi đây là vùng đầm lầy, rừng rú . Người dân kéo về đây lập làng, lập ấp và lập miểu thờ ông địa . Theo tín ngưỡng Ông Địa là người giử bình an cho làng ấp.
    Qua thời gian xây dựng thành Chùa, ban đầu chùa theo phật giáo cổ truyền. Hiện nay chùa còn lưu lại rất nhiều tượng cổ.
    Trụ trì hiện nay là ĐĐ.Thích Huệ Hưng


  3. #3

    Mặc định











    Ngày Cúng Ông Địa 1.6 Tại Taiwan

    Hello 大家好 - Tài Cá Hủ

    Nói đến múa Lân - múa Sư - múa Rồng là chúng ta thường sẽ nghĩ ngay chúng thường xuất hiện vào các dịp Tết - Hội Nguyên Tiêu - hay là các lễ vía lớn - khai trương khánh thành của các doanh nghiệp vân vân và mây mây ...
    Đây là một số hình ảnh mình sưu tầm từ những người bạn bên Đài Loan - hôm nay là lễ cúng bái Ông Địa bên Đài Loan - người người đi chùa đi đền cúng bái rất đông ...
    Múa Lân - Sư - Rồng không những là nghệ thuật trong dân gian mà còn là sự tranh tài với nhau giữa các đội múa. Tùy theo không gian rộng hay hẹp, tùy theo ý nghĩa của dịp lễ hội, đội Lân-Sư-Rồng biểu diễn từng bài, từng cách múa cho phù hợp. Có thể phối hợp múa lân với Sư, múa Lân với Rồng hoặc phối hợp cả ba thể loại với nhau.
    Trong màn trình diễn múa Lân, Sư, Rồng, không thể thiếu một nhân vật khá quan trọng thường được gọi là Ông Địa, một người bụng phệ (do độn vải, nếu không độn thì cần một người béo đóng giả) mặc áo dài, tay cầm quạt mo to phe phẩy, mang mặt nạ Ông Địa đầu hói tròn mặt cười toe toét đi theo đùa giỡn với Lân, chọc ghẹo Lân hay đùa giỡn khách xem múa hoặc mua vui cho gia chủ.
    Ông Địa được cho là hiện thân của Đức Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng tươi vui hiền lành và hoan hỉ .
    Truyền thuyết Trung Hoa kể rằng Đức Di Lặc đã hóa thân thành người và chế ngự được một quái vật (con lân) từ dưới biển lên bờ phá hoại. Đức Di Lặc hóa thân thành người, gọi là ông Địa, lấy cỏ linh chi trên núi cho quái vật ăn và hàng phục được nó, biến nó thành con thú ăn thực vật. Từ đó, mỗi năm ông Địa lại dẫn nó xuống núi chúc Tết mọi người, chứng tỏ quái thú đã thành thú lành, cái ác trở thành cái thiện.
    Ông Địa và con lân đi đến đâu là ban phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ đón chào. Sau này, người có tiền thường treo giải bằng tiền buộc trong một miếng vải đỏ, treo cùng bắp cải hoặc rau xanh.
    Trong các buổi múa Lân - thường giải thưởng sẽ được treo lên cao bằng cách treo lên một cây sào dựng đứng lên - Lân phải trèo lên cao lấy bằng được "thức ăn" này. Tất nhiên, Ông Địa không cùng trèo với Lân mà chỉ cùng lân múa, phe phẩy chiếc quạt mo to, ru lân ngủ hoặc đánh thức lân dậy. Cảnh ông Địa vuốt ve lân và lân mơn trớn ông Địa, thể hiện được tình cảm và sự hòa hợp sâu sắc giữa loài vật và loài người trong một bầu không khí thanh bình, hoan lạc.
    Đám múa lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Đầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân.
    Ngoài ra còn có trống thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân và quan trọng nhất không thể thiếu đó là Ông Địa. Thường đội lân đánh trống vang xóm và nhà nào có treo thưởng thì đội lân sẽ đến múa chúc vui, tiền thưởng thường treo trên cao, có khi buộc trên cành tre cao, đội lân sẽ đôn người lên cho lân há miệng ngoạm lấy (có khi làm thang là một cột thép dựng đứng để lân leo).
    Thường phần thưởng càng lớn thì treo càng cao, đội lân càng có nghề càng thích phần thưởng treo cao, xem như một thách thức các đội Lân khác, đồng thời qua đó chứng tỏ tài nghệ của đội để thu hút các gia chủ khác.
    Nhưng trong nhà có người già thì phần thưởng lại được treo thấp dù có giá trị cao, chắc tránh cho lân gặp phải nguy hiểm xem như gia chủ để phước.
    Ông địa phải vào nhà vái chào người già, gia chủ, sau đến giỡn chơi hoặc làm hề cho trẻ em vui, nếu gia chủ tỏ ý muốn mời thì đoàn lân sẽ vào, sau khi lân ngậm được tiền, Lân gục đầu cảm tạ thì Ông Địa lại vái chào cảm ơn gia chủ trước khi đoàn lân qua nhà khác....










  4. #4

    Mặc định

    Bí mật cách thờ cúng ông địa thần tài hàng ngày để buôn may bán đắt

    Thờ cúng ông Địa thần tài sẽ giúp gia chủ đón nhận được nhiều tiền tài, may mắn trong công việc kinh doanh, buôn bán. Tuy nhiên, nên cách thờ cúng ông Địa Thần tài hàng ngày như thế nào và cách tắm cho ông Thần tài ra sao để đón trọn tài lộc lại là điều không phải ai cũng biết. Vậy để tìm ra những giải đáp chi tiết cho thắc mắc này, các bạn hãy cùng đến với những chia sẻ thú vị trong bài viết sau đây của gốm sứ bát tràng đại việt nhé !

    Thần tài là vị thần đại diện cho 5 vị sau đây
    Ông thần tài
    Hắc Thần tài
    Lục Thần tài
    Hồng Thần tài
    Bạch Thần tài
    Hoàng Thần tài (đây được xem là vị thần chủ chốt trong các vị thần)
    Ông Thần tài là hình tượng được biết đến với hình ảnh trên tay cầm một cục vàng thỏi (hay còn gọi là ngân lượng), đội một chiếc mũ mão và trang phục ăn vận chỉnh tề, trang nghiêm. Ông Thần tài chính là hiện thân của sự may mắn, tài lộc, vinh hiển, phú quý và thịnh vượng trong công việc làm ăn buôn bán

    Ông Địa là đại diện cho 5 ông sau đây
    Ông địa
    Ông địa
    Đông phương Lục Đế
    Tây phương Bạch Đế
    Nam phương Hồng Đế
    Bắc phương Hắc Đế
    Trung phương Huỳnh Đế

    Các bạn có thể biết đến hình tượng ông Địa là người có chiếc bụng phệ, người tròn trịa và ngực để trần, trên đầu thường quấn khăn và tay cầm quạt tạo nên dáng vẻ rất an yên, rất mực bình thản. Ông Địa được đặt trên bàn thờ Thần tài với ý nghĩa che chở, bảo vệ và giúp gia chủ kiểm soát lượng khách ra vào cửa hàng mỗi ngày.

    Cách thờ cúng ông Địa – Thần tài hàng ngày theo hướng dẫn chi tiết



    Từ lâu, việc thờ cúng ông Địa – Thần tài đã được xem là tín ngưỡng văn hóa tâm linh mang ý nghĩa sâu sắc. Đặc biệt, với người Việt Nam, việc thờ cúng hai vị thần này còn với mong muốn mang lại sự thuận lợi, suôn sẻ trong công việc kinh doanh, buôn bán.

    Cách thờ cúng ông Địa – Thần tài hàng ngày trong cửa hàng



    Thờ Thần tài không phải là công việc yêu cầu sự phức tạp và tỉ mỉ. Vì vậy, hàng ngày, gia chủ chỉ cần đặt một hộp bánh nhỏ, đĩa hoa quả tươi, hoa tươi cùng chén nước là được. Bên cạnh đó, để việc thờ cúng đảm bảo tính linh thiêng và lòng thành kính, gia chủ nên lưu ý những điều sau:

    Hàng ngày, gia chủ chỉ nên thắp nhang vào hai thời điểm chính đó là vào 6h – 7h sáng và 6h – 7h giờ tối.
    Bên cạnh đó, mỗi lần đốt nhang, gia chủ nên đốt 5 cây
    Khi đốt nhang, gia chủ nên kết hợp thay nước trắng và nước ở trong lọ hoa đã để từ ngày hôm trước.
    Theo định kỳ hàng tháng, gia chủ nên vệ sinh, lau chùi bàn thờ và sử dụng cách tắm cho ông Địa Thần tài vào những ngày cuối tháng hoặc ngày 14 âm lịch hàng tháng. Việc tắm rửa cho ông Địa – Thần tài này sẽ được thực hiện bằng nước lá bưởi và rượu pha cùng với nước.
    Gia chủ nên sử dụng một chiếc khăn riêng để lau cho ông Địa – Thần tài sau khi tắm. Chiếc khăn này không nên sử dụng vào những việc khác với những mục đích khác nữa.

    Hướng dẫn cách thờ cúng ông Địa – Thần tài ngày vía Thần tài, ngày rằm, mồng một đúng cách



    Trong thờ cúng ông Địa – Thần tài, các gia chủ có thể lựa chọn những món đồ cúng đơn giản, quen thuộc như heo quay, gà luộc, hoa quả tươi và nước trắng,…Bên cạnh đó, theo quan niệm của người xưa thì Thần tài là vị thần có sở thích ăn cua biển, tôm và chuối chín còn ông Địa lại có sở thích hút thuốc lá, uống cafe và ăn chuối xiêm. Vì vậy, việc lựa chọn những món ăn hai ông ưa thích cũng là cách để gia chủ bày tỏ lòng thành kính của mình.

    Không những thế, ông Địa – Thần tài còn là những vị thần ưa sạch sẽ, không thích sự bề bộn, bụi bẩn. Vì thế, gia chủ cần phải thường xuyên giữ cho bàn thờ được sạch sẽ, thoáng mát bằng cách vệ sinh định kỳ hàng tuần, hàng tháng.

    Gợi ý cho gia chủ mâm cỗ cúng vào ngày vía thần Tài (mùng 10 tết hàng năm)



    Ngày mùng 10 Tết hàng năm được xem là ngày vía Thần tài. Vào ngày này, người ta thường cúng bằng mâm cỗ mặn bao gồm những món như: 1 miếng thịt luộc, 1 quả trứng luộc, 1 con tôm luộc. Ngoài ra, gia chủ có thể bổ sung thêm một vài vật phẩm thờ cúng như sau:

    Hoa cúc vàng, hoa hồng hoặc hoa đồng tiền
    Rượu trắng, vàng mã và vàng giấy
    Một khay nước trong đó bao gồm 3 chén nước lọc và 2 chén rượu trắng
    Thịt lợn quay và cá lóc nướng (những vật phẩm này thường sử dụng trong lễ cúng Thần tài của người miền Nam)

    Lưu ý quan trọng khi thờ cúng ông Địa – Thần tài trong ngày vía Thần tài



    Đồ cúng lễ nên được sắp vào mâm cúng một cách đơn giản, khoa học và đảm bảo sự sạch sẽ, thành tâm.
    Nên thắp hương trên bàn thờ vào mỗi buổi sáng trước khi mở cửa và tốt nhất là nên thắp vào khoảng 6h – 7h sáng.
    Trước khi thay nước mới, gia chủ cần rửa sạch chén thờ. Đồng thời, khi rót nước thờ, gia chủ không nên rót quá đầy mà nên rót cách miệng chén khoảng 1cm.
    Trước ngày rằm, mùng một hàng tháng, gia chủ nên dành thời gian lau dọn bàn thờ Thần tài sạch sẽ và gọn gàng. Đặc biệt, gia chủ nên sử dụng nước lá bưởi hoặc rượu pha với nước để lau chùi bàn thờ Thần tài.
    Nên lựa chọn các loại hoa như hoa hồng, hoa cúc vàng hay hoa đồng tiền và phải là hoa tươi, không nên thờ bằng hoa khô hoặc hoa giả.
    Lựa chọn đèn thờ, gia chủ nên chọn loại đèn thắp sáng bằng dầu hoặc nến và hạn chế sử dụng đèn thờ bằng điện. Bởi loại đèn này không mang đến hơi ấm cũng như sự linh thiêng trong thờ cúng trên bàn thờ ông Địa – Thần tài.
    Sau khi cúng xong, đồ cúng lễ nên được chia cho các thành viên trong gia đình và tuyệt đối không chia cho người ngoài. Bởi theo quan niệm trong thờ cúng, chia đồ cúng lễ cho người ngoài nghĩa là sẽ khiến lộc bị phát tán ra ngoài và điều này không tốt cho gia chủ.
    Không để các con vật nuôi trong nhà chạy lung tung quanh khu vực thờ cúng. Đồng thời, gia chủ không nên để hoa quả quá lâu trên bàn thờ mà không hạ xuống



    Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.

    Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. (Đoạn này tùy ý gia chủ mong muốn điều gì thì vái xin điều đó).

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

    Cẩn cáo!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nguồn : https://gomdaiviet.vn/cach-tho-cung-...tai-hang-ngay/

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •