kết quả từ 1 tới 13 trên 13

Ðề tài: Huyền Thiên Thượng Đế

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Huyền Thiên Thượng Đế



    PHÚC NGHĨA ĐƯỜNG


    Huyền Thiên Thượng Đế là một vị thần do Thượng Đế phân thân còn gọi là Chơn Võ (Chân Vũ). Trấn Vũ là vị thần ở núi Võ Đang. Bên cạnh Huyền Thiên Thượng Đế, họ Vương còn thờ: Quan Âm Bồ Tát (người Phúc Kiến tôn thờ nhiều thần), Na Tra Thái Tử, Nam Triều Đại Đế. Đây cũng chính là biểu tượng. Họ cũng thờ Phước Đức Chánh thần mà họ gọi đó là Ông Địa, tức là thần đất đai ở địa phương. Có thể kể đến các cung điện thờ Ông Bổn của họ Vương ở Bình Dương như: Phước Võ điện- phường Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một (xây dựng năm1885); Phước Nghĩa Đường ở thị trấn Lái Thiêu (xây dựng khoảng 1971); Phước Thọ Đường - xã Hưng Định, Thuận An; Phước Nghĩa Đường - Tân Phước Khánh, Tân Uyên.
    Họ Lý có một ngôi miếu thờ Ông Bổn là Phước An Miếu ở Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một ( xây dựng năm 1980). Miếu này do họ Lý xây dựng, ngoài thờ Ông tổ của bảy họ như trên, còn là từ đường họ Lý, nên còn gọi là Lý Thị Gia Miễu.
    Cũng giống như các đền Miếu của người Việt, các miếu thờ Ông Bổn đều tích hợp đa thần như Trương Thiên Sư (Trương Đạo Lăng - đời Hán), Bao Công (đời Tống), Cảnh Chủ Tôn Vương, Linh Từ Tôn Vương, Cửu Thiên Huyền Nữ….
    Lễ hội các đền miếu thờ Ông Bổn ở Bình Dương mang nội dung cúng tổ nghề gốm, tập trung chủ yếu người Hoa phúc kiến ở địa phương và các nơi khác. Lễ hội này của người Hoa ở Bình Dương còn mang tính chất tín ngưỡng phúc thần, bảo hộ cuộc sống và việc làm ăn của cộng đồng người Hoa trên đất Bình Dương.
    Theo tục lệ tín ngưỡng của người Hoa phúc kiến các vị thần Huyền Thiên Thượng Đế, Quan Âm Bồ Tát, Na Tra Thái Tử và Nam Triều Đại Đế vốn không được thờ cố định ở một địa phương mà được luân phiên ở các miếu thờ ở Thủ Dầu Một, Búng, Lái Thiêu, Tân Phước Khánh rước về thờ trong một năm và lễ hội được tổ chức vào ngày 25-2. Và như vậy, theo tục lệ phải cách bốn năm mới có lễ hội một lần. Chương trình lễ hội bao gồm có các nghi thức cúng tế theo Đạo giáo do các thầy pháp chuyên nghiệp đảm trách. Kế đó là lễ rước kiệu các vị thần, kéo dài suốt đêm với hàng chục cây số bao quanh khu vực dân cư, không khí hết sức tưng bừng, náo nhiệt và hoành tráng. Trong lễ hội còn có hát Hồ Quảng, múa cù, múa lân sư rồng, đặc biệt là múa hẩu thu hút đông đảo người xem.
    Cóthể nói lễ hội miếu Ông Bổn ở Bình Dương tuy là Lễ hội mang đặc trưng của một dòng họ, một nghề nghiệp, một bang khác nhau, song nó đã thu hút được một cộng đồng cư dân người Hoa và cả người Việt cùng tham gia hưởng ứng và trở thành những ngày lễ hội quan trọng trong năm, trong đời sống tâm linh của người Hoa ở Bình Dương nói chung và người Việt nói riêng.
    Lễ hội miếu Ông Bổn cùng với lễ hội miếu Bà Thiên Hậu của người Hoa và một số lễ hội cúng tế của người Việt đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng mang đậm bản sắc dân gian, trở thành những hoạt động chính trong các hoạt động văn hóa lễ hội diễn ra trong năm của cư dân Bình Dương, góp phần đặc sắc vào nền văn hóa đầy màu sắc của Việt Nam.
    Last edited by Văn Huỳnh; 30-05-2020 at 05:56 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 10-04-2018, 05:35 AM
  2. Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 25-04-2011, 04:09 PM
  3. Huyền Y - Cửu Thiên Chân Phái
    By Le Nhan in forum Luân xa, Nhân điện, Cảm Xạ, Yoga, Thôi miên học.
    Trả lời: 73
    Bài mới gởi: 30-04-2010, 12:32 AM
  4. Huyền Học Đạo Phật Và Thiên Chúa
    By Tweety in forum Sách Tôn Giáo
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 22-12-2008, 11:19 AM
  5. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 09-04-2008, 12:51 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •